Bây giờ là lúc nước Mĩ hiện ra rõ.
Chính trị Mĩ và văn hóa Mĩ.
Sưu tập dần cho đến lúc có kết quả cuối cùng của bầu cử 2016. Bắt đầu từ hôm nay (04/11/2016).
---
.
17.
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2016/11/oc-dien-van-cua-donald-trump.html
16.
Posted on
15.
http://trithucvn.net/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/ke-hoach-100-ngay-dau-lam-tong-thong-cua-donald-trump.html
14.
http://www.tienphong.vn/the-gioi/dau-nam-sau-moi-biet-chac-ai-la-tan-tong-thong-my-1071495.tpo
13.
http://www.huffingtonpost.jp/2016/11/09/trump-speaks-11-09_n_12877868.html?utm_hp_ref=japan
12.
■40歳以上はトランプ氏、40歳未満はクリントン氏に投票
http://www.huffingtonpost.jp/2016/11/09/who-voted-trump_n_12876848.html
11.
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/bo-anh-tan-tong-thong-donald-trump-thoi-trai-tre-338796.html
10.
.
17.
Wednesday, November 9, 2016
Đọc diễn văn của Donald Trump
Thế là Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mĩ. Đúng là Donald Trump đã viết lại tất cả "rule book" chính trị. Thế là tất cả các giáo sư lừng danh chuyên ngành kinh tế, thống kê, xã hội học, hầu hết các cây bỉnh bút trứ danh đều sai bét (vì họ đều đoán rằng bà Hillary Clinton sẽ thắng). Tôi cũng sai luôn. Đọc bài diễn văn (1) khi chấp nhận kết quả đắc cử tôi thấy ông Trump là một con người khác, một người rất lịch lãm và có tri thức đáng nể.
Tôi thử làm một phân tích wordcloud bài nói chuyện của ông Trump (xem hình) thì thấy ông dùng chữ cám ơn (thank you, appreciated) nhiều nhất, và điều này không khó hiểu. Một điểm nhấn khác là chữ amazing, và những chữ mang tinh thần quốc gia (our country, America, our people), kinh tế như job (công ăn việc làm), tính vĩ đại (great), lịch sử (historic), tính tự hào (proud) và hi vọng (hopefully). Nói tóm lại, một bài nói ngắn nhưng "capture" khá đầy đủ cái tinh thần quốc gia và gợi ra hi vọng trong tương lai.
Tôi trích dịch vài câu đáng chú ý trong bài nói chuyện này. Với kĩ thuật tuyệt vời của Mĩ, ông không cần phải thử microphone và hỏi người ta nghe rõ không; ông đi thẳng vào câu chuyện bằng một câu cám ơn và rất tâm lí khi nói về sự chờ đợi của khán giả và người ủng hộ:
"Cám ơn. Cám ơn mọi người. Tôi xin lỗi các bạn phải đợi; đây là một công việc phức tạp; phức tạp"
Ông dành những câu rất đẹp cho đối thủ chính trị của mình:
"Tôi mới nhận được điện thoại của Ngoại trưởng Clinton. Bà chúc mừng chúng ta -- chúng ta -- về chiến thắng của chúng ta, và tôi chúc mừng bà và gia đình bà trong một cuộc vận động rất rất căng thẳng. Tôi muốn nói rằng bà đã đấu tranh rất mạnh mẽ. Hillary đã làm việc cực nhọc trong một thời gian dài, và chúng ta nợ bà một món nợ lớn về những đóng góp của bà cho đất nước chúng ta."
Ông hiểu rõ trong tranh cử thì có chia rẽ, nhưng sau tranh cử là thời gian làm lành vết thương:
"Bây giờ là thời điểm Mĩ băng bó lại những vết thương chia rẽ; phải cùng nhau chung tay làm việc. Với các bạn thuộc Đảng Cộng hoà và Dân chủ và độc lập xuyên suốt đất nước, tôi muốn nói rằng đây là thời điểm cho chúng ta đến với nhau như là một dân tộc hợp nhất."
Câu hay nhất là ông hứa sẽ là tổng thống của mọi người:
"Đây là thời điểm. Tôi cam kết với tất cả công dân của đất nước rằng tôi sẽ là tổng thống của tất cả người Mĩ, và đây là điều quan trọng đối với tôi."
Câu đẹp khác là dành cho những người không ưa ông:
"với những người không ủng hộ tôi trong quá khứ, có vài người như thế, tôi muốn với tay đến các bạn để được khuyên bảo và giúp đỡ để chúng ta có thể làm việc với nhau và hợp nhất đất nước vĩ đại của chúng ta."
Và câu cuối cũng rất đáng được trích dẫn:
"Chúng ta phải lập tức bắt tay vào việc cho đồng bào Mĩ. Và, chúng ta sẽ làm tốt, và hi vọng rằng các bạn sẽ tự hào về vị tổng thống của các bạn. Các bạn sẽ rất tự hào. Một lần nữa, đây là niềm vinh dự của tôi. Đây là một buổi tối đầy ngạc nhiên. Một thời gian 2 năm trường đầy kinh ngạc. Và, tôi yêu đất nước này."
So với những câu nói bặm trợn, có khi ngổ ngáo trong lúc tranh cử, lần này ông Trump nói năng tử tế và "có học" hơn nhiều. Những câu nói bặm trợn, đi thẳng vào vấn đề có hiệu quả rất tốt là ai cũng hiểu ông nói gì. Không ưa dân Hồi giáo là nói không ưa, không có mập mờ, không giả bộ tỏ ra trí thức trí thiếc đạo đức giả gì cả. Có lẽ chính vì thế mà ông truyền đạt được cái thông điệp đến công chúng dễ dàng hơn bà Clinton. Sau thời gian đóng kịch trong tranh cử, bây giờ chắc là lúc ông hiện nguyên hình là một chính khách.
===
(1) http://www.mirror.co.uk/news/uk-news/donald-trumps-election-victory-speech-9224206
16.
Posted on
Khi một nền dân chủ thất bại
Theo Winston Churchill, “Cách phản bác dân chủ hay nhất là nói chuyện 5 phút với một cử tri trung bình.” Là vấn đề dân trí đấy, đúng không hả? Tuy quan điểm này làhấp dẫn đối với tâng lớp tinh hoa, kể cả đói với một số người ở Việt Nam, thì khằng định của Churchill mới đúng dưới một số điều kiện nhất định.
Nói mọt cách ngắn gọn thì thật nguy hiểm khi công chúng không được thông tin đầy đủ; khi thiếu dũng cảm để chống lại mọt kẻ lửa đào mị dân; khi mất một nền báo chí lành mạnh; khi cho phép các nhóm lợi ích có điều kiện để đổ tiền vào và tác động quá mạnh đến các cuộc bầu cử dân chủ trên quy mô lớn. Như ta đang thấy ở Mỹ.
Nhuyên nhân sâu của hiện tượng Trump chủ yếu là ở những thiếu sót này và vài nhuyên nhân liên quan, chứ không phải là dân chủ nói chung. Để xây dựng và duy trì một nền dân chủ ở mức chất lượng là không hề dễ. Song, dù sống trong một khuôn khổ như thế nào, để không đấu tranh cho một xã hội dân chủ, minh bạch, và công bằng mới là thất bại, mới là suy thoái. Đúng không?
