Năm 2016 thì toàn bộ xem ở đây.
Dưới là các phần của năm 2017.
Phần 1 (đánh số từ 1 đến 15) đã đi ở đây.
Phần 2 (từ số 16 đến 35) đã đi ở đây.
Phần 3 (từ số 36 đến 55) ở đây.
---
.
55.
Viết tâm thư cứu Sơn Trà, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch gặp rắc rối
23/03/2017 10:32
(NLĐO)- Sau khi ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng viết tâm thư kiến nghị Thủ tướng hãy cứu Sơn Trà thì ông Vinh đã gặp ngay rắc rối.
Môi trường sống Vọoc Chà vá Chân Nâu ở bán đảo Sơn Trà đang bị xâm hại nghiêm trọng
Theo công văn phản hồi số 99/BC-SDL ngày 22-3-2017 của Sở du lịch TP Đà Nẵng, về văn bản kiến nghị của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng gửi Thủ tướng Chính phủ, Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết ngày 21-3, Sở du lịch Đà Nẵng nhận được công văn số 21-3/CTHHDLĐN của Hiệp hội du lịch(HHDL) Đà Nẵng với nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xem xét lại “quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Sơn Trà- TP Đà Nẵng”. Tuy nhiên, qua kiểm tra thông tin với các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký HHDL Đà Nẵng thì ông Huỳnh Tấn Vinh chưa trao đổi nội dung, chưa thông qua thường trực Hiệp hội và Ban chấp hành HHDL các nội dung nêu trong văn bản trước khi ban hành văn bản này, do đó nội dung văn bản này chỉ mang tính cá nhân của ông Vinh chứ chưa phải tiếng nói của HHDL. Sở du lịch cũng nêu rõ, ông Vinh lấy tư cách là chủ tịch HHDL đã đồng gửi Thủ tướng, Thường trực quốc hội, các Bộ ngành, Thành ủy, UBND thành phố… đồng thời gửi cho các phương tiện thông tin đại chúng và các trang báo, mạng đã đưa tin gây hiểu lầm là thông tin chính thức của HHDL.
Vì vậy, về phía Sở du lịch đã liên hệ với Viện nghiên cứu phát triển du lịch, đơn vị được giao lập Quy hoạch để đề nghị giải trình những thông tin, số liệu liên quan như kiến nghị của HHDL trong văn bản đã gửi. Bên cạnh đó, Sở DL sẽ làm việc cụ thể với Thường trực HHDL để trao đổi về vấn đề này.
xMôi trường sống Vọoc Chà vá Chân Nâu ở bán đảo Sơn Trà đang bị xâm hại nghiêm trọng
Đó là nội dung mà Sở du lịch trả lời. Tuy nhiên, theo quan điểm của người dân thì tâm thư của ông Vinh gửi Thủ tướng đã tạo được sự đồng thuận rất cao của nhiều người. Mục đích cũng là bảo vệ Sơn Trà- Lá phổi xanh của TP Đà Nẵng, nên rất được hoan nghênh. “Thư kiến nghị của ông Vinh đã góp được tiếng nói trọng lượng trong việc gìn giữ bảo vật ở Sơn Trà. Tôi rất ủng hộ những con người mạnh dạng kiến nghị như ông Vinh”, ông Nguyễn Văn Trung, cán bộ hưu trí quận Hải Châu chia sẻ.
Trả lời câu hỏi về việc vì gửi tâm thư mà gặp rắc hối, ông có hối tiếc hay không? Ông Huỳnh Tấn Vinh nhấn mạnh: “Không hề hối tiếc, việc làm của mình là vì mục đích chung tay bảo vệ Sơn Trà- Lá phổi xanh của Đà Nẵng”.
Sơn Trà- Lá phổi xanh của TP Đà Nẵng
Trước đó, theo nội dung kiến nghị mà ông Vinh gửi Thủ tướng Vinh nêu rõ:
Bán đảo Sơn Trà từ lâu được xem như là báu vật của TP Đà Nẵng. Có sự đa dạng sinh học gồm: 985 loại thực vật bậc cao (có 22 loại thực vật quý hiếm), trong đó có cây đa di sản 800 tuổi; 111 loại động vật hết sức phong phú và đặc hữu. Trong đó có loài Voọc Chà vá chân nâu được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và vào Danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới, được đánh giá là một trong những quần thể Voọc có số lượng lớn nhất trong thế giới tự nhiên, là biểu tượng bảo tồn của Sơn Trà. Với tổng quy mô diện tích của Sơn Trà là 4.298ha, rừng tự nhiên là 2.810ha (có 1.077ha đã giao khoán cho các hộ dân để trồng rừng sản xuất). Rừng Sơn Trà ngày càng bị thu hẹp và đang bị tổn thương do các hoạt động của con người.Trước đây Sơn Trà cũng đã được Thủ tướng phê duyệt thành Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà theo “Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014.
Công ty Cổ phần Du lịch Biển Tiên Sa triển khai xây dựng dự án ở Sơn Trà khi chưa có đánh gái tác động môi trường và giấy phép xây dựng
Từ những lý do trên, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng rất quan ngại việc quy hoạch Sơn Trà thành một Khu du lịch Quốc gia, trong đó biến Sơn Trà thành các điểm lưu trú, khu vui chơi giải trí với mật độ lớn sẽ thu hẹp diện tích rừng, làm gia tăng tốc độ suy giảm môi trường sống tự nhiên, gia tăng áp lực, khả năng tìm kiếm thức ăn và nơi ẩn nấp của những sinh vật dễ bị nguy hại, dễ bị tuyệt chủng. Mặt khác, hoạt động xây dựng nhiều công trình khách sạn của các doanh nghiệp nếu không quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến bố trí an ninh quốc phòng và uy hiếp đến chiến lược phòng thủ quốc gia một khi các doanh nghiệp này có thể chuyển giao cho các đối tác nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp.
Nguy cơ bê tông hóa ở Sơn Trà
Vì vậy. Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng xin kiến nghị: Giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà. Đà Nẵng hiện nay đã có gần 600 khách sạn với gần 22.000 phòng, hoàn toàn có khả năng đón đến 15 triệu lượt du khách mỗi năm (2016 chỉ mới đón 5,5 triệu lượt du khách); Chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách. Hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm; Hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rặng san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế xã hội của dân cư; Hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà (được thành lập theo quyết định số 45/QĐ-TTg) và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển quốc tế như mô hình Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước.
Quỳnh Châu
54.
Hầm chui sông Hàn liên quan đến 40 biệt thự Sơn Trà?
(Tin tức thời sự) - Dự án xây dựng hàng loạt biệt thực trên bán đảo Sơn Trà thực chất có mối liên hệ với dự án xây dựng hầm chui vượt sông Hàn.
Những giá trị của rừng quốc gia Sơn Trà
Dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng những ngày qua khiến dư luận lo ngại vì có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà khi một vệt rừng tại khu vực bãi Tiên Sa bị cày xới.
Sau khi được báo chí phản ánh, các ngành chức năng của TP. Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một loạt các sai phạm trong giấy phép xây dựng của dự án.
Theo lý giải của chủ đầu tư, do nôn nóng muốn hoàn thành dự án đúng thời hạn nên doanh nghiệp đã thi công đổ móng 40 căn biệt thự khi chưa hoàn tất các thủ tục xin cấp phép. Hiện 40 móng biệt thự này được xác định là công trình xây dựng chưa được thành phố cấp phép.
Trước những thông tin về dự án trên, ngày 23/3, Đất Việt đã liên hệ với KTS Hồ Duy Diệm - nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch TP Đà Nẵng, ông cho biết: "Sơn Trà không chỉ là rừng mà là rừng vàng. Nếu làm sáng tỏ những giá trị quý hiếm của Sơn Trà, khu sinh quyển thiên nhiên thì Sơn Trà sẽ tôn vinh Đà Nẵng và người ta sẽ biết đến Đà Nẵng nhiều hơn.
Nền móng của 40 biệt thự đang được xây dựng
|
Năm 1977, Sơn Trà đã được Chính phủ công nhận là một trong mười khu rừng quốc gia.
Năm 1987, Quảng Nam - Đà Nẵng đã đề xuất và năm 1992, Bộ Lâm nghiệp đã công nhận Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích bán đảo 4400ha.
Và Sở Lâm nghiệp Đà Nẵng đã đề xuất xây dựng Sơn Trà thành rừng Quốc gia Vạn tháo độc nhất vô nhị của Việt Nam và thế giới.
Chỉ cần đưa ra một phép so sánh đơn giản như sau: Vườn Bách thảo Hà Nội chỉ có 30 loài cây. Vườn Bách thảo Sài Gòn mới có 100 loài. Vườn quốc gia của Hoàng gia Anh vô địch thiên hạ cũng chỉ có 250 loài cây mà đã nổi tiếng thế giới, trở thành trường học của bao nhiêu nhà lâm nghiệp thế giới...
Theo điều tra từ 1987 đến 1992 rừng quốc gia Sơn Trà có 986 loài cây, trong đó có 163 loại thảo dược quý hiếm, trong khi Việt Nam có trên 9000 loài cây.
Rừng quốc gia Sơn Trà đa dạng sinh học với nghìn loại cây quý giá biết bao nhiêu cho Việt Nam và nhân loại, nhất là trong bối cảnh khí hậu thế giới đang bị biến đổi vùng sinh quyển thế giới Bạch Mã, Bà Nà, Hải Vân, Sơn Trà, Cù Lao Chàm đều cần được bảo vệ và tôn trọng.
Cùng với đó là hàng trăm loài động vật trong đó có loài Voọc Chà vá xinh đẹp quý hiếm gần bị tuyệt chủng trên thế giới.
Nếu xây dựng rừng Quốc gia Sơn Trà thành vườn Vạn tháo, vườn Sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn gien động vật, thực vật khu sinh quyển... thì giá trị của nó sẽ gấp nhiều so với bài toán bất động sản. Các công trình cầu Thuận Phước, cầu Rồng chỉ là công trình ở đâu cũng có, còn Sơn Trà có thương hiệu quý giá như vậy, nó là của cả nước, của thế giới thì đừng nên sử dụng tùy tiện.
Tôi còn nhớ trước đây, khi ông Nguyễn Bá Thanh còn sống và đang làm Bí thư thành phố, tôi đã gửi những phân tích của mình về vấn đề này đến cho anh, thì anh đã có suy nghĩ tích cực và đã dừng lại dự án 2000 ngôi biệt thự, chân núi Sơn Trà từ độ cao 200m trở xuống.
Thế nhưng, đến nay, họ lại dựa vào những đề án thời đó để làm, nhưng những cơ sở pháp lý, những dự án khoa học, những kiến nghị tâm huyết bị lãng quên. Giờ người ta chỉ biết ăn xổi, dựa vào địa thế cảnh quan thiên nhiên hiếm sẵn có để làm lợi cho một ít người nào đó".
Bên cạnh đó, theo ông Diệm, đáng lẽ cần phải chỉ rõ vì sao rừng Quốc gia Sơn Trà Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là một trong mười rừng quốc gia của Việt Nam tù năm 1977 và năm 1992 đã được Bộ Lâm nghiệp công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà với diện tích 4400ha đất Quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia... lại bị chia cắt ra thành từng mảng khác nhau với những mục đích của các quyết định trước đây.
Khi nó bị băm nát thì các nhà khảo cổ học, sinh vật cảnh, bảo tồn trên thế giới sẽ trách móc. Mà được biết, dự án trên không chỉ là 40 biệt thự, mà là hơn 1000ha đất rừng Sơn Trà.
"Khi tôi còn làm ở Hội quy hoạch thì Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà có diện tích 4400ha, nhưng sau 20 năm thì bị lấn dần làm các resort cao cấp phía Đông khu bán đảo, nên chỉ còn hơn 3000ha.
Bây giờ, nếu xây dựng biệt thự tiếp thì mất thêm 1000ha nữa, mà lại tập trung vào những vùng cây quý hiếm, những vùng sinh sống của động vật hoang dã, diện tích rừng chỉ còn 2000ha, khu đang lấn chiếm là khu phía Tây của bán đảo Sơn Trà (khu đất quản lý của quân đội).
Những chỗ còn được giữ lại là trơ trọc, con người không đến được, tất nhiên chỗ đó, không có nước cho voọc uống", ông Diệm chỉ rõ.
Mối liên kết với dự án hầm chui sông Hàn
Ở góc độ khác phân tích thêm, ông Diệm nói thêm: "Chắc các bạn còn nhớ dự án hầm chui vượt sông Hàn vừa qua được thành phố đề xuất xây dựng, nó liên quan đến dự án xây hàng loạt các biệt thự bên bán đảo Sơn Trà.
Mô hình hầm chui qua sông Hàn
|
Tôi đã từng phân tích nếu hầm chui sông Hàn được xây lên thì cũng chỉ phục vụ hơn 200.000 dân ở 2 phường (Thọ Quang và Mân Thái) bên bờ đông. Chưa kể ngư dân 2 phường biển này ít có nhu cầu qua trung tâm TP hằng ngày, vì họ là dân đánh cá, bám biển là chủ yếu.
Hầm chui sông Hàn liên quan đến 40 biệt thự Sơn Trà?
(Tin tức thời sự) - Dự án xây dựng hàng loạt biệt thực trên bán đảo Sơn Trà thực chất có mối liên hệ với dự án xây dựng hầm chui vượt sông Hàn.
Rõ ràng, mục đích hưởng lợi nếu xây hầm ở đây là gì, chắc chắn không phải làm để phục vụ cho người dân?. Cuối cùng chỉ có những Tập đoàn, các doanh nghiệp bất động sản, các đại gia đầu tư vào các công trình xây dựng, kể cả xây dựng chung cư bên phía bán đảo Sơn Trà sẽ có lợi.
Các mảnh đất Sơn Trà đều được rao bán cùng với dự án hầm chui sông Hàn
|
Trước khi có thông tin làm hầm chui sông Hàn, thì giá đất bên bán đảo Sơn Trà là từ 20 triệu đồng/m2, tăng lên 48 triệu đồng/m2, họ bắt đầu làm các công trình biệt thự phía chân núi, cũng liên quan đến việc xây hầm. Các nhà kinh doanh BĐS tranh thủ tận dụng thông tin xây dựng hầm, người mua bán đất thấy có công trình này nối liền, thì đi lại thuận tiện hơn, mức giá đất tăng đột biến.
