Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

23/12/2016

Đôi chuông Đà Quận ở Cao Bằng vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

Chúng tôi đã theo bước chân của các lớp đàn anh đi trước, nghiên cứu đôi chuông này trong nhiều năm qua. Một đôi, nhưng có một chiếc có khắc chữ, và một chiếc không có chữ (không có bất cứ chữ gì).

Kết quả nghiên cứu về chiếc chuông thực sự đúc năm Càn Thống 19 (1611), tức quả chuông có chữ trong hai chuông Đà Quận, thì đang tiếp tục công bố trên các tạp chí học thuật: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (xem lại ở đây, và ở đây), Tạp chí Hán Nôm (xem ở đây), và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (đang chờ bổ sung).

Dưới là tin chính thức, năm 2016, đợt 5.

Bổ sung thì xếp ở dưới.



---


Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 5) năm 2016


Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia (đợt 5) năm 2016. Theo Quyết định này, 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, bao gồm:

1. Ngẫu tượng Linga - Yoni (Niên đại: Thế kỷ V - VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Trà Vinh).

2. Phù điêu Trà Liên 1 (Niên đại: nửa cuối Thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).

3. Phù điêu Trà Liên 2 (Niên đại: nửa cuối Thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).

4. Phù điêu Thần Brahama (Niên đại: Thế kỷ XII - XIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định).

5. Thống gốm hoa nâu (Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV, triều Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

6. Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” (Niên đại: năm 1362 đời vua Trần Dụ Tông, hiện lưu giữ tại chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

7. Bia Vua Lê Thái Tổ (Niên đại: Năm 1431, hiện lưu giữ tại đền thờ vua Lê Thái Tổ, xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).

8. Bia “Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi” (Niên đại: cuối Thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

9. Đôi chuông chùa Đà Quận (chùa Viên Minh) (Niên đại: năm 1611 thời nhà Mạc, hiện lưu giữ tại Khu di tích Chùa Đà Quận - Đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng).

10. Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh và Tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường (Niên đại: giữa thế kỷ XVII, hiện được thờ tại di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).

11. Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh (Niên đại: khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, hiện được thờ tại di tích đền Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

12. Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ (Niên đại: năm 1692, đời vua Lê Hy Tông, hiện lưu giữ tại chùa Động Ngọ, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).

13. Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (Niên đại: năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

14. Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 - 1946 (Từ 30/8/1945 – 28/2/1946, hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ).

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 118 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định Thủ tướng Chính phủ./.
Khắc Đoài
http://www.dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=1177&c=4


---




BỔ SUNG

.

3.

Báo Cao Bằng đưa tin (2014, 2013, 2012)


Thứ ba 30/09/2014 08:00
Từ năm 2011 đến nay, từ nhiều nguồn vốn, xã Hưng Đạo (Thành phố) được đầu tư trên 9 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.
    Cụ thể, xây dựng kè chống xói lở tuyến mương phai 1,2 tỷ đồng; công trình nước sinh hoạt tại xóm 5 + 5a Nam Phong, 1,4 tỷ đồng; nhà bếp và công trình phụ Trường Tiểu học Nam Phong 500 triệu đồng; xây mới 2 phòng học, tường rào Trường Mầm non Hưng Đạo, 1 tỷ đồng.
    Nâng cấp Trường THCS Cao Bình đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 là 1 tỷ đồng; xây mới tháp chuông chùa Đà Quận và đền thờ Dương Tự Minh 1,3 tỷ đồng; tu sửa Nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sỹ, 40 triệu đồng; xây mới và sửa chữa 6 Nhà văn hoá, trên 1 tỷ 400 triệu đồng; 1 trạm biến áp xã Hồng Quang, 300 triệu đồng…
    Đến nay, xã Hưng Đạo đạt 14 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
    http://baocaobang.vn/Xay-dung-phat-trien-Thanh-pho-Cao-Bang/Thanh-pho-Xa-Hung-Dao-duoc-dau-tu-tren-9-ty-dong-XDNTM/30501.bcb







    Thứ ba 05/11/2013 10:00
    Bảo tàng tỉnh vừa hoàn tất hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thẩm định, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đôi chuông ở chùa Đà Quận (chùa Viên Minh), thuộc xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố) là bảo vật Quốc gia.
       Đôi chuông hiện được lưu giữ và bảo quản trong khuôn viên của quần thể di tích chùa Đà Quận. Đây là một quần thể di tích có một không hai ở tỉnh Cao Bằng hiện nay, bao gồm có chùa (chùa Đà Quận), có đền (đền Quan Triều) và có gác chuông.
      Chuông nhỏ được treo trên gác chuông bằng gỗ, cách chùa Đà Quận 3,5 m về hướng nam.

      Đôi chuông chùa Đà Quận gồm: Chuông nhỏ được treo trên gác chuông bằng gỗ cách chùa Đà Quận 3,5 m về hướng nam. Tháp chuông có tổng diện tích 100 m2, phần mái gồm 2 lớp lợp bằng ngói vẩy cá. Chiều cao chuông nhỏ 160 cm (thân cao 132 cm, quai cao 28 cm)đường kính miệng 95 cmđộ dày vành chuông 8 cm.
      Chuông to được treo ở tháp chuông cũ ở trước đền Quan Triều với diện tích khoảng 10 m2, 4 trụ của gác chuông được xây bằng gạch thời nhà Mạc, mái lợp bằng ngói máng địa phương. Chiều cao chuông to 175 cm (thân cao 140 cm, quai cao 35 cm), đường kính miệng 106 cm, độ dày vành chuông 7 cm.

