Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

18/02/2017

Kinh nghiệm viết bài cho tạp chí học thuật quốc tế (Physical Review Letters, và nhóm Nguyễn Đình Đăng)

Đầu tiên là một bài trên báo phổ thông.

Chú ý nhỏ: ở Nhật Bản, nơi anh Nguyễn Đình Đăng đang làm việc, không có học vị Tiến sĩ Khoa học (TSKH). Tất cả chỉ là Tiến sĩ (nguyên tiếng Nhật là Bác sĩ). TSKH là học vị của riêng phía Việt Nam đặt ra và sử dụng phổ biến, phù hợp với tình hình Việt Nam từ khoảng năm 1996 đến nay (mục đích là để hợp thức hóa học vị "Phó Tiến sĩ" trước đây thành "Tiến sĩ" từ khoảng năm 1996).

Các công trình khoa học ở Nhật Bản khi công bố thường chỉ ghi tên tác giả và nơi công tác (thường không ghi học vị học hàm và chức danh).

Tư liệu bổ sung sẽ đưa dần sau.

---

2. Bài trên blog Nguyễn Đình Đăng




Thông cáo báo chí ngày 13/1/2017 của viện RIKEN

Trong công trình đăng tại tạp chí Physical Review Letters, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Gia tốc Nishina của RIKEN và hai trường đại học tại Việt Nam – đại học Duy Tân và đại học Khánh Hòa – đã làm một đột phá lớn bằng việc lần đầu tiên đề xuất một cách tiếp cận thống nhất và nhất quán có khả năng mô tả đồng thời hai đại lượng quan trọng trong việc hiểu biết các tính chất thống kê của hạt nhân – đó là mật độ mức và xác suất phát xạ tia gamma từ các hạt nhân nóng, đóng vai trò cơ sở trong việc tổng hợp các nguyên tố trong vũ trụ.

Theo các quy luật của cơ học lượng tử, hạt nhân nguyên tử có các mức năng lượng rời rạc. Khi năng lượng kích thích tăng, khoảng cách giữa các mức năng lượng giảm, khiến chúng kết đặc lại với nhau. Trong điều kiện như vậy, việc tính đến từng mức hạt nhân trở nên không thực tế. Thay vào đó, người ta xem xét các tính chất được trung bình hóa của các kích thích hạt nhân thông qua hai đại lượng được biết với tên mật độ mức (MĐM) và hàm lực phóng xạ (HLPX). Đại lượng thứ nhất, được Hans Bethe đưa ra 80 năm trước, là số các mức kích thích tính theo một đơn vị năng lượng. Đại lượng thứ hai, được Blatt và Weisskopf đề xuất 64 năm trước, mô tả xác suất phát ra photon (tia gamma) năng lượng cao.

Hai đại lượng này là tối cần thiết trong việc hiểu biết sự tổng hợp nguyên tố trong vật lý thiên văn, bao gồm các tính toán tốc độ phóng xạ trong vũ trụ và việc tạo thành các nguyên tố, cũng như trong công nghệ chẳng hạn như việc tạo ra năng lượng và biến hóa chất thải hạt nhân. Vì thế việc nghiên cứu các đại lượng này đã trở thành một đề tài nền tảng của vật lý hạt nhân. Lĩnh vực này đã được đẩy mạnh vào năm 2000 sau khi các nhà thực nghiệm tại đại học Oslo đề xuất một phương pháp cho phép tách đồng thời hai đại lượng nói trên từ phổ sơ cấp của phân rã gamma thu được trong cùng một thí nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này có những sai số trong quá trình chuẩn hóa. Vì tầm quan trọng của hai đại lượng này, việc cấp thiết là phải có một cơ sở lý thuyết nhất quán để hiểu chúng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một lý thuyết thống nhất nào có khả năng mô tả đồng thời và vi mô cả MĐM và HLPX.

Nay, áp dụng lý thuyết trường trung bình của các neutron và protron chuyển động độc lập, các tác giả đã giải quyết chính xác bài toán kết cặp siêu chảy. Các lời giải chính xác này sau đó đã được dùng để xây dựng hàm phân hoạch để tính MĐM. Để tính HLPX, các khe kết cặp chính xác của neutron và proton cũng như các đại lượng liên quan, thu được từ cùng một hàm phân hoạch, đã được đưa vào mô hình Phonon Tắt dần (Phonon Damping Model) do Nguyễn Đình Đăng từ Trung tâm Khoa học Gia tốc Nishina, và Akito Arima đề xuất năm 1998, nhằm mô tả tập tính của cộng hưởng khổng lồ lưỡng cực trong các hạt nhân bị kích thích cao.

