Bây giờ là đưa một ít luận bàn từ các nơi về.
---
4. Hà Thủy Nguyên lên tiếng về cách bình luận của Nguyễn Phúc Anh
Đầu năm 2017, Book Hunter đã giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn” của Tạ Đức. Cuốn sách nhận được nhiều sự quan tâm của các độc giả. Mặc dù không phải hoàn toàn đồng tình với các luận điểm của tác giả, nhưng Book Hunter vẫn giới thiệu cuốn sách này bởi nhận thấy sự kỳ công của tác giả khi thực hiện một cuộc chuyên khảo này với nhiều tư liệu chính thống và phi chính thống. Cách làm này của Tạ Đức có phần đi ngược lại thói quen của giới học giả Việt Nam. Tạ Đức đã cẩn trọng trong vấn đề này, ông gọi tập sách của ông là “chuyên khảo”, có nghĩa là một hình thức tìm hiểu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu. Điều này lý giải tại sao ông phải sử dụng cả nguồn tư liệu chính thống và phi chính thống. Việc này xét ra cũng không khác gì với chuyện khảo sát cả các tư liệu ở thư tịch và các nguồn dân gian giống như các nhà nghiên cứu trước đây vẫn hay làm (Làm sao có thể kiểm chứng được các nguồn dân gian?). Thế nhưng, cuốn sách vẫn phải chịu không ít sóng gió dư luận, trong đó phải kể đến Liam Kelly và mới đây nhất là Nguyễn Phúc Anh, admin của Thư viện Nhân học.
Lược thuật cuộc tranh luận
Trên facebook cá nhân của mình, Nguyễn Phúc Anh đã viết một bài mạt sát Tạ Đức và cuốn sách của ông. Lập luận Nguyễn Phúc Anh đưa ra vẫn là nguồn tư liệu không chính thống. Đây là một số lập luận của Phúc Anh:
“Hiếm thấy một nhà nghiên cứu nào thành tâm tin tưởng và sử dụng tất cả những gì ông có thể đọc được trên internet như Tạ Đức. Ông đã biến những thông tin vô thưởng vô phạt và thậm chí hoang đường nhất mà ông tìm được từ nguồn Google, Baidu thành một phần của lịch sử Việt Nam. Việc sử dụng tùy tiện không cần kiểm chứng này giúp ông có được những kết luận giật mình như về sự tồn tại của Trống Đồng Ư Việt, mà An Dương Vương mô phỏng theo kiểu dáng Trống Đồng này để đúc Trống Đồng Đông Sơn!”
Và:
“Cách làm việc bán lẫn cả trứng tốt lẫn trứng ung này hết sức nguy hiểm trong thực hành nghiên cứu hiện nay.”
Và:
“Quyển sách của Tạ Đức là một sự kết hợp hổ lốn của tất cả thông tin cóp nhặt từ các nguồn được liên kết lại với nhau bằng một trí tưởng tượng thuần túy. Ông liên kết những thông tin ông tìm được từ huyền thoại, hiện vật khảo cổ, thông tin về dân tộc chí, thư tịch, ngôn ngữ học, đến thông tin không kiểm chứng trên internet, và các giả thuyết của những nhà nghiên cứu khác mà không theo bất cứ nguyên tắc nào.”
Rồi đi đến kết luận:
“Chúng tôi cho rằng bạn đọc cần hết sức tỉnh táo và cẩn trọng trong việc đọc quyển sách này của Tạ Đức.”
Để rồi sau đó mục đích chủ yếu là quảng bá cho Thư viện Nhân học:
Sau khi đọc bài viết, tôi đã liên tiếp đưa ra yêu cầu Phúc Anh viết một bài phê phán cuốn sách cho xứng tầm với một trí thức trẻ, với vai trò là admin của Thư viện Nhân học, nhưng sau một loạt lời dọa nạt hạ bệ danh tiếng của Tạ Đức thì Phúc Anh vẫn cố từ chối không viết một bài phê phán thật sự nghiêm túc. Thậm chí khi ông Tạ Đức có lời mời Phúc Anh viết bài gửi cho Tạp chí Văn hóa Nghệ An, ông sẽ sẵn sàng trả lời trên tạp chí, thế nhưng Phúc Anh vẫn tiếp tục từ chối. Thay vì đó, kêu gọi bạn bè scan toàn bộ cuốn sách cùng với lời bình điểm của cá nhân. Lời bình điểm này thực ra chỉ là vài chữ nguệch ngoạc, không có chứng lý rõ ràng, không có lập luận phân tích, không thể lấy đó làm cơ sở để hạ bệ cuốn sách. Tôi không rõ đây là lối làm học thuật kiểu gì và được dạy dỗ ở đâu trong số tất cả các trường mà Phúc Anh theo học.
Tôi không tranh luận về nội dung cuốn sách, tôi chỉ yêu cầu Phúc Anh hãy viết một bài phê phán có dẫn chứng, có lập luận một cách nghiêm túc và bài bản phù hợp với vị thế cộng đồng và bằng cấp của anh ta, chứ không phải chỉ là một cái post vô trách nhiệm trên facebook. Thế nhưng, Phúc Anh vẫn tiếp tục các lời lẽ mạt sát Tạ Đức thay vì chịu khó viết bài. Lúc đầu, cuộc tranh luận diễn ra trên fanpage Book Hunter ở một post suy ngẫm về công việc phê bình. Sau đó, cuộc tranh luận được chuyển sang facebook cá nhân của Phúc Anh.