Nhưng sau khi Thủ tướng có quyết định xem xét lại dự án trên dựa theo quy hoạch chung, thì giá đất hiện nay lại trở về thời điểm ban đầu, thậm chí thấp hơn. Đó chỉ cần qua một góc kinh tế thị trường có thể là minh chứng về việc xây dựng hầm chui sông Hàn chỉ phục vụ cho đại gia BĐS.
Nghĩa là việc xây dựng hầm chui sông Hàn cũng là một phần dự án trong việc phát triển xây dựng và bán nhanh các biệt thự bên bán đảo Sơn Trà, các công trình xây dựng hầu như đều có liên kết với nhau hết.
Bởi vì mục tiêu làm giảm ùn tắc giao thông là không có, Đà Nẵng chỉ khoảng 800.000 dân nội đô (ven 15km bờ sông Hàn) đã có 10 cây cầu. Mỗi cầu ở Đà Nẵng hiện mới chỉ gánh 100.000 dân. Cho nên, việc xây dựng cầu có thể nhìn thấy rõ chỉ phục vụ cho một nhóm người".
Theo ông Diệm, khi làm được hầm chui, biệt thự xây dựng ở bán đảo Sơn Trà sẽ bán với giá rất cao vì cảnh quan rất đẹp, khí hậu trong lành, hơn nữa ở đó lại là vùng sinh quyển thế giới, chỉ có đại gia mới mua được, thậm chí người bình thường có tiền cũng không mua được.
Vì nếu làm hầm chui thì từ trung tâm qua hầm là đến Sơn Trà, rồi từ điểm đó ra khu biệt thự đang xây tầm 5-6km, nhưng đường vô cùng đẹp, nên đi lại thuận tiện, giá đất sẽ càng đắt.
Nên dừng ngay các dự án
Trước thực trạng trên, nguyên Chủ tịch Hội quy hoạch TP Đà Nẵng nhấn mạnh: "Tôi nghi ngờ trình độ của những nhà quy hoạch, những nhà quản lý lâm nghiệp, những nhà quản lý môi trường, quản lý lãnh thổ Đà Nẵng hiện nay. Bởi vì họ đã và đang sửa đổi quy hoạch đã được Chính phủ duyệt theo hướng xấu hơn về lợi ích kinh tế, lợi ích về an ninh quốc phòng, về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đặc biệt quý hiếm.
Không thấy giá trị của Sơn Trà về nhiều mặt mà thế giới đang quan tâm, chỉ biết tận dụng cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp của Sơn Trà cho lợi ích của một số ít người.
Theo tôi, nên để Sơn Trà làm du lịch và những chức năng đúng giá trị của nó, biến nó thành thương hiệu có một không hai của Đà Nẵng. Xây dựng khách sạn và những công trình khác ở địa điểm gần đó nhưng không được động đến rừng, đến bờ biển Sơn Trà".
Từ đó, ông kiến nghị, nên dừng ngay lập tức các công trình đang xây dựng, sẽ xây dựng, đưa ra khỏi Sơn Trà trước khi các tổ chức thế giới về bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh quyển, bảo vệ động vật quý hiếm thế giới can thiệp, cần quyết định sớm để có uy tín với thế giới.
Đắp ngay những đập nhỏ giữ nước suối ngọt cho động vật có nước uống và rừng có độ ẩm để phát triển phục hồi và tái sinh
Tạo những đường mòn nhỏ đi bộ đến các điểm tham quan. Kêu gọi mọi người bằng uy tín cá nhân bằng quan hệ cá nhân của mình lên tiếng cho những người yêu Sơn Trà. yêu Đà Nẵng toàn quốc và thế giới có tiếng nói để xem xét lại việc sử dụng Sơn Trà một cách khách quan khoa học đúng với giá trị và vị thế của nó.
Còn về dự án hầm chui vượt sông Hàn, ông Diệm nói rõ: "Cần xem xét quy hoạch một cách cụ thể, và tốt nhất không nên xây dựng, vì hiện nay nhu cầu đi lại của người dân là chưa cần thiết, còn bỏ vài nghìn tỷ đồng ra trong lúc thành phố còn khó khăn, còn nhiều việc cần chi để giúp cho các đại gia BĐS buôn bán đất là không chấp nhận".
Châu An
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ham-chui-song-han-lien-quan-den-40-biet-thu-son-tra-3331713/53.
Thứ Tư, 22/3/2017 12:39 GMT+7
http://baophapluat.vn/kinh-te/can-som-lam-ro-nguon-goc-tai-san-cua-chu-tich-tp-da-nang-huynh-duc-tho-325722.html
52.
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/tin-nong-bat-truong-phong-tu-phap-nhan-hoi-lo-2-400-usd-362994.html
51.
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão: “Sự việc Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tôi cho là không bình thường”
http://toquoc.vn/Thoi_su/nguyen-chu-nhiem-van-phong-quoc-hoi-vu-mao-su-viec-chu-tich-ubnd-tp-da-nang-huynh-duc-tho-toi-cho-la-khong-binh-thuong-232313.html#ref-https://www.facebook.com/
50. Bài của Nguyễn Thế Thịnh
"
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017
ĐÀ NẴNG: CÓ CHUYỆN “ĐÁNH NHAU” KHÔNG? (Phản hồi tích cực)
I.
"
http://nguyenthethinh.blogspot.com/2017/03/a-nang-co-chuyen-anh-nhau-khong-phan.html
"
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017
Ngăn chặn kịch bản phim: Voọc: Bán đảo đầu lâu: VÌ SAO ĐÀ NẴNG KHÔNG CÔNG KHAI QUY HOẠCH SƠN TRÀ?
http://nguyenthethinh.blogspot.com/2017/03/ngan-chan-kich-ban-phim-vooc-ban-ao-au.html
49.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/trinh-xuan-thanh-va-cu-an-chenh-87-ty-dong-o-ha-noi-361990.html
48.
47.
Hà Duy
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/bo-tai-chinh-noi-ve-so-huu-co-phan-lon-cua-thu-truong-kim-thoa-361787.html
46.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/duong-thang-tien-6-thang-cua-ong-nguyen-van-canh-cao-quan-ve-que-360847.html#.WMQqtFcR-J4.facebook
.
"
45.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170316/ho-so-con-re-nguyen-bi-thu-binh-dinh-co-nhieu-diem-bat-thuong/1280984.html
44.
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170315/khoi-to-trinh-xuan-thanh-ve-toi-tham-o-tai-san/1280849.html
43.
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Bi-thu-Da-Nang-da-biet-du-luan-ve-tai-san-cua-Chu-tich-Huynh-Duc-Tho-post175063.gd
42.
Bạn đọc | Đơn thư | 17:02 14/03/2017
http://www.giadinhvietnam.com/dieu-tra-don-thu/nghi-van-ve-khoi-tai-san-khung-cua-chu-tich-tp-da-nang-d109116.html
41.
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2306882809450636&id=100003868198858
40.
39b. Tin cũ 2016
39.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/pho-giam-doc-so-be-hoa-pham-thi-minh-hieu-phai-cong-khai-xin-loi-360806.html
38.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/duong-thang-tien-6-thang-cua-ong-nguyen-van-canh-cao-quan-ve-que-360847.html
Theo nghị quyết của QH, ông Nguyễn Văn Cảnh, ủy viên thường trực UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của QH, ĐBQH khóa 14 tỉnh Bình Định thôi làm ủy viên thường trực UB khóa kể từ ngày 15/2 vừa qua.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/dai-bieu-quoc-hoi-nguyen-van-canh-cao-quan-ve-que-360691.html
37.
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tam-bien-ghi-chuc-danh-cua-ba-tran-vu-quynh-anh-khong-con-20170311112036423.htm
36.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/pho-giam-doc-so-be-hoa-pham-thi-minh-hieu-phai-cong-khai-xin-loi-360806.html
PHƯƠNG NAM
(PLO) - Ban Tổ chức Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần sớm vào cuộc xác minh nguồn gốc tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng để sớm đưa ra kết luận. Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đình An – nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Nam – Đã Nẵng.
Chủ tịch UBND tp Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ
Với số lượng tài sản bao gồm: Căn nhà diện tích xây dựng 300m2; 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1.021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; Góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm; Góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2,5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào); Mua cổ phiếu Công ty Dana - Ý có giá trị 500 triệu đồng từ năm 2007.
Những tài sản này được ông Huỳnh Đức Thơ khai trong bản kê tài sản cán bộ trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng vào tháng 1/2015. Ông Huỳnh Đức Thơ đã thừa nhận toàn bộ tài sản kê khai trên là đúng.
Ông Thơ cho biết: “Nói tài sản thì nhiều nhưng dồn lại chưa được một chiếc xe. Riêng đất ở Quảng Nam bây giờ bán chưa mua được một chiếc xe máy.”
Bình luận về điều này khi trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình An – nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Nam – Đã Nẵng ngạc nhiên: “Có điều lạ, ông Huỳnh Đức Thơ là cán bộ Nhà nước, chứ không phải chủ doanh nghiệp, mà lại có số tài sản riêng như vậy. Vấn đề đáng lưu ý ở đây không phải số tài sản ấy lớn hay nhỏ, mà cần phải xác minh nguồn gốc số tài sản ấy ông Thơ có bằng cách nào?”.
Ông Nguyễn Đình An, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Nam trả lời phỏng vấn phóng viên |
Để xác minh và làm rõ nguồn gốc số tài sản ấy, ông Nguyễn Đình An cho rằng các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc. “Nhất là cơ quan quản lý cán bộ cấp đó. Cụ thể ở đây là Ban Tổ chức Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần sớm vào cuộc để sớm đưa ra kết luận”, ông An nhấn mạnh.
Bên cạnh đó dư luận người dân Đà Nẵng cũng rất quan tâm về phần tài sản cổ phần góp vốn của Chủ tịch Thành phố với 4 công ty với số tiền 2,5 tỷ đồng mà không kê khai cụ thể là ở đâu. Đặc biệt, đối với nhà máy DANA Ý (công ty mà Chủ tịch có góp cổ phần), khi thực hiện phương án, Thành phố không chủ trương di dời nhà máy khỏi khu vực dân cư mà lại di dời dân cư đi. Dư luận Thành phố cũng đặt câu hỏi lớn về vấn đề này. Liệu có hay không việc chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp mà phớt lờ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân?
Để làm rõ thêm thông tin việc kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Vân – Trưởng ban Nội chính TP. Đà Nẵng. Ông Vân cho biết: Ông Huỳnh Đức Thơ là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý cho nên việc tiến hành các công việc thẩm tra, xác minh sau kê khai (nếu có) hoàn toàn do cơ quan Trung ương quyết định và chỉ đạo thực hiện.
“Đây là nguyên tắc quản lý cán bộ. Cán bộ thuộc quản lý cấp nào thì cấp đó sẽ có ý kiến”, ông Trần Thanh Vân nói.
Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra tài sản của cán bộ là việc hết sức bình thường.
“Đối với sự việc cụ thể thông tin về tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng, tôi nghĩ rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần sớm vào cuộc, làm rõ những thông tin mà dư luận thắc mắc một cách “công minh – chính xác – kịp thời.
Sự vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là hết sức cần thiết, vì nó sẽ giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, nếu tài sản mà cán bộ có được là hoàn toàn chính đáng, minh bạch thì phải công bố cho toàn dân biết, để bảo vệ uy tín cán bộ, tránh những thế lực xấu lợi dụng.
http://baophapluat.vn/kinh-te/can-som-lam-ro-nguon-goc-tai-san-cua-chu-tich-tp-da-nang-huynh-duc-tho-325722.html
52.
Bắt Trưởng phòng Tư pháp nhận hối lộ 2.400 USD
23/03/2017 17:30 GMT+7
- Ông Dương Vũ Quang (Trưởng phòng Tư pháp thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) bị bắt khi có hành vi nhận hối lộ 2.400 USD của người dân tại quán cà phê.
Ông Vũ Đức Hưởng (PCT UBND TX Quảng Yên) xác nhận có sự việc ông Quang nhận hối lộ để làm nhanh thủ tục kết hôn của một người dân với người nước ngoài.
Theo đó, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ khẩn cấp ông Dương Vũ Quang (Trưởng phòng Tư pháp thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) với hành vi nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền.
Ông Dương Vũ Quang (Trưởng phòng Tư pháp TX Quảng Yên) bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 2.400 USD.
|
Cụ thể, ngày 20/3, ông Quang bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ số tiền 2.400 USD của một người dân tại quán cà phê trên thị xã Quảng Yên. Số tiền này được dùng làm “phí bôi trơn” việc đẩy nhanh hồ sơ giúp cho một người dân tại TX Quảng Yên lấy một người nước ngoài.
Ngay sau khi bắt giữ, lực lượng công an đã khám xét và thu giữ nhiều tài liệu liên quan tại nơi làm việc của ông Quang.
Đủ chứng cứ, ngày 23/3 UBND TX Quảng Yên đã hoàn tất các thủ tục đình chỉ công tác đối với ông Quang để phục vụ công tác điều tra.
Được biết, ông Quang có hơn 10 năm làm cán bộ thanh tra của huyện Yên Hưng cũ, nay là thị xã Quảng Yên. Sau đó, được bổ nhiệm từ Phó phòng Tư pháp lên trưởng phòng 1 năm nay.
Phạm Công
51.
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão: “Sự việc Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tôi cho là không bình thường”
(Tổ Quốc) -“Trường hợp của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ – “anh” là Chủ tịch của một thành phố mà tài sản của “anh” lại nhiều như vậy thì dư luận có quyền đặt câu hỏi về nguồn gốc khối tài sản. Trường hợp này tôi cho là không bình thường và phải làm đến nơi đến chốn”, ông Vũ Mão chia sẻ quan điểm.
Thứ Tư, ngày 22/03/2017 - 07:54
Nghị quyết TƯ 4 của nhiệm kỳ khoá 11, khoá 12 đều nói rất rõ rằng tham nhũng đang là vấn đề lớn và nhức nhối hiện nay. Đây cũng luôn là mối quan tâm, là bức xúc của người dân và dư luận. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, Báo Điện tử Tổ Quốc đã có buổi trao đổi với ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội.
“Chức quyền và tham nhũng như hình với bóng”
+ Theo ông, tại sao khi đề cập đến tham nhũng người ta lại nhắc đến đối tượng là quan chức?
Ông Vũ Mão: Các quan chức là người có chức quyền. Họ sử dụng quyền của mình để làm việc này việc khác, hành động này, hành động khác.
Con người ai cũng tham lam, quan trọng là có biết kiềm chế, giữ gìn hay không? Những quan chức của Đảng, Nhà nước... nếu không rèn luyện phấn đấu, giữ gìn thì đương nhiên là tham nhũng. Chức quyền và tham nhũng như hình với bóng, luôn gắn với nhau.