JL
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2016/11/09/dan-tri-va-dan-chu/
15.
Kế hoạch 100 ngày đầu làm tổng thống của Donald Trump
Trong buổi tập trung tại thành phố Gettysburg bang Pennsylvania hôm thứ Bảy (22/10), ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump thông báo kế hoạch trong 100 ngày đầu nếu ông đắc cử tổng thống.
Ông hứa sẽ làm sạch bãi lầy tham nhũng Washington và nhắc lại câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln, cam kết lập ‘‘một chính phủ mới, của dân, do dân, vì dân’’. Donald Trump giải thích: ‘‘Đây là một hợp đồng giữa Donald J. Trump và các cử tri Mỹ và điều này sẽ khởi sự với việc buộc chính quyền trở nên tử tế và có trách nhiệm’’.
Dưới đây trích dịch nguyên văn bài phát biểu của ông trước người ủng hộ:
“Trong ngày đầu tiên của tôi tại Nhà Trắng, chính quyền của tôi sẽ ngay lập tức thực hiện 6 biện pháp dưới đây để làm sạch tham nhũng và lũng đoạn của nhóm đặc quyền ở thủ đô Washington DC:
Một, đề xuất một Tu chính Án áp đặt giới hạn nhiệm kỳ cho toàn bộ nghị sĩ quốc hội;
Hai, đóng băng hợp đồng toàn bộ công chức liên bang để giảm số lượng lao động ăn lương ngân sách thông qua việc giảm biên chế (ngoại trừ quân đội, an ninh công cộng và y tế);
Ba, đặt ra yêu cầu rằng để đưa ra một quy định liên bang mới, phải huỷ bỏ 2 quy định đã tồn tại;
Bốn, cấm các quan chức Nhà trắng và Quốc hội trở thành người vận động hành lang trong thời gian 5 năm sau khi rời nhiệm;
Năm, cấm vĩnh viễn các quan chức Nhà Trắng trở thành người vận động hành lang cho chính phủ nước khác;
Sáu, cấm người vận động nước ngoài gây quỹ cho cuộc bầu cử ở Mỹ.
Cũng trong ngày đầu tiên, tôi sẽ làm 7 việc sau đây để bảo vệ người lao động Mỹ:
Một, tôi sẽ thông báo dự định đàm phán lại hiệp định NAFTA, hoặc rút khỏi hiệp định này theo Điều 2205;
Hai, tôi sẽ thông báo Mỹ rút khỏi hiệp định TPP;
Ba, tôi sẽ chỉ định cho Bộ trưởng Ngân khố liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ;
Bốn, tôi sẽ chỉ thị cho Bộ trưởng thương mại và Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ nhận diện toàn bộ các quốc gia đang lợi dụng hoạt động mậu dịch, gây tác động không công bằng đối với người lao động Mỹ và yêu cầu họ sử dụng mọi công cụ hiện có của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế để chấm dứt những hành vi này ngay lập tức;
Năm, tôi sẽ gỡ bỏ giới hạn đang đặt lên ngành sản xuất năng lượng từ nguồn tài nguyên dự trữ trị giá 50 nghìn tỷ USD của chúng ta, từ đó tạo ra nhiều việc làm;
Sáu, gỡ bỏ rào cản từ chính quyền Obama-Clinton, cho phép các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng trọng yếu, chặng hạn dự án Đường ống Keystone, được thực hiện;
Bảy, huỷ bỏ việc trả hàng tỷ USD cho các chương trình biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, dùng khoản tiền này để sửa chữa cơ sở hạ tầng môi trường và nước sạch tại nước Mỹ;
Thêm vào đó, vào ngày đầu tiên, tôi sẽ thực hiện năm điều sau đây để khôi phục an ninh và nền pháp trị theo Hiến Pháp của chúng ta:
Một, huỷ tất cả mệnh lệnh hành pháp, biên bản ghi nhớ và pháp lệnh vi hiến do Tổng thống Obama chỉ đạo;
Hai, bắt đầu lựa chọn một thẩm phán tối cao thay thế Thẩm phán Scalia trong danh sách 20 người mà tôi đề xuất. Người này phải là người sẽ bảo vệ và giữ vững tinh thần của Hiến Pháp Hoa Kỳ;
Ba, huỷ tất cả ngân quỹ liên bang cấp cho các thành phố trú ẩn (Sanctuary Cities);
Bốn, khởi động việc trục xuất 2 triệu người nhập cư phi pháp và huỷ thị thực những quốc gia không nhận lại người;
Năm, ngừng nhận người nhập cư từ những vùng có nguy cơ khủng bố cao, những nơi không thể an toàn xác minh lý lịch. Toàn bộ công tác xác minh được thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt;
Tiếp theo, tôi sẽ làm việc với Quốc hội để đưa ra những biện pháp pháp lý lớn hơn và yêu cầu thông qua các biện pháp này trong 100 ngày đầu tiên dưới chính phủ mới:
- Luật tinh giảm thuế Trung lưu: kế hoạch kinh tế nhằm đạt tốc độ gia tăng nền kinh tế 4% và tạo ra ít nhất 25 triệu việc làm thông qua tinh giảm thuế quy mô lớn, kết hợp với cải cách thương mại, đơn giản hoá quy định và gỡ bỏ giới hạn cho ngành năng lượng Hoa Kỳ. Tầng lớp trung lưu sẽ được giảm thuế nhiều nhất. Một gia đình trung lưu có 2 con nhỏ sẽ được giảm 35% thuế. Số lượng khung thuế (tax bracket) hiện tại sẽ giảm từ 7 xuống 3 và mẫu khai thuế cũng được đơn giản đi rất nhiều. Lãi suất doanh nghiệp cũng giảm từ 35 xuống 15%, và hàng ngàn tỷ đô la của các công ty Mỹ ở nước ngoài được phép mang về quốc nội với thuế chỉ 10%.
- Chấm dứt luật Offshoring Act (sử dụng nguồn lực nước ngoài) và thiết lập hàng rào thuế quan nhằm hạn chế các công ty Mỹ sa thải người lao động trong nước, chuyển công việc ra nước ngoài sau đó đem sản phẩm về tiêu thụ trong nước mà được hưởng thuế suất bằng không;
- Luật Cơ sở hạ tầng & Năng lượng Mỹ: cân bằng hợp tác nhà nước – tư nhân và đầu tư tư nhân thông qua ưu đãi thuế, để đạt được gói đầu tư cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ usd trong vòng 10 năm. Dự án này trung hoà thu nhập (revenue neutral);
- Luật Cơ hội giáo dục và Lựa chọn trường học: tái định hướng ngân sách giáo dục để cho phép phụ huynh được tuỳ chọn gửi con cái tới trường công, tư, trường công đặc cách, trường chuyên, trường tôn giáo hoặc giáo dục tại gia. Chấm dứt Giáo dục Tiêu chuẩn chung, cho cộng đồng địa phương quyền giám sát sự dạy học. Luật này mở rộng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, giúp chi phí bậc cao đẳng, đại học 2 và 4 năm rẻ hơn.
