Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

28/04/2017

anh Sanh Châu chính thức đăng đàn ở UNESCO 2017

Bạn đọc toàn quốc đang chú ý tới hình ảnh đại sứ Phạm Sanh Châu đăng đàn chính thức vào ngày 27/4/2017 tại UNESCO.

1. Sau này mới biết anh cũng đã từng là một người lính.

2. Làm việc cùng nhau qua năm về mộc bản Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), hồi anh là người phụ trách đồng thời mảng Văn hóa Đối ngoại (Ngoại giao Văn hóa) và mảng Ủy ban Unesco Việt Nam. 

Thời gian ấy, rất nhiều hoạt động. Nhiều thú vị và đáng nhớ. Mà trong đó, có cả việc bàn luận của các nhà chuyên môn về cốc chén uống nước cho toàn bộ hệ thống đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, đơn vị được đề cử là gốm sứ Minh Long. Rồi là bàn luận về không gian thờ tự (Hùng vương, tổ tiên,...) ở hệ thống đại sứ quán.  Sau này, đã thấy kết quả, chẳng hạn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Nga (xem lại ở đây).

3. Bị gián đoạn sau đó, bởi anh đã rời vị trí ở phố Khúc Hạo (đằng sau Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội) đi Bỉ với vai trò đại sứ ở châu Âu.

Tin tức lấy từ các nơi. Cập nhật dần.


Tháng 4 năm 2017,
Giao Blog

---










---
.


12.

Thứ tư, 11/10/2017 | 00:47 GMT+7

UNESCO chưa tìm được tổng giám đốc mới sau vòng bỏ phiếu thứ hai


Ứng viên Qatar tiếp tục dẫn đầu nhưng chưa giành đủ số phiếu trong phòng bầu chọn thứ hai nhằm tìm ra tổng giám đốc mới của UNESCO. 


Kết quả vòng bỏ phiếu thứ hai. Ảnh:
Kết quả vòng bỏ phiếu thứ hai. Ảnh: Twitter/UNESCO.
Ứng viên Hamad Abdul Aziz al-Kawari từ Qatar dẫn đầu với 20 phiếu, xếp sau là ứng viên Audrey Azoulay của Pháp (13 phiếu) và Moushira Khattab (12 phiếu). Thứ tự này không thay đổi so với vòng bỏ phiếu đầu tiên. 
Ứng viên Lebanon Vera El Khoury giành được ba phiếu, trong khi hai ứng viên Phạm Sanh Châu từ Việt Nam và Qian Tang từ Trung Quốc cùng giành 5 phiếu. 
Sáng 10/10, Hội đồng Chấp hành gồm 58 nước thành viên có quyền bỏ phiếu đã thảo luận về chương trình nghị sự trước khi buổi bỏ phiếu bí mật bắt đầu lúc 17h, theo giờ Paris. Lần bỏ phiếu đầu tiên diễn ra hôm 9/10 mà không có chiến thắng bởi không có ứng viên nào giành đủ 30 phiếu. 
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) tiếp tục tổ chức các vòng ba, bốn vào hai ngày 11 và 12/10, với quy định tương tự vòng một. Trong trường hợp vòng bốn kết thúc mà không có ai đạt quá bán, hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ được chọn để tham dự vòng năm, ngày 13/10. Người nhận nhiều phiếu hơn tại vòng này sẽ chiến thắng và được chính thức thông qua tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 11.
Tổng giám đốc UNESCO là người đứng đầu Ban thư ký, điều hành bộ máy hành chính khoảng 2.000 nhân viên tại trụ sở của UNESCO tại Paris, Pháp, cùng các văn phòng trực thuộc trên thế giới.
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng và đệ trình các cơ quan điều hành về chương trình nghị sự, phương hướng, ngân sách, bổ nhiệm và tuyển dụng nhân sự cấp cao của UNESCO. Tổng giám đốc có nhiệm kỳ 4 năm và có thể tái cử lần hai.
Trọng Giáp

https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/unesco-chua-tim-duoc-tong-giam-doc-moi-sau-vong-bo-phieu-thu-hai-3653829.html?ctr=related_news_click




11.