      Du khách thỉnh chuông chùa Đà Quận.
      Năm 1995, đôi chuông chùa Đà Quận đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là: Di tích Nghệ thuật chuông Chùa Đà Quận, theo quyết định số 2861 QĐ/BT ngày 04/9/1995.

      Chuông to vẫn được treo ở tháp chuông cũ với diện tích khoảng 10 m2, ở trước đền Quan Triều.
       Theo tài liệu do Bảo tàng tỉnh thu thập, chùa Đà Quận được xây dựng từ thời Lý, đời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175), chùa được khởi dựng cùng đền Quan Triều (thờ Dương Tự Minh, người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương bắc thế kỷ XII); trải qua thời gian dài, chùa và đền đều bị hoang phế. Đến khi nhà Mạc lên đất Cao Bằng đóng đô mới trùng tu lại chùa và đúc chuông (chuông đúc năm 1611). Chùa Đà Quận và đền Quan Triều là 2 di tích đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008.

      Chiều cao chuông to 175 cm, đường kính miệng 106 cm, độ dày vành chuông 7cm.

      Chuông chùa Đà Quận là di sản văn hóa của vương triều nhà Mạc còn lại trên đất Cao Bằng, là một trong những chuông cổ quý hiếm của tỉnh Cao Bằng nói riêng, của cả nước nói chung. Là hiện vật gốc có giá trị đặc biệt gắn với truyền thống đúc đồng Việt thế kỷ XVII. Mỗi quả chuông là một tác phẩm nghệ thuật, một bằng chứng của trình độ kỹ thuật đúc, kỹ thuật khắc đương thời.

      Phần quai của quả chuông to.

      Căn cứ vào các tiêu chí theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009, Bảo tàng tỉnh đã lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận đôi chuông chùa Đà Quận là bảo vật Quốc gia.            

      Thiên Ân

      http://baocaobang.vn/Van-hoa/De-nghi-cong-nhan-doi-chuong-chua-Da-Quan-la-bao-vat-Quoc-gia/20061.bcb



      Lễ hội Chùa Đà Quận

      Chủ nhật 09/02/2014 08:00
      Ngày 8/2 (tức mùng 9 tháng Giêng âm lịch) đã diễn ra Lễ hội Chùa Đà Quận ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Nhân dân địa phương và du khách thập phương nô nức về  cầu may, cầu lộc và vui hội với những nét văn hoá độc đáo.
         
        Đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.
        Hội chùa năm nay được tổ chức chu đáo. Lễ khai mạc đã diễn ra trang trọng từ tối hôm trước. Tiếp đó là chương trình văn nghệ với những tiết mục hát, múa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người dự hội về những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc.
        Sau tiếng trống khai hội, các vị đại biểu, nhân dân địa phương và du khách thập phương đã dâng hương, cầu cho “Quốc thái dân an”, “Nhân khang, vật thịnh”…, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội diễn ra nhiều hoạt động với các trò chơi truyền thống, như: Đẩy gậy, cờ tướng, bịt mắt đánh trống..., thu hút đông đảo du khách tham gia, cổ vũ.
         Người dự hội quan tâm thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Không có tình trạng thắp hương tràn lan khiến khói hương nghi ngút trong chùa như những năm trước. Trật tự trị an được bảo đảm bảo, nhân dân trong khu vực và du khách thập phương nô nức kéo về chùa cầu may, cầu lộc và vui hội đông hơn mọi năm.
         Ông Nông Văn Quý (xã Hưng Đạo, Thành phố) vui vẻ cho biết: Năm nào tôi cũng đi Hội Chùa Đà Quận để cầu an, cầu phúc cho cả gia đình. Năm nay, tôi thấy lễ  hội được tổ chức chu đáo. Đặc biệt không còn tình trạng ùn tắc giao thông như mọi năm, mọi người vui vẻ, phấn khởi đến dự hội.
        Một số hình ảnh tại lễ hội:
        Hái lộc lễ Hội Chùa Đà Quận.
        Thi đấu cờ tướng tại Hội Chùa Đà Quận.




        Thỉnh chuông cầu may.

        Du khách thắp hương, cầu khấn tại chùa Đà Quận.
        K.T

        http://baocaobang.vn/Van-hoa/Le-hoi-Chua-Da-Quan/22976.bcb



        Thứ ba 19/02/2013 07:00
        Ngày 18/2 (mùng 9 tháng Giêng âm lịch) diễn ra Lễ hội văn hoá truyền thống của người dân địa phương- Lễ hội Chùa Đà Quận ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, Thành phố.
          Đông đảo du khách trẩy hội Chùa Đà Quận.
          Chùa Đà Quận được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, thời vua Mạc Kính Cung. Chùa thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc. Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng một tấn. Trên chuông có đúc bài văn minh bằng Hán tự, nội dung ca ngợi cảnh đẹp của châu Thạch Lâm xưa. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, đến thời nhà Lê được trùng tu tôn tạo, đến thời nhà Nguyễn được sửa sang và đến năm 2007 được khôi phục lại. Năm nay, chùa mới hoàn thiện 2 tháp chuông, tạo không gian cho du khách thập phương đến thắp hương, trẩy hội. 
          Đối diện với chùa, ngày 8/1/2012, chính quyền và nhân dân địa phương khánh thành Đền thờ Quan triều vũ Dương Tự Minh, thời nhà Lý, người có công dẹp trừ giặc, giữ gìn bình an vùng biên viễn Cao Bằng. 