- Bãi bỏ và thay thế Đạo luật Obamacare: Hoàn toàn bỏ Obamacare và thay thế bằng luật Health Savings Accounts – cho phép mua bảo hiểm y tế theo bang và để các bang tự quản lý quỹ bảo hiểm. Các thay đổi khác gồm có bỏ các thủ tục quan liêu tại FDA: có hơn 4.000 loại thuốc đang chờ được thông qua, chúng ta cần đặc biệt tăng tốc độ kiểm nghiệm các loại thuốc cứu người.
- Luật chăm sóc trẻ em và người già chi phí thấp: Cho phép người Mỹ khấu trừ chi phí chăm sóc trẻ em và người cao tuổi vào thuế, khuyến khích chủ thuê lập dịch vụ trông trẻ gần nơi làm việc và tạo Tài khoản tiết kiệm phụ thuộc không thuế cho cả trẻ em và người già phụ thuộc, giúp đỡ đáng kể cho những gia đình thu nhập thấp.
- Chấm dứt Luật chống nhập cư bất hợp Pháp: Xây dựng bức tường biên giới phía nam và Mexico sẽ trả dần cho chi phí này; phạt tù tối thiểu 2 năm trên toàn liên bang nếu người bị trục xuất quay lại Mỹ bất hợp pháp, và tù 5 năm đối với những người phạm tội, vi phạm quy định nhiều lần hoặc đã bị trục xuất từ 2 lần trở lên; ngoài ra cải tổ quy định visa, phạt nặng hơn những người cố tình ở lại quá hạn và đảm bảo những việc làm mới tạo ra ưu tiên cho người Mỹ trước.
- Khôi phục Luật an toàn Cộng đồng: Giảm số lượng tội phạm, ma tuý và bạo lực đang tăng nhanh bằng việc lập một Lực lượng xử lý Tội phạm bạo lực và tăng ngân quỹ cho các chương trình đào tạo, hỗ trợ cảnh sát địa phương; tăng nguồn lực cho các cơ quan thực thi pháp luật liên bang và công tố viên để tăng cường triệt tiêu các băng nhóm tội phạm và tống những kẻ phạm tội bạo lực vào nhà giam.
- Khôi phục Luật An ninh Quốc gia: Tái thiết quân đội của chúng ta bằng việc xoá bỏ hiện trạng cô lập quốc phòng, tăng đầu tư quân sự; hỗ trợ cựu chiến binh để họ có thể tự chọn phương án điều trị tại cơ sở công hoặc tư nhân; bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu khỏi tấn công mạng; thiết lập quy trình sàng lọc nhập cảnh mới để đảm bảo những người tới quốc gia này ủng hộ dân tộc và các giá trị của chúng ta.
- Luật xử lý Tham nhũng Washington: ban hành đổi mới bộ nguyên tắc hành xử để Hút cạn Hố lầy (tham nhũng) và hạn chế ảnh hưởng lũng đoạn của những nhóm đặc quyền trong nền chính trị chúng ta
Vào ngày 8/11, người Mỹ sẽ bầu cho kế hoạch 100 ngày này của tôi, để khôi phục sự thịnh vượng cho nền kinh tế, an ninh cho cộng đồng và sự trung thực cho chính quyền của chúng ta.
Đây là cam kết của tôi đối với quý vị” – Donald J. Trump
Trọng Đức
14.
Chủ đề:
TPO - Kết quả bầu cử đang được các phương tiện truyền thông công bố chỉ là số liệu ước tính. Ai chính thức trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ phải đợi đến đầu năm sau mới chắc chắn.
ảnh: MT
Thông tin kể trên được Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết tại cuộc theo dõi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ được tổ chức tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
Trong bài phát biểu ngắn với báo chí khi các phương tiện truyền thông liên tục cung cấp kết quả kiểm phiếu ở từng bang, ông Osius cho biết những kết quả này chưa phải chính thức, mà mới là ước tính của các phương tiện truyền thông.
Đại sứ Osius cho biết, tại mỗi bang của Mỹ, các quan chức phụ trách bầu cử sẽ kiểm đếm và công bố kết quả bầu cử tổng thống, thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ và các quan chức địa phương khác. Hiện nay tất cả mọi người đều rất quan tâm đến kết quả bầu cử tổng thống, nhưng phải đợi đến ngày 6/1/2017, khi Quốc hội Mỹ họp và các đại cử tri mới chính thức xác định người sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ.
Khi kết quả bầu cử được khẳng định chính thức, toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ sẽ chuẩn bị cho chính quyền mới.
"Nếu ứng viên nào quan ngại về tính công bằng của cuộc bầu cử thì đều có quy trình để giải quyết", ông Osius cho biết.
Đại sứ Mỹ khẳng định: "Dù ai trúng cử lần này thì vào tháng 1/2017, chúng ta sẽ chứng kiến sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình".
Đại sứ Osius cũng thông tin rằng sau khi bầu cử hoàn tất, người thua cử sẽ gọi điện cho người thắng cử để chúc mừng, nhằm khẳng định tính dân chủ của cuộc bầu cử.
http://www.tienphong.vn/the-gioi/dau-nam-sau-moi-biet-chac-ai-la-tan-tong-thong-my-1071495.tpo
13.
トランプ新大統領が勝利宣言「私は全てのアメリカ人の大統領になる」(演説詳細)
投稿日: 更新:
アメリカ大統領選挙で当選確実となった共和党候補ドナルド・トランプ氏(70)が11月9日未明(日本時間9日午後)、ニューヨークの陣営本部で支持者に向けて勝利を宣言した。トランプ氏は「私は全てのアメリカ人の大統領になる」と語る一方、「今こそ私たちは、一致団結した国民の姿を見せるべきです」「私を支持しなかった方にも、私は手を差し伸べます」と、自身を支持しなかった人々に歩み寄る姿勢を見せた。
演説の詳細は以下のとおり。
-----
ありがとうございます。皆さん、お待たせしました。
今、クリントン前国務長官から電話がかかってきました。クリントン氏は、私たちの勝利を祝ってくれました。私も心の底から、クリントン氏とご家族を称えました。ヒラリーは長きにわたり、懸命に戦ってきました。彼女の国に対する献身に対して、私たちは心から感謝をしています。
これからは分断の傷を癒していきましょう。団結を目指す時です。共和党、民主党、独立系、国じゅうの全ての人たちに申し上げたい。今こそ私たちは、一致団結した国民の姿を見せるべきです。その時がやってきました。
私はここに誓います。私は、全てのアメリカ人の大統領になります。
私を支持しなかった方にも、私は手を差し伸べます。皆さんの支援、そして導きを求めます。一致団結して、この国を偉大な国にしていきましょう。
当初から述べていましたが、私たちの選挙は「選挙」というより、「運動」でした。懸命に働く数百万人の男性・女性たち、愛国者の人たち、明るい未来を志向する人たちの大きな運動でした。
この運動は、あらゆる人種が参加し、宗教的な背景、信念を持った人たちが参加した運動でした。この国の政府が国民のために奉仕し、そしてそれを進めていくようにと、彼らは求めたのです。
私たちは、緊急に求められる課題に取り組んでいきます。アメリカンドリームを再び復活させます。私はこれまでずっとビジネスの世界に身を置いてきましたが、まだ利用していない潜在的な力を掘り起こし、様々なプロジェクトをやってきました。今度は、これを国のために成し遂げたいと思います。
この国にはまだ非常に大きな可能性があります。この国のことを、私はよく知っています。まだまだ潜在的な力があります。
すべての国民が、自分の可能性を追求するチャンスが与えられる世界へ。世の中から「忘れられた人々」は、もはや忘れられた存在にはならないのです。我々は都市部のスラムやトンネル、高速道路などのインフラを立て直していきます。これは非常に重要なことなのです。インフラを立て直す過程で、大勢の人たちを雇用していきます。
また我々は、素晴らしい退役軍人たちについても対応していきます。この18カ月で、私は多くの人たちと知り合いました。この選挙戦で彼らと過ごした時間は、本当にすばらしい時間でした。彼らは素晴らしい人たちです。
そして私たちは、最も才能を持った人たちの能力を活かし、すべての人のためになることに取り組みます。
私たちには素晴らしい経済プランがあります。国の成長を倍増させます。世界で最も強い経済を作り出していきます。また、私たちと「良好な関係を築きたい」という国とは、うまく付き合っていきます。素晴らしい関係を築けることを期待しています。
どんな夢も大きすぎることはありません。我々が望む将来というのは、手の届かないものではありません。とにかく全てのことにおいて、ベストを追求します。
私たちは、自分たちの運命を再び継承しなければなりません。大胆な夢を見なければなりません。再び素晴らしいこと、成功することを夢見ていくのです。
そして、世界に向けて宣言します。私たちは、常にアメリカの利益を最優先しますが、全ての人・国に公正に対応します。紛争や対立ではなく、この機会にパートナーシップを。共通認識を探っていきます。
この機会にもう一度、素晴らしい歴史的な勝利をむかえるために携わってくれた人々にお礼を申し上げます。
まず両親に感謝を。いま天国から、私を見守ってくれている事でしょう。素晴らしい両親でした。メリアン・エリザベス姉妹、ロバート兄弟にも感謝を。それからフレッグ兄弟。素晴らしい家族・兄弟に恵まれました。
妻のメラニア、子のドン(トランプ・ジュニア)、イヴァンカ、エリック、ティファニー、バラン、みんなを愛している。ありがとう。これだけ大変な時間を一緒に過ごしてくれた。厳しい戦いだった。辛く、醜いところもあった。一緒に過ごしてくれた家族に、心より感謝します。
ジュリアーニ・元ニューヨーク市長にも心より感謝を。いろんな会合にも来てくれました。ニュージャージー州のクリスティー州知事も素晴らしい働きをしてくれた。ありがとう。そして、偉大な政治家、ジェフ・セッションズ上院議員も私の陣営に参加してくれました。偉大な人でした。
予備選で互いに争い、色々な意味で学ぶことになったベン・カーソン氏。また、マイク・ハッカビー氏もこの会場のどこかにいると思います。そして、マイク・フリン中将ら200人以上の軍の司令官たちが、私たちを支援してくれました。22人の名誉勲章受章者が私を信じてくれました。
スーパースターであるランス・プリバース共和党全国委員長も支援してくれました。共和党全国委員会で事務局の仕事をしてくれました。本当にありがとう。全国共和党委員会とのパートナーシップは、勝利につながりました。
シークレットーサービスの人たちにもお礼を申し上げたいです。彼らはタフで有能で、鋭い。本当に素晴らしい人たちです。それからニューヨーク市警察にも感謝します。
今回の選挙は、本当に歴史的なイベントでした。でも本当の意味で歴史的になるために、素晴らしいことを成し遂げなければなりません。私たちは、皆さんをがっかりさせません。私たちは偉大なことを成し遂げていきます。
私は皆さんの大統領になれることを、とても楽しみにしています。そして2年後、3年後、4年後、あるいは8年後に「とても誇りを持てた出来事だった」と言えるようにしたいです。選挙戦は終わりましたが、この運動はまだ始まったばかりです。私たちは、アメリカの国民のためにすぐに作業に取り掛かります。
そして願わくば、皆さんが大統領に誇りを持てるようにしたいです。今夜は素晴らしい夜になりました。私はこの国を愛しています。ありがとうございました。
12.
誰がトランプ大統領を誕生させたのか? 出口調査で男性・40歳以上が投票、有色人種の一部も
投稿日: 更新:
アメリカ大統領選挙の投開票が11月8日(現地)に行われ、共和党候補のドナルド・トランプ氏(70)が民主党のヒラリー・クリントン氏(69)を破り、当選確実となった。誰がトランプ氏に投票したのだろうか?
男女別ではどのように投票行動が分かれたのだろうか。
出口調査では、男性の53%がトランプ氏、41%がクリントン氏に投票したと回答した。一方で、女性は54%がクリントン氏に投票、42%がトランプ氏に投票したと回答し、男女で投票先が逆になっていた。なお、調査への回答者の割合は、男性が48%、女性は52%だった。
■40歳以上はトランプ氏、40歳未満はクリントン氏に投票
年齢階層別では、18〜24歳、25〜29歳、30〜39歳では、いずれも過半数がクリントン氏に投票したと回答した。一方で、40〜49歳の年齢階層では、50%がトランプ氏に投票。50〜64歳、65歳以上は過半数がトランプ氏に投票したと回答している。
■人種別では白人がトランプ氏に、それ以外はクリントン氏に
一方の人種別では、回答者の70%を占めマジョリティである白人の58%がトランプ氏に投票したと回答した。これに対して、黒人、イタリア系、アジア系、その他の人種のすべてでクリントン氏が過半数を獲得した。
しかし、白人以外の人種(イタリア系含む)のうち、21%がトランプ氏に投票したと回答している。CNNは、この点がクリントン氏の勝利を阻んだと分析している。
CNNの調査では、2012年にオバマ大統領が誕生した大統領選挙では、黒人の93%が彼に投票したと回答していた。一方で、今回の大統領選では、クリントン氏に投票したと回答した黒人は88%だった。
トランプ氏は、不法移民の強制送還やイスラム教徒の入国禁止など、白人以外の人種からは差別的と受け止められる政策を次々と提案し、反発も招いた。にも関わらず、出口調査の結果からは、クリントン氏が彼らの票を確実にまとめきれなかったことがわかる。
11.
Bộ ảnh hiếm của Tổng thống đắc cử Donald Trump
09/11/2016 15:12 GMT+7
Một kho ảnh hiếm, lên tới 1.000 tấm của Donald Trump cùng gia đình, bạn bè vừa được công bố. Đây dường như là các tấm ảnh bị vợ đầu của Trump là Ivana vứt bỏ.
Số ảnh này đã được một nhà sưu tầm ở Nam Florida mua được cách đây hai năm và bị bỏ quên cho tới khi Dailymail tìm được và đăng lên.
Số ảnh hiếm trên được nhồi nhét trong một chiếc vali, trong đó có cả nhiều mẩu giấy viết tay cũng như album cưới của Donald Trump với Ivana Bacharach, với con trai cả của Donald Trump, và tấm thiệp do Ivanka viết cho bố mẹ.
Trong kho ảnh còn có những bức về Trump chưa bao giờ được công bố.
Có một tấm ảnh không đề ngày, trong đó Trump, người luôn tuyên bố bài rượu, dường như lại đang uống rượu. Tiếp đó, còn có tấm ảnh Trump thời trẻ vô cùng quyến rũ, cởi trần, quấn một miếng vải trắng, hoặc tấm ảnh nằm dài trên giường, khoe chân.