“Sức mạnh mềm” của Việt Nam

08:45, 09/10/2017

(Chinhphu.vn) – Chúng ta đang có thêm nhiều vị trí với tư cách là chuyên gia quốc tế, hiểu biết sâu về chuyên môn và có thể tranh luận, phản biện, tư duy bằng ngoại ngữ bình đẳng, sòng phẳng với những chuyên gia sành sỏi quốc tế.
Vị thế của quốc gia
Những năm qua, ngoại giao văn hóa Việt Nam, có nhiều thành công, nhất là trên diễn đàn của UNESCO. Chúng ta đã đưa được các chuyên gia Việt Nam vào hàng ngũ các chuyên gia tư vấn của ủy ban quan trọng tại UNESCO. Cụ thể, PGS. TS Trần Tân Văn tiếp tục tham gia vào ban tư vấn của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu và mạng lưới công viên địa chất khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như trực tiếp tham gia việc thẩm định các hồ sơ công viên địa chất toàn cầu UNESCO. PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam được đề cử và trúng cử là thành viên Ban tư vấn nhiệm kỳ 2017-2020 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với thắng lợi thuyết phục, mang tính thực tiễn…
Mới đây nhất, ngày 2/10, tại phiên họp đầu tiên của đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lần thứ 49, đại diện 191 quốc gia thành viên đã nhất trí bầu Đại sứ Dương Chí Dũng vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Sanh Châu là người từng có 17 năm gắn bó với các hoạt động của UNESCO. Ông cũng là 1 trong 9 ứng cử viên được các quốc gia giới thiệu cho vị trí Tổng Giám đốc của UNESCO với cuộc bỏ phiếu kín bầu tân tổng giám đốc UNESCO sẽ được tiến hành đợt 1 (gồm 5 vòng) vào đêm 9/10 này (theo giờ Việt Nam) tại Hội đồng Chấp hành UNESCO và đợt 2 vào tháng 11/2017, tại Đại hội đồng UNESCO. Nhiệm kỳ của tổng Giám đốc UNESCO kéo dài 4 năm. Tổng Giám đốc UNESCO sẽ quản lý ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng, trung tâm thuộc UNESCO.
Những thành công đó tạo ra nhiều lợi ích cũng như thêm kinh nghiệm cho chúng ta khi tham gia các diễn đàn quốc tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, những vị trí như vậy nói được rất nhiều điều, đã nâng cao vị thế của Việt Nam trong con mắt quốc tế. “Các vị trí như của anh Sanh Châu, anh Dũng, như tôi hay rất nhiều vị trí khác, là sự có mặt của Việt Nam trên bàn tròn thế giới, thể hiện rằng chúng ta vươn ra thế giới. Sự hiện diện của Việt Nam trong các vị trí quốc tế thể hiện sự bình đẳng của chúng ta đối với các nước khác, mình có tiếng nói, có quyền điều hành, nhất là những vị trí lãnh đạo. Điều này thể hiện năng lực của Việt Nam, không chỉ trên lĩnh vực văn hoá, mà là vị thế nói chung của một đất nước. Đó là tiếng nói, sức mạnh, vị thế, quyền lực của một đất nước.Việt Nam mình không kém quốc gia nào, mình có tiếng nói và bình đẳng về chuyên môn”, bà Nguyễn Thị Hiền nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: VGP/Phương Liên
“Khi họ bầu cho mình, nghĩa là trong mắt họ Việt Nam đã giữ một vị trí quan trọng. Không phải là vị trí của từng cá nhân tranh cử, mà là vị thế của đất nước với thế giới. Các vị trí, cá nhân nếu làm việc tốt tại cơ quan Liên Hợp Quốc sẽ giúp cho bức tranh chung của Việt Nam tốt hơn.
Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Bộ Ngoại giao cùng với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Hầu như các vị trí đều là bỏ phiếu kín, nếu không được sự ủng hộ, tin tưởng thì dù có “vận động hành lang” kiểu gì cũng không được. Mà vận động ở đây không phải là từ cá nhân, mà phải từ các Chính phủ”, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền cho hay.
Theo bà Hiền, khi vào làm việc tại các tổ chức lớn của quốc tế, ngoài khả năng ngoại ngữ cực tốt, còn phải có sự bài bản, chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn. Nhiều cá nhân của Việt Nam có đủ năng lực, sự tự tin để tham gia các vị trí lớn trên trường quốc tế. Đó là niềm vinh dự cho Việt Nam.
“Top” nước có nhiều hồ sơ di sản nhất
PGS.TS Nguyễn Thị Hiền là người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Ban Tư vấn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Ban Tư vấn gồm 12 thành viên do Ủy ban Liên chính phủ bầu chọn. Ban Tư vấn chịu trách nhiệm chính thẩm định các hồ sơ trong Danh dách đại diện, Danh sách khẩn cấp, các chương trình dự án phản ánh thực hành tốt nhất Công ước 2003. Ban này có thẩm quyền đề xuất với Uỷ ban Liên Chính phủ, Công ước 2003 là vinh danh hay không vinh danh di sản, lựa chọn di sản là thực hành tốt nhất, và thông qua hay không thông qua những dự án xin tài trợ của Quỹ Di sản UNESCO trên 100.000 USD.
Về lĩnh vực văn hoá, trong các công ước mà Việt Nam phê chuẩn có Công ước 1972 về văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới, Công ước 2003 về di sản văn hoá phi vật thể. Việt Nam là một trong những nước tham gia rất tích cực, có nhiều hồ sơ được vinh danh. Với Công ước 2003, đến nay Việt Nam đã có 11 hồ sơ, thuộc nhóm các nước có nhiều hồ sơ được vinh danh. Sắp tới, Việt Nam sẽ có thêm 2 hồ sơ được UNESCO xét duyệt và sẽ công bố vào cuộc họp Ủy ban Liên Chính phủ tại Hàn Quốc vào tháng 12/2017, đó là hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi ở miền Trung, Việt Nam” và hồ sơ “Hát xoan Phú Thọ, Việt Nam” chuyển từ Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong số 175 nước tham gia Công ước, chúng ta chỉ đứng sau một số nước điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Cộng hòa Pháp về số lượng hồ sơ được vinh danh.
PGS.TS Nguyễn Thị Hiền cho hay để một di sản được đề cử trong danh sách Di sản phi vật thể của nhân loại không hề đơn giản. Hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia được thẩm định chủ yếu dựa trên hồ sơ khoa học đệ trình lên UNESCO. Di sản đó có thể hiện được đầy đủ giá trị và ý nghĩa hay không, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hồ sơ đó. Hồ sơ chỉ ra rằng việc vinh danh di sản sẽ góp phần vào tầm nhìn về di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng về sự đa dạng văn hóa. Và những người làm hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể phải tìm cách để giải thích cho các chuyên gia thế giới hiểu trong giới hạn số từ cho phép và tùy theo tiêu chí tối đa 150, 250 hay 500 từ viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp chuẩn xác.
Có được những kết quả đó, theo bà Nguyễn Thị Hiền, một trong những nguyên nhân là do Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO tại Paris (Pháp) đã kết hợp với các bộ, ngành thực hiện công xây dựng và hoàn thiện hồ sơ rất tốt. Về di sản văn hoá đã kết hợp với Bộ VHTT&DL, về địa chất toàn cầu thì kết hợp bên Viện Địa chất, về di sản tư liệu kết hợp với Cục Văn thư và lưu trữ. Các bộ, ban, ngành cũng có những chuyên gia am hiểu cùng xây dựng các bộ hồ sơ để chúng ta đi thi cho thật tốt.
Việc công nhận các di sản của các quốc gia đã đóng góp vào nhận thức chung của nhân loại về di sản văn hoá cũng như đóng góp vào tầm nhìn văn hoá quốc tế, cũng như tôn trọng sự đa dạng văn hoá, mở rộng đối thoại giữa các quốc gia. Tính chất của UNESCO mang tính chất toàn cầu, các di sản được công nhận cũng góp phần vào bức tranh về nhận thức, tầm nhìn của di sản trên toàn thế giới.
PGS.TS Nguyễn Thị Hiền nhấn mạnh: “Việt Nam là một nước đang phát triển. Trên nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, khoa học… chúng ta chưa sánh được với thế giới, nhưng Việt Nam tự hào khi đã và đang nâng cao được vị trí trên trường quốc tế bằng văn hoá”.
Phương Liên
http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Suc-manh-mem-cua-Viet-Nam/318694.vgp






10.

Bầu Tổng Giám đốc UNESCO: Đại sứ Phạm Sanh Châu bằng phiếu ứng viên Trung Quốc

Thứ Tư, 11/10/2017 07:39 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Kết quả vòng 2 cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) không có thay đổi nhiều so với vòng 1 đối với nhóm ứng cử viên dẫn đầu. 

Ứng cử viên Qatar, ông Hammad bin Al-Kawari tiếp tục giành vị trí đứng đầu với 20 phiếu, theo sau là các ứng cử viên Audrey Azoulay của Pháp với 13 phiếu và Moushira Khattab của Ai Cập với 12 phiếu. Như vậy, cũng như vòng 1, không có ứng cử viên nào đạt được đa số quá bán (30/58 phiếu) trong vòng 2 và Hội đồng chấp hành sẽ tiếp tục bỏ phiếu vòng 3 vào cuối buổi họp chiều 11/10. 