Còn người dân, chúng ta không thể nói họ tham nhũng bởi họ không có chức quyền. Mà không có chức quyền thì rất khó tham nhũng.
+ Thưa ông, kết quả phòng chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2016 vừa công bố hôm 16/3 đã không phát hiện được trường hợp tiêu cực nào trong kê khai tài sản của cán bộ công chức. Trong khi đó, dư luận đã và đang xôn xao về một số quan chức sở hữu khối tài sản “khủng”. Ông nghĩ sao về điều này ?
Ông Vũ Mão: Tôi suy nghĩ nhiều và không hài lòng về kết luận này bởi nó không đúng sự thật. Tham nhũng đang là vấn nạn phổ biến hiện nay. Không phải người dân hay tôi tự nói mà Nghị quyết TƯ 4 của nhiệm kỳ khoá 11, Nghị quyết TƯ 4 của nhiệm kỳ khoá 12 đều nói rất rõ rằng tham nhũng đang là vấn đề lớn, tràn lan và “ăn tới tận phía trên rồi!”, nghĩa là “mức trần” rồi, ở cơ quan đầu não rồi...
Thực ra, cách đây vài ba chục năm chúng ta đã đề cập đến tham nhũng, cũng đã có những nhận định “tham nhũng là quốc nạn”. Điều này cho thấy vấn đề này đã có từ rất lâu rồi, và cũng để thấy độ nghiêm trọng, nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, đến hiện tại thì vấn đề này ngày càng gay gắt hơn.
Vì thế, tôi cho rằng, báo cáo đó là không chân thực, không chính xác và không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, quan trọng là phải tìm nguyên nhân vì sao báo cáo không phát hiện ra tham nhũng? Điều cốt lõi của tham nhũng là vấn đề kê khai tài sản.
Trong Luật phòng chống tham nhũng có mục kê khai tài sản, nhưng từ trước tới nay chỉ mang tính hình thức. Trước mỗi kỳ đại hội Đảng các cấp, mỗi lần bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp... thì trong lý lịch luôn có phần kê khai tài sản.
Tôi hiểu người kê khai tài sản cũng phải suy nghĩ rất nhiều. Nếu kê khai nhiều quá (đúng với sự thật) thì dễ bị đặt câu hỏi, lấy đâu ra nhiều tài sản thế, nên người ta tìm cách kê khai tài sản theo cách mà người ta nghĩ là hợp lý nhất, tức là kê khai không hết.
Điều rất quan trọng là, sau khi kê khai rồi thì việc kiểm tra, xác minh nguồn gốc tài sản về cơ bản đều không được thực hiện. Vậy nên, có tình trạng kê khai có mức độ nhưng thực tế khối tài sản của người ta thì rất nhiều. Nếu có thắc mắc, bắt phải giải trình thì người ta nói: Đây là tài sản của vợ tôi, của con tôi... Đó là sự nguỵ biện ghê gớm.
Tôi cũng không trách móc quá nhiều bộ phận làm nghiệp vụ lấy số liệu, thống kê để công bố số liệu không chính xác. Có thể họ chưa làm tròn trách nhiệm nhưng họ không phải là người cố tình giấu giếm, bởi quy định pháp luật còn lỏng lẻo. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến nhận thức của cấp lãnh đạo, rồi hệ thống pháp luật của chúng ta còn quá nhiều vấn đề.
Rõ ràng tham nhũng nảy sinh và tồn tại ngày càng nghiêm trọng là do hai vấn đề: Một là do kém về đạo đức, tư cách của mỗi cán bộ công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo. Hai là do cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện....Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng.
Dư luận có quyền đặt câu hỏi “tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ ở đâu ra”?
+ Trong quá trình kê khai tài sản, yếu tố đầu tiên là phải kê khai đầy đủ. Tuy nhiên, kể cả khi kê khai đầy đủ như trường hợp của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ... thì dư luận vẫn không khỏi nghi ngờ về khối tài sản “khủng” của các vị lãnh đạo ấy. Theo ông, dư luận có quyền nghi ngờ về điều này không? Và quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Vũ Mão: Tôi cho là dư luận có quyền đặt ra các câu hỏi về việc này. Và báo chí vừa qua đăng tải những bài viết như vậy là cần thiết để cho dư luận quan tâm phán xét.
Có thể có nhiều nguyên nhân, nhiều vấn đề đặt ra nhưng dù sao cứ phải trao đổi để làm rõ và tạo sự đồng thuận. Còn cơ quan có trách nhiệm thì cứ làm theo chức trách của mình để đi đến kết luận rõ ràng.
Ví như Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa có khối tài sản lớn như vậy thì phải tìm nguyên nhân sâu xa xem khối tài sản đó có nguồn gốc từ đâu? Đâu là tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa? Đâu là tài sản của con, của anh chị em...? Rõ ràng càng đi vào sâu càng phức tạp.
Tôi muốn nói điều này: Khi bà Kim Thoa lên làm Thứ trưởng Bộ Công Thương thì Công ty Bóng đèn Điện Quang vẫn thuộc khối của bà này quản lý. Rõ ràng, ở đây có sự lợi dụng chức vụ.
Ở Mỹ, khi Donald Trump lên làm Tổng thống, ngay lập tức ông Trump tuyên bố không tham gia quản lý doanh nghiệp nào cả, bởi nếu “anh quản lý doanh nghiệp thì anh sẽ đặc quyền đặc lợi”. Ở đây là do quy định còn nhiều lỗ hổng, ngoài ra là do bản thân người ta thấy nếu làm như vậy “sẽ có lợi cho mình”.
Hay trường hợp của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ – “anh” là Chủ tịch của một thành phố mà tài sản của “anh” lại nhiều như vậy thì dư luận có quyền đặt câu hỏi về nguồn gốc khối tài sản. Trường hợp này tôi cho là không bình thường và phải làm đến nơi đến chốn.
Nếu nói rộng ra, những đại gia của chúng ta đang làm giàu bằng bất động sản, mà chế độ chính sách về bất động sản rất bất hợp lý, người dân thì thiệt thòi, nhà nước thì mất tiền của, trong khi tiền của rơi vào tay cá nhân...
+ Hiện có hai luồng ý kiến khác nhau về kê khai tài sản: Một là cán bộ, công chức phải kê khai đầy đủ. Hai là kê khai ở mức độ nào đó để đảm bảo tính bí mật cho người kê khai trong trường hợp họ có quá nhiều tài sản (tài sản có trước khi họ đảm nhiệm chức vụ). Vậy theo quan điểm của ông, chúng ta nên công khai ở mức độ nào?
Ông Vũ Mão: Thông lệ quốc tế là phải kê khai tài sản đầy đủ. Ngay cả Tổng thống Mỹ cũng vậy! Việc không kê khai đầy đủ chỉ là sự nguỵ biện.
Ở thời điểm trước khi ứng cử, trước khi đảm nhiệm chức vụ mới thì phải kê khai đầy đủ tài sản “anh” có là bao nhiêu? Và phải làm rõ nguồn gốc của khối tài sản đó. Nếu “anh” không làm rõ được nguồn gốc thì khi bị truy ra, nếu tham nhũng thì “anh” sẽ không được vào danh sách ứng cử cơ quan này, cơ quan khác. Lâu nay, chúng ta chưa làm tốt việc này.
Và ở thời điểm sau khi “anh” đảm nhiệm chức vụ mới thì hằng năm “anh” phải tiếp tục kê khai cho rõ ràng, minh bạch.
Theo tôi, ở bất cứ giai đoạn nào vấn đề tài sản phải là minh bạch, công khai đầy đủ.
+ Ông từng là người lãnh đạo, ông cảm thấy như thế nào về ranh giới giữa việc sử dụng chức quyền trong phạm vi của mình để làm đúng – sai? Vượt qua cám dỗ có khó khăn không, thưa ông?
Ông Vũ Mão: Tôi muốn nói rằng, tư tưởng, đạo đức của con người là quan trọng nhất. Tiếp đến là môi trường. Do hoàn cảnh công tác nên môi trường tiếp xúc cùa tôi tương đối “lành”. Trước đây là ngành thuỷ lợi, chỉ mong muốn làm nhiều công trình để đưa nước về cho dân. Rồi đến là Bí thư huyện uỷ một huyện biên giới, miền núi có nhiều đồng bào dân tộc nghèo khó sinh sống, lòng tôi luôn đau đáu với những nỗi khổ cực của người dân. Đến nữa là công tác ở Đoàn thanh niên; làm thủ lĩnh Đoàn thì không được phép nói một đằng làm một nẻo. Rồi đến giai đoạn cuối là 20 năm công tác ở Quốc hội, đây cũng là môi trường không phải là hấp dẫn cho lắm. Tuy thế nếu không quyết tâm rèn luyện thì cũng không phải là không có những chuyện này kia. Trong môi trường nào cũng có những người tìm đến mình nếu mình là người có chức quyền. Ví như chuyện xin việc vào cơ quan, chuyện lên chức... là bao nhiêu? Dù không có con số công khai chính thức nhưng ngầm đằng sau thì ai biết được thế nào.
Vậy thì mình phải có thái độ dứt khoát, không chấp nhận chuyện đó. Có thể vì công việc, tôi chấp nhận “anh, chị” cho công việc đó nhưng phải minh bạch, có thi cử đàng hoàng chứ không phải vì “khoản” nào đó...
Tóm lại, dù ở môi trường nào thì điều quan trọng nhất vẫn là sự rèn luyện của mỗi con người. Tôi là một con người được rèn luyện từ nhỏ và luôn phấn đấu giữ gìn phẩm chất của mình trong quá trình công tác. Luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết từ chối những cám dỗ tầm thường.
Sự rèn luyện của mỗi người là quan trọng nhất, nhưng phải có cơ chế chính sách pháp luật tốt, kỷ luật nghiêm minh.
Nhân dân đang đòi hỏi Đảng ta cũng như mỗi cán bộ, công chức phải gương mẫu, không tham nhũng. Đó là kỷ luật của lương tâm.
+ Xin cảm ơn ông!
Hà Giang (Thực hiện)
50. Bài của Nguyễn Thế Thịnh
"
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017
ĐÀ NẴNG: CÓ CHUYỆN “ĐÁNH NHAU” KHÔNG? (Phản hồi tích cực)
I.
Mình thường nói với mấy đứa nhỏ, thông minh thì nhỏ tuổi cũng thông minh nhưng kinh nghiệm thì phải sống mới có. Vấn đề ở chỗ, nếu cứ phải sống cho đến khi có kinh nghiệm thì kinh nghiệm cũng không còn mấy khả dụng, vì thế phải lắng nghe và học kinh nghiệm từ những người đã sống. Cũng như trí tuệ, cái này có thể nói “thiên tài là người đứng trên vai người khổng lồ”.
Nhưng một đứa bậc đàn em mình lại nói, già chẳng được gì, chỉ được cái mau về hưu và mau chết.
Vế đầu đúng, vế sau không hoàn toàn đúng, vì khối đứa trẻ cũng chết như thường, khối người già vẫn sống nhăn răng.
II.
Dạo này Đà Nẵng xẩy ra nhiều chuyện, hết bên Thành ủy lại đến bên Ủy ban khiến bàn dân thiên hạ nghi ngờ có chuyện phe này đánh phe kia. Đánh qua đánh lại? Và tất nhiên, đầu tiên họ nghĩ đến hai người đứng đầu thành phố.
Có không?
Theo những gì mình biết thì thế này:
Bí thư Nguyễn Xuân Anh là người còn rất trẻ, gần như hội đủ yếu tố để có thể tiến xa. Xuân Anh sinh ra trong gia đình căn cơ, có nền tảng nói chung và kinh tế nói riêng, vì thế, theo quan sát của mình, Xuân Anh có khát vọng làm việc để thể hiện mình. Vì có nền tảng kinh tế nên không tham lam (như/bằng những người khác).
Lãnh đạo mà thiên tài hoặc đặc biệt giỏi thì lâu lâu mới có một người, còn thì trí tuệ không hơn thua nhau là mấy, vậy thì người nào không tham lam hoặc ít tham lam hơn thì mình ủng hộ. Huống chi Xuân Anh là người học hành bài bản lại còn chấp người khác mấy nhiệm kỳ.
Dù nhiều người nhận xét khác nhau nhưng mình tiên lượng, Xuân Anh sẽ còn thăng tiến.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ là người đĩnh đạc, lịch lãm, theo mình là có tầm. Tuy nhiên, ông Thơ làm chủ tịch hết nhiệm kỳ này thì đã quá tuổi cơ cấu. Điều này hẳn ông Thơ tự biết (và ai cũng biết).
Ông Thơ có trong sạch không mình không dám nói, nhưng qua vụ lùm xùm về tài sản kê khai, mình cho rằng, nếu có người muốn đánh mà chỉ có thứ đó thì chứng tỏ ông Thơ không có thứ gì khác để họ đánh cả.
Tính thử, ngôi nhà ông đang ở (trong kiệt đường Hàm Nghi), 310 m2 đất Hòa Quý xa lắc là đất hương hỏa, đất Quảng Nam bây giờ chỗ đó còn bán rất rẻ, còn chuyện cổ phần 500 triệu nhưng với mức thu nhập hai vợ chồng mỗi năm 400 triệu thì tính ra chẳng có gì gọi là bất thường. Nếu làm rõ và kết luận thì có lẽ uy tín ông Thơ sẽ lên cao chứ không vơi đi. Có thể nói “đám cháy này rất dễ biến thành pháo hoa” cho ông Thơ.
Nhưng như đã nói, ông Thơ dư biết ông không còn tuổi “cơ cấu” cao hơn. Có pháo hoa thì ông vẫn thế.
Qua đó có thể thấy hai người này không vì lý do nào đó để phải “đánh nhau” cả.
Trong mắt mình, nếu ông Xuân Anh có khát vọng làm việc và trong sáng, nếu ông Huỳnh Đức Thơ lịch lãm, có tầm thì hai người bổ sung cho nhau, đẹp.
Nếu đánh nhau thì cả hai đều biết “không chột cũng què’. Vì thế không dại.
Ai tiến cứ tiến, ai thôi cứ thôi.
III.
Trở lại câu hỏi, vậy thì vì sao có những chuyện lùm xùm vừa qua, ngẫu nhiên hay chủ ý?
Thật tính mà nói, chính trường cũng như giang hồ ở chỗ đều có nhiều ân oán. Anh có thể được lòng người này và mất lòng người kia. Tất nhiên. Nếu anh tốt thì người xấu ghét và ngược lại. Ông Anh và ông Thơ cũng không ngoại lệ.