Sự phù hợp tốt giữa các tiên đoán của cách tiếp cận này và các số liệu thực nghiệm chỉ ra rằng việc dùng các lời giải chính xác của kết cặp hạt nhân là thực sự rất quan trọng trong việc mô tả nhất quán cả MĐM và HLPX tại các năng lượng kích tích và năng lượng tia gamma thấp và trung bình,” tác giả liên hệ của bài báo, Nguyễn Quang Hưng từ Đại học Duy Tân, nói.

Nhận xét về công trình này, Nguyễn Đình Đăng nói: “Cách tiếp cận của chúng tôi cho thấy sự phụ thuộc nhiệt độ của hình dạng cộng hưởng khổng lồ lưỡng cực là cốt yếu trong việc mô tả đúng đắn xác suất phát xạ gamma tại các năng lượng thấp của tia gamma. Đích tiếp theo sẽ là phát triển một lý thuyết nhất quán dựa trên kết cặp chính xác và cấu trúc vi mô của các trạng thái dao động để nghiên cứu các kích thích tập thể trong hạt nhân.”

Công trình trích dẫn:
N. Quang Hung, N. Dinh Dang, L.T. Quynh Huong, Simultaneous Microscopic Description of Nuclear Level Density and Radiative Strength FunctionPhys. Rev. Lett. 118 (2017) 022502.

Liên hệ:
Research Scientist
Nguyễn Đình Đăng
Quantum Hadron Physics Laboratory
RIKEN Nishina Center for Accelerator-Based Science
Jens Wilkinson
Ban Đối ngoại RIKEN
Tel: +81-(0)48-462-1225 / Fax: +81-(0)48-463-3687
Email: pr(at)riken.jp
16107463_1816245451967680_4805856202225138239_o
Trong các phản ứng của phương pháp Oslo các hạt nhân nhẹ (ví dụ He-3) hợp với hạt nhân bia nặng tạo ra hạt nhân hợp phần (compound nucleus) tại một nhiệt độ nhất định (hạt nhân nóng). Hạt nhân này nguội đi (cool down) bằng cách phóng ra các hạt nhẹ (như hạt alpha hoặc He-3′) và các tia gamma.
Nguyễn Đình Đăng dịch từ

https://nguyendinhdang.wordpress.com/2017/02/15/buoc-tien-lon-trong-mo-ta-hai-dai-luong-nen-tang-cua-cac-hat-nhan-nong/







In work published in Physical Review Letters, researchers from the RIKEN Nishina Center for Accelerator-Based Science and two universities in Vietnam—Duy Tan University and University of Khanh Hoa—have made a major breakthrough by proposing, for the first time, a unified and consistent microscopic approach capable of describing simultaneously two important quantities for understanding the statistical properties of nuclei—the nuclear level density and the emission probability of gamma-rays from hot nuclei—which play essential roles in stellar nucleosynthesis.
In accordance with the rules of quantum mechanics, the atomic nucleus has discrete energy levels. As the excitation energy increases, the spacing between the levels decreases rapidly, making them densely crowded. In this condition, dealing with individual nuclear levels becomes impractical. Instead, it is more convenient to consider the average properties of nuclear excitations in terms of two quantities—known as the nuclear level density (NLD) and radiative strength function (RSF). The former, introduced by Hans Bethe 80 years ago, is the number of excited levels per unit of excitation energy. The latter, proposed by Blatt and Weisskopf 64 years ago, describes the probability that a high-energy photon (gamma ray) will be emitted.
These two quantities are indispensable for understanding astrophysical nucleosynthesis, including the calculations of reaction rates in the cosmos and the production of elements, as well as in technology such as nuclear energy production and the transmutation of nuclear waste. Therefore, the study of these quantities has become a key topic in nuclear physics. This area has gained impetus in 2000 after experimentalists at Oslo University proposed a method to simultaneously extract  the two from the primary gamma-decay spectrum obtained in a single experiment. This method, however, suffers from uncertainties related to the process of normalization. Given the importance of these two quantities, it is imperative to have a consistent theoretical basis for understanding them. Nonetheless, a unified theory capable of simultaneously and microscopically describing both the NLD and RSF has been absent so far.
Now, employing the mean fields of independent nucleons (protons and neutrons), the authors solved the nucleon superfluid-pairing problem exactly. These exact solutions are employed to construct the partition function for calculating the NLD. To calculate the RSF, the exact neutron and proton pairing gaps as well as the related quantities obtained from the same partition function are input into the microscopic Phonon Damping Model proposed in 1998 by one of the authors, Nguyen Dinh Dang of the RIKEN Nishina Center for Accelerator-Based Science, in collaboration with Akito Arima to describe the behavior of giant dipole resonance (GDR) in highly excited nuclei.
"The good agreement between the predictions of the present approach and experimental data indicates that the use of exact solutions for pairing is indeed very important for the consistent description of both NLD  and RSF at low and intermediate excitation and gamma-ray energies," says Nguyen Quang Hung of Duy Tan University, the corresponding author of the paper.
Commenting on this work, Nguyen Dinh Dang says: "Our approach shows that the temperature dependence of the GDR shape in hot nuclei is crucial for the correct description of the gamma-ray emission probability at low gamma-ray energies. The next goal is to develop a fully self-consistent approach based on exact pairing and the microscopic structure of the vibrational states to study nuclear collective excitations."