Chú thích ảnh
Đại sứ Phạm Sanh Châu trình bày tầm nhìn của mình về tổ chức UNESCO. Ảnh: Bích Hà - Phóng viên TTXVN tại Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nhiều báo chí phương Tây đã đánh giá cuộc bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017 – 2021 thực sự là một "trận chiến khốc liệt". Vòng 2 tiếp tục là vòng quan trọng để các nước đẩy mạnh vận động. Các cuộc tiếp xúc, vận động ráo riết liên tục, quyết liệt với cường độ cao hơn hẳn đã diễn ra từ sáng sớm đến tận trước giờ bỏ phiếu. Các nước có ứng cử viên đều đẩy mạnh vận động để giành giật từng lá phiếu của các nước thành viên Hội đồng chấp hành, kể cả các nước là đối thủ của mình trong "cuộc đua".
Báo chí Pháp cũng không đặt nhiều hy vọng vào ứng cử viên của nước mình. Từ vòng 1, cựu Bộ trưởng Văn hóa Audrey Azoulay đã không giành được số phiếu như mong muốn và luôn đứng ở vị trí thứ 2 sau ứng cử viên đến từ thế giới Arab. Tuy vậy, Pháp vẫn ráo riết chạy đua để giành được phần thắng ở những vòng sau, với hy vọng nhận được nhiều hơn nữa sự ủng hộ của châu Phi và của chính phương Tây.
Trong lịch sử bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO, đây là lần đầu tiên Hội đồng chấp hành đồng ý công khai kết quả của từng vòng bỏ phiếu. Điều này càng làm tăng thêm tính cạnh tranh cũng những lời "đồn thổi" xung quanh từng ứng cử viên. Dư luận hiện nay đang tập trung vào các ứng cử viên Arab, khu vực chưa từng có người nào trúng cử vào vị trí lãnh đạo cao nhất của tổ chức UNESCO. 
Đại diện của Qatar đã bắt đầu xúc tiến việc vận động từ cách đây hai năm rưỡi. Nhờ nguồn lực tài chính dồi dào của đất nước dầu mỏ, ông đã đến rất nhiều nước trong Hội đồng chấp hành. Tuy nhiên, chiến thắng của ông vẫn còn rất xa. Liệu ông có đạt được số phiếu cần thiết hay không trong bối cảnh Qatar đang trong cuộc khủng hoảng khu vực với Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất và với chính Ai Cập. Hơn nữa, bản thân các quốc gia Arab còn có những sự lựa chọn khác như ứng cử viên của Ai Cập và Liban. 
Trong vòng bỏ phiếu thứ 2 này, ứng cử viên Phạm Sanh Châu của Việt Nam giành thêm được 3 phiếu, đưa tổng số phiếu của mình lên 5 phiếu, ngang bằng với số phiếu của Đường Kiền người Trung Quốc, trong khi ứng cử viên Vera El Khoury của Liban chỉ đạt được 3 phiếu và Azerbaijan đã quyết định rút lui ngay trước giờ bỏ phiếu vòng 2. 
Tuy vậy, kết quả này chưa phản ánh đúng thực tế và cũng chưa phải là quan điểm cuối cùng của các quốc gia trong Hội đồng chấp hành. Các cuộc thăm dò và vân động hành lang vẫn tiếp tục, cuộc "rượt đuổi" lá phiếu chưa bước vào hồi kết.
TTXVN

http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bau-tong-giam-doc-unesco-dai-su-pham-sanh-chau-bang-phieu-ung-vien-trung-quoc-n20171011074755974.htm



9.



Thứ Ba, 10/10/2017 10:47 GMT+7


(Thethaovanhoa.vn) - Vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO đã diễn ra vào cuối buổi họp ngày 9/10 của Hội đồng chấp hành UNESCO, với kết quả bất ngờ ngoài dự đoán của dư luận quốc tế.

Ứng cử viên Qatar, ông Hammad bin Al-Kawari đã giành số phiếu cao nhất (19 phiếu), theo sau là các ứng cử viên Pháp, bà Audrey Azoulay với 13 phiếu và Ai Cập, bà Moushira Khattab với 11 phiếu. Như vậy, không có ứng cử viên nào đạt được đa số quá bán (30/58 phiếu) và Hội đồng chấp hành sẽ tiếp tục bỏ phiếu vòng 2 vào cuối buổi họp chiều mai 10/10.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, kết quả vòng 1 chưa phản ánh sát tình hình thực tế mà chỉ là vòng thăm dò giữa các nước. Trên thực tế, việc lựa chọn Tổng giám đốc UNESCO, một tổ chức có vai trò quan trọng của Liên hợp quốc, thực sự là một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nước đề cử ứng cử viên, thậm chí giữa các khu vực. Cuộc cạnh tranh với kết quả rượt đuổi đến phút chót đã từng diễn ra trong cuộc bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2009-2013.