          Thỉnh chuông mong ước một năm mới tốt lành.
          Tháp chuông mới được hoàn thiện.
          Trò chơi bịt mắt đập bóng hấp dẫn nhiều người chơi.
          Cờ tướng thu hút nhiều người tham gia.
          Hằng năm vào mùng 9 tháng Giêng, chùa mở hội, nhân dân khắp nơi về trẩy hội. Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, những năm gần đây, công tác quản lý lễ hội được tăng cường, tập trung và diễn ra an toàn, vui vẻ, tiết kiệm, lành mạnh, tạo điều kiện cho du khách thập phương trẩy hội, hái lộc đầu xuân. 
          Tuy nhiên, tại lễ hội còn tồn tại một số hình ảnh chưa đẹp. 
          Đốt hương bừa bãi trước cổng chùa gây mất mỹ quan.
          Thắp hương không đúng nơi quy định
          Q.A- C.H

          http://baocaobang.vn/Van-hoa/Le-hoi-Chua-Da-Quan/12984.bcb





          Văn hóa lễ hội của Cao Bằng
          Thứ tư 10/10/2012 09:00
          Lễ hội của Cao Bằng chủ yếu là lễ hội truyền thống được diễn ra ở hai dân tộc Tày và Nùng, đây là một hoạt động đầy tính nhân văn của văn hóa dân gian.
            Thời gian tổ chức các lễ hội tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về cùng với niềm hân hoan đón chào năm mới, bà con các dân tộc lại tưng bừng náo nức trong không khí lễ hội mùa xuân.
            Lễ hội Nàng Hai tại xã Tiên Thành (Phục Hòa.)
            Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà lễ hội có quy mô khác nhau. Lễ hội có tới nghìn người, vài nghìn người trở lên đến tham dự, trong đó, có cả khách thập phương trong nước và nước ngoài, như: Lễ hội Kỳ Sầm, Đà Quận, Sùng Phúc, lễ hội Lồng Tổng Bản Khau xã Việt Chu (Hạ Lang), lễ hội Pháo Hoa, Thanh Minh ở Quảng Uyên. Lễ hội đã tạo nên tính cộng đồng, sự kết cấu cộng đồng cao. Mọi người đến lễ hội dù ở vị trí nào trong xã hội đều có chung mục đích, bình đẳng với nhau, cùng tham gia và thưởng ngoạn lễ hội, tạo nên sự hòa đồng đoàn kết trong giao lưu văn hóa giữa người với người, người với tự nhiên. Lễ hội còn là nơi gặp gỡ, hội tụ quảng giao của các vùng, miền, quốc gia với nhau. Đó là nhu cầu tinh thần của con người không thể thiếu mà người ta gửi gắm vào lễ hội, vì thế dòng người đến lễ hội ngày càng đông.
            Cao Bằng có nhiều lễ hội, đa dạng, phong phú, nổi bật nhất các hình thức lễ hội: Lễ hội đền, chùa; Lễ hội Pháo hoa; Lễ hội Lồng Tồng; Lễ hội Nàng Hai và lễ hội Thanh Minh. Trong đó, lễ hội đền, chùa tập trung nhiều nhất ở huyện Hòa An, với các lễ hội: Đền Vua Lê ở xã Hoàng Tung, được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch; Lễ hội Đền Đống Lân ở xã Hưng Đạo tổ chức ngày 7 tháng Giêng âm lịch; Lễ hội đền Kỳ Sầm ở xã Vĩnh Quang bắt đầu từ đêm mùng 9 và ngày 10 tháng Giêng âm lịch; Lễ hội chùa Đà Quận (chùa Viên Minh) thuộc xã Hưng Đạo diễn ra ngày 8 tháng Giêng âm lịch; Lễ hội chùa Sùng Phúc thuộc xã Thanh Nhật (Hạ Lang), được tổ chức từ đêm 14, ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội Pháo Hoa (Tranh đầu pháo) còn gọi là lễ hội Linh Đền tổ chức vào ngày 2/2 âm lịch, tại thị trấn huyện Quảng Uyên. Các lễ hội Lồng Tồng diễn ra chủ yếu ở các huyện: Thạch An, Hạ Lang từ mùng 2 Tết đến cuối tháng Giêng âm lịch hằng năm. Lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng, Nguyệt Nga, Hằng Nga) ở Tiên Thành (Phục Hòa) và xã Kim Đồng (Thạch An), kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch mới kết thúc. Lễ hội Thanh Minh của người Nùng An ở Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên), tổ chức vào tiết thanh minh hằng năm. Như vậy, trong vòng 4 tháng mùa xuân, hàng loạt các lễ hội liên tiếp diễn ra trên một số địa bàn các huyện của tỉnh.
            Nhìn chung, các lễ hội đều thể hiện được hai phần khá rõ nét trong cấu trúc của nó. Phần “Lễ” gồm các nghi thức cúng bái, tế lễ, dâng hương, đó cũng chính là nội dung chủ yếu của lễ hội và là hạt nhân, cốt lõi của nghi thức lễ. Các lễ hội của Cao Bằng có thể phân chia theo các dạng chủ đề như sau:
            Lễ hội đền, chùa, khắc ghi công lao các nhân vật có công với quê hương, đất nước, những người sáng lập, tu bổ, củng cố đền, chùa, lịch sử từng giai đoạn của đền, chùa. Điều đó được thể hiện khác nhau, mang đặc trưng riêng của từng đền, chùa. Khi nói về khu chùa Viên Minh (Đà Quận), phần lễ luôn nói tới sự khai sinh hình thành và công đức người đứng ra quyên góp làm chuông, điều này đã được ghi nhận bằng bia văn chữ Hán khắc trên chuông đồng: “Giúp chúa nhà Mạc/Có ông họ Lê/Vàng đồng cúng tiến/Công đức vô lường... ”. Trong khu chùa còn có nơi thờ tự nói lên công lao của vị Phò mã Đô úy Dương Tự Minh thời nhà Lý, Người có công lớn trong việc giữ gìn biên cương của Tổ quốc, là người con dân tộc Tày thông minh, trung nghĩa, hiếu lễ vẹn tròn, được nhân dân kính trọng. Đặc biệt, phần lễ của Đền Kỳ Sầm được thể hiện sâu sắc hơn cả trong các lễ hội. Đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng Giêng là phần nghi thức lễ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân làm lễ dâng hương, tế lễ với nội dung viết thành văn, nói lên thân thế, sự nghiệp, công đức, tài năng của vị dũng tướng thao lược Nùng Trí Cao trong sự nghiệp bảo vệ biên cương, củng cố núi sông, bờ cõi. Trong khi đó phần nội dung hương khói lễ nghi tại chùa Sùng Phúc lại nêu lên xuất xứ hình thành chùa từ thời nhà Mạc thế kỷ XVII, ca ngợi công đức bà tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ đã tu tại chùa 6 năm sau khi nhà Mạc tan rã và lấy hiệu là Diệu Huyền giảng kinh phật, tu nhân tích đức, nhân dân rất mến mộ, nên chùa còn có tên là Huyền Du (tên ghép của Nguyễn Thị Duệ). Tóm lại, phần lễ các đền, chùa khác nhau cũng đều có nội dung riêng, nhưng đều đi đến sự thành tâm chung là: cầu mong các vị tiên liệt, thần linh phù hộ độ trì cho Quốc thái, dân an, con cháu có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ăn nên, làm ra.
            Lễ hội Lồng Tồng và Nàng Hai là lễ hội truyền thống nông nghiệp của nền văn minh lúa nước. Nội dung của hai lễ hội này trong nghi lễ đều nói lên sự cầu thị, xin thần nông, trời đất, Hằng Nga ban cho mưa thuận gió hòa, giống tốt, trừ diệt được sâu bọ, mùa màng bội thu, lúa trĩu bông, ngô to bắp, đỗ mẩy hạt, nhà nhà no ấm, yên vui.
            Lễ hội mừng công, là lễ hội Pháo Hoa, nội dung của nghi lễ: Mừng các vị Vua, quan, tướng lĩnh đánh thắng quân xâm lược hoặc ăn mừng trước những sự kiện trọng đại của đất nước.
            Lễ hội Thanh Minh là lễ hội mang tính chất giáo lý với hàm ý giáo dục con người sống có tình, nghĩa. Nội dung lễ nghi bày tỏ sự thương tiếc, quý trọng những người đã khuất. Đồng thời, lên án hành vi xấu xa, độc ác trong xã hội.
            Phần thứ hai cấu thành lễ hội là phần “Hội”. Ở Cao Bằng, phần hội được tổ chức sôi nổi, phong phú các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống và hiện đại. Bên cạnh các hoạt động văn hóa truyền thống: hát Sli, lượn giao duyên, tung còn, đánh đu, múa rồng, múa kỳ lân, đấu cờ, diễu võ, đẩy gậy, kéo co. Hiện còn được bổ sung các môn thể thao hiện đại như: chơi cầu lông, bóng bàn, bóng đá, các hoạt động văn nghệ biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, thi sắc đẹp.
            Lễ hội truyền thống đã đóng góp những bông hoa rực rỡ, tô thắm thêm vườn xuân sắc hương của văn hóa dân gian Cao Bằng. Thông qua nội dung, hình thức hoạt động, lễ hội đã trở thành môi trường ưu việt giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử văn hóa, về lòng yêu nước, thương nòi, đạo lý làm người, biết ơn các bậc tiền bối, từ đó mà có hành động tự giác, đúng đắn cho mỗi người, nhất là thế hệ trẻ. Trở về cội nguồn là nhu cầu vĩnh hằng của con người, đó là cội nguồn tự nhiên, biết nâng niu quý trọng tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng, gốc gác văn hóa, thể hiện rõ giá trị văn hóa cũng như tinh thần nhân văn trong lễ hội. Đến với lễ hội Cao Bằng ai cũng thấy rõ điều đó, vì thế dư âm của lễ hội luôn theo về từng du khách, còn đậm đà mãi với thời gian, ước hẹn ngày trở lại.
            Lê Chí Thanh