Một lúc sau, tôi cũng chán cuộc tranh luận vì nó không đi đến đâu, và cũng muốn quay trở lại công việc của mình. Tôi cho rằng mình sẽ chỉ thực sự phản biện một văn bản có lập luận và dẫn chứng rõ ràng, thay vì cãi vã qua lại trên một post facebook không đủ tính học thuật mà chỉ là những lý lẽ mang đầy thiên kiến. Thế nhưng, ngay sau đó, Nguyễn Phúc Anh lại sang một post trên tường nhà tôi, nói rằng tôi đã xóa các comment của anh ta trên Book Hunter trong khi những comment ấy vẫn còn hiện diện. Chỉ một phút sau khi vu khống tôi xóa comment (giống như anh ta thường làm), anh ta đã block facebook của tôi, không cho tôi cơ hội được có tiếng nói phản biện lại những lý lẽ của anh ta thêm nữa. Trước hành vi vu khống và block này, tôi có hơi cảm thấy kinh ngạc, vì cuộc tranh luận chưa đi đến mức phải block nick tôi như thế, tôi cũng chưa có lời lẽ nào xúc phạm đến anh ta. Điều này không khỏi khiến tôi phải suy nghĩ về động cơ của anh ta trong toàn bộ sự việc này.
Các bạn có thể vào link facebook này để thấy toàn bộ cuộc tranh luận này không hề bị xóa: https://www.facebook.com/HuntersBookstore/posts/1086813221423429
Và vào link này để thấy cách thức Nguyễn Phúc Anh vu khống tôi xóa comment:
Hoài nghi về độ uy tín của Nguyễn Phúc Anh trong điểm sách
Những bài điểm sách của Nguyễn Phúc Anh trên facebook cá nhân của anh nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, và đều có link dẫn về Thư viện Nhân học với lời mời gọi mua Subcribe của Thư viện. Tôi không nghi ngờ chất lượng của Thư viện bởi những cuốn sách đó thật sự có uy tín, điều tôi hoài nghi chính là chất lượng các bài điểm sách của Nguyễn Phúc Anh.
Những bài điểm sách và cả những bài hạ bệ một số học giả Việt Nam của Nguyễn Phúc Anh không dựa trên lập luận và dẫn chứng mà luôn đưa ra các kết luận mang cái nhìn chủ quan. Muốn hạ bệ cũng được, muốn quảng bá sách cũng được, nhưng phải dựa trên các nguyên tắc căn bản của học thuật – lĩnh vực mà anh ta đang hoạt động, đó là cần có đầy đủ dẫn chứng và lập luận. Nếu anh ta là một nhà báo viết điểm sách ăn tiền, tôi sẽ không nói đến làm gì, nhưng một trí thức trẻ, đại diện cho một cộng đồng học thuật online lại điểm sách theo lối phỏng đoán ấy thì thật là đáng thất vọng. Cách “bình điểm” của Phúc Anh ở trên, cùng với lối viết phi khoa học để hạ bệ Tạ Đức là minh chứng cho việc anh ta đang cổ vũ một lối điểm sách thiếu tính học thuật.
Nhân dịp nói chuyện về trống đồng Đông Sơn, tôi xin lấy ra làm dẫn chứng cho sự vô trách nhiệm trong viết điểm sách của Nguyễn Phúc Anh. Cách đây không lâu, Phúc Anh đã có một bài viết điểm cuốn sách “Những Cội nguồn của Việt Nam thời cổ đại” của Nam C. Kim. Khi điểm cuốn sách này, Phúc Anh đã có cách nhận định như sau:
“Từ đó, ông bác bỏ giả thuyết của nhiều nhà sử học và khảo cổ học Việt Nam (như Hà Văn Tấn) cho rằng ở khu vực Cổ Loa đã từng tồn tại một vương quốc hùng mạnh với một quy mô dân số lớn, với phân tầng xã hội, có nhà nước tập quyền.
Ông cho rằng thành Cổ Loa là một đô thị cổ thuộc loại sớm nhất ở vùng Đông Nam Á, nhưng hết sức nhỏ bé. Đô thị cổ này KHÔNG THỂ LÀ KINH ĐÔ của một NHÀ NƯỚC THỰC THỤ. Những nghiên cứu khác được ông dẫn ra trong tác phẩm của mình đồng thuận rằng KHÔNG CÓ MỘT HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC THỰC THỤ nào đã tồn tại ở đồng bằng Sông Hồng từ thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên trở về trước.”
Ảnh chụp bài viết của Nguyễn Phúc Anh:
Trên thực tế, những điều Phúc Anh tóm tắt từ sách của Nam C.Kim không liên quan đến những gì mà Phúc Anh nhận định. Một tờ rơi của Oxford University Press đã viết như thế này về cuốn sách:
“Trong tác phẩm xuất sắc này, Nam Kim mô tả cách thức những khai quật của ông đã nhận diện một thủ đô được thành lập bởi tầng lớp thượng lưu quý tộc, thịnh vượng nhờ môi trường sống trù phú, và sau cùng đối mặt với tham vọng bá quyền của nhà Hán ra sao. Vốn chỉ là câu truyện về các vị vua huyền thoại, giờ đây chúng ta đã có một giả thiết tiền sử mới và có thuyết phục được củng cố bởi kết quả của một công trình thực địa khảo cổ tuyệt vời.” —CharlesHigham, University of OtagoNguồn gốc Việt Nam cổ đại (The Origins of Ancient Vietnam) khám phá nguồn gốc của nền văn minh Đồng bằng song Hồng và cách thức các nghiên cứu liên quan có thể cung cấp thông tin để giúp chúng ta hiểu về các xã hội cổ đại, nói chung, và các nền tảng của văn hoá Việt Nam, nói riêng. Từ lâu đã được tin là cái nôi của văn minh Việt Nam, khu vực này đã được nhắc tới bởi các cây bút người Việt Nam và người Trung Quốc hàng thế kỷ qua, nhiều người đã ghi chép lại những truyền thuyết và câu chuyện đầy màu sắc về tiền sử của khu vực này. Một trong số những câu chuyện tồn tại lâu đời nhất đó là câu chuyện về vương quốc Âu Lạc với thủ đô Cổ Loa. Được thành lập vào thế kỷ 3 trước công nguyên, theo truyền thuyết kể lại, bức tường thành của pháo đài này vẫn còn hiện diện cho tới ngày nay. Tuy nhiên, hiện đang có những tranh cãi về nguồn gốc của khu vực này, tính xác thực của những câu chuyện đầy tính văn chương, và mối liên hệ giữa quá khứ tiền sử với xã hội Việt Nam sau đó. Việc sát nhập do nhà Hán thực hiện, kết hợp với những ghi chép rắc rối được tìm thấy trong sử ký Trung Hoa, đã làm cho mọi việc rối tung lên.Các thập niên gần đây, hoạt động khảo cổ tại khu vực này đã cung cấp những cách nhìn mới về việc xem xét những vấn đề này. Những cổ vật được tìm thấy tiết lộ quỹ đạo thay đổi văn hoá suốt thời kỳ tiền sử ngay tại chỗ, kết thúc bằng sự xuất hiện của một xã hội phức tạp về mặt chính trị. Cụ thể, dữ liệu mới chỉ ra rằng thành Cổ Loa được xây bởi một nhà nước cổ đại, trước khi có sự xuất hiện của nhà Hán tại đây. Trong Nguồn gốc Việt Nam cổ đại, Nam Kim tổng hợp các bằng chứng khảo cổ cho sự phát triển trọng đại này, đặt Cổ Loa vào một trật tự toàn cầu, rộng hơn cùng với các nền văn mình, nhà nước và thành thị trỗi dậy.