Chú thích ảnh
Đại sứ Phạm Sanh Châu trình bày về chương trình hành động với tư cách là ứng cử viên chức Tổng Giám đốc UNESCO. Ảnh: Bích Hà/Phóng viên TTXVN tại Pháp
Thời kỳ đó có 9 ứng cử viên đến từ 5 khu vực địa lý ra tranh cử. Cuộc tranh cử đã trải qua 5 vòng và từ vòng 3 trở đi các ứng cử viên có ít phiếu hơn đã rút để đánh đổi phiếu với các ứng cử viên ở nhóm đầu. Bước sang vòng 4, ứng cử viên Áo rút và số phiếu được chia đều cho Ai Cập và Bulgaria là 29:29. Tại vòng 5, bà Irina Bokova, ứng cử viên Bulgaria, đã vượt qua ứng cử viên Ai Cập và giành 31 phiếu để trở thành Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2009-2013.
Lần tranh cử năm nay cũng có 9 ứng cử viên đến từ tất cả các khu vực trên thế giới, gồm Ai Cập, Azerbaijan, Iraq, Guatemala, Liban, Pháp, Qatar, Trung Quốc và Việt Nam. Cho dù sau vòng phỏng vấn vào tháng 4 vừa qua, đã có 2 ứng cử viên của Iraq và Guatemala xin rút, song các ứng cử viên còn lại đều là những nhân vật có tên tuổi, có kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động ngoại giao đa phương và trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý, đã từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ở trong nước hoặc tại các tổ chức quốc tế.
Ứng cử viên Việt Nam Phạm Sanh Châu cũng là người am hiểu và nhiều kinh nghiệm hoạt động ở UNESCO, từng đảm nhiệm chức vụ Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO và hiện là đặc phái viên của Thủ tướng về các công việc của UNESCO. Trước những ứng cử viên "sừng sỏ" khác, Việt Nam gặp một số khó khăn. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào một vị trí người đứng đầu một tổ chức cấp cao trong hệ thống Liên hợp quốc và phải cạnh tranh trực tiếp.
Để tìm ra người lãnh đạo phù hợp cho tổ chức UNESCO trong 5 năm tới, dự báo các vòng bầu cử sẽ có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây là hoạt động bình thường trong quan hệ quốc tế, nhất là khi riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương có 2 ứng cử viên, và đây cũng là khu vực từng có người giữ chức Tổng Giám đốc UNESCO.
Trong khi đó có đến 4 ứng cử viên đến từ khu vực Ả-rập, là khu vực chưa từng có ứng cử viên trúng cử Tổng Giám đốc UNESCO. Do có nhiều ứng cử viên cùng ra tranh cử nên quá trình vận động cũng như đánh đổi, đan xen lợi ích giữa các quốc gia diễn ra khá phức tạp và thách thức.
Một khó khăn khác liên quan đến vấn đề tài chính của UNESCO. Không ít nước đang chờ đợi một ứng cử viên Tổng Giám đốc từ một nước có nguồn tài chính dồi dào cũng như có khả năng kết nối, huy động, kêu gọi các nguồn vốn nhằm mục đích giải quyết được tình hình khó khăn về mặt tài chính của UNESCO.
Theo ông Radovan Stanislav Pejovnik, Trưởng phái đoàn Slovenia, "việc ai sẽ được bầu làm Tổng Giám đốc của UNESCO nhiệm kỳ tới là rất quan trọng. Chúng ta đang sống trong một thế giới rất mong manh và UNESCO là một tổ chức lớn có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với hòa bình thế giới. Hiện UNESCO đang đứng trước yêu cầu cải cách. Ông hoặc bà Tổng giám đốc mới sẽ phải dành rất nhiều quan tâm vào việc cải tổ toàn diện UNESCO nhằm đáp ứng các đòi hỏi của mới trong giai đoạn hiện nay".
Cho dù ứng cử viên Việt Nam không đạt được số phiếu cao trong vòng bầu cử đầu tiên (2 phiếu, bằng số phiếu của Azerbaijan, trong khi Trung Quốc được 5 phiếu và Liban 6 phiếu), song thông qua quá trình vận động bầu cử, Việt Nam cũng đã "gặt hái" được nhiều kết quả khả quan. Điều đó thể hiện ở việc vị thế và vai trò của Việt Nam được tăng cường trên trường quốc tế, khi các nước đều đánh giá cao việc chủ động tích cực đóng góp của Việt Nam vào công việc chung của tổ chức UNESCO.
Quan hệ và hợp tác song phương được thúc đẩy giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, nhất là các nước lớn, các nước có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống của Việt Nam. Việt Nam đã thể hiện sự nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm và chủ động tham gia các công việc chung trên trường quốc tế.
Bà Farhana Ahmed Chowdhury, phó Trưởng phái đoàn Bangladesh nhấn mạnh: "Kỳ bầu cử này có 7 ứng cử viên và Việt Nam là một trong số đó. Chúng tôi rất trông đợi và đánh giá cao ứng cử viên Việt Nam. Tôi cho rằng người đại diện Việt Nam là một ứng cử viên tốt, ông ấy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiểu biết từ những năm tháng làm đại sứ".
Trải qua nhiều bỡ ngỡ trong quá trình lần đầu tiên ứng cử vào vị trí lãnh đạo của một tổ chức quốc tế, Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều. Đây thực sự là bước đệm để Việt Nam nỗ lực và tự tin tiếp tục ứng cử vào các vị trí quan trọng khác trong hội nhập quốc tế. Với cuộc tranh cử lần này, kết quả chung cuộc vẫn còn ở phía trước. Ngày 10/10, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình vận động cho ứng cử viên của mình.
UNESCO bỏ phiếu kín tìm lãnh đạo mới

Ngày 9/10, trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp) sẽ tiến hành bỏ phiếu kín 8 ứng viên nhằm tìm ra Tổng Giám đốc mới cho tổ chức này, người sẽ thay thế bà Irina Bokova (Bungary) khi bà rời khỏi cương vị này vào cuối năm nay sau hai nhiệm kỳ.




































TTXVN


http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bau-cu-vong-1-tong-giam-doc-unesco-dai-su-pham-sanh-chau-va-cac-ung-cu-vien-khong-ai-dat-qua-ban-n20171010105214310.htm






8.

Chuyện đại sứ Phạm Sanh Châu cõng theo hai chai Dr. Thanh trong buổi phỏng vấn tranh cử chức Tổng giám đốc UNESCO, theo tôi phạm hai lỗi rất đáng trách:
- Lỗi về nhận thức: Việc từ chối nước uống như mọi ứng viên khác, cố đặt hai chai Dr. Thanh lên bàn được ông Châu lý giải "muốn giới thiệu cái gì đó của Việt Nam". 

Tư duy tranh thủ một cái gì đó cho mình khi giải quyết việc chung là thói khôn vặt tệ hại của người Việt. Đáng tiếc, với một nhà ngoại giao kỳ cựu như ông Châu vẫn không thoát khỏi tư duy khôn vặt này. 


Việc trưng hai chai Dr. Thanh, tranh thủ một "cái gì đó" cho Việt Nam trong trường hợp này, có lẽ cũng chẳng khác chi chuyện ông lão mổ heo làng, phần làng chưa chia xong đã lo dấm dúi, tranh thủ vài miếng lòng cho vợ. 


Tôi lo, lỡ ông Châu trúng cử thành người đứng đầu UNESCO, với nhận thức thiếu minh bạch, hay nói cách khác là chưa gì đã lo xí phần riêng mình theo thói khôn vặt rất Việt Nam như thế, ông sẽ hành xử ra sao khi cắt chia miếng bánh UNESCO cho thế giới đại đồng?

- Lỗi về ý thức văn hoá và nhạy cảm chính trị: Giữa lúc dân tình trong nước còn chưa nguôi giận sau những "sự cố ruồi" đầy dã man của Tân Hiệp Phát. Thậm chí dư luận còn đang hướng tới sự tẩy chay sản phẩm Dr. Thanh. Thì việc lựa chọn Dr. Thanh như một "thương hiệu quốc gia" để quảng bá ra thế giới, chứng tỏ ý thức văn hoá và nhạy cảm chính trị của một ngài đại sứ như Phạm Sanh Châu cực kỳ yếu kém.

Nghe nhiều tiếng khen, đơn giản bởi lần đầu tiên một người Việt lọt vòng tranh cử Tổng giám đốc UNESCO.

Tôi lại thấy lo, nếu một nhân vật với tư duy và văn hoá khôn vặt rặt thói Việt Nam ấy ngồi điều hành tổ chức uy quyền và trí tuệ bậc nhất toàn cầu trong lĩnh vực văn hoá giáo dục. 

http://truongduynhat.org/ngai-dai-su-va-chai-dr-thanh/


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=437333226600830&set=a.110746842592805.1073741828.100009724687222&type=3&theater





7.


