Lưu một ít tư liệu.
Từ các nguồn khác nhau.
Theo thứ tự đánh số ngược như mọi khi.
---
.
5.
Trump chính thức ký sắc lệnh rút khỏi TPP
24/01/2017 06:25 GMT+7
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/1 đã ký một sắc lệnh hành pháp chính thức rút nước này khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Sắc lệnh được ký trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của tân Tổng thống tại phòng Bầu dục. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP gồm 12 nước là một phần trong cam kết tranh cử của ông Trump.
Ảnh: RT |
Ông Trump cho biết sẽ ký thỏa thuận thương mại với từng nước để Mỹ có thể mau chóng hủy bỏ giao kèo nếu "ai đó chơi không đẹp".
Tổng thống Trump cho rằng TPP, hiệp định có sự tham gia của Mỹ và 11 đối tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, gây hại cho sản xuất của Mỹ và cướp công ăn việc làm của người dân nước này.
Là hiệp định thương mại toàn cầu lớn nhất trong vòng 20 năm, TPP sẽ bao gồm Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Vietnam. Thỏa thuận hiện đang ở giai đoạn 2 năm, chờ quốc hội các nước phê chuẩn.
Khi có hiệu lực, TPP sẽ giúp xóa bỏ hàng nghìn rào cản thuế quan và đảm bảo tốt hơn các quyền của người lao động tại các quốc gia tham gia. Theo giới phân tích, TPP có thể bổ sung thêm gần 300 tỷ USD/năm vào GDP của thế giới.
- Hoài Linh
Chính phủ Mỹ khẳng định rút khỏi TPP
Chính phủ mới của Mỹ khẳng định nước này sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trump bỏ rơi TPP, Trung Quốc hé lộ dự định
Trung Quốc sẽ “đóng vai trò nhất định” thúc đẩy hội nhập kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 23/11.
'Khai tử' TPP, Trump quyết định bỏ rơi châu Á?
TPP tan biến cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ trỗi dậy ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà không còn bất kỳ trở ngại nào.
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/tong-thong-trump-chinh-thuc-ky-sac-lenh-rut-khoi-tpp-353549.html
4.
'Chiến tranh' bùng nổ giữa Nhà Trắng và giới truyền thông
23/01/2017 15:57 GMT+7
Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus chỉ trích giới truyền thông và nói họ đang cố tình "không công nhận tính hợp pháp" của Tân tổng thống Donald Trump.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ông Priebus phải đương đầu với vô số hoài nghi liên quan tới số lượng người tham gia lễ nhậm chức của ông Trump, Daily Mail đưa tin.
Ông Priebus đã có một cuộc trao đổi nảy lửa với người dẫn chương trình Chris Wallace của Fox News hôm 22/1 khi được hỏi về tuyên bố mà Tổng thống Trump và phát ngôn viên của ông này là Sean Spicer đưa ra về số người tham gia lễ nhậm chức hôm 20/1.
"Vấn đề không phải là quy mô đám đông. Giới truyền thông luôn bị ám ảnh bởi việc phải làm mất đi tính hợp pháp của Tổng thống", ông Priebus nói. "Chúng tôi sẽ không ngồi yên và để nó diễn ra. Chúng tôi phải chống trả mỗi ngày".
Chánh văn phòng Priebus nhắc lại lời khẳng định của ông Spicer trong cuộc họp báo hôm 21/1 rằng, giới truyền thông đã chỉnh sửa ảnh chụp ở công viên quốc gia National Mall, khiến cho đám đông tham dự lễ nhậm chức nhỏ hơn thực tế.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy, số lượng người tham gia lễ nhậm chức của Trump ít hơn so với lễ nhậm chức của Obama năm 2009. Phát ngôn viên của Tổng thống Trump là Spicer trước đó quả quyết, "đó là đám đông lớn nhất từng chứng kiến lễ nhậm chức".
Phóng viên Wallace đã đề nghị Chánh văn phòng Nhà Trắng xem hai ảnh chụp, một là đám đông tham gia lễ nhậm chức của Trump, và một là số người tham gia lễ nhậm chức của Obama.
Ông Priebus cho rằng, giới truyền thông chỉ mải tập trung vào số người tham gia thay vì bài phát biểu của tân Tổng thống.
Trước đó, hôm 21/1, tại trụ sở chính của CIA, Tổng thống Mỹ Trump cũng đích thân mở một cuộc tấn công nhằm vào giới truyền thông "thiếu trung thực". Ông nói với các nhân viên CIA rằng những bản tin nói về số lượng người tham dự lễ nhậm chức của ông thấp hơn thực tế rất nhiều lần. Và rằng, ảnh được đem ra để so sánh được chụp từ rất lâu trước khi buổi lễ bắt đầu.
Đáp lại, nhà báo Reuters Jim Bourg nói, tấm ảnh được chụp chính xác là vào lúc 12h1 ngày 20/1, khi Trump nhậm chức.
Cuộc chiến chống lại giới truyền thông của Trump và các trợ lý đã chiếm trọn cuối tuần đầu tiên của tân Tổng thống, che khuất cả cuộc tranh luận về chính sách và bổ nhiệm nhân sự nội các.
- Hoài Linh
Bí ẩn mật mã hạt nhân sắp được trao cho Trump
Vào ngày Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức, một trợ tá quân sự sẽ xuất hiện cùng Tổng thống Barack Obama tới buổi lễ chuyển giao quyền lực tại đồi Capitol ở Washington.
Toàn văn phát biểu nhậm chức của ông Trump
Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông Donald Trump, hôm 20/1 đã có bài phát biểu quan trọng ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức.
'Ảnh độc' về các lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Lễ nhậm chức tổng thống với nhiều nghi thức long trọng và phô trương vốn là truyền thống kéo dài hàng trăm năm qua của nước Mỹ.
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/chien-tranh-no-ra-giua-nha-trang-va-gioi-truyen-thong-353492.html
3.
Từ Washington DC: Lễ nhậm chức vắng người, và vắng những nụ cười
Hiệu Minh |
Ở Mỹ đã hơn chục năm, chưa bao giờ tôi thấy đông người trên National Mall (Quảng trường Quốc gia) như lễ nhậm chức của Tổng thống Obama 8 năm trước. Nhưng năm nay thì khác.
Cách đây 8 năm cũng vào ngày 20-1-2009, tôi dự lễ nhậm chức của Tổng thống da mầu, Barack Obama, với vài triệu người tham dự. Ở Mỹ đã hơn chục năm nhưng chưa bao giờ tôi thấy đông người như thế trên National Mall (Quảng trường Quốc gia).