Reference

  • N. Quang Hung, N. Dinh Dang, L.T. Quynh Huong, Simultaneous Microscopic Description of Nuclear Level Density and Radiative Strength Function, Phys. Rev. Lett. 118 (2017) 022502

Contact

Jens Wilkinson
RIKEN International Affairs Division
Tel: +81-(0)48-462-1225 / Fax: +81-(0)48-463-3687
Email: pr@riken.jp

Schematic

In reactions using the Oslo method the light particles (e.g. 3He) fuse with a heavy target creating a compound nucleus at a certain temperature (hot nucleus), which subsequently cools down by emitting light particles (e.g. alpha-particles in transfer reactions or 3He' in inelastic scattering reactions) and gamma rays.
http://www.riken.jp/en/pr/press/2017/20170113_1/



1.

Thứ sáu, 17/2/2017 | 14:43 GMT+7
|

Ba nhà khoa học Việt có công trình trên tạp chí vật lý hạng nhất quốc tế

Ba nhà khoa học người Việt đã tạo nên kỳ tích mới cho lịch sử ngành vật lý Việt Nam, khi lần đầu tiên có nghiên cứu được đăng trên tạp chí vật lý hạng nhất quốc tế.

Công trình nghiên cứu "Simultaneous microscopic description of nuclear level density and radiative strength function" (Mô tả vi mô đồng thời mật độ mức và hàm lực phóng xạ của hạt nhân nguyên tử) được đăng tải trênPhysical Review Letters ngày 9/1/2017.
Trong số ba tác giả có hai người đang làm việc ở Việt Nam là PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) và nghiên cứu sinh Lê Thị Quỳnh Hương (Đại học Khánh Hòa, Nha Trang); còn TSKH Nguyễn Đình Đăng làm việc tại Viện RIKEN, Nhật Bản.
"Đây là công bố thứ 5 của tôi tại Physical Review Leters, nhưng lần này là bài báo đầu tiên về vật lý hạt nhân mà cả ba tác giả đều là người Việt Nam", tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng nói và thông tin thêm, qua sự kiện này cho thấy đã có các nhà nghiên cứu vật lý hạt nhân ở Việc Nam đạt được kết quả quan trọng ở tầm được công bố tại tạp chí vật lý hạng nhất quốc tế. 
Ba nhà khoa học từ trái sang: Lê Thị Quỳnh Hương
Ba nhà khoa học từ trái sang: thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Hương, PGS.TS Nguyễn Quang Hưng và TSKH Nguyễn Đình Đăng.
Trong vật lý hạt nhân việc nghiên cứu hai đại lượng mật độ mức và hàm lực phóng xạ đã trở thành đề tài then chốt, bởi chúng có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình tổng hợp hạt nhân trong vũ trụ, cũng như công nghệ sản xuất năng lượng hạt nhân và xử lý chất thải hạt nhân.
Lĩnh vực trên được đẩy mạnh từ năm 2000, sau khi các nhà vật lý thực nghiệm tại Đại học Oslo (Na Uy) đề xuất một phương pháp cho phép đồng thời chiết trích xuất được cả hai đại lượng này, từ phổ sơ cấp phân rã gamma thu được trong cùng một thí nghiệm. Tuy nhiên phương pháp trên có những bất định trong quá trình chuẩn hóa.
Từ trước tới nay chưa có một lý thuyết thống nhất đủ khả năng mô tả đồng thời một cách vi mô cả hai đại lượng này. Vì vậy việc xây dựng cơ sở lý thuyết nhất quán để hiểu hai đại lượng trở thành nhu cầu cấp thiết.
Trong công trình nghiên cứu của mình, nhóm nhà khoa học Việt đã lần đầu tiên xây dựng được một mô hình lý thuyết cho phép mô tả đồng thời cả hai đại lượng là mật độ mức và hàm lực phóng xạ. "Mô hình của chúng tôi có giá trị ở chỗ nó là mô hình vi mô và nhất quán, mô tả tốt các số liệu thực nghiệm mà không cần phả đưa thêm bất cứ một tham số mới nào, cũng như không hề phải hiệu chỉnh tham số theo nhiệt độ hay năng lượng tia gamma", ông Nguyễn Đình Đăng cho biết.
