Quả thật, một trong những người mang đến niềm hứng thú học tiếng Nhật cho lớp chúng tôi ngày ấy, là nghệ sĩ Sugi Ryotaro. Đã viết nhanh về ông ở một entry trước (ở đây, tháng 2/2014).
Chúng tôi nghe ông hát qua băng cát-xét của những năm cuối thập niên 1990. Đó là quà tặng cho mỗi học viên của trường tiếng Nhật ngày trước, tức ngôi trường trên Núi Trúc mà tên tiếng Nhật rất vui là Takeyama. Một bài hát của ông có câu mà chúng tôi hay nhắc lại: "khi đã mệt nhoài trên đường du lãng, bạn hãy gọi tên tôi"(lời dịch của Giao). Đó là một bài Enca - lối hát cổ điển của Nhật Bản.
Sugi là nghệ sĩ chuyên hát Enca. Ông được chính phủ Nhật Bản cử làm Đại sứ thân thiện Việt - Nhật trong mấy chục năm qua.
Những chuyện khác sẽ kể dần dần sau. Còn bây giờ thì đọc một bài báo viết về ông, có cả bản tiếng Việt và bản tiếng Nhật.
1. Bản tiếng Việt,dạng tóm lược (theo Fb của nhóm Sugoi)
Câu chuyện cảm động về ca sĩ nổi tiếng Nhật Bản dành khối tài sản hàng trăm tỷ đồng trong suốt gần 30 năm qua, để nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi Việt Nam và đó cũng chính là người thầy đầu tiên của môn tiếng Nhật tại Việt Nam.
Ryōtarō Sugi - 杉良太郎 và vợ của mình là Natsuko Godai - 伍代夏子 đều là những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng tại Nhật Bản, nhưng họ đã dành hết tình yêu thương của mình cho những trẻ em cơ nhỡ Việt Nam trong suốt 28 năm qua.
Bác Ryōtarō Sugi sang Việt Nam lần đầu tiên vào những năm 1980 để thăm một trung tâm trẻ mồ côi, khi đó cuộc sống người dân còn rất khổ sở, thức ăn hàng ngày chỉ là cháo loãng với một chút rau. Và khi phát quà cho các trẻ em tại đây thì các bé đều rất vui, tuy nhiên có một bé gái lại cảm thấy buồn tủi, khi tiến tới hỏi thì bé gái đó đã nói : "cháu không cần kẹo, cháu cần bố, cần mẹ", Ryōtarō Sugi đã khóc và từ đó ấp ủ nuôi nhận các bé.
Bác đã dành rất nhiều tài sản của mình để xây dựng các trung tâm trẻ mồ côi, các trường tiếng Nhật, cơ sở người mù...và khi được hỏi về số tiền đã đóng góp thì bác ấy chỉ bảo là không nhớ rõ, chỉ nhớ đến thời điểm năm 2000 thì số tiền đã khoản 17 triệu đô la Mỹ.
"Tôi cũng chẳng biết lý do vì sao, chúng chỉ thường nghĩ mình là đứa mồ côi, một người mù, nên tôi muốn tặng những đứa trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn này một cuộc sống hạnh phúc" - Ryōtarō Sugi trả lời khi được hỏi lý do vì sao đã dành phần tài sản rất lớn của mình để làm những việc này.
"Có rất nhiều người bảo tôi là đạo đức giả, là kẻ bán danh, hay có một chính trị gia từng lạnh lùng nói với tôi rằng : 『Là nghệ sĩ thật là lắm tiền nhỉ ! 』, nhưng không sao, tôi không cần ai đánh giá hay công nhận những việc mình làm. Nếu làm công việc xã hội mà nghĩ đến những thứ đó thì tốt nhất không nên làm"
Không chỉ đóng góp, bác Ryōtarō Sugi đã mang tương lai đến với trẻ em Việt Nam. Với suy nghĩ nếu mang tiếng Nhật về Việt Nam thì sẽ có nhiều đứa trẻ có thể tiếp cận môn ngoại ngữ này, và từ đó sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty Nhật Bản, nên bác Ryōtarō Sugi đã thành lập Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam vào năm 1992 và tính đến nay thì đã có hàng chục ngàn người được tiếp cận tiếng Nhật, tham gia vào các hoạt động doanh nghiệp Nhật - Việt và Việt Nam cũng đã trở thành nơi cung cấp nhân lực chính của ngành IT Nhật Bản. Không ai khác mà chính là bác Ryōtarō Sugi - là một trong những NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN ĐÃ VUN ĐẮP BỘ MÔN TIẾNG NHẬT TẠI VIỆT NAM.