Chúng ta thường bảo cái gì cũng do tập thể, không đúng, là do người đứng đầu tập thể đó. Vì thế, vấn đề là cả hai ông đều phải có bản lĩnh, đừng để tiểu nhân lợi dụng cũng đừng để tiểu nhân phá bĩnh.
Và, bản lĩnh thôi chưa đủ, phải công tâm.
Và, công tâm chưa đủ, phải không tham.
Và, không tham chưa đủ, phải tiết chế quyền lực.
Tiền nhân đã xây dựng nên một Đà Nẵng đáng sống, nhiệm vụ của người đương nhiệm và thế hệ sau là giữ lấy và làm cho đáng sống hơn. Những chuyện vừa qua có phần làm cho hình ảnh Đà Nẵng “xuống nước” trong mắt mọi người trong lúc các chỉ số vẫn phát triển rất tốt là rất đáng tiếc.
Nếu hai ông đầu thành có mắc mớ nào đó mà từ góc nhìn hạn hẹp của mình nhìn không thấu thì bỏ đi, vì đại cuộc.
IV.
Cuối cùng là mình và đồng nghiệp. Làm báo sợ nhất là biến thành dao kiếm cho người khác.
Cái chi mà tài sản khủng? Bao nhiêu là khủng? Cái chi là đất vàng? Đất trong hóc mò tó mà vàng cái chi?
V.
Rốt cục thì rồi ăn cơm ngày mấy bát, uống rượu ngày mấy ly, áo quần ngày mấy bộ?
Rốt cục thì nói cho hung, đi chùa cho nhiều, cầu cho lắm…cũng vì mỗi một chữ An.
Khi đủ sống rồi thì làm giúp người khác, nhiều người còn khổ lắm. Chứ bon chen cho đến lúc ngày ngày cầm chồng sổ đỏ ra đếm lui đếm tời làm vui cũng buồn chết đi được!
http://nguyenthethinh.blogspot.com/2017/03/a-nang-co-chuyen-anh-nhau-khong-phan.html
"
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017
Ngăn chặn kịch bản phim: Voọc: Bán đảo đầu lâu: VÌ SAO ĐÀ NẴNG KHÔNG CÔNG KHAI QUY HOẠCH SƠN TRÀ?
Như tôi đã nói, có hai nơi dễ làm tổn thương Đà Nẵng, đó là sông Hàn và Sơn Trà.
Năm trước, Đà Nẵng có thuê một công ty tư vấn Hàn Quốc quy hoạch hai bờ sông Hàn, sau đó thì các kiến trúc sư trong nước có nhiều ý kiến không đồng thuận, chủ yếu là do có quá nhiều nhà cao tầng bên bờ sông. Cho đến nay, không biết quy hoạch đó đến đâu rồi, chỉ biết các công trình bên sông tiếp tục mọc lên.
Riêng Sơn Trà, tôi chưa từng nghe có quy hoạch (hồi trước có một công ty của Mỹ làm nhưng ĐN không đồng ý), vì nếu có, thì cái quận Sơn Trà sao lại không biết công ty Biển Tiên Sa bạt cả góc núi của mình, (trong lúc một nhà ở trong hẻm sâu hút đổ một đống cát cũng bị quy tắc đến phạt ngay và luôn?)
Năm ngoái, rộ lên tin làm cáp treo lên Sơn Trà. Sau một hồi tranh cãi, kẻ nói có người nói không, đến giờ cũng không biết có hay không?
Năm ngoái cũng tranh cãi chuyện làm hầm chui qua sông Hàn, kẻ bảo làm người bảo đừng.
Năm ngoái cũng đồn dời tòa nhà Trung tâm hành chính. Kẻ bảo dời, người bảo không.
Nói chung, chuyện quy hoạch Đà Nẵng có cái gì đó rất... mù mờ.
*
Quay lại chuyện Sơn Trà.
Stt trước tôi có nói, nếu Sở NN và PTNT lý luận khu vực Công ty Biển Tiên Sa làm dự án khủng (chỉ riêng móng biệt thự trái phép đã có 40 cái, nghe nói, giá mỗi biệt thự dự bán từ một đến vài triệu đô) thì trên đỉnh Sơn Trà (chỗ gần sân bay trực thăng cũng là rừng nghèo, rất có thể làm khu biệt thự, đỉnh của đỉnh. Liệu một lúc nào đó có cấp cho ai làm không?
Tôi nghi cái cáp treo là nhắm vào khu đất này lắm.
Nếu vậy, Sơn Trà sẽ thành gì?
*
Cần hỏi lại câu: Vì Sao Đà Nẵng không công khai quy hoạch Sơn Trà?
(Vì sao chọn Voọc Sơn Trà là biểu tượng Đà Nẵng?
Cái gì sắp biến mất sẽ thành biểu tượng. :P)
*
Đà Nẵng đang có ba miếng mồi ngon: Sơn Trà, sông Hàn và bờ biển.
Có mồi ngon hẳn có sự giành giật, kẻ phá sơn lâm, kẻ đâm hà bá.
Mọi chuyện lùng bùng thời gian gần đây (ông đánh con gà, bà đánh con vịt) bắt nguồn từ đó. Thật đơn giản như thể... đang giỡn!
*****
Kính gửi các anh lãnh đạo TP Đà Nẵng!
Theo thiển nghĩ của tôi, các anh nên họp Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để xem xét một cách nghiêm túc dự án bạt Sơn Trà. Nếu đã cấp phép thì nên xin lỗi, đền bù cho nhà đầu tư (chứ đừng thấy chưa đủ thủ tục thì tiếp tục hoàn thiện rồi cấp phép), và tuyên bố dừng hẳn. Rừng nghèo thì phát động thanh niên trồng rừng. Trong bối cảnh này không cần ngồi quy trách nhiệm. Để không ảnh hưởng đến ngân sách, thì tôi (hoặc ai đó) xin đứng ra vận động Quỹ Bảo vệ Sơn Trà, bảo đảm sẽ đủ tiền đền. .
Làm được thế, các anh sẽ được nhân dân ủng hộ và con cháu muôn đời sau tri ân.
Con cháu không muốn xem phim: Voọc: Bán đảo đầu lâu.
"http://nguyenthethinh.blogspot.com/2017/03/ngan-chan-kich-ban-phim-vooc-ban-ao-au.html
49.
Trịnh Xuân Thanh và cú ăn chênh 87 tỷ đồng ở Hà Nội
18/03/2017 08:51 GMT+7
Tòa án nhân dân TP.Hà Nội vừa khởi tố vắng mặt Trịnh Xuân Thanh (ảnh) - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) TCty CP Xây lắp dầu khí VN (PVC) - thêm tội “Tham ô tài sản” do chỉ đạo thuộc cấp ăn chia số tiền chênh lệch bán dự án Thanh Hà của Cienco5 Land. Vậy Trịnh Xuân Thanh đã tham ô tài sản như thế nào?
Từ một hợp đồng hợp tác đầu tư
Cuối năm 2009, biết Cty cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 (Cty Cienco5 Land) được thực hiện Dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây, các khu đô thị hoàn vốn trong đó có khu đô thị Thanh Hà - Cienco5 (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), lãnh đạo Cty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1.5 (Cty 1.5) đã gặp gỡ đại diện Cienco5 Land để đặt vấn đề hợp tác cùng đầu tư.
Trong đó, Lê Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Cty 1.5 - đã chỉ đạo Nguyễn Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Cty 1.5 - ký kết Hợp đồng vay vốn số 01 ngày 19.1.2010 với nội dung: “Cty 1.5 cho Cienco5 Land vay 200 tỉ đồng để sử dụng vào mục đích chi phí đầu tư giai đoạn 1 Dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây”. Đổi lại, Cty 1.5 được hưởng quyền ưu tiên hợp tác đầu tư vào khu đô thị Thanh Hà A - Cienco5 do Cienco5 làm chủ đầu tư, giao Cienco5 Land thực hiện dự án.
Theo hợp đồng vay vốn số 01, Cty 1.5 được ưu tiên thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư trên diện tích khoảng 55.000m2 thuộc khu đô thị Thanh Hà A - Cienco5. Bản thỏa thuận được hai bên thống nhất, chỉ có hiệu lực khi Cty 1.5 thực hiện xong hợp đồng. Tuy nhiên, trong khi chưa thực hiện Hợp đồng vay vốn số 01, thì Cty 1.5 đã sử dụng hợp đồng này cùng phụ lục số 01 để huy động vốn của dân dưới hình thức “Hợp đồng giao vốn”. Cụ thể, Cty 1.5 đã thu tiền của các cá nhân trị giá 30% giá trị của lô đất, mặc dù bị Cienco5 Land thông báo hủy hợp đồng vay vốn vì Cty 1.5 không thực hiện hợp đồng, nhưng Cty này vẫn huy động vốn của 429 nhà đầu tư cá nhân với số tiền lừa đảo chiếm đoạt lên tới trên 800 tỉ đồng...
Đến thời điểm cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự, một số lãnh đạo của Cty 1.5 đã chi trên 264 tỉ đồng để mua toàn bộ cổ phần của Cty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương đơn vị được cấp giấy phép xây dựng Dự án tổ hợp công trình Nam Đàn Plaza trên diện tích 9.584m2 tại xã Mỹ Đình, Bắc Từ Liêm, Hà Nội và vụ án Nam Đàn Plaza cũng đã bị cơ quan điều tra khởi tố.
Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo “ăn chia” tới 1/3 giá trị hợp đồng
Cty Xuyên Thái Bình Dương được thành lập năm 2007 gồm 5 cổ đông, trong đó Cty Cổ phần bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) là cổ đông lớn nhất, sở hữu 12.120.000 cổ phần (chiếm 50,5%).
Còn Cty PVP Land có 4 cổ đông, trong đó, TCty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (TCty PVC) là cổ đông lớn nhất, nắm 14.000.000/ 26.500.000 cổ phần. Với cổ phần chi phối nêu trên, ông Trịnh Xuân Thanh - Tổng Giám đốc TCty PVC - cử các ông Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh giữ đại diện quản lý vốn ở Cty PVP Land với chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc. Để thực hiện chủ trương mua toàn bộ cổ phần của Cty Xuyên Thái Bình Dương, với sự môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, ông Lê Hòa Bình gặp gỡ, đàm phán với Đặng Sỹ Hùng (Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch, đại diện Cty PVP Land) và đại diện của một số cổ đông. Kết quả, hợp đồng đặt cọc ngày 27.3.2010 được ký kết giữa bên mua do Lê Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Cty 1.5 - làm đại diện với bên bán là 5 cổ đông của Cty Xuyên Thái Bình Dương. Trong 5 cổ đông đó có đại diện của Cty PVP Land là Đặng Sỹ Hùng theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Sinh.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, đại diện Cty 1.5 ký hợp đồng với từng cổ đông.
Điều rất không bình thường là việc 4/5 cổ đông đều ký bán cho Cty 1.5 với đúng giá hợp đồng đặt cọc, riêng với Cty PVP Land, Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Sinh ký hợp đồng số 66 thì giá bán chỉ có 34 triệu đồng/m2 (như vậy, giá bán giảm tới hơn 1/3 so với giá chung). Tổng giá trị hợp đồng số 66 (giữa Cienco5 Land và Cty 1.5) trị giá gần 192 tỉ đồng, so với mức giá bán chung (52 triệu đồng/m2) thì tổng giá trị hợp đồng này bị giảm hơn 87 tỉ đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Thanh Hà, hội đồng xét xử đã xác định vai trò của Trịnh Xuân Thanh, khi đó là Tổng Giám đốc PVC đã chỉ đạo Nguyễn Ngọc Sinh và Đào Duy Phong, đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land, ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng của các cổ đông theo Hợp đồng đặt cọc để hưởng khoản tiền chênh lệch 87 tỉ đồng. Đây là hành vi tham ô tài sản phải được làm rõ số tiền chênh lệch này đã vào túi những ai?
Quá trình dẫn đến tội phạm của Trịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh sinh ngày 13.2.1966, tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Trình độ học vấn: Cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị.
- Năm 1990, Trịnh Xuân Thanh tốt nghiệp ĐH Kiến trúc, từ năm 1990-1995: Trịnh Xuân Thanh sang Đông Âu làm ăn.
- Năm 1995 về nước, từ năm 1996-2000: Là Phó Giám đốc Cty Detesco của Trung ương Đoàn.
- Từ năm 2000-2004: Trịnh Xuân Thanh làm Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội của TCty Sông Hồng, Bộ Xây dựng.
- Từ năm 2005-2007: Làm Phó Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc của TCty Sông Hồng.
- Từ cuối năm 2007-2009: Chuyển về làm Phó Tổng Giám đốc, rồi Tổng Giám đốc TCty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Từ năm 2009-2013: Làm Chủ tịch HĐQT TCty PVC.
- Tháng 8.2013, Bộ Công Thương điều động Trịnh Xuân Thanh về làm Phó Văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ Công Thương tại Đà Nẵng. Cuối năm 2013-2015: Làm Phó Chánh Văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ Công Thương. Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp thuộc bộ.
- Tháng 5.2015, Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
- Năm 2016, ông Trịnh Xuân Thanh ứng cử ĐBQH khóa XIV tại Hậu Giang và trúng cử với tỉ lệ 75,28%.
- Ngày 15.7.2016, theo kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Hội đồng Bầu cử quốc gia biểu quyết không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh với 100% số phiếu.
- Ngày 8.9.2016, Ban Bí thư họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã biểu quyết 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
- Ngày 15.9.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 51/C46(P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại TCty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; ngày 16.9.2016 ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Hiện Trịnh Xuân Thanh đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế do bỏ trốn.
|
(Theo Lao Động)
48.
17:00 | 16/03/2017
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc các đối tượng đứng sau "bảo kê," đe dọa cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.2017.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tạm dừng triển khai thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc các đối tượng đứng sau "bảo kê," đe dọa cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.2017.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20.3.2017 về việc thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu.
Theo Chinhphu.vn
http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=38731447.
Bộ Tài chính nói về sở hữu cổ phần lớn của Thứ trưởng Kim Thoa
17/03/2017 07:45 GMT+7
Theo đại diện Bộ Tài chính, trước đây đúng là có việc ưu tiên bán cổ phần doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo thỏa thuận từ trước. Tuy nhiên, từ năm 2015, việc lãnh đạo DNNN và người nhà trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp như trường hợp gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã không còn.