            http://baocaobang.vn/Van-hoa/Van-hoa-le-hoi-cua-Cao-Bang/10184.bcb


            Thứ ba 31/01/2012 16:00
                Ngày 31/1 (tức mùng 9 tháng Giêng âm lịch) đã diễn ra Lễ hội Chùa Đà Quận ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, Thị xã Cao Bằng (trước đây thuộc huyện Hoà An) - lễ hội văn hoá truyền thống của người dân địa phương.
               Hội chùa Đà Quận
              Đông đảo du khách trảy hội Chùa Đà Quận.

                  Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, thời vua Mạc Kính Cung để thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc. Đối diện với chùa là Đền thờ Quan triều vũ Dương Tự Minh, thời nhà Lý, người có công dẹp trừ giặc, giữ gìn bình an vùng biên viễn Cao Bằng (Đền khánh thành ngày 8/1/2012).

                                   Đền thờ Quan triều vũ Dương Tự Minh.

              Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng một tấn. Trên chuông có đúc bài văn minh bằng Hán tự, nội dung ca ngợi cảnh đẹp của châu Thạch Lâm xưa. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, đến thời nhà Lê được trùng tu tôn tạo, đến thời nhà Nguyễn được sửa sang và đến năm 2007 được khôi phục lại. Hằng năm vào mùng 9 tháng giêng, chùa mở hội, nhân dân khắp nơi về trẩy hội.

                                           Du khách thỉnh chuông Chùa Đà Quận.

                              Du khách xin lộc đầu xuân tại chùa Đà Quận.
                                    Chơi cờ tướng tại Lễ hội.
                                           Trò chơi tung còn được nhiều người tham dự. 
                       Lễ hội năm nay, công tác tổ chức, quản lý hoạt động vui chơi có nhiều đổi mới, lượng người đi lễ chùa khá đông đúc. Nhưng, theo ghi nhận của chúng tôi, hội chùa vẫn còn tồn tại một số “hạt sạn”.
                         Người dân thắp hương, đốt vàng mã lộn xộn trước cửa chùa.


                                   Dịnh vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.




              Trò chơi điện tử “ăn tiền” được “tổ chức” ngay trong khuôn viên chùa.


                                                                                                                                    P.V
              http://baocaobang.vn/Van-hoa/Hoi-chua-Da-Quan/6035.bcb




              2.

              Báo Cao Bằng đưa tin (2016)


              Thứ sáu 23/12/2016 16:00
              Đôi chuông chùa Đà Quận - còn gọi là chùa Viên Minh (Niên đại: năm 1611 thời nhà Mạc), hiện lưu giữ tại Khu di tích chùa Đà Quận - đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng) vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia.
                Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 5) năm 2016. Theo Quyết định này, có 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, trong đó có đôi chuông chùa Đà Quận: 1 chuông đặt ở chùa Viên Minh, 1 chuông đặt ở đền Quan Triều, xã Hưng Đạo (Thành phố).
                Chùa Đà Quận, còn gọi là chùa Viên Minh, là nơi thờ phật, được khởi dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Đền Quan Triều thờ danh tướng Dương Tự Minh, người có công hai lần đánh đuổi quân Tống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ quốc gia Đại Việt, thế kỷ XII.
                Chuông chùa Đà Quận vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia.

                Chuông Chùa Viên Minh là loại Chuông lớn, cao 160 cm (thân cao 132 cm, quai cao 28 cm); đường kính rộng 95 cm (miệng). Về trang trí họa tiết hoa văn, phần thân tạo thành ba lớp đường viền cân xứng từ trên xuống, ba lớp đường viền tròn chạy quanh thân chuông; những đường viền này giao tiếp nhau, ở chính điểm giao tiếp được trang trí các núm chuông, các núm chuông này được bố cục gồm 6 núm bao quanh thân chuông, đúc nhô cao để gõ tạo sự ngân vang; phần diềm xung quanh núm chuông trang trí hình cánh sen, biểu tượng của sự trường tồn của nhà Phật; ở các mặt nhẵn phần thân có khắc nhiều chữ Hán, nội dung bài minh chuông này có nội dung chủ yếu là ca ngợi cảnh đẹp châu Thạch Lâm, thắng tích chùa Viên Minh và việc trùng tu tôn tạo, sửa sang lại chùa; đặc biệt trên chuông còn ghi niên hiệu: Long Phi, Càn Thống chi thập cửu niên Tân Hợi cốc nhật (tạm dịch: Ngày lành năm Tân Hợi, niên hiệu Càn Thống thứ 19 (1611)). Phần quai chuông được trang trí họa tiết biểu tượng con rồng quấn quanh tạo thành 4 chân trụ rất chắc để treo chuông, đây chính là 4 chân của con rồng.
                Chuông đền Quan Triều, về cơ bản giống chiếc chuông ở chùa Viên Minh, nhưng về kích thước to hơn. Chuông cao 178 cm (thân cao 142 cm, quai cao 36 cm), đường kính 106 cm (miệng). Nhân dân địa phương thường gọi quả chuông này là chuông đực (chuông chùa Viên Minh là chuông cái). Về họa tiết hoa văn, trang trí các đường viền ngang, dọc chạy xung quanh thân chuông và được tiếp nối bởi các đường giao nhau là các núm chuông. Chuông không có khắc chữ. Trang trí con rồng ở phần quai cũng giống với họa tiết hoa văn con rồng ở chuông chùa Viên Minh. Hiện chiếc chuông này một chân của con rồng ở phần quai đã bị mất.
                Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các cấp nơi có Bảo vật quốc gia; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý Bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với Bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
                http://baocaobang.vn/Van-hoa/Doi-chuong-chua-Da-Quan-duoc-cong-nhan-la-Bao-vat-quoc-gia/53094.bcb