Anh PhamさんがBen Nguyenさんの投稿をシェアしました。
7時間前
Việc cộng đồng lâu nay tẩy chay Tân Hiệp Phát thế nào và THP có xứng đáng bị tẩy chay không mình không bàn ở đây mà chỉ nói về việc Đại sứ Phạm Sanh Châu và hai chai trà một xanh một đỏ trưng ra trong buổi trình bày của Đại sứ để tranh chức Tổng Giám đốc Unesco.
Mình đã nghĩ có lẽ Đại sứ Châu vô tình mang theo chai nước mầu xanh theo người rồi tình cờ để lên bàn. Sau khi xem các hình và video clips dưới đây cũng như theo lời kể và giải thích lại của Đại sứ Châu trên báo thì mình hiểu rằng đã có sự sắp xếp để Đại sứ trưng hai chai trà lên trên bàn cho lọt vào khung hình.
Không có nghi ngờ gì cả, mục đích duy nhất của việc này là để tạo tiếng vang cho hai sản phẩm kia.
Đại sứ Châu chắc chắn đã biết hoặc đáng ra phải biết (knew or should have known) là việc kết hợp một hành vi quảng bá thương mại với việc thực hiện công vụ là điều tối kỵ.
Đại sứ đi thuyết trình để tranh cử chức Tổng Giám đốc Unesco không phải là Đại sứ đang làm việc cá nhân nhân tiện làm ơn cho đất nước mà là Đại sứ đang thực hiện nghĩa vụ cao nhất từ trước đến nay trong đời ngoại giao đối với đất nước. Trong khi làm Đại sứ, Đại sứ có thể chấm mút chút ít thì cũng chỉ mọi người ở cơ quan Đại diện ngoại giao biết nhưng khi ra giữa một Tổ chức có sự tham gia của gần như tất cả các nước trên thế giới, việc tư lợi này là một thứ đáng xấu hổ và không thể tha thứ được. Mình không dám khẳng định Đại sứ làm thế là có lợi về tài chính hay lợi về quan hệ hay chỉ làm giúp ai đó - nhưng dù hình thức là gì thì đây cũng là việc làm lẫn lộn công tư bất chính.
Có câu thành ngữ: Mua danh ba vạn bán danh ba đồng. Hai chai nước trà có thể chính là ba đồng làm tổn hại thanh danh của Đại sứ Châu, và có lẽ còn làm hỏng luôn cơ hội của Đại sứ trở thành Tổng Giám đốc Unesco. Nhìn vẻ mặt quan khách trông vào trong video clip là biết người ta không ngu gì và đang biết thừa Đại sứ Châu đang làm gì.
Xin đính chính lại ý kiến một vài bạn không quen thuộc lắm với các sự kiện kiểu này. Unesco là một tổ chức Liên hiệp quốc - nghiêm túc và không nhận tài trợ của các công ty thương mại. Thế nên những chai nước trắng trên bàn không phải của nhà tài trợ nào cả mà chỉ là nước bình thường cho người ta uống. Nói Liên hiệp quốc được Nestle tài trợ buổi họp cũng giống như bảo Mobiphone hay Coca Cola tài trợ cho Đại hội Đảng rồi treo logo tung tóe khắp nơi. Việc Đại sứ Châu sử dụng không gian nghiêm trang đó để quảng bá cho đừng nói là nước giải khát của THP mà chỉ cần bất kỳ một sản phẩm thương mại, hay kể cả hình ảnh quốc gia nào cũng đi ngược lại tiêu chí, ý nghĩa của buổi họp. Làm một việc ngược đời như thế Đại sứ tỏ ra coi thường sứ mệnh của Tổ chức Unesco và tính cao thượng của vị trí mà Đại sứ đang đệ đơn xin đảm nhiệm. Và như thế là Đại sứ tự loại mình khỏi danh sách.
Ai là người tham mưu hay dàn xếp cho Đại sứ quảng bá cho hãng nước giải khát kia? Cách làm kiểu mượn đầu heo nấu cháo này mình bỗng thấy rất là quen thuộc vì đã từng thấy một người nào đó hay làm, tưởng là rất là khôn ngoan, hơn người nhưng rồi lại hay vỡ lở thành ra không ngửi được y như lần này.

https://www.facebook.com/gaupvn/posts/10155243508354709










6. Trang chính thức

The Director-General is nominated by the Executive Board and appointed by the General Conference. The Director-General of UNESCO is the Organization’s Chief Administrative Officer. The Director-General may be appointed initially for a period of four years, and may be appointed for a further term of four years, but shall not be eligible for reappointment for a subsequent term.
Le Directeur général est proposé par le Conseil exécutif et nommé par la Conférence générale. Le Directeur général est le plus haut fonctionnaire de l’Organisation. Le Directeur général peut être nommé initialement pour une période de quatre ans, et peut être nommé pour un second mandat de quatre ans, au terme duquel il n’est plus rééligible

 http://en.unesco.org/executive-board/dg-candidates-2017


Candidats


Le Président du Conseil exécutif a reçu des lettres des gouvernements des États membres suivants qui ont proposé un candidat pour le poste de Directeur général de l'UNESCO.



L'interprétation simultanée des débats a pour but de faciliter la communication et ne constitue en aucun cas un enregistrement authentifié des débats. Seule l'intervention dans la langue originale fait foi.

http://fr.unesco.org/executive-board/dg-candidates-2017




5.

Đại sứ Phạm Sanh Châu mang Trà xanh Không độ đi thi làm sếp UNESCO

Đại sứ Phạm Sanh Châu mang Trà xanh Không độ đi thi làm sếp UNESCO
Trà xanh Không độ xuất hiện trên bàn ông Phạm Sanh Châu trong buổi phỏng vấn chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO. Ảnh: Báo quốc tế

(VNF) - Một nguồn tin của VietnamFinance cho biết, nước uống Trà xanh Không độ và Trà thanh nhiệt Dr Thanh do chính Đại sứ Sanh Châu tự mang đi. Ông Châu cũng đi bằng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines trên đường sang Pháp tham dự cuộc phỏng vấn Tổng Giám đốc UNESCO.

Chiều 27/4/2017 theo giờ Việt Nam, 9 ứng cử viên cho vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2017-2021 đã bước vào cuộc phỏng vấn tại thủ đô Paris, nước Pháp.

Đại sứ Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, là 1 trong 9 "đại cao thủ" đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử, những người đã vượt qua vòng loại đầu tiên để tham gia cuộc thi toàn cầu quan trọng này. 

Trong số các ứng cử viên ứng cử chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO, có 3 nữ và 6 nam, đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử. Ảnh: UNESCO


Ông Phạm Sanh Châu là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử bước vào một cuộc thi phạm vi toàn cầu để tranh chức vụ cao nhất của tổ chức uy tín UNESCO. 

55 tuổi, Đại sứ Phạm Sanh Châu từ nhiều năm nay được biết đến như một nhà ngoại giao, một trí thức có tầm hiểu biết sâu rộng. Ông từng là Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) từ 2011 đến 2014. Trước đó, ông có nhiều năm gắn bó với các hoạt động hưởng ứng UNESCO tại Việt Nam và là người đóng góp quan trọng trong việc đưa nhiều di sản Việt Nam ra thế giới. 

Chai Trà xanh Không độ xuất hiện trên bàn ông Phạm Sanh Châu trong buổi phỏng vấn chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO.