Trả lời báo chí tại họp báo về quyền mua cổ phần khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa, ông Nguyễn Duy Long, Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay theo cơ chế cổ phần hóa từ trước đến nay lãnh đạo DN cũng như toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp đều được mua cổ phần của doanh nghiệp đó khi cổ phần hóa.
Việc mua cổ phần của bà Thoa được nua theo hình thức thỏa thuận .
Theo đại diện Bộ Tài chính, trước đây đúng là có việc ưu tiên bán cổ phần DNNN theo thỏa thuận từ trước. Nhưng kể từ năm 2015, để đảm bảo tính minh bạch khi thoái vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp (DN), đã có quy định không được bán thỏa thuận trước mà phải đấu giá công khai trước, sau đó chào cạnh tranh (đấu giá theo điều kiện).
Đã đấu giá công khai thì người mua cũng công khai, cạnh tranh, sòng phẳng với nhau. Điều này tránh việc thỏa thuận giữa hai bên. Việc thỏa thuận chỉ là phương án cuối cùng được áp dụng khi những phương án khác không thành công.
Việc hạn chế thỏa thuận cũng là để tránh trường hợp lãnh đạo DNNN muốn bán cho ông A mà không muốn bán cho ông B nên xây dựng phương án có lợi cho ông A. "Còn thỏa thuận là sẽ còn lên xuống nọ kia, nên giờ quy định rõ không ưu tiên bán thỏa thuận, để hạn chế những tiêu cực đó", đại diện Bộ Tài chính giải thích.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa
|
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, trong Luật phòng, chống tham nhũng đã có quy chế, quy định về việc công khai, minh bạch tài sản. Cán bộ, viên chức làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước nếu xảy ra trường hợp thu nhập, tài sản bất ngờ gia tăng đều phải công khai, minh bạch tài sản, thu nhập để kiểm tra xem nguồn thu nhập, tài sản đó có nguồn gốc chính đáng hay không.
Theo thông tin từ Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương từ năm 2010, bà Hồ Thị Kim Thoa là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của công ty này.
Cũng theo thông tin từ Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (mã chứng khoán DQC), tính đến hết tháng 6/2014, bà Thoa là cổ đông lớn thứ 6 của Điện Quang. Đến ngày 30/11/2014, bà Thoa nắm giữ 1.161.446 cổ phiếu của Điện Quang, tương đương 5,3% vốn. Còn theo số liệu mới nhất được chính công ty Điện Quang công bố ngày 24/1/2017, tỷ lệ cổ phiếu Điện Quang do bà Thoa nắm giữ đến ngày 30/11/2016 đã tăng lên 1.686.415 cổ phiếu với giá trị ước tính lên tới 102 tỷ đồng, tương đương với 4,91% vốn điều lệ của Điện Quang.
Bà Thoa là cổ đông lớn được xếp thứ 6 trong danh sách cổ đông nội bộ và người có liên quan của người nội bộ tại Điện Quang.
Sau khi báo chí đưa tin về số tài sản hàng trăm tỷ đồng gia đình bà Thoa đang nắm tại Điện Quang, chiều 16/2, Văn phòng Ban chấp hành TƯ Đảng thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về nội dung các bài báo liên quan đến bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Tổng bí thư yêu cầu Ủy ban Kiểm tra TƯ chủ trì, phối hợp với các bên liên quan khẩn trương kiểm tra, thanh tra, xem xét, kết luận những nội dung mà các bài báo đã nêu và những vấn đề khác có liên quan đến bà Thoa và sớm báo cáo kết quả.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao các bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Công thương và Thanh tra Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan khối tài sản hàng trăm tỉ đồng của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.
Theo báo cáo quản trị năm 2016 của CTCP Bóng đèn Điện Quang, hiện gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang nắm giữ tổng cộng 11,8 triệu cổ phiếu DQC, chiếm 34,12% vốn điều lệ doanh nghiệp này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/3, cổ phiếu DQC có mức giá 53.000 đồng. Tính theo thị giá cổ phiếu DQC, giá trị tài sản của gia đình Thứ trưởng Thoa tại Điện Quang hiện khoảng 625 tỷ đồng.
|
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/bo-tai-chinh-noi-ve-so-huu-co-phan-lon-cua-thu-truong-kim-thoa-361787.html
46.
Đường thăng tiến 6 tháng của ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh, người cáo quan về quê
11/03/2017 22:05 GMT+7
- Chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, từ chủ một doanh nghiệp tư nhân, ông Nguyễn Văn Cảnh được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng HĐND và đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định.
Theo yêu cầu của UB Kiểm tra TƯ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bình Định sẽ có một đợt kiểm điểm về những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong đó có việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cảnh - người vừa bất ngờ xin thôi làm ĐBQH chuyên trách của UB Khoa học, công nghệ & môi trường để về quê vì lý do cá nhân.
Qua xác minh, trường hợp ông Nguyễn Văn Cảnh (40 tuổi) thăng tiến nhanh một cách đặc biệt.
Ông Nguyễn Văn Cảnh khi là đại biểu chuyên trách. Ảnh: Hoàng Anh |
Tháng 4/2013, từ một chủ doanh nghiệp tư nhân, ông Cảnh được đặc cách tuyển thẳng vào biên chế, làm tại Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định.
Tháng 7 cùng năm, ông đã được đề bạt làm Phó chánh văn phòng rồi chưa đầy 1 tháng sau được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng HĐND tỉnh và đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, một chức vụ tương đương giám đốc sở, hưởng lương trách nhiệm 0,9.
Từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016, ông Cảnh là ủy viên chuyên trách UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa 13.
Ông Cảnh tiếp tục tham gia UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường khóa 14, là Ủy viên thường trực của Ủy ban này.
Đáng nói, để tạo điều kiện cho ông Cảnh thăng tiến, Tỉnh uỷ Bình Định đã hết sức ưu ái khi cùng lúc vừa làm thủ tục bổ sung quy hoạch vừa ra chủ trương bổ nhiệm ông Cảnh, trái với quy định về công tác cán bộ.
Trả lời VTV tối nay, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp cán bộ, Ban Tổ chức TƯ cho biết: "Theo đánh giá, đây là trường hợp thăng tiến nhanh chưa từng có tại Bình Định. Trong khi theo đúng quy định, để quy hoạch lần đầu cần tới 4 bước".
ĐBQH chuyên trách Nguyễn Văn Cảnh bất ngờ xin nghỉ, về quê
Ủy viên thường trực UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của QH Nguyễn Văn Cảnh vừa được Thường vụ QH ban hành nghị quyết cho thôi nhiệm vụ.
Thanh Hóa không biết nữ trưởng phòng thăng tiến 'thần tốc' ở đâu?
Trao đổi với VietNamNet, Sở Xây dựng Thanh Hóa từ chối trả lời bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang làm gì, ở đâu.
Cơ duyên của vụ phó thần tốc Vũ Minh Hoàng
Ông Vũ Minh Hoàng thông thạo nhiều ngoại ngữ nên được nhờ phiên dịch. Rất khó kiếm được người trẻ, nhanh, giỏi như ông.
M.Anh
.
"
Nguyễn Văn Cảnh là cháu ruột của Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, giai đoạn 2010-2015. Hồi 2014, ông Thiện bổ nhiệm Nguyễn Minh Triết (con 3X) làm Bí thư Tỉnh đoàn, đổi lại, 3X nhờ Hùng hói cho cu Cảnh làm ủy viên thường trực UB Khoa học, công nghệ & môi trường QH (hàm thứ trưởng).
Lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy, ông Thiện bổ nhiệm nhiều con cháu, họ hàng sai nguyên tắc tổ chức cán bộ. Ông Tô Tử Thanh, nguyên Bí thư Bình Định giai đoạn 2005 - 2010 và một số vị thuộc Ban tổ chức tỉnh ủy Bình Định đã đâm đơn tố cáo ông Thiện và ông Toàn (phó bí thư Đảng - Quần) lên Ban Bí thư. Ban Bí thư yêu cầu Ủy ban Kiểm tra TW xác minh vụ việc. Tháng 2/1017, Ủy ban Kiểm tra TW có kết luận: "Đồng chí Nguyễn Văn Thiện và đồng chí Lê Kim Toàn có trách nhiệm về các khuyết điểm, vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm một số cán bộ không đúng quy định của Đảng, Nhà nước". Ông Thiện tuy đã về vườn nhưng vẫn đang bị Ủy ban Kiểm tra TW sờ gáy vì mắc nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ giai đoạn 2010-2015. Cu Cảnh mất chỗ dựa nên bèn "cáo lão" về hưu non!
Cu con rể của ông Thiện tên là Lê Nguyễn Chí Cường (33 tuổi). Cu Cường trước đây công tác ở cảng Quy Nhơn. Lúc thực hiện cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, ông Thiện chỉ đạo cho cu Cường ăn một mớ đậm. Cu Cường hiện là Phó phòng Quy hoạch - Kế hoạch - Tổng hợp thuộc Sở KH&ĐT tỉnh (thuộc diện quy hoạch Phó giám đốc sở giai đoạn 2015-2020), nhưng chuyến này chắc cũng ra rìa luôn.
Cái này gọi là cây đổ bầy khỉ tan ...
"
https://www.facebook.com/truyen.dinhba/posts/1665473893469263
45.
TTO - Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định cho biết như vậy và nói sắp tới Tỉnh ủy sẽ có kiểm điểm để làm rõ vụ việc này.
Văn bản 863 đang lưu tại Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định - Ảnh: DUY THANH chụp lại |
Chiều 15-3, ông Trần Kim Hùng - trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định - cho biết có bất thường trong hồ sơ cử ông Lê Nguyễn Chí Cường (34 tuổi, hiện là phó phòng quy hoạch - kế hoạch tổng hợp Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Định) đi học lớp cao cấp lý luận chính trị vào năm 2014.
Ông Cường là con rể ông Nguyễn Văn Thiện, bí thư Tỉnh ủy Bình Định khóa XVIII (2010-2015). Theo ông Hùng, sắp tới trong Tỉnh ủy sẽ có kiểm điểm để làm rõ vụ việc này.
Sở Kế hoạch và đầu tư
ra quyết định cử đi học!
Ông Hùng nói theo quy trình thông thường, việc cử cán bộ lãnh đạo phòng cấp sở và tương đương đi học cao cấp lý luận chính trị do Ban tổ chức Tỉnh ủy ra quyết định cử đi.
Tuy nhiên, trường hợp ông Cường, sau khi Ban thường vụ Tỉnh ủy gửi văn bản xin bổ sung cho ông này học cao cấp lý luận chính trị thì Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) không gửi trả lời cho Tỉnh ủy hoặc Ban tổ chức Tỉnh ủy, mà lại gửi cho Sở Kế hoạch và đầu tư, giám đốc sở này lại ra quyết định cử ông Cường đi học.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thúc Đĩnh - giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định - cho biết vào thời điểm trước khi đi học, ông Cường mang về cơ quan nộp hai văn bản, gồm thông báo triệu tập học viên nhập học của trường và công văn số 863-CV/TU ngày 5-9-2014 do ông Lê Kim Toàn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, thay mặt Ban thường vụ Tỉnh ủy khóa XVIII - ký gửi Ban Tổ chức trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đề nghị xem xét cho tỉnh được cử bổ sung ông Cường học lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung năm học 2014-2015.
“Tôi thấy có công văn của Tỉnh ủy, rồi thông báo nhập học của trường, trong đó có nội dung là có quyết định cử đi học của cơ quan quản lý học viên, nên làm quyết định cử anh Cường đi học cho đủ hồ sơ thủ tục” - ông Đĩnh giải thích.
Một người, hai văn bản quy hoạch khác nhau
Điều bất ngờ là trong công văn số 863-CV/TU ngày 5-9-2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Định xin bổ sung cho ông Cường đi học (bản photocopy) do ông Đĩnh cung cấp cho chúng tôi có nội dung khác với công văn cùng số, cùng ngày ký, cùng người ký đang lưu tại Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định.
Theo đó, công văn đang lưu tại Sở Kế hoạch và đầu tư ghi chức vụ ông Cường là “phó trưởng phòng tổng hợp Sở Kế hoạch và đầu tư, chức danh quy hoạch: cán bộ nguồn lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Định”.
Còn công văn lưu tại Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định thì ông Cường có “chức danh quy hoạch: trưởng phòng, Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Định”.
Chưa hết, ngày 8-9-2014, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Định mới có quyết định bổ nhiệm ông Cường làm phó trưởng phòng quy hoạch - kế hoạch tổng hợp. Nhưng cả hai công văn cùng số 863 của Ban thường vụ Tỉnh ủy đề ngày 5-9-2014 (trước 3 ngày) đã ghi chức danh ông Cường là phó trưởng phòng.
Ông Đĩnh cho hay ông không biết vì sao văn bản của Tỉnh ủy lại biết sớm việc bổ nhiệm chức vụ cho ông Cường như vậy, đồng thời cũng cho hay thời điểm bổ nhiệm thì ông Cường mới chuyển từ cảng Quy Nhơn về, chỉ được quy hoạch là phó phòng chứ sở chưa quy hoạch các chức vụ cao hơn.
Trả lời Tuổi Trẻ vì sao có đến hai công văn cùng số 863-CV/TU, cùng ngày 5-9-2014, cùng do một người ký nhưng lại có nội dung khác nhau, ông Lê Kim Toàn nói ông chỉ ký văn bản xin bổ sung ông Cường học cao cấp lý luận chính trị trong đó có nội dung ông Cường là phó trưởng phòng, được quy hoạch làm trưởng phòng của Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Định, do Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định tham mưu.
Còn văn bản đang lưu ở Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Định, ông Toàn nói chưa tìm được bản có dấu mộc đỏ vì chỉ có bản photocopy và không rõ vì sao có “dị bản” này.
Như Tuổi Trẻ ngày 31-8-2016 đã phản ánh, qua kiểm tra hồ sơ kết nạp Đảng của ông Lê Nguyễn Chí Cường, cơ quan chức năng tỉnh Bình Định phát hiện việc kết nạp có vi phạm điều lệ Đảng. Đây là vấn đề đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương vào cuộc xác minh, xử lý.
Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương đặc cách tuyển con trai làm phó phòng
Ngày 15-3, ông Bùi Hữu Uyển - ủy viên ban thường vụ kiêm chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương - cho biết ngày 14-3 Ban thường vụ Tỉnh ủy đã đến Sở Nội vụ để đọc quyết định kiểm tra các dấu hiệu sai phạm theo kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ nhằm đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp đối với ông Phạm Văn Tỏ - tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương.