Chắc thầy sẽ không cần mọi người nói về mình, nhưng hãy chia sẻ để mọi người biết về một tấm lòng nhân ái, một nhân cách lớn, một người thầy đầy tâm huyết với con người và đất nước Việt Nam chúng ta.
Link bài báo : http://style.nikkei.com/article/DGXMZO11862040Z10C17A1000000
Admin A.N
https://www.facebook.com/sugoimedias/posts/1229296640480184
2. Bản tiếng Nhật
杉良太郎さんとベトナムの里子たち(1989年撮影)
俳優、歌手の杉良太郎さん(72)がベトナムで支援活動を始めて今年で28年。孤児を里子にし、今年9月にはその数176人となる予定だ。日本語学校の運営、孤児の養護施設・盲学校への寄付などベトナムに投じた私財は分かっているだけで17億円に上る。「売名」「偽善」と陰口をたたく人もいるが、杉さんは「見返りなどいらない。受けるべき愛情を受けられない子供たちを助けたいだけだ」と話す。
◇ ◇ ◇
杉さんがベトナムに初めて来たのは1980年代後半。孤児の養護施設を訪れたとき、その食事を見て衝撃を受けた。食べていたのは、わずかなご飯に草を混ぜたようなおかゆ。食べ物とは思えないひどいにおいだった。デビュー前の15歳のときに慰問で訪れた日本の刑務所と同じにおいだった。食事が悪いせいか、みんな背が低い。
子供たちが土産の菓子に大喜びするなか、一人だけ寂しそうにしている少女がいた。通訳を介して話しかけると、「お菓子なんかいらない。お父さんとお母さんがほしいの」と言った。杉さんは建物の外に出て泣いた。このとき、里親になろうと決意した。
「ベトナムに来るたびに増えていった」(杉さん)という里子は現時点で101人。ある児童養護施設の子供全員をまとめて里子にする予定なので、9月には176人になる。「里子とそうでない子の間で差別があってはいけない」(同)との配慮からだ。
年に数回しか会わないが、みんな杉さんのことを本当のお父さんのように慕っている。きっかけとなった最初の里子、グエン・タン・ガーさん(40)は結婚し、2人の子供が生まれた。たまに会うと、妻で演歌歌手の伍代夏子さん(55)に「お母さん」と言って抱きついて甘えるという。
最初の寄付は1989年、500ドルだった。その後、訪越のたびに寄付を続け、判明している2000年までだけで投じた私財は17億円に。そこまで支援する理由を尋ねると、杉さんは「私も分からない。ただ、『自分が孤児だったら、全盲だったら』ということは常に考える。つらい境遇にある子供たちにも生まれてきた喜びを与えてあげたい」と答えた。
「売名だ、偽善だ、と批判する人はたくさんいる。首相経験のある日本の政治家に『芸能人はお金があっていいですね』と冷ややかに言われたこともあった。でもいいんです。評価もいらない。見返りもいらない。そんなものを求めるようなら社会貢献なんかやらないほうがいい」(杉さん)
単に寄付をするだけではなく、杉さんは孤児たちの未来へも投資した。ハノイに1992年、日本語学校「ベトナム日本文化交流協会付属日本語センター」を設立した。自身が私財を投じ、設備、蔵書、講師料などをまかなった。「孤児の多くはきちんとした教育が受けられない。日本語ができれば日本企業で働くチャンスも増える」と考えた。いまでは数万人が卒業し、日越のビジネスの最前線で活躍している。日本では現在、IT(情報技術)業界中心にベトナム出身の技術者も急増しているが、杉さんの支援もその一翼を担っているようだ。
杉さんに対して「芸能人でお金があるから、道楽のように支援ができる」と批判する人は多い。杉さんは「社会貢献には確かにお金が必要だ。しかし、お金がなければ(活動する)時間を提供すればいい。お金も時間もない人は社会貢献する人に理解を示せばいい。それも立派な貢献だ」と話す。
ベトナムが市場主義経済を導入したドイモイ(刷新)政策から今年で31年。ベトナムはすっかり豊かになり、高層ビルが建ち、町には高級外車があふれる。杉さんは「貧しい人がいっぱいいるのに、なぜ彼らは寄付をしないのか」と不思議に思うという。
ベトナムでの貢献が認められ、2007年に越政府から「ベトナム日本特別友好大使(現在はベトナム日本特別大使)」に任命された杉さん。国家主席、首相といった要人と会う機会も多い。ある要人に「ベトナム人はなぜ日本に求めるばかりで、自分から『してあげる』と言わないのか!」と問い詰めたこともある。縁もゆかりもない異国の地で、無償の愛をささげ続ける杉さんだからこそ、言える言葉だ。
◇ ◇ ◇
17日、訪越した安倍晋三首相に随行した杉さん。ハノイのホテルでは取材後に記者と昼食をともにした。記者がベトナム料理を頼もうとすると、「僕はベトナム料理苦手なんだよね」と断った。「ベトナムではゴルフもカラオケも行ったことないし、もちろん女性と付き合ったこともないよ」と笑った。
(ハノイ支局=富山篤)
「キャリアコラム」は随時掲載です。