Ngoài ra, còn có một tấm ảnh cực riêng tư với Donald Trump đang thay tã.
Các tấm ảnh riêng tư của Trump và người thân được chụp trong một thời gian dài, suốt từ những năm 1970 tới 1990, trước khi Donald Trump lấy vợ hai và vợ hiện giờ.
- Hoài Linh
10.
Donald Trump gây dựng đế chế kinh doanh có nhiều thành công nhưng cũng đi kèm cả thất bại và trở thành ngôi sao truyền hình trước khi đắc cử tổng thống Mỹ.
9.
Ông Trump đắc cử tổng thống, bà Clinton gọi điện chúc mừng
TTO - Ông Trump đã chính thức giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng với 287 phiếu đại cử tri trong khi bà Clinton mới chỉ có 218 phiếu. Bà Clinton đã gọi điện chúc mừng ông Trump. Xem thêm thông điệp của ông Trump.
Nụ cười của ông Donald Trump trong lúc phát biểu cảm ơn những người ủng hộ - Ảnh: Reuters |
Đài CNN và hãng tin AP cùng lúc đã xác nhận ông Donald Trump đã thắng thêm 10 phiếu đại cử tri của bang Wisconsin để đạt số phiếu quá dư là 276 phiếu để bước chân vào Nhà Trắng. Trước đó vài giờ, đài Fox News đã đưa ra thông tin này.
Thông tin vừa được cập nhật cho thấy ứng viên Donald Trump đã dành chiến thắng thêm ở bang Arizona với 11 phiếu đại cử tri, đưa tổng số phiếu ông có được lên 287 phiếu.
Bà Clinton đã gọi điện chúc mừng ông Trump.
Ông Donald Trump cũng vừa có bài phát biểu từ "tổng hành dinh" ở New York trong tư thế của người chiến thắng: “Tôi gửi lời chúc mừng đến Hillary Clinton cùng gia đình của bà vì đã chiến đấu rất, rất kiên cường trong chiến dịch vừa qua. Bà Hillary đã nỗ lực rất nhiều trong một thời gian dài, và chúng ta nợ bà một niềm cảm kích to lớn vì những đóng góp của bà cho đất nước này. Tôi nói điều này một cách rất nghiêm túc”.
“Bây giờ là lúc nước Mỹ hàn gắn những vết thương của sự chia rẽ. Đã đến lúc chúng ta ngồi lại cùng nhau như một dân tộc thống nhất”, ông Trump đưa ra thông điệp hàn gắn.
Xem trực tiếp ông Trump phát biểu mừng chiến thắng |
"Phó tổng thống" Mike Pence vừa nói với đám đông cử tri ủng hộ ông Donald Trump: “Đây là một đêm lịch sử. Người Mỹ đã cất lên tiếng nói của mình. Người Mỹ đã chọn ra người hùng của họ".Gần như ngay lập tức, hãng tin Reuters dẫn Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga cho biết chiến thắng của ông Donald Trump sẽ mở đường cho những thương vụ đầu tư lớn giữa hai nước.
Trong khi đó Hàn Quốc lo ngại tổng thống Donald Trump sẽ có “đề nghị khó lường” với CHDC Triều Tiên về chương trình hạt nhân, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ cùng hợp tác với tân tổng thống Mỹ để đảm bảo phát triển quan hệ song phương ổn định và tốt đẹp.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, ngay khi tin chiến thắng của ông Trump loan đi toàn cầu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố Trung Quốc sẽ cùng tân tổng thống Mỹ đảm bảo phát triển quan hệ song phương ổn định và tốt đẹp.
Từ cảm giác sửng sốt ban đầu, những nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton giờ đây đã nhìn thấy thất bại khó tránh khỏi trước mắt của ứng viên mà mình ủng hộ.
“Chẳng còn chút lạc quan nào ở đây cả,” một nhà tài trợ cho bà Clinton nói với phóng viên CNN.
Trong lúc những người ủng hộ ứng viên Dân chủ đang ở trong trạng thái gần như suy sụp trước tình hình bầu cử ngày một xấu đi, bà Clinton cùng gia đình và ban vận động tranh cử im lặng theo dõi kết quả bỏ phiếu tại một căn phòng nhỏ trong khách sạn Peninsula ở thành phố New York.
8.
Trong 50 tiểu bang và District of Columbia (khu thủ đô), chỉ có chừng 10 tiểu bang thực sự định đoạt TT mới. Các tiểu bang kia đã ngả hẳn về 1 trong hai đảng, nên phiếu bầu TT từ các bang đó biết rõ từ trước. Đó là vì dân Mỹ không bầu thẳng cho TT, mà bầu cho "đại cử tri đoàn" (electors). Người nào được 270 phiếu đại cử tri trở lên thì trở thành TT.
Mỗi tiểu bang bầu cho một nhóm đại cử tri. nhóm này nhiều ít tùy theo dân số tiểu bang. Chẳng hạn, California là tiểu bang rất đông dân nên có 55 đại cử tri. Mỗi đảng đưa ra một đoàn ứng viên đại cử tri. Đảng nào nhiều phiếu thì đoàn ứng viên đại cử tri của đảng đó sẽ đại diện cho tiểu bang, đảng kia không được gì hết, tức là "được ăn cả, ngã về không". Do đó, những tiểu bang nơi mà một đảng trội hẳn thì số phiếu đại cử tri từ tiểu bang đó biết trước hầu như chắc chắn.
Vì vậy, muốn theo sát biến chuyển cuộc bầu cử thì phải theo sát các tiểu bang "đu dây", còn gọi là "chiến trường" (swing states, battleground states): Pennsylvania, Ohio, Florida, Michigan, North Carolina, Iowa, Nevada, Virginia, Colorado, Minnesota, New Hampshire, Wisconsin. Chính các tiểu bang đó mới định đoạt kết quả. Kỳ này quan trọng nhất là Florida, Pennsylvania và North Carolina, những tiểu bang khá lớn, nếu Clinton thắng ở những tiểu bang đó thì kể như chắc chắn thắng cử.
Bao giờ có kết quả?
Tất cả các phòng phiếu Mỹ đóng cửa vào 23:00 giờ Đông Mỹ (EST) (3 pm thứ tư giờ Sydney). Nếu một bên thắng lớn thì kết quả có thể tiên đoán vài giờ trước đó dựa vào số phiếu đã đếm, tuy nhiên các hãng truyền thông lớn của Mỹ có thỏa thuận là không loan báo kết quả tiên đoán trước giờ đóng cửa đó để khỏi ảnh hưởng tới các cử tri.
Nếu nóng ruột muốn đoán biết kết quả sớm hơn thì có thể theo dõi đài ABC Úc (vì là đài ngoại quốc nên không phải theo tập tục Mỹ), hoặc xem ở đây:http://www.slate.com/ votecastr_election_day_turn out_tracker.html.
7.
米大統領選、両氏が拮抗 激戦州で大接戦
- 2016/11/9 11:03 (2016/11/9 11:55更新)
6.