Trước đó, ông Tỏ đã ký quyết định đặc cách cho con trai mình là ông Phạm Văn Kháng (37 tuổi) giữ chức vụ phó trưởng phòng việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH Hải Dương) mà không cần qua thi tuyển công chức.
Trong quá trình Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương thì con trai ông Tỏ mới tự nguyện nộp đơn xin chuyển về đơn vị cũ công tác.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Doãn Quang - giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương - xác nhận thông tin ông Phạm Văn Kháng từng được Sở Nội vụ phê duyệt về làm phó trưởng phòng việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương) mà không qua thi tuyển công chức.
|
44.
Khởi tố Trịnh Xuân Thanh tội tham ô tài sản
TTO - Trong phiên xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh về tội tham ô tài sản.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: Hoàng Thế |
Ngày 15-3, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án vụ án lừa đảo xảy ra tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Đáng chú ý, trước khi kết thúc phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Văn Sơn - chủ toạ phiên tòa - đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (ông Thanh đã bị khởi tố, truy nã quốc tế trong một vụ án khác - PV) về tội tham ô tài sản.
Đồng thời HĐXX cũng công bố quyết định ông Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), Đào Duy Phong, nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land, Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Thái Kiều Hương - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vietsan và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do) cùng về tội tham ô tài sản.
Theo HĐXX, căn cứ vào hồ sơ vụ án, căn cứ vào kết quả xét hỏi và tranh luận tại tòa, có căn cứ để xác định bị can Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Nguyễn Ngọc Sinh và Đào Duy Phong, đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty cổ phần dịch vụ xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng của các cổ đông để hưởng khoản tiền chênh lệch giá 18 triệu đồng/m2.
Liên quan đến vụ án lừa đảo xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, theo tài liệu tố tụng, ông Lê Hòa Bình, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần 1/5 đã ký tổng cộng gần 500 hợp đồng góp vốn (thực chất là mua quyền sử dụng đất tại dự án Thanh Hà A) với tổng diện tích hơn 80.000m2, tương đương hơn gần 800 tỉ đồng.
Trước đó, theo hợp đồng hợp tác giữa Cienco 5 Land, chủ đầu tư dự án Thanh Hà A, thì Công ty 1/5 cho Cienco 5 Land vay 200 tỉ đồng. Đổi lại, Công ty 1/5 được ưu tiên thực hiện hợp tác đầu tư vào Khu đô thị Thanh Hà A (thuộc quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, Hà Nội) với diện tích 55.000m2.
Tuy nhiên, do Công ty 1/5 không chuyển vốn, nên Cienco 5 Land đã có văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng.
Theo kết quả điều tra, mặc dù bị xóa bỏ vai trò đối tác đầu tư trong dự án khu đô thị Thanh Hà, nhưng ông Bình cùng các đồng phạm đã sử dụng bản hợp đồng bị hủy và “vẽ” ra các lô đất để bán, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ngoài việc công bố quyết định khởi tố Trịnh Xuân Thanh và một số bị cáo khác, HĐXX quyết định chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Bình và Thoa về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Không chấp nhận kháng cáo của hai bị cáo này về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để điều tra lại đối với các bị cáo Bình, Phong và bị cáo Duy.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46), Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC, đồng thời khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh để điều tra về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Do ông Thanh đang bỏ trốn nên cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã quốc tế với bị can này.
|
43.
Bí thư Đà Nẵng đã biết dư luận về tài sản của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ
(GDVN) - Trong khi đó, ông Thơ cho biết, tài sản của mình đã được kê khai đầy đủ trong hồ sơ cán bộ, đảng viên...
Chủ tịch Đà Nẵng và nỗi lo ô nhiễmChủ tịch Đà Nẵng có bài phát biểu chào đón Tuần lễ cấp cao APEC 2017Ông Huỳnh Đức Thơ: “Đà Nẵng không có chỗ dung thứ cho tội phạm”
Dư luận Đà Nẵng gần đây xôn xao về khối tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch đương nhiệm của Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Viết Hưng - Trưởng Văn phòng Luật sư Công lý Hà Nội cho biết, việc những ngày gần đây đã xôn xao về khối tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Luật sư Trần Viết Hưng nhận định, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai và tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã kê khai.
Nếu có các căn cứ như việc không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập hoặc việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của ông Huỳnh Đức Thơ xem có vi phạm các quy định về việc kê khai tài sản không?
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đang bị dư luận đặt câu hỏi về việc sở hữu khối tài sản trị giá lớn tại Đà Nẵng, Quảng Nam. (Ảnh minh họa: Nam Nguyễn) |
Theo thông tin phản ánh, việc ông Huỳnh Đức Thơ sở hữu nhiều tài sản là bất động sản tại nhiều vị trí đẹp tại tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng cũng như việc sở hữu số vốn, cổ phần rất lớn tại các doanh nghiệp như vậy đã đặt một dấu hỏi lớn cho dư luận, cần phải xác minh nguồn gốc hình thành số tài sản trên, cũng như giá trị thực của tất cả các khu đất kể trên nếu cộng lại lên tới nhiều chục tỷ đồng theo giá thị trường hiện tại.
Ông Hưng đề nghị, cũng liên quan đến việc kê khai tài sản, mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra cùng các bộ ban ngành liên quan thanh, kiểm tra, kết luận những nội dung báo chí đã phản ánh về tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ở Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Với các thông tin phản ánh về tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, mong rằng Thành ủy Đà Nẵng và các cơ quan Trung ương sớm vào cuộc làm rõ.
Trên Báo Gia đình Việt Nam, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết: "Tất cả tài sản được khai đầy đủ trong hồ sơ công chức, đảng viên. Nếu ai phát hiện điều gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra".
Liên quan đến thông tin tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, trao đổi với Báo điện tử Tổ Quốc, ông Đào Tấn Bằng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho biết “chưa biết thông tin này và Thường trực Thành ủy cũng chưa nắm được nên chưa có ý kiến gì”.
Qua điện thoại, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết, ông cũng vừa mới nghe thông tin này, do đang đi công tác tại Hà Nội, nên chưa nắm được sự việc cụ thể.
“Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác, tôi sẽ tìm hiểu sự việc”, ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Trong diễn biến liên quan, trả lời báo Gia đình Việt Nam chiều ngày 14/3, ông Võ Công Trí, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng cho biết:
"Đồng chí Thơ thuộc diện Trung ương quản lý. Theo luật, cơ quan nào quản lý thì cơ quan ấy trực tiếp quản lý về kê khai tài sản. Thành uỷ không quản lý nên tôi cũng hoàn toàn không biết gì về việc này".
Theo ông Trí, việc kê khai tài sản thường bên Uỷ ban có thể người ta giữ bản lưu, còn bản chính báo cáo cơ quan quản lý cán bộ giữ.
Trong trường hợp có đơn thư tố cáo, có ý kiến thì cơ quan có thẩm quyền người ta mới xác minh...
Trên Báo Gia đình Việt Nam, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết: "Tất cả tài sản được khai đầy đủ trong hồ sơ công chức, đảng viên. Nếu ai phát hiện điều gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra".
Liên quan đến thông tin tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, trao đổi với Báo điện tử Tổ Quốc, ông Đào Tấn Bằng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho biết “chưa biết thông tin này và Thường trực Thành ủy cũng chưa nắm được nên chưa có ý kiến gì”.
Qua điện thoại, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết, ông cũng vừa mới nghe thông tin này, do đang đi công tác tại Hà Nội, nên chưa nắm được sự việc cụ thể.
“Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác, tôi sẽ tìm hiểu sự việc”, ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Trong diễn biến liên quan, trả lời báo Gia đình Việt Nam chiều ngày 14/3, ông Võ Công Trí, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng cho biết:
"Đồng chí Thơ thuộc diện Trung ương quản lý. Theo luật, cơ quan nào quản lý thì cơ quan ấy trực tiếp quản lý về kê khai tài sản. Thành uỷ không quản lý nên tôi cũng hoàn toàn không biết gì về việc này".
Theo ông Trí, việc kê khai tài sản thường bên Uỷ ban có thể người ta giữ bản lưu, còn bản chính báo cáo cơ quan quản lý cán bộ giữ.
Trong trường hợp có đơn thư tố cáo, có ý kiến thì cơ quan có thẩm quyền người ta mới xác minh...
Theo Báo điện tử Tổ quốc
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Bi-thu-Da-Nang-da-biet-du-luan-ve-tai-san-cua-Chu-tich-Huynh-Duc-Tho-post175063.gd
42.
Bạn đọc | Đơn thư | 17:02 14/03/2017
Dư luận Đà Nẵng gần đây đang xôn xao về khối tài sản "khủng" của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch đương nhiệm của UBND TP Đà Nẵng.
Theo nguồn tin riêng mà phóng viên báo Gia đình Việt Nam có được, ông Huỳnh Đức Thơ đã kê khai tài sản, thu nhập với nhiều nhà ở, công trình xây dựng, góp vốn vào các cơ sở sản xuất kinh doanh với số tiền nhiều tỷ đồng.
Cụ thể, khi còn làm Phó Chủ tịch Đà Nẵng (năm 2014) ông Thơ sở hữu căn nhà có diện tích xây dựng 300 m2 cùng 04 mảnh đất tại nhiều vị trí đẹp ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Chủ tịch Đà Nẵng cũng kê khai thêm tài sản góp vốn đất trồng rừng và đất nuôi tôm.
Đáng chú ý trong bản kê khai, ông Thơ đã góp vốn vào 04 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2.5 tỷ đồng (tuy nhiên không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào) và mua cổ phiếu Công ty Dana_Ý 500 triệu đồng từ năm 2007.
Trước phản ánh trên, trao đổi với phóng viên báo GĐVN, ông Huỳnh Đức Thơ đã thừa nhận toàn bộ những tài sản trong bản kê trên. "Tất cả tài sản được khai đầy đủ trong hồ sơ công chức, đảng viên. Nếu ai phát hiện điều gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra"- Ông Thơ thông tin.
Liên quan đến vụ việc, Luật sư Trần Viết Hưng, Trưởng Văn phòng Luật sư công lý Hà Nội nhận định, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai và tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã kê khai.
Nếu có các căn cứ như việc không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập; việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của ông Huỳnh Đức Thơ xem có vi phạm các quy định về việc kê khai tài sản không.
Việc ông Huỳnh Đức Thơ sở hữu nhiều tài sản là bất động sản tại nhiều vị trí đẹp tại Quảng Nam và Đà Nẵng cũng như việc sở hữu số vốn, cổ phần rất lớn tại các doanh nghiệp như vậy chắc chắn cũng đặt một dấu hỏi lớn cho dư luận đó là cần phải xác minh nguồn gốc hình thành số tài sản trên, cũng như giá trị thực của tất cả các khu đất kể trên nếu cộng lại lên tới nhiều chục tỷ đồng nếu theo giá thị trường hiện tại.
Luật sư Hưng cho biết thêm, liên quan đến việc kê khai tài sản, mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra cùng các bộ ban ngành liên quan thanh, kiểm tra, kết luận những nội dung báo chí đã phản ánh về tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ở Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
“Với các thông tin phản ánh về tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, mong rằng Thành ủy Đà Nẵng và các cơ quan Trung ương sớm vào cuộc làm rõ”- Luật sư Hưng đề nghị.
Chiều ngày 14/3, trao đổi với phóng viên báo Gia đình Việt Nam, ông Võ Công Trí, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng cho biết: "Đồng chí Thơ thuộc diện Trung ương quản lý. Theo luật, cơ quan nào quản lý thì cơ quan ấy trực tiếp quản lý về kê khai tài sản. Thành Uỷ không quản lý nên tôi cũng hoàn toàn không biết gì về việc này".
Ông Trí cho biết thêm, việc kê khai tài sản thường bên Uỷ ban có thể người ta giữ bản lưu, còn bản chính báo cáo cơ quan quản lý cán bộ họ giữ. Trong trường hợp có đơn thư tố cáo, có ý kiến thì cơ quan có thẩm quyền người ta mới xác minh...
Trong khi đó, trả lời báo chí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng cho biết, ông vừa mới nghe thông tin này, do hiện đang đi công tác tại Hà Nội, nên chưa nắm được sự việc cụ thể. “Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác, tôi sẽ tìm hiểu sự việc”, ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Báo Gia đình Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc!
An Nhiên
41.
"
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng làm tạp vụ
Thông tin trên được bà Lương Thị Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thanh Hóa khẳng định với tờ Dân Việt.
Theo đó, ngày 1/3/2010, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa ký hợp đồng lao động, thời hạn 1 năm đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Trong hợp đồng lao động này, bà Quỳnh Anh được cơ quan giao công việc là nhân viên tạp vụ, chịu sự quản lý của Chánh, Phó văn phòng LĐLĐ.
“Trong thời gian làm việc tại đây, cô Trần Vũ Quỳnh Anh đảm nhiệm công việc làm tạp vụ văn phòng, theo hợp đồng lao động có thời hạn là 1 năm. Tuy nhiên, sau 8 tháng làm việc, cô Quỳnh Anh có đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng. Do đó, ngày 21/10/2010, lãnh đạo cơ quan có quyết định chấm dứt hợp đồng từ ngày 11/11/2010”, bà Minh nói.
Cũng theo bà Minh, đối với những trường hợp thuộc diện hợp đồng lao động từ 12 tháng trở xuống, sau khi người lao động làm đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng theo nguyện vọng cá nhân, cơ quan sẽ hoàn trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động.
Như vậy trong vòng năm năm từ một nhân viên tạp vụ em ấy đã phấn đấu đến chức trưởng phòng của một sở, và còn được quy hoạch nguồn PGD (Trong thời gian làm việc tại đây em ấy sinh con hai lần, mình tính tầm năm không làm việc, vậy là thời gian làm còn 4 năm)
Ngoài thời gian làm việc phục vụ nhơn dơn em ấy còn hoàn thành xuất sắc các khóa thi và học làm ngạc nhiên bao đồng nghiệp trang lứa
1 Thi tuyển chọn cán bộ hợp đồng có quỹ lương tại sở xây dựng
2 Kỳ thi tuyển công chức của tỉnh
3 Kỳ thi tuyển chức danh phó phòng ( đứng nhất)
4 Kỳ thi tuyển thạc sỹ MBA
5 Kỳ thi tuyển chức danh trưởng phòng (nhât)
6Tham gia học bồi dưỡng kiến thức nghành chuyên viên
7 Hoàn thành khóa học lý luận chính trị cao cấp
Trường hợp này phải nói là thiên tài của đảng, hạt giống đỏ của quê hương Hàm Rồng.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2306882809450636&id=100003868198858
40.