Chiều dài 3 km, rộng 0,5 km, quảng trường có thể chứa tới 5 triệu người khi cần, hai bên là hai phố Independence và Constitutions mang tính biểu tượng là mọi hoạt động tại đây được Hiến pháp và sự Độc lập bảo vệ.
Hôm đó trời đất như thử thách lòng kiên nhẫn của những người hâm mộ Obama. Thời tiết DC lạnh khủng khiếp, nhiệt độ hạ xuống -10oC, gió 25km/giờ thổi từng cơn, buốt tận xương tủy, cảm giác như trời lạnh tới -25oC.
Tôi ít khi tham gia đám đông vì ghét lộn xộn. Nhưng lần đó Barack Obama "dựng" tôi dậy từ 4 giờ sáng trong cái lạnh chết người. Mong muốn thay đổi của ông đã thức tỉnh hàng trăm triệu người Mỹ nếu không nói là hàng tỷ dân chúng trên hành tinh.
Sau 8 năm như đến hẹn lại lên, tôi lại ra quảng trường để xem người Mỹ đón nhận Tổng thống mới của họ ra sao.
Do hôm trước mệt quá, tôi ngủ quên mãi tới 6h30 mới dậy. Vội vàng ăn qua loa, lao ra metro thì đã gần 7h, nhưng nhà ga vắng, tầu mới toanh nhưng ít khách đi, dù ga Ballston khá gần DC.
Năm 2009 đón Obama thì ngay ga Vienna đầu tiên của đường vàng đã phải chen nhau thật lực mới có thể vào trong tầu, đứng suốt dọc đường. Trong khi lần này tôi có chỗ cho mình và cái ba lô máy ảnh như nhiều ghế trong toa.
Tới ga L’Enfant Plaza, do những nhân viên chỉ dẫn cũng sai lung tung, đi bộ vòng vèo gần một tiếng tôi mới tới được cổng nằm trên đường số 7 cách cánh gà phía Tây của đồi Capitol khoảng 1 km, đủ nhìn thấy toàn bộ lễ đài. Người cũng đã kín phía bán vé, phía miễn phí như tôi đứng còn kha khá chỗ.
Trời khá lạnh, lác đác mưa nhưng không nặng hạt. Vào giờ chót do sợ mưa, ban tổ chức thông báo cho phép mang theo ô mà không cấm như lệnh trước đó do lý do an ninh.
Qua cổng an ninh cũng khá nhanh vì ai cũng mang đồ nhẹ nhàng, một cái túi, cái ba lô bé, nên đoàn người xếp hàng dài nửa km chỉ thoáng đã giải phóng xong.
Vui quá vào được trong khu được chia ô. Có lẽ do ít người nên ban tổ chức không khóa "chia để trị" như những lần trước. Mọi người thoải mái đi lại trừ vào khu có bán vé.
Người bán hàng rong không nhiều như mấy năm trước. 10 USD một cái áo phông có ảnh Trump, 5 USD cái huy hiệu Trump, vài USD một cái cờ. Phổ biến là mũ đỏ có dòng chữ "Make America Great Again" với giá 5 USD -10 USD, có chỗ lên 20 USD, nhưng ít người dừng lại.
Có anh nói vui câu khách "Để Hoa Kỳ vĩ đại hơn xưa, hãy mua áo này giá 10 USD", tưởng chừng làm việc của Trump với giá rẻ bất ngờ. Washington Post làm một thăm dò cho thấy, năm nay bán hàng lưu niệm ế "không great" như slogan của Trump.
So với thời Obama thì dịch vụ này hái ra tiền vì lần đầu tiên người da mầu có một vị tổng thống da đen trong Nhà Trắng trong lịch sử mấy trăm năm của nước Mỹ. Và bản thân họ cũng tiêu tiền phóng khoáng hơn bởi người bán hầu hết là da mầu.
Quảng trường vẫn còn khá rộng. Đón Obama thì kín luôn từ nhà Quốc hội trải dài đến chân tượng đài Washington và phía nhà tưởng niệm Lincoln.
Ban quản lý metro cho hay, tới 11 giờ sáng có 193 ngàn người quẹt vé vào, năm 2009 số này là 513 ngàn, và thời Bush cũng khoảng 197 ngàn. Vé mời khoảng 250 ngàn thì luôn chật chỗ với mọi Tổng thống nhậm chức, nhưng vé đứng miễn phí nói lên tất cả.
Đón Obama có vài triệu người mà có lẽ tới 80% là người da mầu, thì hôm nay ước trên nửa triệu người, có tới 95% là người da trắng từ nhiều tiểu bang xa xôi và nghèo khó.
Hỏi một bác đã luống tuổi, cổ hơi đỏ mà người Mỹ gọi là red neck thuộc tầng lớp cần lao, tại sao bác ủng hộ Trump, bác vui vì "ông ấy hứa mang việc làm về cho nước Mỹ".
Một chị khác đứng cạnh liền thêm, lần này chẳng có ai hơn, chọn Trump chẳng qua vì Trump không phải Hillary Clinton. Một câu trả lời quen thuộc.
Từ già đến trẻ tỏ vẻ khá hân hoan đến quảng trường nhưng chắc chắn không thể bằng người da đen vui vẻ đến đây 8 năm trước và 4 năm sau đó.
Trên màn hình lớn thông báo từng bước đi của Tổng thống mới. Ông xuất hiện ở Nhà Trắng, ra xe hơi cùng với Obama, trên quảng trường hoan hô và có người huýt sáo.
Xe đi về đồi Capitol được truyền trực tiếp cho tới khi họ tới cánh gà dành cho quan chức quan. Trên lễ đài xuất hiện Tổng thống Bush con, rồi hai ông bà Clinton. Thấy bà, mọi người ồ lên chế giễu nhưng lác đác có tiếng vỗ tay.
Đợi mãi rồi Trump cũng xuất hiện trong tiếng hò reo nhưng không thể vui như khi người ta đón Obama mấy năm trước.
Một số nhóm chống đối giơ biểu ngữ phản đối ông. Vì trong quảng trường cấm biểu tình có 5 người trở lên nên số này chỉ là các nhóm đơn lẻ. Cảnh sát cho hay, ngoài quảng trường đã bắt gần 60 người vì bạo loạn.