Cuộc đua tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO của 9 ứng cử viên được phát trực tiếp ra toàn thế giới. Bên cạnh nội dung cuộc phỏng vấn cam go, những người theo dõi có thể thấy trên bàn phỏng vấn của ông Phạm Sanh Châu là 2 chai nước Trà xanh Không độ và Trà Thanh nhiệt Dr Thanh của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) trong khi trước mặt 8 ứng viên còn lại là chai nước Lavie - một sản phẩm của tập đoàn nước uống Nestle Waters.

Nước uống của Tân Hiệp Phát trên bàn phỏng vấn của ông Châu trong khi trước mặt 8 ứng viên còn lại là chai nước Lavie của Nestle Waters.


Trước hình ảnh khá đặc biệt này, nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải một cách PR khéo léo sản phẩm Việt Nam ra một quốc thi đẳng cấp quốc tế được theo dõi toàn cầu hay là đồ uống yêu thích mà Đại sứ Phạm Sanh Châu mang theo? Sự xuất hiện của Trà xanh Không độ và Trà thanh nhiệt Dr Thanh đã tạo ấn tượng khá thú vị khiến ông Phạm Sanh Châu nổi bật giữa các thành viên có mặt tại buổi phỏng vấn.

Chai Trà Thanh nhiệt Dr Thanh trên bàn ông Phạm Sanh Châu trong buổi phỏng vấn chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO.


Trao đổi với VietnamFinance, một đại diện từ Tân Hiệp Phát cho biết, việc Đại sứ Phạm Sanh Châu đại diện cho Việt Nam trong một sự kiện chưa từng có, lần đầu tiên Việt Nam tranh cử vị trí đứng đầu tổ chức UNESCO đối với mỗi người dân Việt đều thấy tự hào.

"Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp Việt, việc một sản phẩm được công nhận thương hiệu quốc gia đồng hành cùng Đại sứ trong sự kiện này chính là một vinh dự", vị này nói. Hiện sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã được xuất khẩu ra 16 quốc gia trên thế giới.

Một nguồn tin nói với VietnamFinance rằng nước uống Trà xanh Không độ và Trà thanh nhiệt Dr Thanh - các sản phẩm được sản xuất trong nước - do chính Đại sứ Phạm Sanh Châu tự mang đi. Ông Châu cũng đi bằng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines trên đường sang Pháp tham dự cuộc phỏng vấn.

Hình ảnh khoang máy bay Vietnam Airlines trên Facebook cá nhân Đại sứ Phạm Sanh Châu khi đang trên đường đi Paris tham dự kỳ phỏng vấn chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO.


Phần trả lời phỏng vấn của ông được đánh giá là hay và ấn tượng nhất (cho tới thời điểm này), có nhiều người đặt câu hỏi nhất và nhiều người chúc mừng nhất. Đại diện châu Phi nhận xét, phần trả lời của Đại sứ là "cảm động".

Phần thi của Phạm Sanh Châu bắt đầu bằng phần giới thiệu của Đại sứ trong 10 phút, trong đó Đại sứ nhấn mạnh đến 3 thông điệp căn bản, đó là hòa bình, thay đổi, và việc thực thi tốt hơn, thông tin tốt hơn, “PR” tốt hơn cho UNESCO.
Đại sứ Châu cũng nhấn mạnh rằng Tổng Giám đốc UNESCO phải là một “sếp tràn đầy yêu thương” để mọi người khi đến nơi này đều cảm thấy hạnh phúc.

Cuối cùng, ông tự tin khẳng định mình đủ năng lực để làm người đứng đầu UNESCO, và cam kết nếu đắc cử sẽ cống hiến hết mình cho tổ chức, làm cho UNESCO mạnh hơn, đoàn kết hơn, và hội tụ nhiều năng lực hơn.

Tổng Giám đốc UNESCO là người điều hành cao nhất của tổ chức này và sẽ quản lý ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng và trung tâm thuộc UNESCO.

Sau khi phỏng vấn, Hội đồng Chấp hành sẽ bỏ phiếu kín chọn ứng cử viên duy nhất vào tháng 10/2017. Tháng 11/2017, Chủ tịch của Hội đồng Chấp hành sẽ thông báo cho Đại hội đồng tên ứng viên mà Hội đồng Chấp hành đã chọn. Đại Hội đồng sẽ xem xét đề cử này và bỏ phiếu kín bầu người thắng cử chính thức.

HỒ MAI

http://vietnamfinance.vn/tai-chinh-quoc-te/dai-su-pham-sanh-chau-mang-tra-xanh-khong-do-di-thi-lam-sep-unesco-20170427201856621.htm



4. Tuổi Trẻ đăng tin và có một câu hỏi về Dr. Thanh

Đại sứ Phạm Sanh Châu tự tin

28/04/2017 01:10 GMT+7
TTO - Chiều 27-4, ông Phạm Sanh Châu - trợ lý bộ trưởng Bộ Ngoại giao - đã hoàn tất cuộc phỏng vấn cho vị trí tổng giám đốc UNESCO tại trụ sở UNESCO ở Paris. 
Đại sứ Phạm Sanh Châu tự tin
Đại sứ Phạm Sanh Châu tự tin trả lời câu hỏi của cử tọa tại cuộc thi chọn tổng giám đốc UNESCO ngày 27-4 - Ảnh chụp màn hình
Ông Phạm Sanh Châu là người thứ 6 trả lời phỏng vấn, kéo dài 90 phút. Phần thi của đại sứ Phạm Sanh Châu bắt đầu từ 9h30 ngày 27-4 theo giờ Paris, tức 14h30 cùng ngày giờ Hà Nội.
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Phạm Sanh Châu cho biết rất thoải mái và khá tự tin sau phần dự thi của mình. Theo đại sứ Châu, ông cảm thấy càng tự tin hơn khi thấy rất nhiều người tham dự vỗ tay, có nhiều người đến gặp ông và động viên cho biết “đây là phần trình bày và trả lời tốt nhất trong những người tốt nhất đến giờ phút này”. Đại sứ Châu cho biết phần thi của ông, cũng như các ứng viên khác, gồm 2 phần: thuyết trình và trả lời các câu hỏi. Sau 10 phút thuyết trình, đại sứ Phạm Sanh Châu đã nhận được 18 câu hỏi từ cử tọa và là người nhận được nhiều câu hỏi nhất trong số những người đã dự thi.
Đại sứ Châu nói ông cảm thấy thú vị với câu hỏi đến từ đại diện châu Phi khi họ đặt vấn đề rằng Unesco nói là ưu tiên cho châu Phi, nhưng châu Phi không có nhiều di sản nên dường như khi triển khai thực tế lại không ưu tiên khu vực này. Ông cho biết trong thực tế khi tiếp cận nhiều tài liệu về châu Phi, ông cũng cảm thấy đó là điều cần phải thay đổi.
Ông Châu cho hay nhiều câu hỏi ông phải mất gần 5 phút để trả lời và chưa có câu hỏi nào bị lố hay hết giờ mà trả lời thiếu ý. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có thể đảm nhiệm chức vụ này, hoặc tham gia các cuộc thi tầm cỡ quốc tế như thế này. Hãy cho trí tuệ Việt Nam cơ hội để thể hiện với bạn bè thế giới” - ông Châu chia sẻ với Tuổi Trẻ.
Trả lời câu hỏi vì sao có chai nước của một doanh nghiệp Việt Nam để trên bàn khi ông thực hiện phần dự thi của mình, ông Châu cho biết trước khi thi ông cần uống nước ngọt, nhưng lại không uống được nước ngọt có gas nên phải dùng loại này. Ông cũng muốn giới thiệu cái gì đó của Việt Nam trong phần dự thi nhưng khó chọn quá. Ban đầu ông định mặc áo dài truyền thống, nhưng ban tổ chức không cho phép vì điều này quá nổi bật. “Tôi quyết chọn chai nước mang từ Việt Nam sang để giới thiệu” - ông Châu nói.
Sau vòng phỏng vấn này, Hội đồng chấp hành sẽ bỏ phiếu kín chọn ứng cử viên duy nhất vào tháng 10-2017. Tháng 11-2017, chủ tịch Hội đồng chấp hành sẽ thông báo cho Đại hội đồng tên ứng viên mà Hội đồng chấp hành đã chọn. Đại hội đồng sẽ xem xét đề cử này và bỏ phiếu kín để bầu ra tổng giám đốc UNESCO.
Theo hiến chương của UNESCO, tổng giám đốc do Hội đồng chấp hành đề cử và được Đại hội đồng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng giám đốc UNESCO sẽ quản lý ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng, trung tâm thuộc UNESCO.
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20170428/dai-su-pham-sanh-chau-tu-tin/1305687.html