http://style.nikkei.com/article/DGXMZO11862040Z10C17A1000000
---
BỔ SUNG
.
1.
- Chi tiết
- Được viết: 21/11/2016
Sáng 19/11/2016, Ngài Ryotaro Sugi - đại sứ đặc biệt Nhật - Việt đã có chuyến thăm và gặp gỡ sinh viên chương trình Đại học chuẩn Nhật Bản, Viện Công nghệ Việt - Nhật (VIJT), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Ngài Ryotaro Sugi - đại sứ đặc biệt Nhật - Việt đến thăm HUTECH sáng nay 19/11
Trong buổi giao lưu thân mật với đông đảo sinh viên VJIT, Ngài Ryotaro Sugi đã bày tỏ niềm trân trọng trước những điều mà người Việt Nam làm được từ một khởi đầu hết sức khiêm tốn - giống như chính những gì nước Nhật đã trải qua trong lịch sử. Ngài đại sứ cũng chia sẻ sự tin tưởng vào sức bật và khả năng thành công của người Việt Nam trước những cơ hội mới của thời đại, điều mà Ngài cảm nhận được sau nhiều năm sống và làm việc tại Việt Nam.
TS. Kiều Tuân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT HUTECH làm việc cùng ngài Sugi
Ngài Sugi chia sẻ cùng sinh viên VJIT về quan niệm sống, trách nhiệm với xã hội và lựa chọn của chính mình
Trong không khí thân thiện, cởi mở, Ngài Sugi cũng chia sẻ những quan niệm sống và làm việc của mình như một cách cổ vũ và động viên các bạn. Với Ngài, trở thành sinh viên đại học nghĩa là bước lên một nấc mới của cuộc đời, các bạn là những “con người xã hội” và phải có suy nghĩ riêng, cá tính riêng, có trách nhiệm với những quyết định và lựa chọn của mình. Ngài cũng chia sẻ những kỷ niệm về tuổi thơ khó khăn của mình và những nỗ lực không ngừng nghỉ để có được thành công hiện tại. Sự giản dị, thân thiện và gần gũi của vị đại sứ đặc biệt Nhật - Việt đã gây ấn tượng mạnh mẽ và thật sự truyền cảm hứng cho các sinh viên tham gia buổi giao lưu.
Chụp ảnh lưu niệm cùng sinh viên VJIT
Được biết, Ngài Ryotaro Sugi là người duy nhất được cả Chính phủ cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam phong tặng danh hiệu Đại sứ đặc biệt. Từ lần đầu tiên đến Việt Nam trong vai trò ca sĩ - diễn viên vào năm 1989, đến nay, Ngài đã có hơn 30 năm đóng góp cho mối quan hệ hữu nghị Nhật - Việt bằng nhiều hoạt động đầy ý nghĩa, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giao lưu nhân dân, hoạt động nhân đạo...
Tin: Nguyên Thảo
Hình ảnh: Thiên Di
Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.