Một anh chàng mặc cái quần bơi phía mông có chữ Trump to tướng, trần như nhộng dù khá lạnh, tay cầm đàn đi lại hát hò ủng hộ Trump.
Nhóm khác viết biểu ngữ "Not my president – Không phải Tổng thống của tôi" và nhiều câu phản đối phân biệt chủng tộc, giới tính và miệt thị nhập cư.
Lễ tuyên thệ diễn ra nhanh chóng. Đầu tiên là phó Tổng thống Mike Pence và sau đó là Tổng thống Donald Trump. Các câu quen thuộc mà bất kỳ Tổng thống nào cũng phải nhắc lại như cái máy "I do solemnly swear that I will faithfully execute… Tôi xin thề sẽ thực hiện chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ…"
Donald Trump được công bố là Tổng thống chính thức của Hoa Kỳ kể từ giờ phút đó. Obama đã thành cựu. Nước Mỹ sang một trang mới trong tiếng hoan hô kèm theo đôi chỗ huýt sáo phản đối, chuyện thường xảy ra ở mỗi lễ nhậm chức.
Phát biểu nhậm chức khá đơn giản "nước Mỹ là ưu tiên số 1", "việc làm về cho Hoa Kỳ", "Hoa Kỳ từng bảo vệ biên giới cho nhiều quốc gia nhưng biên giới của mình lại lỏng lẻo", "chúng ta phải chấm dứt các nhà chính trị nói hay nhưng không làm gì cả…".
Nhà báo Jake Tapper của CNN bình luận, thật ngạc nhiên Trump lại tấn công người Washington trong khi xung quanh ông toàn các nhà chính trị nổi tiếng sống và làm việc tại đây.
Biết mình phải đi vài km mới ra được bến metro, tôi bỏ giữa chừng bài phát biểu. Như Trump nói, các nhà chính trị nói hay nhưng làm thường dở. Có điều gì làm cho tôi phải tin ông ta? Bốn năm nữa mới biết còn giờ sẽ biết ngay thế nào là chờ tầu nếu ra muộn.
Định nhắn người bạn nhưng smartphone hết pin vì tín hiệu 4G và phone bị nghẽn, cứ quay quay để tìm sóng, chỉ vài tiếng cái phone trở thành vô giá trị.
Đoàn người cắm cúi tìm đường ra metro. Những anh chàng bán hàng rong dường như ế hơn mọi năm vì chỉ nhìn mũ đỏ lác đác trên Mall đủ hiểu ít người bỏ tiền mua.
Có anh rao vui vui "Make America Great Again" bây giờ chỉ còn 5 USD hoặc "mua một tặng một", giá hạ bất ngờ.
Ra tới bến ga, người mệt nhoài sau 6 tiếng liền không được ngồi chút nào. Các toa tầu đông nghịt, ít thấy nụ cười mà lẽ ra ngày nhậm chức phải có. Có lẽ người da trắng biểu cảm bên ngoài không rộn ràng như người da mầu.
Ga metro Faragut West có thông báo xổ số liên bang đang ở mức 153 triệu USD. Ai mua hôm này mà trúng thì chắc chắn thấy Trump và khẩu hiệu của ông thật tuyệt vời.
Nếu trượt thì giờ này Tổng thống mới cũng đã yên vị. Nước Mỹ chờ thêm 4 năm, hoặc Trump tiếp tục, hoặc người Mỹ sẽ nói "Tiễn khách" với tỷ phú này như đến hẹn lại lên.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/tu-washington-dc-le-nham-chuc-vang-nguoi-va-vang-nhung-nu-cuoi-20170121142235516.htm
2.
- 20 tháng 1 2017
Trước giờ tổng thống tân cử Donald Trump lên nắm quyền, BBC giới thiệu bài của Tiến sỹ Jonathan London, người gốc Boston, 'Thư gửi Việt Nam' viết bằng tiếng Việt:
Chúng ta đang sống những ngày rất lạ, và rất tiếc phải nói rằng mỗi ngày một xa lạ hơn và không còn cảm giác an toàn như trước.
Vốn thường nghi ngờ những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng lúc này tôi lại đồng ý với nhận định rằng thế giới đang có nguy cơ rơi vào một cơn khủng hoảng sâu rộng chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến II, riêng nước Mỹ thì rơi vào cơn khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ thời Nội chiến.
Đối với Việt Nam, nguy cơ bị tác động xấu là không thể coi nhẹ. Khác so với vài tháng trước, Việt Nam ngày nay không còn chỗ dựa ngoại giao "an toàn" nữa, ít nhất cho đến khi ẩn số Trump lộ diện.
Trong không khí bất an đó, tôi xin chia sẻ vài ý kiến về thời cuộc với tư cách là một công dân Mỹ và là bạn của Việt Nam - một Việt Nam của cả dân lẫn người trong bộ máy, của cả những người nghi ngờ về từ diễn biến, tự chuyển hoá, tự này tự kia…
Về an ninh quốc phòng. Thứ nhất, về an ninh quốc phòng, các bạn hãy bình tĩnh. Dù Trump có vô số những động thái khác lạ, nhưng quan điểm an ninh ở Biển Đông khó mà có thay đổi lớn so với thới Obama. Riêng về quân sự và ngoại giao, "chế độ mới" hẳn sẽ mạnh bạo hơn.
Tuy nhiên, liệu bộ sậu của Trump có hành động đủ cẩn trọng hay không là một câu hỏi lớn cho tương lai. Lúc này chỉ có một điều chắc chắn là không có chuyện Mỹ rút lui khỏi biển Đông và khoanh tay trước những đòi hỏi bất hợp pháp của Tập Cận Bình.
Điều đáng chờ đợi, thậm chí rất đáng chờ đợi, là một số nhân vật trong bộ sậu của Trump.
Chẳng hạn tướng Mattis (nick Chó Điên) được đánh giá là có trí tuệ và được tôn trọng từ lính đến sĩ quan. Trong khi đó, ông Rex Tillerson, ngoại trưởng mới được đề cử, vẫn còn là một ẩn số trong vấn đề Đông Á.
Tuần trước, phát biểu "cấm Bắc Kinh không được tiếp cận các đảo nhân tạo ở biển Đông" có lẽ là lời nói hơi thiếu thực tế, tuy nhiên nó là tín hiệu cho thấy ông không phải là người thuận theo Bắc Kinh. Hơn thế nữa, hợp đồng hợp tác dầu khí giữa ExxonMobil và Việt Nam mới ký tuần trước là một tín hiệu đáng ghi nhận khác (nhân tiện, cũng hy vọng rằng hợp đồng này không biến thành một vài căn nhà ở Tam Đảo).