3. Fb cá nhân


SanhChau Phamさんが写真7件を追加しました — ワンダフル - 場所:  UNESCO
" ...Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước trải qua hàng thập kỷ chiến tranh nhưng đã vượt lên với lòng vị tha và khoan dung.

Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước đã chuyển mình phát triển kinh tế xã hội và sẵn sàng chia sẻ bài học thành công.

Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước luôn muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới..."

Con đỗ xuất sắc vào vòng ba rồi Ba Má ơi!
12:00 trưa mai 28/4/2017 vòng thi phụ :

trình bày cương lĩnh tranh cử bằng tiếng Pháp 

trước 70 nước thành viên nhóm Pháp ngữ!

"Top of the top" is the compliment I get from friends after the interview! Qualified for the next round : Meeting with the Francophone group at 12:00 on 28/4/2017.
https://www.facebook.com/sanhchau.pham/posts/10212201872512273



2. Tư liệu từ Fb cá nhân







SanhChau Phamさんが写真4件を追加しました。



Đêm nay con lên đường đi Paris để tham dự kỳ phỏng vấn cho chức vụ Tổng Giám đốc tổ chức UNESCO. Chuyến đi này khác với các chuyến con đã đi và sẽ đi vì nó là đặc biệt và duy nhất. Con tự hào là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử bước vào một cuộc thi ở phạm vi toàn cầu để tranh cử cho chức vụ cao nhất của một tổ chức được mệnh danh là tổ chức Trí tuệ của nhân loại. 

Con đã sẵn sàng, tự tin cả về chuyên môn và ngoại ngữ, kiêu hãnh cả về tâm thế và vị thế. Con được lãnh đạo, người thân và bạn bè đồng hành và ủng hộ hết mình. Và con tin chắc sẽ thành công vì con là "Viên Ngọc Quí" mà Ba Má sinh ra. 

Tuy nhiên con cần thêm một chút may mắn. Chính vì thiếu may mắn mà thiên tài quân sự Napoleon đã bị thua ở trận Waterloo, một trận đánh lịch sử đã chấm dứt sự nghiệp lẫy lừng của ông. Nếu Ba Má có linh thiêng hãy cho con Út của Ba Má một chút may mắn để con mang vinh quang về cho Tổ quốc. Một chút may mắn khi bốc thăm chọn giờ và ngày thi, một chút may mắn về câu hỏi mà con quen thuộc hơn trong bể trời kiến thức, một chút, một chút thôi. Thương con Ba Má nhé. Vì lần này Việt Nam là con và con cũng là Việt Nam.
Con yêu Ba Má nhiều nhiều lắm. Con trai của Ba Má. Lão Bạng Sanh Châu

Would you please, Dad and Mum, bring me a little bit of luck at the upcoming interview for the post of Unesco's DG. I love you both very much.
https://www.facebook.com/sanhchau.pham/posts/10212119031921310?pnref=story



1. Trực tuyến của báo chí

Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu

27/04/2017 17:26


(NLĐO)- Buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu vừa kết thúc chiều nay 27-4 tại Paris, Pháp, sau phần trình bày đầy tự tin và thuyết phục.