Trực tiếp kết quả kiểm phiếu bầu Tổng thống Mỹ
08/11/2016 13:30 GMT+7
- Các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ đang dần đóng cửa để bắt đầu quá trình kiểm phiếu, chọn ra tổng thống thứ 45.
Xem trực tiếp kết quả:
Một số thông tin cần biết về bầu cử Tổng thống Mỹ 2016:
- Cứ 4 năm một lần, người dân Mỹ lại đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Cuộc bỏ phiếu lần này diễn ra vào ngày 8/11 (giờ địa phương).
- Hai ứng viên lớn trong cuộc bầu cử năm nay là Hillary Clinton, đại diện đảng Dân chủ, và Donald Trump, đại diện đảng Cộng hòa. Mỗi ứng viên cần ít nhất 270 phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
- Các điểm bỏ phiếu tại 50 bang và thủ đô Washington DC sẽ lần lượt mở cửa từ lúc 6-7h sáng và đóng vào 7-8h tối, riêng tại Iowa và North Dakota, thời gian bầu cử sẽ kéo dài tới 9h tối.
- Năm 2016, có 11 bang chiến trường có thể quyết định ai là người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Số phiếu của các bang này chiếm 146 trong tổng số 270 phiếu đại cử tri cần thiết để thành Tổng thống Mỹ. Đó là các bang Ohio, Florida, Nevada, Colorado, Bắc Carolina, Virginia, Iowa, New Hampshire, Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.
VietNamNet
Fox News dự đoán ông Trump sẽ tiếp tục giành thắng lợi ở bang Nam Carolina, bà Hillary thắng ở bang New Jersey.
Còn theo nhận định của CNN, bà Hillary sẽ thắng ở các bang Delaware, Illinois, Maryland, Massachusetts, New Jersey, Rhode Island và quận Columbia, trong khi ông Trump thắng ở Oklahoma, Mississippi và Tennessee.
CNN cũng cho biết, những người ủng hộ Hillary Clinton tỏ ra lạc quan vào kết quả ở bang Florida.
Người ủng hộ Hillary đứng chật trung tâm Javits chờ ăn mừng chiến thắng. (Ảnh: Reuters) |
Trump "buồn" vì Bush không ủng hộ
Trả lời một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, Donald Trump đã gọi quyết định không bỏ phiếu ủng hộ ông của cựu Tổng thống George W. Bush là "đáng buồn".
Trước đó, hai vợ chồng ông Bush đã bỏ phiếu trắng, thay vì ủng hộ ứng viên cùng đảng Cộng hòa, tỷ phú bất động sản Donald Trump.
Tuy nhiên, ông Trump cũng nói rằng, ông không nghĩ hành động này của ông bà Bush có bất cứ ảnh hưởng nào.
Theo dự đoán của các hãng tin như CNN, Fox News, AP, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ giành thắng lợi ở ba bang Indiana (11 phiếu đại cử tri), Kentucky (8 phiếu đại cử tri) và Tây Virginia (5 phiếu đại cử tri), trong khi đối thủ Hillary Clinton mới thắng ở bang Vermont với 3 phiếu đại cử tri.
Như vậy, tính tổng cộng, dự đoán tới giờ phút này, Trump đang thắng áp đảo với 24 phiếu đại cử tri.
CNN dự đoán Trump sẽ thắng lớn ở hai bang Kentucky và Indiana, trong khi Hillary giành thắng lợi ở bang Vermont.
Vào lúc này, hàng loạt điểm bỏ phiểu ở các bang Georgia, Indiana, Kentucky, Nam Carolina, Vermont và Virginia chuẩn bị đóng cửa.
Nổ súng gần một điểm bầu cử của California
Ít nhất 1 người đã thiệt mạng, trong khi vài người khác bị thương trong vụ nổ súng gần một điểm bỏ phiếu ở thành phố Azusa, California. Điểm bỏ phiếu này đã bị phong tỏa.
CNN dẫn lời một cử tri có mặt tại điểm bỏ phiếu ở Nhà văn hóa khu vực Memorial Park North cho biết "một vụ nổ súng lớn đã xảy ra và cảnh sát yêu cầu người dân ở yên trong tòa nhà".
Các sĩ quan có mặt tại hiện trường cũng bị bắn, nhưng không có ai bị thương.
Trục trặc
Văn phòng bầu cử Denver thông báo tất cả hệ thống bỏ phiếu điện tử đã gặp trục trặc trên toàn bang. Cơ sở dữ liệu dùng để xác định đăng ký cử tri bị hỏng và các các nhân viên bầu cử đã phải làm việc hết sức mình để đưa hệ thống hoạt động trở lại.
Đã có những thời khắc căng thẳng khi cử tri phải chờ đợi hệ thống được sửa xong.
Vợ chồng Bush bỏ phiếu trắng?
Theo phát ngôn viên, vợ chồng cựu Tổng thống George W. Bush và Laura Bush để trống lá phiếu bầu tổng thống.
Trong một diễn biến khác, một điểm bỏ phiếu ở Azusa, California, đã phải đóng cửa sau khi có nổ súng gần đó.
Theo CNN, có 2 người bị thương.
'Chiến thắng nghiêng về Hillary'
Dữ liệu thăm dò ý kiến sau bỏ phiếu ban đầu đã xuất hiện. Một số củng cố thông tin rằng nhiều cử tri có cái nhìn tiêu cực về hai ứng viên - cứ 5 người bỏ phiếu cho Clinton thì 1 người nói họ chủ yếu phản đối ứng viên còn lại. Và 27% những người ủng hộ Trump bày tỏ ý tương tự.
Nếu các dự đoán hiện thời giữ nguyên và số cử tri đi bầu tiếp tục nhất quán thì cán cân chiến thắng nghiêng về Hillary Clinton.
Ảnh AP |
Những điểm bầu cử đầu tiên đóng cửa
Các điểm bầu cử ở bờ Đông như Indiana và Kentucky đã đóng cửa trước tiên. Trong vòng 90 phút nữa, các bang ‘chiến trường’ như Virginia, North Carolina và Ohio cũng sẽ đóng lại và bắt đầu kiểm phiếu.
Kết quả ở các bang trên có thể là những ‘manh mối ban đầu’ xác định tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Những người ủng hộ Hillary |
Hillary Clinton di chuyển
Nữ ứng viên Hillary Clinton đã xuất phát từ nhà ở Chappaqua, New York, tới The Peninsula, một khách sạn gần nơi Trump sẽ có bài phát biểu vào đêm muộn.
Trước đó, Hillary Clinton đã đăng thông điệp trên Facebook cảm ơn Pantsuit Nation – một hội cổ động viên của mình.
Nhóm trên được thành lập cách đây 18 ngày, và có hơn 1,9 triệu thành viên.
Thăm dò sau bầu cử
Reuters/Ipsos đã hỏi hơn 10.000 người Mỹ sau khi bỏ phiếu. Một số điểm lưu ý:
- 72% cho rằng, nền kinh tế Mỹ chỉ mang lại lợi ích cho người giàu và quyền thế.
- 75% cho rằng Mỹ cần một lãnh đạo mạnh mẽ để ‘đòi’ lại đất nước khỏi tay những kẻ giàu có, quyền lực.