Bài báo được ba tác giả gửi đến tạp chí Physical Review Letters ngày 13/9/2016 và trải qua ba vòng phản biện với ba phản biện kín là các chuyên gia hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Tại các vòng phản biện, cả ba phản biện đều công nhận bài báo thỏa mãn tiêu chí thứ 2 của tạp chí là "nghiên cứu giải quyết, hoặc làm những bước căn bản để giải quyết, những vẫn đề cấp thiết đang tồn tại".
TS Nguyễn Quang Hưng cho biết, yêu cầu khắt khe của tạp chí khiến giai đoạn viết bản thảo là khó khăn nhất. Bài báo phải thật ngắn gọn, không vượt quá 3.750 từ nhưng vẫn truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng. Bên cạnh đó ngôn ngữ thể hiện phải chuẩn xác và trong sáng. "Chúng tôi đã mất 90 ngày để hoàn thiện bản thảo đầu tiên của bài báo", ông Hưng nói.
Physical Review Letters là tạp chí quốc tế hạng nhất trong các tạp chí vật lý và toán học trên thế giới. 5 năm gần đây tỷ lệ được đăng ở tạp chí này là khoảng 30%, tức là cứ cứ 10 bài gửi đăng thì 7 bài bị loại.
Một bài báo để được công bố trên tạp chí Physical Review Letters, phải đạt được một trong 3 tiêu chí. Thứ nhất, công trình nghiên cứu phải mở ra một lĩnh vực mới, hoặc những lộ trình nghiên cứu mới trong một lĩnh vực đã thiết lập, ảnh hưởng quan trọng tới nghiên cứu trong các lĩnh vực khác. Thứ hai, công trình nghiên cứu phải giải quyết, hoặc làm những bước căn bản để giải quyết, những vẫn đề cấp thiết đang tồn tại.
Thứ ba, công trình nghiên cứu phải trình bày một kỹ thuật mới, hoặc một phương pháp luận mới, đóng vai trò then chốt trong nghiên cứu vật lý trong tương lai và có những hệ quả rõ ràng trực tiếp cho các nhà vật lý.
ThS Lê Thị Quỳnh Hương tốt nghiệp cử nhân ngành vật lý, trường ĐH Sư Phạm Huế và thạc sĩ ngành vật lý kỹ thuật, Đại học Đà Lạt. Chị đang là giảng viên tại Khoa khoa học tự nhiên và công nghệ, Đại học Khánh Hòa, Nha Trang và nghiên cứu sinh năm thứ 3 của Đại học Khoa học tự nhiên, TP HCM 
PGS Nguyễn Quang Hưng tốt nghiệp tiến sĩ ngành vật lý lý thuyết và vật lý toán tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và Viện nghiên cứu vật lý và hoá học, RIKEN (Nhật Bản). Anh từng nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện RIKEN và được mời trao đổi và tham gia hợp tác nghiên cứu tại khoa Vật lý, Đại học Notre Dame (Mỹ); phòng thí nghiệm gia tốc siêu dẫn quốc gia NSCL, Đại học bang Michigan (Mỹ) và trung tâm nghiên cứu hạt nhân CENBG, Đại học Bordeaux (Pháp). Trở về nước tháng 9/2010, tiến sĩ Hưng từng làm việc tại trung tâm Vật lý hạt nhân, Viện Vật lý (Hà Nội); khoa kỹ thuật, trường ĐH Tân Tạo (Long An); và nay là Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng). 
TSKH Nguyễn Đình Đăng là nhà nghiên cứu lý thuyết vật lý hạt nhân. Năm 1990 anh nhận bằng tiến sĩ khoa học toán lý tại Đại học quốc gia Moscow (Liên Xô). Hiện anh làm việc tại Viện nghiên cứu vật lý và hóa học Nhật Bản (RIKEN). Bên cạnh đó, anh còn là thành viên hội mỹ thuật Việt Nam, hội viên hội mỹ thuật chủ thể Nhật Bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.