Còn đây là đoạn Nam C.Kim viết:
“Tường thành Cổ Loa vẫn sừng sững như một bằng chứng lặng lẽ cho quyền lực của một xã hội phân tầng tồn tại trong các thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên của châu thổ sông Hồng. Với việc xây dựng thành lũy này trong thế kỷ III BC, những người sáng lập chính thể này đã sở hữu quyền lực chính trị tập trung theo một trật tự chưa từng thấy trong vùng. Với quy mô xây dựng đồ sộ, Cổ Loa là một mẫu hình đặc biệt mang tính lịch sử và địa phương về đô thị hóa và quyền lực chính trị ra đời trong những thế kỷ trước khi các chính thể đô thị hóa được ghi chép về mặt lịch sử mang tính kinh điển của Đông Nam Á.
Cổ Loa vì vậy cho thấy những biểu hiện bên ngoài của một xã hội cấp nhà nước sớm, một xã hội mà được ghi dấu bởi sự lâu bền của quyền lực tập trung và kiểm soát về chính trị, một kết cấu chính trị xã hội đa thế hệ tiềm ẩn các xung đột và chiến tranh. Việc xây dựng kiến trúc hoành tráng của trung tâm đô thị có lẽ đòi hỏi một mức độ nào đó việc sử dụng lao động khổ sai (ép buộc) cũng như chứng tỏ sức mạnh của cải vật chất mà người nắm quyền lực sở hữu. Nói chung, việc xây dựng của một địa điểm đô thị cho thấy một cơ cấu chính trị phân tầng mà những người cầm quyền phải có được một lực lượng quân sự để giành được và duy trì trật tự của nó”.
Link một ấn bản của Tạp chí Khảo cổ học có đoạn trích trên: http://khaocohoc.gov.vn/tap-chi-khao-co-hoc-so-4-2016
Các bạn có thể đọc toàn bộ nghiên cứu này của Nam C.Kim trên Academia: https://www.academia.edu/30576294/NH%C3%80_N%C6%AF%E1%BB%9AC_S%E1%BB%9AM_%E1%BB%9E_B%E1%BA%AEC_VI%E1%BB%86T_NAM_2016_Kh%E1%BA%A3o_C%E1%BB%95_H%E1%BB%8Dc_
Do tôi chưa thực sự đọc cuốn sách của Nam C.Kim, nên buộc phải truy tìm các nguồn khác để đối chiếu với cách điểm sách của Phúc Anh. Sau đó, tôi tìm được một độc giả cũng cho rằng Phúc Anh không hề đọc kỹ lưỡng cuốn sách khi điểm:
Một điểm nguy hiểm hơn đó là quan niệm của Phúc Anh trong lối điểm sách. Thay vì điểm sách một cách chính xác với nội dung sách thì anh ta lại cho rằng mình là người viết “điểm sách dùng uy tín của mình để đọc quyển sách”. Quan niệm này có thể hiểu nôm na là: “Tôi nổi tiếng, tôi điểm sách quyển nào thì chuẩn quyển đó”. Cách làm này thực sự hiệu quả với một xã hội thiếu thông tin, phải dựa vào các nhân vật của công chúng để dẫn dắt. Tôi cho rằng cách làm này nên lui vào dĩ vãng, thay vào đó là một lối điểm sách nghiêm túc, bài bản, có hệ tiêu chuẩn rõ ràng và đòi hỏi người điểm sách phải thực sự đọc sách.
Dưới đây là đoạn comment Phúc Anh đưa ra quân điểm”điểm sách dùng uy tín của mình để đọc quyển sách”:
Tôi bỏ trường đại học, không có bằng cấp cao như Nguyễn Phúc Anh, tôi không có đủ “uy tín” cần thiết của một xã hội trọng khoa bảng như Việt Nam. Vì thế, tôi chọn cho mình lối điểm sách bằng việc thực sự đọc một cuốn sách, tóm lược và phân tích các chi tiết bên trong nó. Và nếu tôi muốn chê một cuốn sách nào, tôi phải thực sự có đầy đủ bằng chứng về việc nó đã tệ hại như thế nào. Tôi cho rằng, dù mình có đủ “uy tín” hay không, lối điểm sách ấy cũng khiến tôi không phải bịa đặt hay chém gió để phục vụ một động cơ nào đó. Đây là con đường Book Hunter đã chọn trong suốt 5 năm hoạt động vừa qua.
Vài suy nghĩ về điểm sách học thuật trên Internet
Bàn về học thuật là một chuyện khó. Người bàn rất dễ bị rơi vào ngụy biện và các bẫy cảm xúc dẫn đến cái nhìn thiên kiến. Bàn về sách học thuật trên Internet, đặc biệt là trên facebook lại càng khó, bởi sau khi tranh luận bất phân thắng bại, người ta chỉ có thể phủi sạch rồi kết luận rằng “đây chỉ là một post (hoặc một comment) trên facebook”. Các bạn có thấy vấn đề gì trong thái độ tranh luận Online của chúng ta hay không?