Câu hỏi ở đây là liệu Mattis và Tillerson (nếu được phê chuẩn) cùng với những nhân sự khác của "chế độ mới" Hoa Kỳ có đủ năng lực cáng đáng nhiệm vụ hay không, và không kém phần quan trọng là khi cần họ có đủ ý chí lẫn trí tuệ để chống lại một Tổng thống độc tài như Trump hay không.
Còn Việt Nam thì sao?
Trong thời gian tới Việt Nam phải (và tôi tin sẽ) tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác trong khu vực. Tôi cũng khuyến nghị rằng dù kẻ lừa bịp đầu mầu cam nói gì đi nữa thì cũng hãy nhớ đại đa số các nước vẫn quyết tâm tìm kiếm một giải pháp an ninh bền vững cho Biển Đông.
Về kinh tế xã hội. Thứ hai là kinh tế, vì chúng ta chưa rõ Việt Nam có cơ hội gì mới trong thời kỳ hậu Obama, nên những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt vẫn y như cũ. Tất nhiên khả năng lớn là sẽ không còn hiệp định thương mại đa phương nữa. Ngay sau thắng lợi bầu cử (được Putin góp tay dàn dựng) của Trump, ta đã thấy cả Tập lẫn Abe đều đua nhau lấp đầy không gian mà Mỹ đã chiếm.
Với tổng giá trị của xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ chiếm tới 20% GDP thì Mỹ là mối quan hệ kinh tế mà Việt Nam không thể bỏ qua. Trong khi đó, hai nước (dù Trump hoặc ai cầm quyền) vẫn còn chia sẻ những quyền lợi kinh tế xã hội. Vì thế tôi khuyến nghị Việt Nam cứ tiếp tục nỗ lực tái cấu lại nền kinh tế, đầu tư vào giáo dục sao cho hiệu quả hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân càng nhiều càng tốt.
Muốn Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn, hãy chọn con đường chính đại.
Hãy dũng cảm và sáng suốt để bảo vệ người lao động Việt Nam.
Hãy dứt khoát nói không với những dự án không đảm bảo môi trường.
Hãy hiểu và biết quý trọng giá trị câu '"dân cần nước sạch".
Làm như thế thì Việt Nam mới có lực để 'chịu phát triển' bền vững, và có chất lượng hơn so với những năm gần đây.
Về giáo dục. Cải cách giáo dục cách khác so với trước— không chỉ nói suông mà không chỉ xem ngành là ngành hành chính: phải thực sự coi trọng, phát triển năng lực lẫn tinh thần sáng tạo của nhà giáo, nhà nghiên cứu, và toàn xã hội - và không chỉ những người mà đang ở đọ tưởi trẻ. Phải thực sự sẵn sàng tiếp nhận, thực hiện, và thi nhiệm với những cách dạy hiện đại, phương pháp sư phạm mới. Mừng để thấy hiện nay đang có những nỗ lực về vấn đề này.
Quan trọng là những nỗ lực tiếp tục được để mạnh trong khi đó cách giới thiệu những ý tưởng, phương pháp được nghiên cứu, điều chỉnh và khuyến kích. Những cải cách này không thể mang tính 'hành chính' mà phải đưa sâu vào thình thần của giáo dục ở mọi bậc học và kể cả ngoài ngành.
Thị trường dĩ nhiên có vai trò của thị trường, nhưng không có nghĩa là phải hy sinh giáo dục phi lợi nhuận như chúng ta đang thấy. Đừng lạm dụng làm giầu bằng thương mại hoá mọi thể loại giáo dục. Việc những trường đại học phi lợi nhuận có tôn chỉ hoạt động dựa trên giá trị của những vĩ nhân như Phan Chu Trinh đang bị doạ đóng cửa, đang bị doạ bán là những sự kiện cực xấu.
Hãy đừng lấy PISA hoặc đào tạo ra vài nhà toán học thực giỏi làm thước đo. Tinh thần sẵn sàng đầu tư cho giáo dục của con cái sẽ vô cùng lãng phí nếu chúng ta (tức là cộng đồng nhà giáo và người dân) không đòi hỏi và xây dựng được một hệ thống giáo dục thực sự phản ánh tinh thần cởi mở, phản biện khoa học.
Nếu không thế, chúng ta không có cơ sở gì để kỳ vọng đất nước Việt Nam cất cánh. Trong thời gian bất trắc này thì tốt nhất Việt Nam phải tìm cách để khắc phục những trở ngại còn lại để thực sự cải cách và đẩy mạnh nỗ lực cải cách.
Về chính trị, xã hội, và tương lai. Nguyên nhân nước Mỹ có một kẻ lừa bịp mị dân lên nắm quyền bắt nguồn từ những sai lầm của chính quyền Mỹ suốt 40 năm qua: mức sống của người lao động không được cải thiện cộng với sự suy yếu của nền tảng dân chủ do…. quyền lực nhóm!!!
Một nguyên nhân khác là chiến lược tranh cử của bà Hillary thiếu hấp dẫn, phản ánh bằng việc 1 tỷ đôla đã bỏ ra mà vẫn thua.
Dù nền dân chủ Mỹ có nhiều vấn đề từ lâu, nhưng Mỹ đến ngày hôm nay vẫn được coi là một nước tiêu biểu cho dân chủ và những nguyên tắc của chủ nghĩa tự do. Tôi thừa nhận khoản khác giữa những nguyen tắc dân chủ ấy và tình hình thực tế ở bên Mỹ quá là báo động - cho đến mức tôi lo về tương lai về số phận của nước mình.
Việc một nhân vật có nét độc tài như Trump thắng cử cộng với tình hình ở Châu Âu, Nga v.v. dấy lên lo lắng về tương lai của dân chủ không chỉ là ở Mỹ mà còn cả trên thế giới.
Nhưng dù vậy, lý tưởng dân chủ vẫn luôn là nguồn cảm hứng. Vấn đề chỉ là bảo vệ và thúc đẩy như thế nào trong tình hình báo động của hôm nay. Ở đây vẫn phải lạc quan về Việt Nam.
Hiện nay người dân Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến số phận của đất nước mình.
Và đây chính là lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tư duy chính trị.
Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc quan khi những giá trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy ngày càng nhiều người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết hơn bao giờ hết.