                Thứ sáu 12/02/2016 08:00

                Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về cùng với niềm hân hoan đón chào năm mới, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng náo nức trẩy hội mùa xuân. Lễ hội của Cao Bằng chủ yếu là lễ hội truyền thống được diễn ra ở hai dân tộc đông người nhất là Tày và Nùng, thời gian tổ chức các lễ hội cũng chỉ tập trung từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch hằng năm với nhiều lễ hội, đa dạng, phong phú, nổi bật nhất là các lễ hội đền, chùa, lễ hội Pháo hoa, lễ hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai, lễ hội Thanh Minh.
                  Múa rồng tại Lễ hội Pháo Hoa thị trấn Quảng Uyên (Quảng Uyên). Ảnh:Chu Đức Hòa


                  Lễ hội đền, chùa tập trung nhiều nhất ở huyện Hòa An,Thành phố, gồm: Lễ hội đền Vua Lê ở xã Hoàng Tung (ngày 6 tháng Giêng âm lịch); đền Đống Lân ở xã Hưng Đạo (ngày 7 tháng Giêng âm lịch); đền Kỳ Sầm ở xã Vĩnh Quang (đêm mồng 9 và ngày 10 tháng Giêng âm lịch); chùa Đà Quận (chùa Viên Minh) thuộc xã Hưng Đạo ngày 8 tháng Giêng âm lịch). Ngoài ra, có lễ hội chùa Sùng Phúc thuộc xã Thanh Nhật (Hạ Lang), được tổ chức từ đêm 14, ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội Pháo hoa (Thua phảo, Tranh đầu pháo), còn gọi là lễ hội Linh Đền tổ chức vào ngày 2 tháng 2 âm lịch, tại thị trấn Quảng Uyên (Quảng Uyên). 
                  Hội còn được tổ chức ở Đống Đa, Cách Linh (Phục Hòa), thị trấn Đông Khê (Thạch An). Lễ hội lồng tồng diễn ra chủ yếu ở các huyện: Thạch An, Hạ Lang từ mồng 2 Tết đến cuối tháng Giêng âm lịch hằng năm. Lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng) ở Tiên Thành (Phục Hòa) và một số nơi ở Thạch An, kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Hai hoặc tháng Ba âm lịch mới kết thúc. Lễ hội Thanh Minh của người Nùng An ở Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên), tổ chức vào tiết Thanh minh hằng năm. Như vậy, trong vòng 4 tháng mùa xuân, hàng loạt các lễ hội liên tiếp diễn ra trên một số địa bàn các huyện: Hòa An, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An, Phục Hòa, đến lễ hội Thanh Minh coi như kết thúc các lễ hội ở Cao Bằng.

                  Nhìn chung, các lễ hội đều thể hiện được hai phần khá rõ nét trong cấu trúc của nó. Phần lễ gồm các nghi thức cúng bái, tế lễ, dâng hương…, đó cũng chính là nội dung chủ yếu của lễ hội và là hạt nhân, cốt lõi của nghi thức lễ. Các lễ hội của Cao Bằng có thể phân chia theo các dạng chủ đề như sau:

                  Lễ hội đền chùa, khắc ghi công lao các nhân vật có công với quê hương, đất nước, những người sáng lập, tu bổ củng cố đền chùa, lịch sử từng giai đoạn của đền chùa… Điều đó được thể hiện khác nhau, mang đặc trưng riêng của từng đền chùa. Khi nói về khu chùa Viên Minh (Đà Quận), phần lễ luôn nói tới sự khai sinh hình thành và công đức người đứng ra quyên góp làm chuông, điều này đã được ghi nhận bằng bia văn chữ Hán khắc trên chuông đồng “Giúp chúa nhà Mạc/Có ông họ Lê/vàng đồng cúng tiến/công đức vô lường…” đến nay, vẫn còn lưu giữ được hai câu đối “Viên Minh thắng tích hưng tiền Lý/Đà Quận thần chung trú Hậu Lê” (tạm dịch: Chùa Viên Minh được dựng và hưng thịnh từ thời Lý/Chuông Đà Quận được đúc từ thời Hậu Lê). Trong khu chùa còn có nơi thờ tự nói lên công lao của vị Phò mã Đô úy Dương Tự Minh thời nhà Lý - người  từng đặc trách châu Quảng Uyên, có công lớn trong việc giữ gìn biên cương của Tổ quốc, là người con dân tộc Tày thông minh, trung nghĩa, hiếu lễ vẹn tròn, được nhân dân kính trọng. 