- 68% đồng ý rằng, ‘các chính đảng và chính trị gia truyền thống không quan tâm đến những người giống tôi’
- 76% đồng ý rằng, các phương tiện truyền thông chính thống quan tâm đến kiếm tiền nhiều hơn là nói nên sự thật.
- 57% cảm thấy ‘ngày càng không xác định được nước Mỹ sẽ trở thành thế nào’.
Bên trong Trung tâm Javits, nơi bà Hillary Clinton sẽ cùng những người ủng hộ mình hội tụ. Trung tâm sẽ được mở cửa vào 6h tối theo giờ địa phương. Ảnh Reuters
Theo BBC, việc bỏ phiếu tại Brooklyn, NYC, diễn ra suôn sẻ.
Trước đó, có một số lộn xộn xảy ra khi cư tri bị hỏi thẻ căn cước. Điều đó không phải là quy định bắt buộc ở bang trên.
Trong khi đó, các nhân viên điều phối bầu cử xác nhận việc trình thẻ căn cước chỉ bắt buộc đối với cử tri lần đầu tiên đi bỏ phiếu.
Thẩm phán Nevada bác yêu cầu của Trump
Thẩm phán tại Nevada đã bác yêu cầu của Donald Trump đòi tách riêng các phiếu bầu cử sớm tại 4 điểm bầu cử.
Trump kiện
‘Bộ máy tranh cử của Donald Trump’ đang kiện một nhân viên đăng ký có tên Joe P Gloria thuộc Hạt Clark ở Nevada vì đã mở điểm bỏ phiếu dài hơn quy định 2 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, người phát ngôn Hạt Clark Dan Kulin cho CNN hay, vẫn còn cử tri xếp hàng vào thời điểm đóng cửa nên họ vẫn được quyền bỏ phiếu.
Luật sư của Trump cũng yêu cầu tất cả các hòm phiếu bầu trước đó phải được để riêng, tách khỏi các phiếu khác.
'Phó Tướng của Trump' khiêm nhường
Trước khi bỏ phiếu tại bang nhà, Thống đốc Indiana Mike Pence – liên danh tranh cử của Donald Trump – mô tả trải nghiệm tự bỏ phiếu cho mình vào ghế Phó Tổng thống Mỹ là "rất khiêm nhường".
"Chúng tôi rất biết ơn sự ủng hộ cùng những lời cầu nguyện của tất cả mọi người trên khắp nước Mỹ dành cho Donald Trump và cho niềm tin vững chắc rằng chúng ta có thể "Làm cho nước Mỹ Vĩ đại trở lại" – Pence nói.
"Tôi muốn khuyến khích mọi người Mỹ, những người tin như chúng tôi tin tưởng nước Mỹ có thể trở nên mạnh mẽ hơn cả ở trong và ngoài nước, có thể thịnh vượng hơn, rằng chúng ta có thể vẽ ra một tương lai dựa trên những ý tưởng cao đẹp nhất, hãy dùng thời gian hôm nay để đi bỏ phiếu và cùng chúng tôi ủng hộ Donald Trump làm Tổng thống tiếp theo của Mỹ", ông Pence nói thêm.
Trump đi bỏ phiếu
Trump diện comple và cà vạt xanh sáng cùng vợ là Melania đi bỏ phiếu ở khu Midtown của Manhattan.
Ông được hỏi chiến dịch của ông đã hay tin gì từ các bang chiến địa bầu cử hay chưa, Trump đáp: “Rất tốt - mọi thứ rất tốt. Nói chung là chỉ có tốt thôi”.
Trump sẽ thảm bại?
Tim Miller - cựu giám đốc truyền thông của Jeb Bush - dự đoán kết quả bầu cử trên Twitter:Dự đoán cuối cùng - Trump thất bại thảm hại.
Tâm trạng cử tri
Xếp hàng ở Manhattan, nơi Trump sẽ tới bỏ phiếu, Travis Lopes – một giám đốc bán hàng 30 tuổi diện trang phục Chú Sam – nói: "Tôi chúc mừng nước Mỹ. Mỗi cuộc bầu cử đều là cơ hội của chúng tôi để tác động đến tương lai và lựa chọn lãnh đạo. Có rất nhiều nước không thể (làm điều đó)".
Lopes dự định bầu cho Hillary Clinton: "Bà ấy là một chính trị gia tham nhũng, nhưng chính trị gia nào chẳng thế. Ai cũng tham nhũng, ai cũng nói dối... ".
"Trump không tôn trọng phụ nữ bằng tôi. Ông ta không phải kiểu người tôi muốn ở vị trí chèo lái đất nước này".
Travis Lopes. Ảnh: The Guardian
|
Ngực trần đến nơi Trump bỏ phiếu
Hai phụ nữ ngực trần biểu tình đã bị bắt ở khu vực bầu cử Midtown của Donald Trump. Họ viết chữ bằng bút đen lên ngực và lưng, xuất hiện rồi hét to những lời khiếm nhã. Sau đó, họ bị đưa ra khỏi nơi này.
Ứng viên Cộng hòa vẫn chưa bỏ phiếu. Có tin nói ông đang trên đường đi bầu.
Lỗi
Cử tri ở Michigan thông báo có lỗi xảy ra với hệ thống bầu scan quang học, được sử dụng để quét lá phiếu.
Một phụ nữ có thẻ cử tri đã phải ra ngoài sau khi tên của bà không được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu, theo thông tin một cử tri đăng trên Facebook.
Nhà du hành vũ trụ Khane Kimbrough bỏ phiếu bầu từ trên không trung. (Ảnh: AP) |
Có khoảng 200.000 binh sĩ Mỹ đóng ở nước ngoài, từ Afghanistan đến Zimbabwe và hàng chục nước khác.
Một số người Mỹ sẽ bị lỡ cơ hội – cư dân các vùng lãnh thổ Mỹ ở nước ngoài như Samoa, Guam, quần đảo Bắc Mariana, Puerto Rico và Quần đảo Virgin không được phép bỏ phiếu.
Người phụ nữ đầu tiên bầu mình làm tổng thống
Hillary Clinton đã bỏ phiếu tại Chappaqua, New York, cùng chồng Bill Clinton.
Bà sẽ là phụ nữ đầu tiên thuộc một chính đảng trọng yếu của Mỹ bầu cho chính mình trong một cuộc bầu cử tổng thống.
Clip Hillary bỏ phiếu của hãng tin ABC:
Trang dự báo Five-thirty-eight được điều hành bởi Nate Silver - người nổi tiếng dự báo kết quả bầu cử Mỹ ở cả 50 bang năm 2012 - vừa đăng lên Twitter dự báo mới nhất của họ. Theo đó, Hillary có cơ hội 71,5% sẽ chiến thắng. Con số này cao hơn cơ hội 65% mà Five-thirty-eight dành cho bà hôm Chủ nhật (6/11).
Con Trump bỏ phiếu cho bố
Con trai của Donald Trump là Eric Trump bỏ phiếu cho bố, và viết trên Twitter: Thật là vinh dự khi bỏ phiếu cho cha tôi. Ông sẽ làm một công việc thật vĩ đại cho nước Mỹ.
17 bang bầu cử
Cách đây ít phút, các điểm bầu cử mở cửa ở Florida, Delaware, Georgia, Illinois, Louisiana, Massachusetts, Maryland, Michigan, Missouri, New Hampshire, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina và một phần Tennessee.