Chúng ta đưa ra các nhận định của mình Online một cách dễ dãi mà không cân nhắc đến hậu quả của nó. Ở trường hợp của Nguyễn Phúc Anh, anh ta viết các bài điểm sách dễ dãi trên facebook, thậm chí là sai nội dung sách. Những bài này được củng cố uy tín bởi bằng cấp của anh ta cùng với thương hiệu một học giả trẻ mà bấy lâu nay anh ta đã tạo dựng. Độc giả đọc bài của anh ta với niềm tin rằng anh ta là một học giả trẻ, những dẫn dắt trong việc chọn sách của anh ta hẳn là đúng đắn, lối viết của anh ta hẳn là chuẩn học thuật, cho dù nó được viết trên facebook. Nhất là khi dưới mỗi post anh ta đều dán link Thư viện Nhân học, cho thấy một cơ sở dữ liệu khổng lồ là nền tảng cho tri thức của anh ta, thì mức độ lòng tin của độc giả lại càng cao. Và khi một người có uy tín đưa ra một nhận định sai, có phải rằng cả một nhóm người tin tưởng anh ta sẽ đi sai đường chăng? Những tranh luận của anh ta lại càng làm dày thêm sự vô trách nhiệm trong các phát ngôn online mà độc giả kỳ vọng rằng chúng phải hàm chứa tính học thuật trong đó.
Có lẽ, đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại cách chúng ta phát ngôn trên facebook, nhất là những phát ngôn liên quan đến học thuật hoặc điểm sách. Cho dù chúng ta đang phát ngôn trong cộng đồng học thuật hay là phát ngôn với một cộng đồng đông đảo bao gồm cả người có chuyên môn cũng như không có chuyên môn, ta đều cần phải có trách nhiệm với mọi lý lẽ của mình. Trách nhiệm này đơn giản là chỉ rõ cho độc giả thấy, đâu là phát ngôn mang tính chủ quan của ta và đâu là những thông tin khách quan, để độc giả có quyền lựa chọn đặt niềm tin cho mình; và quan trọng là mọi lý lẽ đưa ra phải dựa trên dẫn chứng chứ không phải quy kết chủ quan dựa trên định kiến. Không có cuốn sách nào dậy tôi làm thế cả, đó chỉ đơn giản là một đề xuất tôi cho thói quen phát ngôn online mà thôi. Thực hiện hay không là tùy bạn!
Hà Thủy Nguyên
Các bạn có thể đọc bài điểm sách “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn” do tôi viết tại đây:
(đang đưa lên)
2. Liam
A friend recently scanned and sent me some pages from a new book by Vietnamese author Tạ Đức on bronze drums in Vietnam called The Origin and Development of the Đông Sơn Bronze Drums (Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn).
This friend sent those pages to me because some of the ideas that I have posted about bronze drums on this blog are criticized in this book. In particular, I have argued that the cultural world of the people who used bronze drums for rituals and as symbols of power in the Red River delta in the first millennium BC is different from the cultural world of the people whom we today refer to as the Vietnamese (see, for instance, here, here and here).
The people we today refer to today as the Vietnamese created a culture (starting in the first millennium AD, and continuing through the centuries after that) through interactions with the people who lived to their north (the “Chinese”), and as they did so, they rejected the indigenous bronze drum cultural world.
This is a process that Catherine Churchman has clearly documented in a recent work on the Li and Lao peoples who inhabited the mountainous region between the Red and Pearl River deltas (The People between the Rivers: The Rise and Fall of a Bronze Drum Culture, 200–750 CE). In that work, Churchman clearly demonstrates how the Li and Lao gradually “Sinicized” their cultural and political lives, and in the course of this transformation, bronze drums ceased to be important to their world.
Tạ Đức wants to argue that bronze drums continued to be important for the Vietnamese. Let’s look at one of his arguments – his argument that bronze drums were still important during the Đinh period (968-980), that is, the earliest period of Vietnamese autonomy after a thousand years of being part of various Chinese empires.
Tạ Đức notes that in the 1934 issue of the Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient there is a report about a bronze drum that was found in the village of Thượng Lâm (in what was then Hà Đông province). The people from the École Française wanted to place this bronze drum in a museum.
However, the village authorities refused to do this because they said that according to a prayer (bài khấn) that was ordered composed in 1509 by Emperor Lê Tương Dục, this bronze drum had been obtained by Emperor Đinh Tiên Hoàng in the tenth century while he was putting down 12 contenders for power at that time (12 sứ quân), and that he then gave this bronze drum to the village of Thượng Lâm to use while worshiping two spirits, Cao Sơn and Quí Minh.
The village authorities showed the people from the École Française this document, but the people from the École Française believed it to be fake, as its contents were exactly the same as the contents of a 1772 stone inscription from a nearby temple in Kim Liên (in what was then also Hà Đông province) dedicated to the spirit of Cao Sơn, the only difference being that the text in Thượng Lâm contained a passage about Đinh Tiên Hoàng and a bronze drum (which the scholars from the École Française suspected the village authorities in Thượng Lâm had added after the bronze drum had been found).
While the French scholars doubted the authenticity of this document, Tạ Đức thinks it is legitimate, and as proof of this he states that there are many places in northern Vietnam that worship Cao Sơn and that the texts about Cao Sơn at various temples are similar in that they were all written by Nguyễn Bính, a Lê Dynasty official.
(Theo tôi, các học giả Pháp đã nghi ngờ vô lý bởi ơ Bắc Bộ, rất nhiều làng cùng thờ cúng thần Cao Sơn, các thần tích về thần giống nhau vì chúng có cùng một tác giá là Nguyễn Bính – một quan văn thời Lê.)