                  Đặc biệt, phần lễ của Lễ hội đền Kỳ sầm được thể hiện sâu sắc hơn cả trong các lễ hội. Đêm mồng 9 rạng ngày 10 tháng Giêng là phần nghi thức lễ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đã làm lễ dâng hương, tế lễ với nội dung viết thành văn, nói lên thân thế, sự nghiệp, công đức, tài năng của vị dũng tướng thao lược Nùng Trí Cao trong sự nghiệp bảo vệ biên cương, củng cố núi sông, bờ cõi nước nhà. Trong khi đó phần nội dung hương khói lễ nghi tại chùa Sùng Phúc lại nêu lên xuất xứ hình thành chùa từ thời nhà Mạc thế kỷ XVII, ca ngợi công đức bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ đã tu tại chùa 6 năm sau khi nhà Mạc tan rã và lấy hiệu là Diệu Huyền giảng kinh Phật, tu nhân tích đức, nhân dân rất mến mộ, nên chùa còn có tên là Huyền Du (tên ghép của Nguyễn Thị Duệ). Phần lễ các đền chùa khác cũng đều có nội dung riêng và đi đến sự thành tâm chung là cầu mong các vị tiên liệt, thần linh phù hộ độ trì cho quốc thái, dân an, con cháu có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ăn nên, làm ra.

                   Lễ hội truyền thống nông nghiệp, văn minh lúa nước, chính là lễ hội lồng tồng và Nàng Hai. Phần nội dung của hai lễ hội này trong nghi lễ đều nói lên sự cầu thị, xin thần nông, trời đất, Hằng Nga ban cho mưa thuận gió hòa, giống tốt, trừ diệt được sâu bọ, mùa màng bội thu, lúa trĩu bông, ngô to bắp, đỗ mẩy hạt, nhà nhà no ấm, yên vui. 

                    Lễ hội mừng công, là lễ hội Pháo Hoa, nội dung của nghi lễ là mừng Nùng Trí Cao đánh thắng giặc Tống xâm lược.

                   Lễ hội giáo lý, mang hàm ý giáo dục sống có tình có nghĩa đối với lớp trẻ là lễ hội Thanh Minh, nội dung lễ nghi bày tỏ sự thương tiếc, quý trọng đôi nam thanh, nữ tú đã thủy chung son sắt, nghĩa hiệp cùng tuẫn tiết nhảy xuống giếng nước trong, trọn kiếp bên nhau. Đồng thời, lên án hành vi của tên tham quan giàu có, xấu xa, độc ác định tước đoạt, ngăn trở tình yêu lứa đôi.

                  Phần thứ hai cấu thành lễ hội là phần hội. Ở Cao Bằng, phần hội được tổ chức sôi nổi, phong phú các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống và hiện đại. Bên cạnh các hoạt động văn hóa truyền thống: Hát sli, lượn giao duyên, tung còn, đánh đu, múa rồng, múa kỳ lân, đấu cờ, diễu võ, đẩy gậy, kéo co…, còn được bổ sung các môn thể thao: Cầu lông, bóng bàn, bóng đá và các hoạt động văn nghệ biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, thi sắc đẹp… Đồng thời, còn quan tâm nhiều đến văn hóa ẩm thực phục vụ du khách. Điều đó đã làm cho không khí lễ hội thêm phong phú sống động với nhiều màu sắc, âm thanh rộn ràng, quyến rũ.

                  Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà lễ hội có quy mô khác nhau. Lễ hội có tới nghìn người, vài nghìn người trở lên đến tham dự, trong đó có cả khách thập phương trong nước và nước ngoài, như: Lễ hội Kỳ Sầm, Đà Quận, Sùng Phúc, lễ hội Lồng Tồng Bản Khau, xã Việt Chu (Hạ Lang), lễ hội Pháo Hoa, Thanh Minh ở huyện Quảng Uyên… Như vậy, lễ hội đã tạo nên tính cộng đồng, sự kết cấu cộng đồng cao. Mọi người đến lễ hội dù ở vị trí nào trong xã hội đều có chung mục đích, bình đẳng với nhau, cùng tham gia và thưởng ngoạn lễ hội, đã tạo nên sự hòa đồng, đoàn kết trong giao lưu văn hóa giữa người với người, người với tự nhiên, thể hiện được sức mạnh tổng hợp của văn hóa lễ hội cộng đồng. Lễ hội còn là nơi gặp gỡ, hội tụ quảng giao của các vùng, miền, quốc gia với nhau. Vì vậy, qua lễ hội chúng ta quảng bá được văn hóa du lịch của Cao Bằng và “khoe” được văn hóa địa phương với thiên hạ.