Dù không loại trừ khả năng Ngài/kẻ lừa bịp mị dân sắp vào Nhà Trắng có thể gián tiếp đem lại lợi ích cho Việt Nam, chúng ta có đủ lý do để lo ngại về những kịch bản trước mắt có thể xảy ra của khu vực cũng như trên thế giới.
Trong tình trạng bất an hôm nay, tôi tin rằng người dân Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực học hỏi, tham gia đóng góp và ra sức thúc đẩy một xã hội dân chủ hơn, văn minh, minh bạch, công bằng, và có trật tự.
Tôi nghĩ rằng dù ở Việt Nam hay ở Mỹ hay bất cứ ở nơi nào trên trại đất, những nỗ lực phát triển xã hội thể theo nguyện vọng dân chủ và nhân văn vẫn là vấn đề cốt lõi và cần được khuyến khích hơn bao giờ hết.
JL, Hà Nội
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đã đăng trên trang web cá nhân vàFacebook của ông Jonathan London, một nhà nghiên cứu về Việt Nam hiện làm việc tại Đại học Leiden, Hà Lan.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-38690371
1. Toàn văn diễn văn nhậm chức (20/1/2017)
トランプ大統領就任演説(日本語訳と全文)
トランプ米大統領の20日の就任演説全文は次の通り。
ロバーツ最高裁長官、カーター元大統領、クリントン元大統領、ブッシュ元大統領(子)、オバマ前大統領、米国民の皆さん、世界の皆さん、ありがとう。
▽国民に権力を
米国の市民は今、国を挙げた壮大な取り組みに臨もうとしている。国家を再建し、全ての人が希望を取り戻す取り組みだ。われわれは共に、米国や世界が今後何年にもわたって進む針路を決定する。難題や苦難に直面するだろうが、仕事をやり遂げる。
4年ごとにわれわれはここに集まり整然と平和裏に権力を移行する。オバマ前大統領とミシェル夫人に感謝する。政権移行を丁重に支援してくれた。彼らは素晴らしかった。ありがとう。
ただし、今日の式典には特別な意味がある。単に政権交代が実現し、権力が政党から別の政党へと移っただけではない。権力を首都ワシントンからあなた方国民に返還するのだ。
あまりに長きにわたり、政府から恩恵を享受するのは首都にいる一握りの人々にとどまり、国民にはしわ寄せが及んできた。ワシントンは繁栄しても、国民が富を共有することはなかった。政治家が潤う一方で、職は失われ、工場は閉鎖された。支配層は保身に走り、市民を擁護しようとはしなかった。支配層の勝利や成功は、皆さんの勝利や成功とはならなかった。支配層が首都で祝杯を挙げていても、懸命に生きる全米の人々に浮かれる理由はなかった。
▽全てが変わる
ここから、たった今から、全てが変わる。この瞬間は皆さんのためにある。今日ここに集まった皆さんと、式典を見守る全米の皆さんのためにある。
今日は皆さんこそが主役で、これは皆さんの祝典だ。そしてこの米国は皆さんの国なのだ。大切なのは、どの政党が政権を握るかではない。国民が政府を動かしているかどうかが大切なのだ。2017年1月20日は、国民が再び主権者となった日として記憶されるだろう。忘れられてきた人々も、これからは忘れられることはない。皆さんの声に誰もが耳を傾けている。大勢の皆さんが歴史的なうねりの当事者となるためやって来た。世界がかつて目撃したことがないような社会現象だ。
その中心には重大な信念がある。国家は国民に仕えるために存在するという信念だ。国民は子どもたちのために素晴らしい学校を望んでいる。家族のため安全な環境を欲し、いい仕事を求めている。善良な人々のごく当たり前の要求だ。
▽殺りくに終止符
しかし、あまりに多くの市民にとって、現実は異なっている。都市の市街地で母子が貧困から抜け出せないでいる。さびついた工場群が墓石のように国内の至る所に散らばっている。教育システムに金がつぎ込まれても、若く優れた学生たちは知識を得ることができずにいる。犯罪、悪党、麻薬が多くの命を奪い、可能性の芽を摘んできた。こうした米国の殺りくは今ここで終わる。
われわれは同じ米国民だ。彼らの苦悩はわれわれの苦悩だ。彼らの夢はわれわれの夢だ。彼らの成功はわれわれの成功となる。われわれは一つの心、一つの故郷、そして一つの輝かしい運命を共有している。今日の私の大統領就任宣誓は、全ての米国人に対する忠誠の誓いだ。
何十年もの間、われわれは米国の産業を犠牲にして、他国の産業を豊かにしてきた。米軍の嘆かわしい劣化を招いた一方で、他国の軍に資金援助してきた。自国の国境防衛はおろそかにしながら、他国の国境を守ってきた。そして国外で何兆ドルも金を費やしている間に、米国のインフラは荒廃し、朽ち果ててしまった。
他国を豊かにしている間に、われわれの富や強さ、自信は地平のかなたへ消え去っていった。工場は次々と閉鎖され、残された何百万人もの米国人労働者を顧みることなく、国外へ移転していった。中間層の富が奪われ、世界中にばらまかれた。だがそれは過去のことだ。今、われわれは未来だけを見据えている。
▽米国第一
今日ここに集まったわれわれは、全ての都市、全ての外国政府、全ての権力機関に向かって、新たな決意を宣言する。今日から、新たな考え方でわが国を治める。今日からはひたすら「米国第一」だ。米国が第一だ。貿易、税金、移民、外交では常に、米国の労働者と家族の利益となるような決定を下す。物作り、企業、雇用を奪う外国から、われわれは国境を守らなければならない。
(貿易や雇用の)保護は、大いなる繁栄と強さをもたらす。私は全身全霊で、皆さんのために戦う。そして私は皆さんを決して失望させない。米国は再び勝利し始める。いまだかつてないほど勝利していく。
われわれの雇用を取り戻す。国境を取り戻す。富を取り戻す。そして夢を取り戻す。
この素晴らしい国の全土に新しい道、高速道路、橋、空港、トンネル、鉄道を造る。
国民を生活保護から抜け出させ、仕事に戻ってもらう。そしてわれわれの国を、米国人の手によって、米国人の労働力で再建する。
われわれは二つの簡潔な規則を守っていく。米国製品を買い、米国人を雇う。
われわれは世界の国々との友好、親善関係を求めていく。ただし、国益を最優先する権利が全ての国にあるという考えに基づき、実行していく。われわれの流儀を(他国に)押しつけたりはしない。むしろ模範として追随されるように、われわれを輝かせよう。
古くからの同盟を強化し、新たな同盟関係も築き、文明国を一つに束ねてイスラム過激派によるテロに対抗し、地球上から完全に根絶する。
▽国民の結束
われわれの政治の根底にあるのは、米国への完全な忠誠だ。そして国への忠誠心を通して、われわれは国民同士の忠誠心も再発見することになるだろう。もし、心を開いて愛国主義を受け入れれば、偏見が生まれる余地はない。
聖書にこう書かれている。「神の民が一つになって共に生きることは、なんと幸せで楽しいことか」。自分の考えを包み隠さず語り、相違があれば率直に議論しなければならないが、常に結束を目指さねばならない。米国が団結すれば、誰にも止めることはできない。
恐れることはない。われわれは守られており、これからも常に守られる。軍、治安機関がわれわれを守ってくれる。そして、何より重要なことに、われわれは神に守られている。
▽行動の時
最後に言いたい。大きく考え、より大きな夢を見よう。米国では、努力してこそ国は存続するということをみんな知っている。口ばかりで行動しない政治家、不平ばかり言って自分では何もしない政治家はもう認めない。
無駄話の時間は終わりだ。行動する時だ。できないなどと言わせてはならない。米国の熱意、闘志、気概をもってすれば打ち勝てない困難などない。失敗することはない。米国は再び繁栄し、成功するのだ。
宇宙の謎を解き、地球上から病の苦しみをなくし、未来のエネルギー、産業、技術を活用する新たな時代が始まったばかりだ。国への新たな誇りがわれわれの魂を揺り動かし、視野を広げ、分断を修復してくれるだろう。
わが国の兵士たちが決して忘れない、古くからの格言を今こそ思い出そう。肌が黒くても、白くても、褐色でも、同じ赤い血が流れ、国を愛する気持ちに変わりはないということだ。同じ輝かしい自由を享受し、同じ偉大な米国旗に敬礼するのだ。子どもたちはデトロイトの都市部で生まれようとも、ネブラスカの風吹きすさぶ平野で生まれようとも、同じ夜空を見上げ、同じ夢で心を満たし、同じ全能の創造主により命の息吹を吹き込まれる。
▽米国を再び偉大に
全ての米国民の皆さん。住んでいる町が近くても遠くても、小さくても大きくても、山々や海に囲まれていようとも、次の言葉を聞いてほしい。あなたたちが無視されることは金輪際ない。あなたたちの声、希望、夢が米国の運命を決めるのだ。あなたたちの勇気、優しさ、愛がわれわれを永遠に導くのだ。
みんなで米国を再び強くしよう。米国を再び豊かにしよう。米国を再び誇り高くしよう。米国を再び安全にしよう。そう、みんなで米国を再び偉大にしよう。
ありがとう。皆さんに神のご加護があらんことを。米国に神のご加護があらんことを。ありがとう。米国に神のご加護があらんことを。(共同)
Chief Justice Roberts, President Carter, President Clinton, President Bush, President Obama, fellow Americans, and people of the world: thank you.
We, the citizens of America, are now joined in a great national effort to rebuild our country and restore its promise for all of our people. Together, we will determine the course of America and the world for many, many years to come. We will face challenges. We will confront hardships. But we will get the job done.