It is true that (by the nineteenth century, an important detail that Tạ Đức does not mention) there were various temples in northern Vietnam that worshiped Cao Sơn, but it’s not clear to me how that supports his argument that bronze drums were important during the tenth century.
And as for Nguyễn Bính, he lived in the second half of the sixteenth century. If he is the one who wrote about the bronze drum that Đinh Tiên Hoàng supposedly obtained in the tenth century, how did he get that information?
After all, the 1772 inscription in Kim Liên that did not contain information about bronze drums was supposedly an inscription of a document that the Lê official, Lê Tung, composed in 1510, many decades before Nguyễn Bính wrote hagiographies of spirits. Lê Tung didn’t say anything about bronze drums. So how is it that Nguyễn Bính, a scholar who lived later, was able to learn about events that Lê Tung did not know about, and that occurred close to 600 years before his time?
In writing about the report in the Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient, there is an important detail that Tạ Đức doesn’t mention. That report makes the following comment about the bronze drum that was found in Thượng Lâm in the 1930s: “Shortly after its discovery, this drum was indeed placed in the communal hall of the village. . .” (Peu après sa découverte, ce tambour a été en effet placé dans le đình du village. . .).
So if this drum was placed in the communal hall AFTER it was “discovered,” where was it BEFORE it was “discovered”? If, as Tạ Đức argues, this bronze drum had been given to Thượng Lâm village by Đinh Tiên Hoàng in the tenth century for use in worshiping the two spirits, Cao Sơn and Quí Minh, shouldn’t it have been in the temple for those spirits already?
And shouldn’t there be some record from the more than 1,000 years between the tenth century and the 1930s that there was a bronze drum in this temple?
From the report in the Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient, it looks like this drum was found in the village (not in a temple), and then moved to the communal hall. So there is no evidence in this report to suggest that this bronze drum had anything to do with the worshiping of the spirits of Cao Sơn and Quí Minh, other than the fact that village authorities produced a document that contained 1) the text of an inscription from a nearby temple and 2) a passage about Đinh Tiên Hoàng obtaining a bronze drum in the tenth century and giving it to this village (a passage which French scholars at that time believed to be fake).
Tạ Đức goes on to argue that there is no reason to think that bronze drums were not used in Vietnam in the tenth century. As evidence of this he notes that Chinese sources from that time period note that there were people in the south of their empire called the “Lão” who had bronze drums, and Tạ Đức says that the Lão were the same as the Việt.
That is COMPLETELY FALSE. Chinese documents (and Vietnamese documents like the An Nam chí lược) make it EXTREMELY CLEAR that the Lão were not the same as the Việt, and that no one (neither Chinese nor Vietnamese) saw the Lão as the same as the Việt.
This is a topic that I’ve written about in the posts linked to above.
So there are problems with Tạ Đức’s logic and evidence, but the issue of the relationship between the spirit, Cao Sơn, and bronze drums is very interesting. And in investigating it, I’ve come to realize that it completely supports the view of Vietnamese history that I have been writing about for years.
Tạ Đức is looking at the past through a nationalist lens. What this means is that he thinks that the nation and its culture have always existed in a recognizable form, and he is looking for evidence of the nation and of an unchanging national culture in the past.
I try to look at the past from an historical perspective, which means that I try to document change over time, because every society changes (dramatically) over time.
And the information about the spirit, Cao Sơn, clearly demonstrates how Vietnamese society has changed over time.
And the information about the spirit, Cao Sơn, clearly demonstrates how Vietnamese society has CHANGED over time.
The 1772 inscription about Cao Sơn, which is attributed to a 1510 text by Lê Tung, says that the Lê emperor sent some officials to the south to put down unrest in 1509 (in an area near what later became Ninh Bình province).
At a village called Phụng Hóa, these men came across a temple that had a stone inside that was called the “High Mountain Great King” (Cao Sơn Đại Vương 高山大王). “Cao Sơn Đại Vương” is a 100% Sinitic title. The fact that this spirit was called by this name shows that a member of the Sinicized elite must have named this spirit.
However, the fact that the spirit was represented by a stone also suggests that there may have been an earlier, animist, cult at this sight.
This is something that occurred countless times in East Asia in the past. Local people would have a cult for a nature spirit, and then a member of the (Sinicized) elite would come along and “transform” the spirit into one that served the interests of the elite. The reason why they did this was to try to bring people under the authority of the government by getting them to believe in, and obey, spirits that the government approved of.
That said, in the early sixteenth century the Lê emperor went a step further. After his officials successfully put down the unrest in the Ninh Bình area, the emperor ordered that a temple for Cao Sơn Đại Vương be erected in Kim Liên, near the capital, so that this powerful spirit who had aided his officials in suppressing a rebellion could continue to be honored.
Moving ahead in time to the nineteenth century, texts like the Unified Gazetteer of Đại Nam (Đại Nam nhất thống chí) claimed that the spirits worshiped in the two Cao Sơn temples (in Phụng Hóa and Kim Liên) were actually children of the mythical figure, Lạc Long Quân. What is more, there were now other temples that also claimed to be dedicated to Cao Sơn, and where this spirit was identified as a son of Lạc Long Quân: one in Thượng Lâm (where the bronze drum was later found in the 1930s), and one in Sơn Tây (in the temple for the spirit of Mount Tản Viên).
What was going on here? I think it’s obvious.
In 1509 some Lê officials came across a temple in Ninh Bình that contained a nature spirit that had been “Sinicized” by some member of the local elite as the Cao Sơn Đại Vương (High Mountain Great King).
This was not long after the first account (the Lĩnh Nam Chích Quái – 1492) of the mythical figure, Lạc Long Quân, appeared. So it makes sense that this spirit at that time had nothing to do with Lạc Long Quân.
However, in the centuries that followed, knowledge about this mythical figure spread, and eventually stories emerged that linked Cao Sơn to Lạc Long Quân (or more specifically, to his sons).