                  Thông qua nội dung, hình thức hoạt động, lễ hội đã trở thành môi trường ưu việt giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử văn hóa, về lòng yêu nước, thương nòi, đạo lý làm người, biết ơn các bậc tiền bối, từ đó mà có hành động tự giác, đúng đắn cho mỗi người, nhất là thế hệ trẻ. Trở về cội nguồn là nhu cầu vĩnh hằng của con người, đó là cội nguồn tự nhiên, biết nâng niu quý trọng tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng, gốc gác văn hóa, thể hiện rõ giá trị văn hóa cũng như tinh thần nhân văn trong lễ hội. Đến với lễ hội Cao Bằng ai cũng thấy rõ điều đó, vì thế dư âm của lễ hội luôn theo về từng du khách, còn đậm đà mãi với thời gian, ước hẹn ngày trở lại.

                  Lê Chí Thanh


                  http://www.baocaobang.vn/Non-nuoc-Cao-Bang/Mua-xuan-tray-hoi-Cao-Bang/47661.bcb




                  1.

                  Các đợt quyết định (1,2,3,4,5)

                  5.

                  4.

                  Quyết định số 2382/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc công nhận bảo vật quốc gia

                  Thuộc tính văn bản
                  Số/Ký hiệu2382/QĐ-TTg
                  Ngày ban hành25/12/2015
                  Người kýVũ Đức Đam
                  Trích yếuVề việc công nhận bảo vật quốc gia
                  Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                  Phân loạiQuyết định
                  Tệp đính kèm:2382.signed.pdf (221180 Byte)

                  http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=182770

                  3.

                  Quyết định số 53/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc công nhận bảo vật quốc gia

                  Thuộc tính văn bản
                  Số/Ký hiệu53/QĐ-TTg
                  Ngày ban hành14/01/2015
                  Người kýVũ Đức Đam
                  Trích yếuVề việc công nhận bảo vật quốc gia
                  Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                  Phân loạiQuyết định
                  Tệp đính kèm:53.signed.pdf (183510 Byte)
                  http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=5&mode=detail&document_id=178587



                  2.

                  Quyết định số 2599/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc công nhận bảo vật quốc gia

                  Thuộc tính văn bản
                  Số/Ký hiệu2599/QĐ-TTg
                  Ngày ban hành30/12/2013
                  Người kýVũ Đức Đam
                  Trích yếuVề việc công nhận bảo vật quốc gia
                  Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                  Phân loạiQuyết định
                  Tệp đính kèm:2599.pdf (214285 Byte)
                  http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?_page=1&class_id=2&document_id=171562&mode=detail



                  1.

                  Quyết định số 1426/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc công nhận bảo vật quốc gia


                  THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
                  __________
                  Số: 1426/QĐ-TTg
                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                    ______________________________________________
                  Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2012

                  QUYẾT ĐỊNH
                  Về việc công nhận bảo vật quốc gia
                  ______

                  THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

                  Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
                  Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
                  Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
                  Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại tờ trình số 129/TTr-BVHTTDL ngày 06 tháng 7 năm 2012; ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tại công văn số 06/BC-HĐDSVHQG ngày 02 tháng 3 năm 2012,

                  QUYẾT ĐỊNH:

                  Điều 1. Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
                  1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  7. Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  9. Cuốn “Đường Kách mệnh” (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  10. Tác phẩm “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  11. Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
                  12. Bản thảo “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” (văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17 tháng 7 năm 1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).
                  13. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc Bác Hồ viết từ ngày 10 tháng 5 năm 1965 đến ngày 19 tháng 5 năm 1969, hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
                  14. Tượng Phật Đồng Dương (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
                  15. Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
                  16. Tượng Thần Vishnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử  thành phố Hồ Chí Minh).
                  17. Tượng Phật Lợi Mỹ (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
                  18. TượngThần Surya (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
                  19. Tượng Bồ tát Tara (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
                  20. Đài thờ Mỹ Sơn E1 (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
                  21. Đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
                  22. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
                  23. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
                  24. Bộ Cửu vị thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
                  25. Bộ Cửu đỉnh (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
                  26. Pháo cao xạ 37mm (súng phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không - Không quân).
                  27. Máy bay Mic 21 F96, số hiệu 5121 (máy bay chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
                  28. Sổ trực ban “Chiến dịch Hồ Chí Minh” (sổ trực ban chép tay tình hình chiến sự Chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 01   tháng 5 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 7).
                  29. Xe tăng T54B, số hiệu 843 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
                  30. Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
                  Điều 2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia, Thủ trưởng Bộ, ngành, người đứng đầu tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận tại Điều 1 của Quyết định này trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
                  Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
                  Điều 4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia, Thủ trưởng Bộ, ngành, người đứng đầu tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


                  Nơi nhận:
                  - Như Điều 4;
                  - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 
                  - Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia;
                  - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, 
                    các Vụ: ĐP, TH;
                  - Lưu: Văn thư, KGVX (5b).N40
                  KT. THỦ TƯỚNG
                  PHÓ THỦ TƯỚNG
                    
                  (Đã ký) 
                  Nguyễn Thiện Nhân
                  http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?_page=1&class_id=2&document_id=163908&mode=detail

                  Không có nhận xét nào:

                  Đăng nhận xét

                  Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

                  LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

                  Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.