Every four years, we gather on these steps to carry out the orderly and peaceful transfer of power, and we are grateful to President Obama and First Lady Michelle Obama for their gracious aid throughout this transition. They have been magnificent. Thank you.
Today's ceremony, however, has very special meaning -- because today we are not merely transferring power from one administration to another, or from one party to another, but we are transferring power from Washington, D.C. and giving it back to you, the people.
For too long, a small group in our nation's capital has reaped the rewards of government while the people have borne the cost. Washington flourished, but the people did not share in its wealth. Politicians prospered, but the jobs left and the factories closed. The establishment protected itself, but not the citizens of our country. Their victories have not been your victories. Their triumphs have not been your triumphs. And while they celebrated in our nation's capital, there was little to celebrate for struggling families all across our land.
That all changes -- starting right here, and right now, because this moment is your moment. It belongs to you. It belongs to everyone gathered here today and everyone watching all across America.
This is your day. This is your celebration. And this, the United States of America, is your country. What truly matters is not which party controls our government, but whether our government is controlled by the people. January 20th, 2017 will be remembered as the day the people became the rulers of this nation again. The forgotten men and women of our country will be forgotten no longer. Everyone is listening to you now. You came by the tens of millions to become part of a historic movement the likes of which the world has never seen before.
At the center of this movement is a crucial conviction: that a nation exists to serve its citizens. Americans want great schools for their children, safe neighborhoods for their families, and good jobs for themselves. These are just and reasonable demands of righteous people and a righteous public.
But for too many of our citizens, a different reality exists: Mothers and children trapped in poverty in our inner cities; rusted-out factories scattered like tombstones across the landscape of our nation; an education system, flushed with cash, but which leaves our young and beautiful students deprived of all knowledge; and the crime and the gangs and the drugs that have stolen too many lives and robbed our country of so much unrealized potential. This American carnage stops right here and stops right now.
We are one nation, and their pain is our pain. Their dreams are our dreams. And their success will be our success. We share one heart, one home, and one glorious destiny.
The oath of office I take today is an oath of allegiance to all Americans.
For many decades, we've enriched foreign industry at the expense of American industry; subsidized the armies of other countries while allowing for the very sad depletion of our military. We've defended other nation's borders while refusing to defend our own and spent trillions and trillions of dollars overseas while America's infrastructure has fallen into disrepair and decay.
We've made other countries rich while the wealth, strength, and confidence of our country has dissipated over the horizon.
One by one, the factories shuttered and left our shores, with not even a thought about the millions and millions of American workers that were left behind. The wealth of our middle class has been ripped from their homes and then redistributed all across the world. But that is the past. And now we are looking only to the future.
We, assembled here today, are issuing a new decree to be heard in every city, in every foreign capital, and in every hall of power. From this day forward, a new vision will govern our land. From this day forward, it's going to be only America first -- America first. Every decision on trade, on taxes, on immigration, on foreign affairs will be made to benefit American workers and American families. We must protect our borders from the ravages of other countries making our products, stealing our companies, and destroying our jobs.
Protection will lead to great prosperity and strength. I will fight for you with every breath in my body, and I will never, ever let you down. America will start winning again, winning like never before.
We will bring back our jobs. We will bring back our borders. We will bring back our wealth. And we will bring back our dreams.