That said, it would appear that those connections emerged after the inscription about Cao Sơn was made in Kim Liên in 1772, because if people believed at that time that Cao Sơn was a son of Lạc Long Quân, you would think that they would have made an inscription that mentioned that, rather than to simply reproduce a record from 1510 that did not mention anything about Lạc Long Quân.
The 1772 inscription also doesn’t say anything about bronze drums. This is because bronze drums had nothing to do with this religious cult at this time (or at any time before). Instead, it is only in the 1930s, when a bronze drum was found in Thượng Lâm – a village that had a temple dedicated to Cao Sơn, and which like the nearby Kim Liên temple, was now saying that this spirit was a son of Lạc Long Quân – that bronze drums became connected to this spirit.
But that connection only occurred because Europeans in the early twentieth century started to discover bronze drums in the region and draw people’s attention to these artifacts from the past.
Again, Tạ Đức wants to see continuity across time. He wants to imagine that there has been a single Vietnamese nation and a single Vietnamese culture that has endured through time.
However, the only way one can make this argument is by distorting historical evidence, because no society persists through time without undergoing massive changes, and the historical record documents those changes.
If, on the other hand, we look at historical evidence in its historical context, we can see those changes.
At some point in the distant past there was a nature spirit in the area of Ninh Bình. At some point before 1500, a member of the Sinicized elite transformed that spirit into Cao Sơn Đại Vương. Then in 1510 that spirit was brought from Ninh Bình to the capital. At some point after that (probably in the nineteenth century), ideas that first emerged in the fifteenth century about a mythical figure by the name of Lạc Long Quân came to be associated with this spirit. And in the 1930s, as the French were discovering evidence of the distant past through archaeology, a bronze drum came to be associated with this spirit at one of the temples dedicated to Cao Sơn.
From animism (the stone), to Sinicization (calling the stone “Cao Sơn Đại Vương”), to the creation of a local identity based on Sinitic concepts (the story of Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, etc. with all of its connections to Tang Dynasty era texts – see my article on this), to the embrace of modern nationalism with its claim that “nations” and their unique cultures endure through the centuries (the “discovery” of bronze drums as “Việt” culture). . . all of this can be seen in this story about the spirit Cao Sơn.
When one looks at the past through a nationalist lens, as Tạ Đức does, then one can’t see these changes, as everything that one sees must be interpreted as a sign of the continued existence of the nation and of an unchanging national culture.
When, however, one looks at the past from an historical perspective, all of these changes become obvious, and they are fascinating to see and think about.
1. Hà Thủy Nguyên
Giới thiệu của tác giả:
"
HÀ THỦY NGUYÊN
Hà Thủy Nguyên, Nhà văn, Biên kịch
Sở thích : Sáng tác văn chương, nghiên cứu tôn giáo và tâm linh, các vấn đề về văn hóa - văn minh
Các dự án đã tham gia
- Tác giả tiểu thuyết dã sử "Điệu nhạc trần gian" (NXB Phụ Nữ - 2004); Tiểu thuyết dã sử "Cầm thư quán" (NXB Phụ Nữ -2007); Tiểu thuyết giả tưởng "Thiên mã" (NXB Kim Đồng); Tập truyện ngắn "Bên kia cánh cửa" (Nhà sách Bách Việt)
- Biên kịch phim "Vòng nguyệt quế" (2008 - VTV1); "Blog nàng dâu" (2009- VTV3); "Nếp nhà" (2010)
- Founder & Content manager trang nghethuatyeu.net (2011-2012)
- Founder nhóm tình nguyện Mảnh ghép
- Founder and Content manager tại Book Hunter Club
"
Đi tìm sự thật của quá khứ là một việc khó, giải mã các bí ẩn của cổ sử (trước khi có các ghi chép sử sách chính thống) lại còn khó hơn. Tôi vẫn hình dung những người đi tìm sự thật trong quá khứ ấy giống như những người phiêu lưu vào nơi tăm tối nhất đã bị chôn vùi bởi lớp bụi thời gian rồi đưa chúng ra ánh sáng bằng sự hiểu biết và mạo hiểm của bản thân mình. Người không mạo hiểm thì không thể tìm ra báu vật, cũng như không thể đặt lại các vấn đề quá khứ mà có thể khiến chúng ta phải lật ngược các niềm tin của mình để kiểm tra. Tạ Đức là một người nghiên cứu như vậy.
Giờ đây, người ta có thể gọi những người đi tìm sự thật của quá khư bằng rất nhiều cái tên khác nhau, tùy theo thời thế, tùy theo loại chuyên môn: nhà sử học, nhà khảo cổ, nhà dân tộc học, nhà nhân học…v…v… Người ta, bằng sở học của mình, tranh luận với nhau về quá khứ, ai cũng cho rằng sự thật mình đào xới được mới là điều đúng duy nhất. Bởi thế, lời khen tiếng chê về một mảnh của quá khứ được tái hiện luôn luôn ồn ào, đôi khi ồn ào tới mức vùi dập mảnh quá khứ vừa được tái hiện ấy. “Nguồn gốc người Việt người Mường” đã từng bị rơi vào tình cảnh ấy vào năm 2013. Chỉ bởi vì dám mạo hiểm đánh thức những gì đã được chôn sâu trong bí ẩn của quá khứ, Tạ Đức đã bị công kích, bị phủ nhận, bị cấm chương trình giới thiệu sách tại L’espace và cấm tái bản cuốn sách tại Việt Nam.
Thế nhưng, không dừng lại ở đấy, nhà nghiên cứu Tạ Đức, vào đầu năm 2017, lại một lần nữa tái hiện một mảnh quá khứ khác với cái nhìn cận cảnh hơn: “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn”. Nếu “Nguồn gốc người Việt người Mường” là một cuộc đào xới ở diện rộng cả về diện tích địa lý, về sự đa dạng các chủng tộc, kho sử liệu phong phú đến từ nhiều nguồn… thì “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn” là một cuộc dò tìm dấu vết của cổ vật mà thông qua cuộc dò tìm ấy, ta thấy hiện lên phần nào mảnh quá khứ về đời sống thẩm mỹ và tín ngưỡng, về những cuộc di dân diễn ra trên mảnh đất Việt này.