Chiều nay 27-4, tại Paris (Pháp) Đại sứ Phạm Sanh Châu - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng về các vấn đề UNESCO - đã kết thúc vòng phỏng vấn kéo dài 90 phút cho vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
Đại sứ Phạm Sanh Châu thi làm Tổng Giám đốc UNESCO - Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao
Đại sứ Phạm Sanh Châu "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO - Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao
Tranh cử vị trí Tổng Giám đốc UNESCO lần này có 9 ứng cử viên trên toàn thế giới. Quá trình phỏng vấn lần lượt từng ứng viên diễn ra trong 2 ngày 26, 27-4, trong đó ông Phạm Sanh Châu là người thứ 6 bước vào cuộc thi. Hôm qua 26-4, các ứng cử viên gồm bà Moushira Khattab (Ai Cập), ông Juan Alfonso Fuentes Soria (Guatemala), ông Qian Tang (Trung Quốc), ông Saleh Al-Hasnawi (Iraq), bà Audrey Azoulay (Pháp) đã hoàn thành phần phỏng vấn của mình.
Trong phần phát biểu mở đầu buổi phỏng vấn, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn ông làm đại diện ra tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO, khẳng định đây là niềm vinh dự lớn đối với bản thân ông. Đại sứ Châu nêu ra 3 tầm nhìn chính trong đề cương phát triển UNESCO của ông, đó là thúc đẩy hòa bình, nhu cầu phải cải cách, và đặc biệt là UNESCO cần phải thay đổi cách tiếp cận, cách truyền thông. “UNESCO cần phải PR chính tổ chức của mình”- ông Châu nói.
Sau 10 phút thuyết trình, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã nhận được câu hỏi từ nhiều đại biểu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sau khi người điều hành bốc thăm tên các đại biểu đặt câu hỏi, đại biểu sẽ đặt câu hỏi của mình và ông Châu trả lời bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Đại biểu đến từ nước Serbia đặt câu hỏi về cách thức giải quyết sự mất cân bằng hiện nay trên thế giới. Đại diện Malaysia hỏi về việc làm sao để tạo đựng mối quan hệ tốt giữa 3 ban quản trị của UNESCO. Câu hỏi từ đại diện Nam Phi làm thế nào để phát huy việc bảo tồn di sản ở châu Phi cũng như tăng cường việc phổ biến kiến thức về châu Phi. Đại diện Ukraine hỏi về việc UNESCO cần làm thế nào để giảm tình trạng bất bình đẳng giới thông qua cải thiện giáo dục cho phụ nữ. Câu hỏi đến từ đại diện nước Anh về các chương trình cải cách UNESCO; đại diện Slovenia về tầm quan trọng của natcom (đại diện cho các NGO, tổ chức dân sự..) trong sự phát triển của UNESCO. Đại diện Đức đặt câu hỏi giả thuyết nếu được bầu làm Tổng Giám đốc, ông sẽ đảm đương trách nhiệm đó như thế nào. Đại diện Iran đặt câu hỏi về vấn đề đạo đức nói chung và ở trong UNESCO nói riêng. Đại diện Dominica hỏi rằng, nếu trở thành Tổng Giám đốc UNESCO, ông Châu sẽ kiểm soát mối quan hệ giữa ông với Hội đồng Điều hành (Board of Executive-BoE) như thế nào. Đại biểu đến từ Togo đặt câu hỏi liên quan tới việc mở rộng phạm vi bao trùm của UNESCO và phát triển các chương trình nghị sự. Đại diện Sri Lanka nêu lên câu hỏi rằng ông Châu sẽ quản lý một tổ chức lớn như UNESCO thế nào. Đại diện Paraguay đặt câu hỏi liên quan đến chương trình ngân sách của UNESCO. Đại biểu Argentina đưa ra câu hỏi về tầm ảnh hưởng của UNESCO trong tương lai và nếu như được bầu cử thì ông Sanh Châu sẽ làm như thế nào để có thể kêu gọi được nguồn tài trợ cần thiết cho tổ chức. Đại biểu đến từ Nepal hỏi về nạn mù chữ của thế giới...
Đại sứ Phạm Sanh Châu đã trả lời tất cả các câu hỏi với một phong thái tự tin và giàu sức thuyết phục.
Trước câu hỏi nếu được bầu làm Tổng Giám đốc, ông sẽ đảm đương trách nhiệm đó như thế nào, Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ rằng nếu được bầu, ông sẽ nỗ lực trở thành người bạn tin cậy, lắng nghe, quan tâm và kết nối của tất cả các thành viên. UNESCO bao gồm nhiều lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, khoa học xã hội, truyền thông, vì vậy, người đứng đầu phải am hiểu và có kĩ năng giải quyết tất cả các vấn đề có thể gặp phải trên các lĩnh vực.
Theo Đại sứ Châu, đối với UNESCO, vấn đề đạo đức và lương tâm cần được đặt lên hàng đầu, vì đây là tổ chức gìn giữ những gì tốt đẹp nhất còn lại của loài người. Nếu như được bầu làm Tổng Giám đốc của UNESCO, ưu tiên số 1 của ông là sẽ bảo đảm rằng UNESCO là một tổ chức trong sạch, không có tham nhũng và những bê bối.
Ông cũng chia sẻ mặc dù ông chưa có kinh nghiệm quản lý một tổ chức quốc tế lớn, nhưng trên cương vị là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng về vấn đề UNESCO, ông đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong các vấn đề liên quan đến UNESCO, qua đó có thể áp dụng tốt vào việc quản lý tổ chức.
Kết thúc phần phỏng vấn, Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ: "Tôi đến từ Việt Nam, đất nước đã trải qua hàng thập kỷ chiến tranh với bao đau thương và cũng là đất nước đã mạnh mẽ đứng dậy sau chiến tranh. Việt Nam, đất nước tôi muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Tôi đã đi qua 87 quốc gia trên thế giới, từng là một người lính và nắm giữ nhiều vị trí khác nhau trong Bộ Ngoại giao Việt Nam. Với tất cả những kinh nghiệm của mình, tôi hiểu được giá trị của UNESCO và coi trọng những đóng góp của UNESCO cho sự phát triển của thế giới".
Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng Tổng Giám đốc UNESCO phải là người có tầm nhìn, có khả năng thuyết thục, thấu hiểu các vấn đề chính trị, có thể điều phối các tổ chức phi chính phủ, dân sự, am hiểu địa bàn. Với cá nhân Đại sứ Phạm Sanh Châu, một vị Tổng Giám đốc của UNESCO cũng cần phải có khiếu hài hước, lắng nghe, thân thiện với nhân viên của mình. Nếu trở thành Tổng Giám đốc mới, với sự hỗ trợ của mọi người, Đại sứ Phạm Sanh Châu cam kết sẽ đưa UNESCO trở thành một ngôi nhà mạnh hơn, đoàn kết hơn, xứng đáng hơn và hạnh phúc hơn.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện ứng thí vào vị trí quan trọng này, cũng là lần đầu tiên một nhà ngoại giao Việt Nam ra ứng cử làm người đứng đầu một cơ quan quan trọng thuộc LHQ. Sau khi phỏng vấn, Hội đồng Chấp hành sẽ bỏ phiếu kín chọn ứng cử viên duy nhất vào tháng 10-2017.
Tháng 11-2017, Chủ tịch của Hội đồng Chấp hành sẽ thông báo cho Đại hội đồng tên ứng viên mà Hội đồng Chấp hành đã chọn. Đại Hội đồng sẽ xem xét đề cử này và bỏ phiếu kín bầu người thắng cử chính thức.
Một số hình ảnh chụp qua màn hình về sự kiện này:
Đại sứ Phạm Sanh Châu bước vào vòng phỏng vấn với phong thái tự tin - Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao
Đại sứ Phạm Sanh Châu bước vào vòng phỏng vấn với phong thái tự tin - Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao
Quang cảnh buổi phỏng vấn
Quang cảnh buổi phỏng vấn
Đại sứ Phạm Sanh Châu phát biểu mở đầu buổi phỏng vấn
Đại sứ Phạm Sanh Châu phát biểu mở đầu buổi phỏng vấn
Bốc thăm danh sách đại biểu đặt câu hỏi
Bốc thăm danh sách đại biểu đặt câu hỏi
Đại biểu đặt câu hỏi
Đại biểu đặt câu hỏi
Đại sứ Phạm Sanh Châu trả lời
Đại sứ Phạm Sanh Châu trả lời
Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu
Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu
Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu
Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu
Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu
Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu
Cận cảnh buổi "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO của Đại sứ Phạm Sanh Châu
D.Ngọc, Ảnh chụp qua màn hình

http://nld.com.vn/chinh-tri/can-canh-buoi-thi-lam-tong-giam-doc-unesco-cua-dai-su-pham-sanh-chau-20170427171751995.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.