We will build new roads, and highways, and bridges, and airports, and tunnels, and railways all across our wonderful nation.
We will get our people off of welfare and back to work, rebuilding our country with American hands and American labor.
We will follow two simple rules: Buy American and Hire American.
We will seek friendship and goodwill with the nations of the world, but we do so with the understanding that it is the right of all nations to put their own interests first. We do not seek to impose our way of life on anyone, but rather to let it shine as an example -- we will shine -- for everyone to follow.
We will reinforce old alliances and form new ones, and unite the civilized world against radical Islamic terrorism, which we will eradicate completely from the face of the Earth.
At the bedrock of our politics will be a total allegiance to the United States of America, and through our loyalty to our country, we will rediscover our loyalty to each other. When you open your heart to patriotism, there is no room for prejudice.
The Bible tells us, "How good and pleasant it is when God's people live together in unity." We must speak our minds openly, debate our disagreements honestly, but always pursue solidarity. When America is united, America is totally unstoppable.
There should be no fear. We are protected, and we will always be protected. We will be protected by the great men and women of our military and law enforcement. And, most importantly, we will be protected by God.
Finally, we must think big and dream even bigger. In America, we understand that a nation is only living as long as it is striving. We will no longer accept politicians who are all talk and no action, constantly complaining but never doing anything about it.
The time for empty talk is over. Now arrives the hour of action. Do not allow anyone to tell you that it cannot be done. No challenge can match the heart and fight and spirit of America. We will not fail. Our country will thrive and prosper again.
We stand at the birth of a new millennium, ready to unlock the mysteries of space, to free the Earth from the miseries of disease, and to harness the energies, industries, and technologies of tomorrow. A new national pride will stir our souls, lift our sights, and heal our divisions.
It's time to remember that old wisdom our soldiers will never forget: that whether we are black or brown or white, we all bleed the same red blood of patriots. We all enjoy the same glorious freedoms, and we all salute the same great American Flag. And whether a child is born in the urban sprawl of Detroit or the windswept plains of Nebraska, they look up at the same night sky, they fill their heart with the same dreams, and they are infused with the breath of life by the same Almighty Creator.
So to all Americans, in every city near and far, small and large, from mountain to mountain, from ocean to ocean, hear these words: You will never be ignored again. Your voice, your hopes, and your dreams will define our American destiny. And your courage and goodness and love will forever guide us along the way.
Together, we will make America strong again. We will make America wealthy again. We will make America proud again. We will make America safe again. And, yes, together, we will make America great again.
Thank you. God bless you. And God bless America. Thank you. God bless America.
(2017/01/21)
http://www.iwate-np.co.jp/cgi-bin/news.cgi?hk=20170121_1
|
- 21 tháng 1 2017
Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ trong buổi lễ ngày 20/1.
Xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu nhậm chức của ông.
Thưa Chánh án Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới, xin cảm ơn.
Các công dân Mỹ chúng ta nay cùng nỗ lực để xây dựng lại đất nước, hồi phục lời hứa cho tất cả dân tộc.
Cùng nhau, chúng ta sẽ quyết định con đường đi của nước Mỹ và thế giới trong nhiều năm tới.
Chúng ta sẽ đối diện thử thách. Sẽ đương đầu khó khăn. Nhưng chúng ta sẽ làm được.
Cứ mỗi bốn năm, chúng ta lại cùng bước lên các bậc này để thi hành cuộc chuyển giao quyền lực trật tự và hòa bình. Chúng ta biết ơn Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama vì sự giúp đỡ chân thành trong quá trình chuyển giao. Họ thật tuyệt. Xin cảm ơn.
Nhưng buổi lễ hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Vì hôm nay không phải là sự chuyển giao quyền lực từ người này sang người kia, một đảng này sang đảng khác, mà là sự chuyển giao quyền lực từ Washington sang cho nhân dân Mỹ.
Từ quá lâu, một nhóm nhỏ tại thủ đô đã thu nhận phần thưởng của chính phủ, còn nhân dân gánh chi phí.
Washington phát triển nhưng nhân dân không được chia sẻ của cải.
Các chính khách giàu to nhưng việc làm ra đi, nhà máy đóng cửa.
Giới cai trị tự bảo vệ mình nhưng không bảo vệ công dân đất nước.
Thắng lợi của họ không phải là thắng lợi của các bạn; vinh quang của họ không của các bạn; và khi họ ăn mừng ở thủ đô, chẳng có mấy điều đáng ăn mừng cho các gia đình nghèo khắp nước.
Tất cả thay đổi - tại đây, lúc này, vì khoảnh khắc này là của các bạn.
Nó thuộc về những người có mặt tại đây hôm nay, và những ai đang theo dõi trên toàn nước Mỹ.
Đây là ngày của các bạn. Đây là lễ ăn mừng của các bạn.
Và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là đất nước của các bạn.
Điều thực sự quan trọng không phải là đảng nào kiểm soát chính phủ, nhưng liệu chính phủ có do nhân dân kiểm soát không.
Ngày 20/1/2017 sẽ được nhớ như ngày nhân dân trở thành người cai trị đất nước này một lần nữa.
Những người dân bị lãng quên sẽ không còn bị như thế.
Mọi người đang lắng nghe các bạn.
Hàng chục triệu người đã trở thành phong trào lịch sử mà thế giới chưa từng thấy.
Ở trung tâm phong trào này là niềm tin quan trọng: rằng một quốc gia tồn tại là để phục vụ công dân.
Người dân Mỹ muốn trường tốt cho con, khu nhà an toàn cho gia đình, và việc làm tốt cho họ.
Đây là những đòi hỏi công bằng, chính đáng của công chúng.
Nhưng với quá nhiều công dân, là một thực tại khác: Mẹ con trói chặt trong nghèo đói ở thành thị, các nhà máy gỉ sét như bia mộ trên đất nước, hệ thống giáo dục thừa tiền nhưng không đem lại kiến thức cho sinh viên trẻ đẹp của chúng ta, tội ác, băng đảng, ma túy cướp đi quá nhiều mạng sống, cướp đi bao tiềm năng đất nước.
Sự tàn sát nước Mỹ này dừng lại tại đây, ngay bây giờ.
Chúng ta là một quốc gia - nỗi đau của họ cũng là của chúng ta. Giấc mơ của họ là của chúng ta, thành công của họ cũng là của chúng ta. Chúng ta chia sẻ một con tim, một mái nhà, một định mệnh vinh quang.
Lời thề nhậm chức của tôi hôm nay là lời thề trung thành với mọi người Mỹ.