Cuốn sách có 33 chương, chia thành hai phần chính. Phần thứ nhất có cùng tên với sách: “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn”. Qua phần này, độc giả có thể cùng tác giả khảo sát tổng quan về trống đồng: từ cách đánh trống, các giả thuyết về nguồn gốc trống đồng trước và sau năm 75, các nguyên mẫu trống Đông Sơn, nguồn gốc của Thục Phán và Cao Lỗ… Đến phần thứ hai, tác giả thống kê các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn và bằng việc giải mã các biểu tượng này cũng như quá trình ảnh hưởng của các biểu tượng ấy đến các vùng cư dân, ông cho chúng ta thấy đời sống tín ngưỡng và các nét văn hóa của người Việt cổ còn lưu lại đến nay ở các dân tộc ít người và cả tín ngưỡng của người Việt hiện đại. Bởi thế, cuốn sách thực sự thú vị, dù cho có nhiều điểm không khỏi khiến chúng ta hoài nghi ví dụ như sự liên hệ giữa Dịt Dàng và Thục Phán, hay những lập luận về mối liên hệ giữa Thánh Gióng và trống đồng, về Cổ Loa có thực sự ở Đông Anh (Hà Nội)… Nhưng đọc về một quá khứ không được ghi chép lại bởi chính người thời ấy, buộc phải tin vào sự liên hệ giữa những gì rời rạc còn lưu lại, ta sao có thể không hoài nghi cho được. Kẻ nào mong muốn đọc một cuốn sách nghiên cứu về quá khứ với độ xác thực 100% thì kẻ ấy không hiểu gì về lịch sử hoặc là một kẻ ngông cuồng muốn áp đặt chân lý lên người khác.
Nhà nghiên cứu Tạ Đức đã đề cập đến trống đồng Đông Sơn – một biểu tượng dường như đã trở nên quen thuộc với văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng là mẫu trống đồng cổ xưa nhất và được đánh giá là đẹp nhất trong toàn bộ một khu vực rộng lớn có tục đúc trống đồng kéo dài từ phía Nam Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á. Nhờ đọc sách của Tạ Đức, ta có thể thấy đánh giá của các học giả phương Tây về trống đồng đúc ở miền Bắc Việt Nam mà đại diện là trống đồng Đông Sơn là những tạo tác cổ nhất và đẹp nhất. Các học giả Franz Herger (1902), Victor Goloubew (1932), Heine Geldern (1932) đều đồng ý với quan điểm này. Nguồn gốc của trống đồng đến từ đâu, đến nay vẫn còn có nhiều tranh cãi, đặc biệt tranh cãi sôi nổi từ sau năm 1975 do các vấn đề về chính trị giữa Trung Quốc và Việt Nam. Cuộc tranh cãi này dù mang nhiều màu sắc chính trị, thế nhưng lại cung cấp cho chúng ta cái nhìn đa chiều hơn về nguồn gốc trống đồng Đông Sơn nhờ vào các cuộc khai quật các di chỉ cổ, sự lục lọi các thư tịch tưởng như đã bị bỏ quên. “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn” đã khảo sát gần như toàn bộ các tư liệu từ thời người Âu đi nghiên cứu các nước thuộc địa, cho đến các tư liệu thu lượm được trong cuộc tranh cãi về nguồn gốc trống đồng sau năm 1975, và kết hợp với những tư liệu khảo cứu của các học giả độc lập có duyên nợ với trống đồng. Tạ Đức cho rằng, người đầu tiên cho đúc trống đồng Đông Sơn là Thục Phán, người lo việc đúc trống đồng và sau trở thành thần trống đồng của Lạc Việt là Cao Lỗ. Chúng ta được biết rằng kinh đô dưới thời Thục Phán chính là Cổ Loa (dù cho đến nay, Cổ Loa có thực sự ở Đông Anh hay không thì vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp.)
Cùng với trống đồng, Thục Phán An Dương Vương cũng là nhân vật gây ra nhiều tranh cãi nhất trong giới sử học về nguồn gốc của ông. Do các tư liệu của người Việt không còn lưu lại dấu vết của nguồn gốc trống đồng như sử thi Mường lại nhắc đến vấn đề này khá rõ ràng trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, đặc biệt là bản sử thi ở Hòa Bình có một khúc có tên “Đẻ khâu”. Tạ Đức cho biết, khúc “Đẻ khâu” này được “cất lên trong tiếng trống đồng tại đám ma của những quý tộc Mường cấp cao có trống đống”. Tạ Đức đã tóm tắt lại bản dịch của Trương Sĩ Hùng – Bùi Thiện (1995), bỏ qua những câu lặp đi lặp lại và tối nghĩa như sau:
“Vua Dịt Dàng thấy một vật “đen đen giống cái bồ”, “có hoa giống cái sọt”, có “hình hoa hình lá”, “hình con nhái hóng gió”, nhưng không biết là vật gì. Vua hỏi Bố Mo thì Bố Mo cho biết đó là “trống Lạc mình đồng”. Vua Dịt Dàng giàu có nguyền thế nhưng lại chưa có trống đồng bèn sai người xuống vua nước mượn trống đồng về. Vua sai thợ lấy trống đó làm mẫu đúc nhưng không được. Vua phải cho đi đón thợ từ nơi khác về vẫn không xong. Cuối cùng, thợ phải niệm chú vào củ gừng, nhai vào mồm rồi phun vào nước đồng mới đúc được trống tốt. Vua Dịt Dàng vui mừng, cho chọn trống tốt cất vào kho, còn lại đem đi chợ bán cho “kẻ sang người cả”.