Trị bệnh bổ nhiệm thần tốc, bất thường
TTO - Công tác cán bộ hiện đang là mảnh đất màu mỡ để một số cá nhân nắm giữ quyền sinh sát về nhân sự ở một số cơ quan đơn vị trục lợi, kiếm chác, tham nhũng, tiêu cực.
Thời gian gần đây dư luận bàn tán xôn xao về trường hợp bổ nhiệm thần tốc và bất thường đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Bà này chỉ sau gần 5 năm bước chân vào cơ quan nhà nước, từ một nhân viên tạp vụ lên chức trưởng phòng ở một sở khá quan trọng, đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu.
Trước vụ việc ở Thanh Hóa, có không ít trường hợp bổ nhiệm tương tự đã bị phát hiện. Ngay cả cơ quan có chức năng cao nhất của nước ta trong lĩnh vực thanh tra như Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến bổ nhiệm cán bộ trong thời gian dài.
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng công tác cán bộ hiện đang là mảnh đất màu mỡ để một số cá nhân nắm giữ quyền sinh sát về nhân sự ở một số cơ quan đơn vị trục lợi, kiếm chác, tham nhũng, tiêu cực.
Lý do là hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ mang lại nhiều lợi ích vật chất nhưng ít để lại dấu vết, dễ che giấu và rất khó phát hiện. Trong khi đó, hiếm có trường hợp nào bị xử lý kỷ luật do bổ nhiệm trái quy định, sai nguyên tắc, cùng lắm chỉ bị nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Trở lại câu chuyện bổ nhiệm đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng có sự nâng đỡ, chống lưng của ai đó? Bởi vì, việc một người quá trẻ, chưa thể hiện được năng lực gì rõ ràng mà thăng tiến như vậy rất bất thường.
Vậy bài thuốc nào để chữa căn bệnh bổ nhiệm thần tốc, bất thường đang lây lan như hiện nay?
Trước hết, các cơ quan có thẩm quyền cần hạn chế quyền lực của người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Theo đó, cần tách vai trò quyết định của người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành ra khỏi công tác cán bộ mà giao cho cấp ủy quyết định (người đứng đầu không đồng thời là bí thư cấp ủy, bí thư ban cán sự, không trực tiếp, chủ trì làm công tác cán bộ).
Đây là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết căn cơ tình trạng tùy tiện trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ của người đứng đầu, nhất là các cơ quan ngành dọc, sở, ban, ngành, đoàn thể.
Tiếp đó, cần công khai việc bổ nhiệm cán bộ, công chức trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để người dân và cán bộ, công chức giám sát.
Những trường hợp chưa đủ điều kiện, có sự ưu ái, cất nhắc sẽ nhanh chóng bị phát hiện, xác minh để xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ để phát hiện, xử lý các trường hợp bổ nhiệm không đúng quy định, kiên quyết thu hồi ngay quyết định bổ nhiệm sai, dù việc bổ nhiệm có thể diễn ra trước đó rất lâu.
Đồng thời, cần chú trọng đến việc xác minh thông tin phản ánh từ cơ quan báo chí, dư luận xã hội để điều tra, làm rõ đối với các vụ việc có dấu hiệu sai phạm, tuyệt đối không bao che, dung túng cho hành vi vi phạm.
Luân chuyển, điều động cán bộ, không để một người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở một vị trí quá lâu.
Song song đó, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực của người đứng đầu trong việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ. Bởi vì đây là nguyên nhân có thể dẫn đến phe cánh, tiêu cực, cục bộ ngành, địa phương trong công tác cán bộ.
|
Phạm Văn Chung
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170312/tri-benh-bo-nhiem-than-toc-bat-thuong/1278770.html39b. Tin cũ 2016
Thanh Hóa đề nghị xử lý 'tin xuyên tạc về Bí thư tỉnh'
19/09/2016 12:42 GMT+7
- Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị xử lý các thông tin sai sự thật về Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến.
Trả lời VietNamNet trưa nay, ông Đỗ Trọng Hưng - Phó bí thư thường trực tỉnh Thanh Hoá xác nhận, Tỉnh uỷ vừa có văn bản gửi Ban Tuyên giáo, Bộ TT&TT và các cơ quan báo chí về những tin đồn thất thiệt liên quan đến Bí thư tỉnh.
Chánh văn phòng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) Đặng Khắc Lợi cũng cho biết, Bộ TT&TT đã nhận được công văn của Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Theo công văn, thời gian gần đây, một số tờ báo, nhất là các blog, mạng xã hội đã đăng những tin, bài phản ánh không đúng tình hình Thanh Hoá, trong đó có một số bài viết hoàn toàn sai sự thật, không có cơ sở, vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, mà trực tiếp là Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến |
Việc này làm ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá cũng khẳng định: Những thông tin mà một số tờ báo điện tử, blog, mạng xã hội viết về Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá cho biết, đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với TƯ và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Để kịp thời ngăn chặn việc đưa các thông tin không chính xác nêu trên; bảo vệ uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá nói chung và Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT quan tâm, chỉ đạo một số việc.
Trong đó, kiên quyết không đăng các bài viết nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá mà không có căn cứ, không có cơ sở. Ngăn chặn các blog, mạng xã hội đưa tin, phản ánh tình hình sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật...
Trước đó, trao đổi với PV, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến khẳng định thông tin trên mạng xã hội về "tài sản của bồ nhí Bí thư Thanh Hóa" là bịa đặt.
Trước đó, trao đổi với PV, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến khẳng định thông tin trên mạng xã hội về "tài sản của bồ nhí Bí thư Thanh Hóa" là bịa đặt.
Ông Chiến cũng cho biết thêm, ngoài sự vào cuộc của Công an tỉnh Thanh Hoá, ông đã đề nghị cả Bộ Công an vào cuộc.
Hoàng Sang - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thanh-hoa-de-nghi-xu-ly-tin-xuyen-tac-ve-bi-thu-tinh-327489.html
BTO- Trong mấy ngày qua, dư luận xã hội và báo chí đề cập khá nhiều đến vụ bẻ hoa Mai Anh Đào tại hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt. Là người có liên quan và chịu trách nhiệm chính, chiều ngày 11/3/2017, bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thông qua Báo Bình Thuận điện tử có thư xin lỗi về sự việc đáng tiếc này, Báo Bình Thuận điện tử đăng nguyên văn thư xin lỗi của bà Phạm Thị Minh Hiếu gửi đến cùng độc giả.
THƯ XIN LỖI
Kính gửi: Báo Bình Thuận và các cơ quan báo chí
Tôi là Phạm Thị Minh Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận.
Về sự việc bẻ hoa Mai Anh Đào tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà cộng đồng mạng, báo chí đã đưa tin; cũng như thái độ ứng xử với nhóm thanh niên ở hồ Tuyền Lâm và việc tôi đã dùng một số từ ngữ chưa chính xác tại buổi sinh hoạt đầu tuần vào sáng ngày 6/3/2017 của Sở Tư pháp; tôi xin thừa nhận mình đã sai trong sự việc này và rất lấy làm tiếc đã gây ra dư luận không tốt trong những ngày qua, làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến tập thể cơ quan, địa phương tỉnh nhà…
Tôi luôn tôn trọng tất cả mọi người, sự việc xảy ra vừa qua là do lỗi của tôi đã làm phiền lòng tất cả mọi người. Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc về thái độ ứng xử trong cuộc đời tôi, xin thành thật xin lỗi và mong tất cả mọi người tha thứ, bỏ qua. Trong thời gian tới, tôi sẽ chú ý rèn luyện, thận trọng hơn trong văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói của mình.
Tôi rất chân thành khi nói lên điều này và một lần nữa thông qua các cơ quan báo chí cho tôi được gửi lời xin lỗi đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các cơ quan báo chí, đến tập thể cơ quan, đến toàn thể mọi người, đặc biệt là nhóm thanh niên đã nói chuyện, chụp hình tôi và rất mong mọi người thông cảm, tha lỗi cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
PhanThiết, ngày 11 tháng 3 năm 2017
Người viết thư
(đã ký)
Phạm Thị Minh Hiếu
http://www.baobinhthuan.com.vn/xa-hoi/vu-be-hoa-mai-anh-dao-tai-ho-tuyen-lam-da-lat-ba-pham-thi-minh-hieu-thong-qua-bao-binh-thuan-dien-tu-co-thu-xin-loi-ve-su-viec-95148.html
Nữ Phó giám đốc sở bẻ hoa công khai xin lỗi chiều nay
11/03/2017 13:20 GMT+7
- Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa hôm nay đã ký văn bản yêu cầu Phó giám đốc Sở Tư pháp phải xin lỗi công khai trên báo chí về hành vi bẻ hoa tại hồ Tuyền Lâm, đồng thời xin lỗi nhóm thanh niên đã góp ý tại hiện trường nhưng bị bà hỏi giấy tờ.
Chiều qua, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp nghe bà Phạm Thị Minh Hiếu và Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo lại toàn bộ sự việc.
Bà Hiếu vẫn không thừa nhận hành vi bẻ hoa mà khẳng định là do tài xế Nguyễn Minh Tâm bẻ đưa cho bà. Bà chỉ cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được bình tĩnh khi nói chuyện với những thanh niên góp ý chuyện bẻ hoa.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu tại thời điểm xảy ra sự việc |
UBND tỉnh nhận định, dù bà Hiếu có trực tiếp bẻ hay do ai đó trong đoàn bẻ, thì với tư cách là trưởng đoàn lẽ ra bà phải ngăn cản nhưng bà lại cầm hoa đã được bẻ để chụp hình là sai.
Đáng nói, thái độ ứng xử, phát ngôn thiếu tế nhị, thiếu thận trọng của bà Hiếu, nhất là những phát biểu ngay tại hiện trường xảy ra vụ việc và tại cuộc họp vào sáng 6/3 tại Sở Tư pháp không phù hợp với văn hoá ứng xử.
Hành vi của bà Hiếu được đánh giá tuy thiệt hại về vật chất không lớn, nhưng đã ảnh hưởng lớn đến uy tín cá nhân bà Hiếu, uy tín của sở Tư pháp và hình ảnh của địa phương, gây ra phản ứng gay gắt trong xã hội, bức xúc trong công chúng.
UBND tỉnh chỉ đạo: Ngay trong hôm nay, bà Hiếu phải chính thức có hình thức công khai xin lỗi một cách cầu thị, thành khẩn trên báo chí và nhóm thanh niên đã trực tiếp góp ý tại hiện trường, đồng thời rút kinh nghiệm sâu sắc, nhất là văn hoá ứng xử, có biện pháp khắc phục cụ thể.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp tổ chức kiểm điểm đối với bà Hiếu tại chi bộ và hội nghị cán bộ chủ chốt của Sở với tinh thần sai đến đâu thì xử lý đến đó và báo cáo kết quả xử lý cho UBND tỉnh trước ngày 15/3.
Sau cuộc họp, UBND tỉnh đã có văn bản khẩn gửi Thường trực Tỉnh uỷ báo cáo kết quả xác minh, xử lý vụ việc để Thường trực Tỉnh uỷ có những bước xử lý tiếp theo.
Được biết, bà Hiếu đã soạn một văn bản xin lỗi đến tất cả mọi người và sẽ công khai ngay chiều nay.
THƯ XIN LỖI
Kính gửi: Báo Bình Thuận và các cơ quan báo chí
Tôi là: Phạm Thị Minh Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận.
Về sự việc bẻ hoa Mai Anh Đào tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà cộng đồng mạng, báo chí đã đưa tin; cũng như thái độ ứng xử với nhóm thanh niên ở hồ Tuyền Lâm và việc tôi đã dùng một số từ ngữ chưa chính xác tại buổi sinh hoạt đầu tuần vào sáng ngày 06/3/2017 của Sở Tư pháp; tôi xin thừa nhận mình đã sai trong sự việc này và rất lấy làm tiếc đã gây ra dư luận không tốt trong những ngày qua, làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến tập thể cơ quan, địa phương tỉnh nhà…
Tôi luôn tôn trọng tất cả mọi người, sự việc xảy ra vừa qua là do lỗi của tôi đã làm phiền lòng tất cả mọi người. Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc về thái độ ứng xử trong cuộc đời tôi, xin thành thật xin lỗi và mong tất cả mọi người tha thứ, bỏ qua. Trong thời gian tới, tôi sẽ chú ý rèn luyện, thận trọng hơn trong văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói của mình.
Tôi rất chân thành khi nói lên điều này và một lần nữa thông qua các cơ quan báo chí cho tôi được gửi lời xin lỗi đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các cơ quan báo chí, đến tập thể cơ quan, đến toàn thể mọi người, đặc biệt là nhóm thanh niên đã nói chuyện, chụp hình tôi và rất mong mọi người hiểu, thông cảm,bỏ qua cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn !
|
Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp
Bà Hiếu cho rằng khu vực hồ Tuyền Lâm không có biển cấm bẻ hoa nên chỉ có lỗi là không giữ gìn hình ảnh cá nhân nơi công cộng...
Phó chủ tịch Hội nói về hành vi phản cảm của một số phụ nữ
Phó chủ tịch Hội LHPN VN nói bà rất phản đối những hình ảnh thiếu văn hóa, phản cảm như bẻ hoa. Hội có nhiều hình thức để phản đối.
Vụ bẻ hoa anh đào: "Tôi mong mọi người bỏ qua"
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, tỏ ra mệt mỏi vì có liên quan đến vụ việc bẻ hoa anh đào để chụp ảnh ở Đà Lạt và mong mọi người bỏ qua.
Nữ Phó giám đốc sở nghi bẻ hoa ở Đà Lạt
Một nữ cán bộ ở Bình Thuận được cho là bẻ hoa Mai Anh Đào khi đi du lịch khiến người Đà Lạt giận dữ.
Lê Huân
38.
Đường thăng tiến 6 tháng của ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh, người cáo quan về quê
11/03/2017 22:05 GMT+7
- Chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, từ chủ một doanh nghiệp tư nhân, ông Nguyễn Văn Cảnh được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng HĐND và đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định.
Theo yêu cầu của UB Kiểm tra TƯ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bình Định sẽ có một đợt kiểm điểm về những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong đó có việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cảnh - người vừa bất ngờ xin thôi làm ĐBQH chuyên trách của UB Khoa học, công nghệ & môi trường để về quê vì lý do cá nhân.