Suốt nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài, làm hại cho Mỹ.
Các đội quân được bao cấp của các nước, làm quân đội ta suy yếu.
Chúng ta bảo vệ bờ cõi nước khác nhưng từ chối bảo vệ mình.
Video trực tiếp lễ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ
Bỏ hàng ngàn tỉ đôla ở nước ngoài, còn hạ tầng của Mỹ rơi vào suy thoái.
Chúng ta giúp các nước giàu có, còn của cải, sức mạnh, tự tin của quốc gia biến mất.
Nhà máy này tới nhà máy khác đang biến khỏi đất nước chúng ta, không hề nghĩ cho hàng triệu người lao động Mỹ.
Sự giàu có của giới trung lưu đang bị tước đoạt từ gia đình họ và chia sẻ trên khắp thế giới.
Nhưng đó là quá khứ. Nay chúng ta chỉ nhìn tới tương lai.
Chúng ta có mặt hôm nay, ra lời hiệu triệu được nghe ở mọi thành phố, thủ đô hải ngoại, mọi hàng lang quyền lực.
Từ hôm nay, viễn kiến mới cai trị đất ta.
Từ lúc này, chỉ có Hoa Kỳ trên hết.
Mọi quyết định về thương mại, thuế, di dân, ngoại giao, sẽ có để làm lợi cho người lao động và gia đình Mỹ.
Chúng ta phải bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá của các nước đang làm sản phẩm của ta, ăn cắp công ty của ta, hủy hoại việc làm của ta. Bảo vệ sẽ dẫn tới thịnh vượng và sức mạnh.
Tôi sẽ chiến đấu cho các bạn bằng mọi hơi thở, sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.
Hoa Kỳ sẽ bắt đầu chiến thắng, như chưa từng.
Chúng ta sẽ đem về việc làm. Đem về biên giới. Đem về của cải. Và đem về những giấc mơ.
Chúng ta sẽ xây những con đường mới, xa lộ, cầu, sân bay, đường hầm, đường tàu hỏa trên đất nước tuyệt vời của ta.
Chúng ta sẽ giúp người dân không phải xin trợ cấp và trở lại làm việc. Xây dựng lại đất nước với đôi tay Mỹ và lao động Mỹ.
Chúng ta sẽ theo hai nguyên tắc cơ bản - mua hàng Mỹ và thuê người Mỹ.
Chúng ta sẽ tìm kiếm tình bạn và thiện chí với các nước, nhưng với sự hiểu biết rằng các nước có quyền ưu tiên cho lợi ích của mình.
Chúng ta không muốn áp đặt lối sống lên ai, nhưng để lối sống của ta tỏa sáng như tấm gương cho mọi người.
Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ, thành lập liên minh mới, đoàn kết thế giới văn minh chống lại nạn khủng bố Hồi giáo cực đoan, mà chúng ta sẽ xóa bỏ hoàn toàn khỏi trái đất này.
Ở cội rễ chính trị của chúng ta sẽ là sự trung thành tuyệt đối với Hoa Kỳ, thông qua sự trung thành với tổ quốc, chúng ta sẽ tìm lại sự trung thành với nhau.
Khi bạn mở lòng cho tình yêu nước, sẽ không có chỗ cho thiên kiến.
Kinh thánh bảo, "thật tốt và dễ chịu khi nhân dân của Thượng đế sống đoàn kết".
Chúng ta phải nói thật, tranh cãi khác biệt chân thật, nhưng luôn tìm kiếm đoàn kết.
Khi Hoa Kỳ đoàn kết, không ai cản được Hoa Kỳ.
Đừng có sợ - chúng ta được bảo vệ, và sẽ luôn được bảo vệ.
Chúng ta sẽ được bảo vệ nhờ những con người vĩ đại của quân đội, chấp pháp, và quan trọng nhất nhờ Thượng đế.
Sau chốt, chúng ta phải nghĩ những điều to lớn, mơ những giấc mơ to lớn hơn.
Tại Mỹ, chúng ta hiểu một quốc gia chỉ sống khi nỗ lực.
Chúng ta sẽ không còn chấp nhận các chính khách chỉ nói mà không làm, lúc nào cũng than vãn mà chả làm gì.
Đã hết thời gian để nói trơn.
Nay là giờ khắc hành động.
Đừng để ai bảo các bạn là không làm nổi đâu. Không thử thách nào đứng vững trước trái tim, tranh đấu và tinh thần nước Mỹ.
Chúng ta sẽ không thất bại. Đất nước sẽ lại phát triển.
Chúng ta đang ở trước thời khắc thiên niên kỷ mới, sẵn sàng mở ra bí ẩn của vũ trụ, giải phóng Trái đất khỏi bệnh tật, tìm ra năng lượng, các ngành công nghiệp và công nghệ ngày mai.
Niềm tự hào quốc gia mới sẽ khơi dậy tâm hồn, nâng cao tầm mắt, hàn gắn chia rẽ.
Đây là lúc nhớ lại sự khôn ngoan cổ xưa mà những người lính sẽ không quên: rằng dù da đen, nâu hay trắng, chúng ta cùng có dòng máu đỏ của người yêu nước, cùng hưởng tự do tôn giáo, và cùng chào lá cờ Mỹ.
Dù đứa trẻ sinh ra ở khu đô thị Detroit, hay đồng bằng lộng gió Nebraska, họ cùng nhìn lên bầu trời ban tối, cùng giấc mơ, và cùng nhận hơi thở cuộc sống từ Đấng tối cao.
Hỡi những người Mỹ, ở mọi thành phố xa gần, nhỏ to, từ núi đến biển, xin hãy lắng nghe:
Các bạn sẽ không bao giờ bị bỏ rơi nữa.
Tiếng nói, hy vọng, giấc mơ của các bạn sẽ quyết định định mệnh nước Mỹ. Sự dũng cảm, lòng tốt, tình yêu của bạn sẽ dẫn đường chỉ lối.
Cùng nhau, chúng ta sẽ làm nước Mỹ mạnh trở lại.
Cùng nhau chúng ta sẽ làm nước Mỹ giàu có trở lại.
Chúng ta sẽ làm nước Mỹ tự hào trở lại.
Chúng ta sẽ làm nước Mỹ an toàn trở lại.
Đúng thế, cùng nhau chúng ta sẽ làm nước Mỹ tuyệt vời trở lại.
Xin cảm ơn. Thượng đế phù hộ các bạn và nước Mỹ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38697927
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.