Tạ Đức đã lý giải rằng Dịt Dàng là cách gọi vua Mường, và theo lời truyền khẩu được nhắc lại bởi Quách Điều – một quan lang Mường ở Hòa Bình, ông khẳng định vị Dịt Dàng cho đúc trống đồng ấy chính là Thục Phán, vị vua có nguồn gốc Thục. Sau khi vùng Ba Thục bị tiêu diệt, các quý tộc nước Thục di cư nhiều nơi, trở thành người Di (nước Dạ Lang), người Lạc Việt, người Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt). Cái tên Âu Lạc là một cuộc sát nhập giữa Tây Âu và Lạc Việt. Cũng trong cuốn sách này, Tạ Đức đã chứng minh nguồn gốc Thục của trống đồng Đông Sơn khi so sánh hoa văn trên trống đồng với hoa văn trên đĩa vàng Kim Sa – “vương biểu” của triều đại Khai Minh vào thời lập quốc năm 666 TCN.
Khi đọc đến đây, chúng ta không nên vội vã kết luận rằng Tạ Đức cho rằng nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn là ở Trung Quốc. Đưa ra nhận định ấy là một suy đoán mang tính chất buộc tội dựa trên các định kiến lịch sử. Thứ nhất, ta cần nhận thức được rằng ở thời của Thục Phán, chưa có phân định nước Việt Nam và nước Trung Quốc mà chỉ là các bộ tộc chiếm cứ các dải đất. Trải qua biến thiên, từ thiên tai đến địch họa, người dân của các bộ tộc di cư đi nhiều nơi và mang theo văn hóa của họ. Sẽ có những hướng di dân từ Bắc xuống Nam, cũng sẽ có hướng di dân từ Nam lên Bắc, đó là lẽ thường tình trong lịch sử nhân loại. Quan điểm cho rằng người dân của một quốc gia mãi mãi định cư ở một vùng đất là một quan điểm sai lầm. Nước Thục xưa kia bị xâm chiếm, phải di dân, trở thành một bộ phận của Bách Việt, và một phần trong số đó lại di cư đến miền Bắc Việt Nam hiện nay. Thiết nghĩ, vấn đề này không liên quan đến phân chia biên giới giữa các quốc gia và những mâu thuẫn chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hơn nữa, việc Thục Phán (một hậu duệ của nước Thục ra lệnh đúc trống đồng) không có nghĩa rằng trống được đúc ở đất Thục, mà sử sách ghi chép rất rõ về quốc gia Âu Lạc xưa vốn nằm ở miền Bắc Việt Nam.
Do vấn đề phức tạp của các cuộc di dân, các biểu tượng trên trống đồng Đông Sơn cũng rất đa dạng. Ở phần 2 của cuốn sách, Tạ Đức khảo sát một loạt các biểu tượng trên trống đồng bao gồm: biểu tượng mặt trời (liên quan đến tục thời mặt trời nguyên thủy của nhiều bộ tộc), biểu tượng chim (so sánh với các văn hóa Lương Chử, Thục, Văn Lang, Ngô-Việt, Tạng Hán), biểu tượng rùa (so sánh với các khu thành ở vùng Dương Tử, mộ ở Mân Nam, nhà Mường, Thái Đen), biểu tượng hươu (so sánh với vật tổ ở Đại Văn Khẩu, hoa văn trên đồ đồng nước Sở, văn hóa Mường…), biểu tượng cá sấu (so sánh với trống Đại Văn Khẩu, tục xăm mình Ngô – Việt, tục thờ cá sấu ở Chiết Giang, tín ngưỡng vật tổ ở Papua New Guinea), biểu tượng rái cá (văn hóa Hồng Sơn), biểu tượng ếch (văn hóa nước Xích Qủy, vật tổ người Choang, người Katu và người Bana), biểu tượng nhà (so sánh với kho lúa nước Xích Qủy, nhà đất Ngưỡng Thiều…), biểu tượng thuyền (so sánh với nhà mộ và quan tài Ư Việt, nhà của người Lê…), biểu tượng trâu bò (so sánh với biểu tượng trong văn hóa Điền, văn hóa Xích Qủy, Ư Việt, Mông, Tày Thái…), biểu tượng khỉ (so sánh với vật tổ của người Tạng, tượng ở văn hóa Điền, Sở và Thục), biểu tượng hồ (so sánh với văn hóa Lương Chử, Xích Qủy, Thục, Ba, Sở, Lô Lô…). Những điểm tương đồng rất thú vị được chỉ ra giữa văn hóa của các bộ tộc khiến cho ta lờ mờ cảm nhận có sự di dân rất phức tạp ở khu vực kéo dài từ Tứ Xuyên, lưu vực sông Dương Tử xuống tới tận bán đảo Đông Dương và các vùng đảo thuộc Đông Nam Á, và dường như mảnh đất nhỏ miền Bắc Việt Nam lại nằm ở ngay giữa những cuộc di dân chằng chịt đó và được lưu dấu trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Khi đọc một cuốn sách cố gắng tái hiện một quá khứ nào đó, ai cũng thấy có điểm không thỏa mãn bởi từ rất nhiều mảnh vụn của sự thật nằm vương vãi trong văn hóa và sử liệu mà người viết phải vất vả nhặt nhạnh và ghép từng mảnh vụn ấy, khó tránh khỏi sự không hoàn hảo. Thiết nghĩ, đó là chuyện thường. Nhưng đọc một cuốn sách với lượng dữ liệu khổng lồ, đa dạng, được phân loại và sắp xếp rành mạch cũng là một điều thú vị. Không viết theo lối kể chuyện hay sử dụng các lý thuyết nghiên cứu để xử lý dữ liệu vốn đã quen thuộc, Tạ Đức trong cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn”, chọn cách thống kê, phân loại, sắp xếp dữ liệu và lập luận trên nền tảng các dữ liệu ấy. Và cho dù còn có thiếu sót trong luận điểm và dẫn chứng như biết bao người ghi chép về quá khứ khác, cuốn sách vẫn có thể cho ta thấy rằng Tạ Đức đã thực hiện một cuộc phiêu lưu mạo hiểm với sự chuẩn bị kỹ càng.
Hà Thủy Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.