Qua xác minh, trường hợp ông Nguyễn Văn Cảnh (40 tuổi) thăng tiến nhanh một cách đặc biệt.
Ông Nguyễn Văn Cảnh khi là đại biểu chuyên trách. Ảnh: Hoàng Anh |
Tháng 4/2013, từ một chủ doanh nghiệp tư nhân, ông Cảnh được đặc cách tuyển thẳng vào biên chế, làm tại Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định.
Tháng 7 cùng năm, ông đã được đề bạt làm Phó chánh văn phòng rồi chưa đầy 1 tháng sau được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng HĐND tỉnh và đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, một chức vụ tương đương giám đốc sở, hưởng lương trách nhiệm 0,9.
Hơn 1 năm sau đó, ông Cảnh được bổ nhiệm làm ủy viên thường trực UB Khoa học, công nghệ & môi trường của QH.
Đáng nói, để tạo điều kiện cho ông Cảnh thăng tiến, Tỉnh uỷ Bình Định đã hết sức ưu ái khi cùng lúc vừa làm thủ tục bổ sung quy hoạch vừa ra chủ trương bổ nhiệm ông Cảnh, trái với quy định về công tác cán bộ.
Trả lời VTV tối nay, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp cán bộ, Ban Tổ chức TƯ cho biết: "Theo đánh giá, đây là trường hợp thăng tiến nhanh chưa từng có tại Bình Định. Trong khi theo đúng quy định, để quy hoạch lần đầu cần tới 14 bước".
ĐBQH chuyên trách Nguyễn Văn Cảnh bất ngờ xin nghỉ, về quê
Ủy viên thường trực UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của QH Nguyễn Văn Cảnh vừa được Thường vụ QH ban hành nghị quyết cho thôi nhiệm vụ.
Thanh Hóa không biết nữ trưởng phòng thăng tiến 'thần tốc' ở đâu?
Trao đổi với VietNamNet, Sở Xây dựng Thanh Hóa từ chối trả lời bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang làm gì, ở đâu.
Cơ duyên của vụ phó thần tốc Vũ Minh Hoàng
Ông Vũ Minh Hoàng thông thạo nhiều ngoại ngữ nên được nhờ phiên dịch. Rất khó kiếm được người trẻ, nhanh, giỏi như ông.
M.Anh
ĐBQH chuyên trách Nguyễn Văn Cảnh bất ngờ xin nghỉ, về quê
10/03/2017 16:33 GMT+7
- Ủy viên thường trực UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của QH Nguyễn Văn Cảnh vừa được Thường vụ QH ban hành nghị quyết cho thôi nhiệm vụ.
Thông tin vừa được Trưởng Ban Công tác đại biểu của QH Trần Văn Túy xác nhận với VietNamNet chiều nay.
Lý do để UB Thường vụ QH ban hành nghị quyết là ông Cảnh có đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH chuyên trách ở TƯ.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: Hoàng Anh |
Ông Nguyễn Văn Cảnh sinh năm 1977, quê Phù Cát, Bình Định, có bằng thạc sĩ kinh tế. Ông ứng cử ĐBQH khóa 13 (năm 2011), thuộc cơ cấu đại biểu trẻ, doanh nghiệp tư nhân, người ngoài Đảng. Ông là ĐB chuyên trách của QH khóa 13 và tiếp tục trúng cử làm ĐB chuyên trách khóa 14 với chức danh ủy viên thường trực UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường.
Đây là một chức danh lãnh đạo, nhận phụ cấp 1,25 và có chế độ xe đưa đón.
Việc phê chuẩn hoặc cho thôi nhiệm vụ ủy viên thường trực các ủy ban của QH thuộc thẩm quyền UB Thường vụ QH.
2 người không được công nhận ĐBQH: Kinh nghiệm xương máu
Trao đổi với Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha trước thềm kỳ họp QH.
Có thể xem xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH với ông Võ Kim Cự
Tổng thư ký Quốc hội cho biết: "Trong trường hợp vi phạm pháp luật, thì sẽ xem xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH với ông Võ Kim Cự".
Không xác nhận tư cách ĐBQH của bà Nguyệt Hường
Như vậy, Quốc hội khóa 14 chỉ còn 494 đại biểu được xác nhận đủ tư cách.
Không công nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh
HĐ bầu cử quốc gia hôm nay đã xem xét, xác nhận tư cách ĐBQH, biểu quyết bằng phiếu và không công nhận tư cách một đại biểu.
Thu Hằng
37.
Thứ 7, 11/3/2017 1:47 PM
11/03/2017 11:48
(NLĐO)- Trong khi chưa rõ bà Trần Vũ Quỳnh Anh còn làm việc tại Sở Xây dựng Thanh Hóa hay không thì đến chiều 10-3, tấm biển ghi chức danh Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã không còn.
Việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa), được thăng tiến “thần tốc” hiện có còn công tác hay đã nghỉ việc tại Sở Xây dựng vẫn chưa sáng tỏ.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020 - Ảnh TNO
Tấm biển ghi chức danh Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản trên tầng 5 của Sở Xây dựng Thanh Hóa cũng đã được tháo xuống. Chiều ngày 10-3, phóng viên tìm đến phòng tấm biển đã không còn.
Theo thông tin chi tiết tại bảng ghi quá trình đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bà Trần Vũ Quỳnh Anh sinh ngày 15-10-1986, ngụ Đàn Xã Tắc, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, số sổ 3811007347.
Từ tháng 1-2011 đến tháng 6-2011, bà Quỳnh Anh làm thủ quỹ tại Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng (là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa), hưởng mức lương 1,98 (hệ số cao đẳng); tháng 7-2011 đến tháng 4-2012, vẫn là thủ quỹ Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng, lúc này bà Quỳnh Anh đã hưởng mức lương 2,34.
Đến tháng 5-2012, bà Quỳnh Anh được chuyển sang làm chuyên viên Sở Xây dựng Thanh Hóa. Được 16 tháng thì bà Quỳnh Anh nghỉ thai sản từ tháng 10-2013 đến tháng 3-2014.
Tuy nhiên, khi trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản, bà Quỳnh Anh đã được lên chức Phó trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản từ tháng 4-2014 và đúng 6 tháng sau, bà Quỳnh Anh đã thăng chức lên làm Trưởng phòng này đến hết tháng 9-2016. Đây cũng là thời điểm nữ cán bộ này dừng đóng BHXH, BHTN tại BHXH tỉnh Thanh Hóa và “mất tích” cho đến thời điểm này.
Theo thông tin trên một tờ báo, bà Quỳnh Anh chuyển đổi từ viên chức sang công chức không qua thi tuyển. Nếu chiếu theo quy định tại Nghị số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Luật Viên chức năm 2010, những người được xét chuyển từ viên chức sang công chức không qua thi tuyển điều kiện đủ phải có thời gian công tác từ 5 năm trở lên.
Với quá trình công tác trong vòng 5 năm 9 tháng (bảng kê BHXH), bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã thăng tiến một cách “thần tốc”, nếu chiếu theo Luật viên chức năm 2010 và Nghị số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ thì việc tuyển dụng, bổ nhiệm bà Quỳnh Anh có nhiều điều khuất tất. Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên đã nhiều lần tìm đến Sở Xây dựng và Sở Nội vụ nhưng các sở này đều từ chối trả lời, im lặng một cách khó hiểu.
Tấm biển ghi chức danh Trưởng phòng Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa) đã được tháo xuống (Ảnh chụp chiều ngày 10-3)
Phòng làm việc tại tầng 5, Sở Xây dựng Thanh Hóa của bà Trần Vũ Quỳnh Anh cửa đóng im ỉm trong giờ làm việc - Ảnh chụp ngày 6-3
Trước đó, như báo chí đã thông tin, sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức), đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm Kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này và đến tháng 4-2015 được bổ nhiệm làm phó trưởng phòng. Chỉ 6 tháng sau, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ngoài nhà riêng, bà Quỳnh Anh từng sở hữu nhiều bất động sản giá trị khác và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng.
Đến ngày 8-3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có thông báo số 128/VP-THKH gửi các cơ quan báo chí về nội dung liên quan đến việc bổ nhiệm "thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hóa, gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Thanh tra tỉnh khẩn trương tổ chức thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng, trong đó có bà Trần Vũ Quỳnh Anh, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30-3.
Tin-ảnh: Tuấn Minh
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tam-bien-ghi-chuc-danh-cua-ba-tran-vu-quynh-anh-khong-con-20170311112036423.htm
36.
Nữ Phó giám đốc sở bẻ hoa phải công khai xin lỗi
11/03/2017 13:20 GMT+7
- Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa hôm nay đã ký văn bản yêu cầu Phó giám đốc Sở Tư pháp phải xin lỗi công khai trên báo chí về hành vi bẻ hoa tại hồ Tuyền Lâm, đồng thời xin lỗi nhóm thanh niên đã góp ý tại hiện trường nhưng bị bà hỏi giấy tờ.
Chiều qua, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp nghe bà Phạm Thị Minh Hiếu và Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo lại toàn bộ sự việc.
Bà Hiếu vẫn không thừa nhận hành vi bẻ hoa mà khẳng định là do tài xế Nguyễn Minh Tâm bẻ đưa cho bà. Bà chỉ cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được bình tĩnh khi nói chuyện với những thanh niên góp ý chuyện bẻ hoa.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu tại thời điểm xảy ra sự việc |
UBND tỉnh nhận định, dù bà Hiếu có trực tiếp bẻ hay do ai đó trong đoàn bẻ, thì với tư cách là trưởng đoàn lẽ ra bà phải ngăn cản nhưng bà lại cầm hoa đã được bẻ để chụp hình là sai.
Đáng nói, thái độ ứng xử, phát ngôn thiếu tế nhị, thiếu thận trọng của bà Hiếu, nhất là những phát biểu ngay tại hiện trường xảy ra vụ việc và tại cuộc họp vào sáng 6/3 tại Sở Tư pháp không phù hợp với văn hoá ứng xử.
Hành vi của bà Hiếu được đánh giá tuy thiệt hại về vật chất không lớn, nhưng đã ảnh hưởng lớn đến uy tín cá nhân bà Hiếu, uy tín của sở Tư pháp và hình ảnh của địa phương, gây ra phản ứng gay gắt trong xã hội, bức xúc trong công chúng.
UBND tỉnh chỉ đạo: Ngay trong hôm nay, bà Hiếu phải chính thức có hình thức công khai xin lỗi một cách cầu thị, thành khẩn trên báo chí và nhóm thanh niên đã trực tiếp góp ý tại hiện trường, đồng thời rút kinh nghiệm sâu sắc, nhất là văn hoá ứng xử, có biện pháp khắc phục cụ thể.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp tổ chức kiểm điểm đối với bà Hiếu tại chi bộ và hội nghị cán bộ chủ chốt của Sở với tinh thần sai đến đâu thì xử lý đến đó và báo cáo kết quả xử lý cho UBND tỉnh trước ngày 15/3.
Sau cuộc họp, UBND tỉnh đã có văn bản khẩn gửi Thường trực Tỉnh uỷ báo cáo kết quả xác minh, xử lý vụ việc để Thường trực Tỉnh uỷ có những bước xử lý tiếp theo.
Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp
Bà Hiếu cho rằng khu vực hồ Tuyền Lâm không có biển cấm bẻ hoa nên chỉ có lỗi là không giữ gìn hình ảnh cá nhân nơi công cộng...
Phó chủ tịch Hội nói về hành vi phản cảm của một số phụ nữ
Phó chủ tịch Hội LHPN VN nói bà rất phản đối những hình ảnh thiếu văn hóa, phản cảm như bẻ hoa. Hội có nhiều hình thức để phản đối.
Vụ bẻ hoa anh đào: "Tôi mong mọi người bỏ qua"
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, tỏ ra mệt mỏi vì có liên quan đến vụ việc bẻ hoa anh đào để chụp ảnh ở Đà Lạt và mong mọi người bỏ qua.
Nữ Phó giám đốc sở nghi bẻ hoa ở Đà Lạt
Một nữ cán bộ ở Bình Thuận được cho là bẻ hoa Mai Anh Đào khi đi du lịch khiến người Đà Lạt giận dữ.
Lê Huân
(PLO)- Tỉnh Bình Thuận yêu cầu phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa trên Đà Lạt phải xin lỗi trên báo chí và nhóm người đã trực tiếp góp ý cho bà.
“Bản thân bà Phạm Thị Minh Hiếu trong ngày 11-3 phải tiếp tục chính thức có hình thức công khai xin lỗi một cách cầu thị, thành khẩn trên báo chí và nhóm thanh niên trực tiếp góp ý tại hiện trường…”.
Liên quan đến việc nữ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận Phạm Thị Minh Hiếu bẻ hoa mai anh đào tại hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) gây xôn xao dư luận thời gian qua. Ngày 10-3, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn chỉ đạo xử lý có nội dung như trên.
Tỉnh cũng yêu cầu bà Hiếu phải rút kinh nghiệm một cách sâu sắc các nội dung trên, nhất là văn hóa ứng xử; có biện pháp khắc phục cụ thể.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu Sở Tư Pháp tiếp tục có biện pháp theo dõi diễn biến vụ việc, trên cơ sở đó có báo cáo đề xuất UBND tỉnh xử lý những phát sinh mới. Cạnh đó, Sở phải tổ chức kiểm điểm đối với bà Phạm Thị Minh Hiếu tại chi bộ và tại hội nghị cán bộ chủ chốt của Sở, với tinh thần sai đến đâu thì xử lý đến đó. Kết quả kiểm điểm có báo cáo, đề xuất tỉnh (qua Sở Nội vụ), chậm nhất là ngày 15-3.
“Sở Nội vụ trên cơ sở báo cáo của Sở Tư pháp để nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý tiếp theo, chậm nhất là ngày 16-3” - văn bản nêu.
Như đã đưa tin, ngày 5-3, trên tài khoản Facebook của anh NAT đưa hình ảnh một nữ du khách ăn mặc sang trọng đã bẻ hoa mai anh đào để chụp ảnh. Theo nội dung trên Facebook, thấy hành vi phản cảm này, anh T. đến nhắc nhở nhưng người phụ nữ này đã không tiếp thu mà còn giữ thái độ kiểu “mình thích thì mình bẻ”.
Qua xác minh, người phụ nữ trên là bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận. Bà Hiếu thừa nhận có sự việc trên và thấy mình có lỗi, mong được mọi người bỏ qua.
http://plo.vn/thoi-su/binh-thuan-yeu-cau-pho-giam-doc-so-be-hoa-phai-xin-loi-688054.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.