Đến giờ, tổng cộng 17 bang đang tiến hành bầu cử.
Trump bỏ phiếu bầu Trump
Sáng nay, trên chương trình Fox và Những Người bạn của Fox News, Trump bông đùa: “Tôi quyết định bỏ phiếu cho Trump”.
Khi được hỏi liệu ông đã thay đổi trong chiến dịch tranh cử, Trump nói: “Thật là một tiến trình đáng ngạc nhiên, khoảng 17 hoặc 18 tháng kể từ khi tôi bắt đầu... Đó là một tiến trình đẹp, người dân đất nước này thật lạ thường, tôi đã gặp mọi người ở tất cả các tầng lớp, và họ thật tuyệt. Mọi người hỏi ông đã học được những gì? Đó chính là những gì tôi học được: Mọi người thật tuyệt vời”.
Khi được hỏi ông có hối tiếc tranh cử nếu không chiến thắng, Trump trả lời rằng có nhiều người nói ông đã khởi xướng một phong trào chính trị, và ông nên tự hào về điều đó. Tuy nhiên, ứng viên đảng Cộng hòa quả quyết: “Tôi sẽ coi đó là sự tiêu tốn thời gian, năng lượng và tiền bạc”. Tỷ phú Mỹ cho biết thêm ông đã chi hơn 100 triệu USD tiền túi vào chiến dịch. (Trong khi đó, hồ sơ bầu cử mới nhất cho thấy ông chi 66 triệu USD).
Fox News hỏi về thông điệp cuối cùng ông gửi tới cử tri, Trump trả lời: Chúng ta có một đất nước vĩ đại, vĩ đại, chúng ta có tiềm năng to lớn. Hãy ra ngoài, và bỏ phiếu.
Thông điệp đầu tiên Trump
Trên Twitter ngày bầu cử ứng viên đảng Cộng hòa viết: Hôm nay, chúng ta sẽ chiến thắng ở bang lớn Michigan, và chúng ta sẽ giành lại Nhà Trắng. Xin cảm ơn Michigan!
Các điểm bỏ phiếu vừa mở cửa ở Bắc Carolina, Ohio và Tây Virginia. Thống đốc Ohio John Kasich, một cựu ứng viên Cộng hòa – đang khuyến khích kêu gọi người dân đi bỏ phiếu.
Cảnh xếp hàng tương tự trước một điểm bỏ phiếu tại thành phố Jersey. (Ảnh: Twitter/Carrie Brown)
|
Dự đoán của Reuters/Ipsos state of the nation cho bà Clinton cơ hội 90% chiến thắng. Thăm dò của New York Times cho kết quả Clinton 46% - Trump 42%. Trong khi thống kê của BBC từ các kết quả thăm dò cho thấy Hillary dẫn trước Trump với tỷ lệ 48%-44%.
Cử tri Mỹ xếp hàng từ sáng sớm tinh mơ để bỏ phiếu bầu Tổng thống ở Brooklyn. (Ảnh: Twitter/Katherine Nelson)
Hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton đều theo dõi kết quả bầu cử từ New York.
Nam ứng viên Cộng hòa chủ trì buổi theo dõi tại New York Hilton còn nữ ứng viên Dân chủ theo dõi ở Trung tâm Hội nghị Jacob K. Javits.
Theo BBC, đến nay, hơn 46 triệu cử Mỹ - một con số kỷ lục – đã bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện hoặc tại trạm bầu cử. Có nhiều dấu hiệu cho thấy số cử tri thuộc khối Hispanic - được tin là yêu quý bà Clinton – đi bầu rất cao.
Tim Kaine, ứng viên phó Tổng thống, đã tới điểm bỏ phiếu tại Virginia để bỏ lá phiếu của mình.
Hillary Clinton hiện đang ở vị thế mạnh hơn nhiều so với đối thủ Donald Trump.
Thống kê mới nhất của CNN từ các cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump ở khoảng cách 46%-42%.
Thời tiết ngày bầu cử rất dễ chịu ở phần lớn nước Mỹ, với một số nơi có mưa chút ít.
Dân Mỹ đi bầu cử
Các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ đã mở cửa vào 6h sáng giờ địa phương (18h theo giờ Hà Nội).
Trước đó, tại một số làng tại New Hampshire đã công bố kết quả với phần thắng nghiêng về Donald Trump.
Kết quả bỏ phiếu chính thức dự kiến sẽ có vào khoảng 11h trưa ngày 9/11 (theo giờ Hà Nội).
Trump thắng áp đảo ở 3 điểm bỏ phiếu đầu tiên
Kết quả chung cuộc ở 3 điểm bỏ phiếu đầu tiên tại bang New Hampshire, Donald Trump đang thắng áp đảo đối thủ Hillary Clinton.
Trong số 8 lá phiếu ở làng Dixville Notch, hạt Coos, có 4 phiếu dành cho ứng viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton, 2 phiếu cho ứng viên Cộng hòa Donald Trump, Gary Johnson được 1 phiếu và một phiếu tự viết – đề tên cựu ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa.
Theo truyền thống, ngôi làng Dixville Notch ở hạt Coos, bang New Hampshire, là một trong hai địa điểm đầu tiên các cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử chính thức 8/11 để chọn ra Tổng thống Mỹ.
Tại hai thị trấn nhỏ khác của bang New Hampshire, Hart’s Location và Millsfield, cử tri cũng đã đi bỏ phiếu từ lúc vừa sang ngày 8/11. Kết quả tại Hart's Location, bà Hillary giành được 17 phiếu, ông Trump nhận được 14 phiếu.
Ngoài ra, ứng viên Johnson của đảng Tự do có 3 phiếu. Hai phiếu còn lại ủng hộ cho ứng viên Bernie Sanders và John Kasich.
Còn tại điểm bỏ phiếu Millsfield, ông Trump thắng áp đảo với 16 phiếu, trong khi bà Clinton chỉ giành 4 phiếu. Một phiếu còn lại được dành cho ứng viên Bernie Sanders.
Như vậy, tại ba điểm bỏ phiếu đầu tiên, ông Trump đang dẫn trước bà Clinton, với số phiếu tương ứng là 32-25.
5.
Trump thắng áp đảo ở 3 điểm bỏ phiếu đầu tiên
08/11/2016 13:22 GMT+7
Kết quả chung cuộc ở 3 điểm bỏ phiếu đầu tiên tại bang New Hampshire, Donald Trump đang thắng áp đảo đối thủ Hillary Clinton.
Trong số 8 lá phiếu ở làng Dixville Notch, hạt Coos, có 4 phiếu dành cho ứng viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton, 2 phiếu cho ứng viên Cộng hòa Donald Trump, Gary Johnson được 1 phiếu và một phiếu tự viết – đề tên cựu ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa.
Theo truyền thống, ngôi làng Dixville Notch ở hạt Coos, bang New Hampshire, là một trong hai địa điểm đầu tiên các cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử chính thức 8/11 để chọn ra Tổng thống Mỹ.
Tại hai thị trấn nhỏ khác của bang New Hampshire, Hart’s Location và Millsfield, cử tri cũng đã đi bỏ phiếu từ lúc vừa sang ngày 8/11. Kết quả tại Hart's Location, bà Hillary giành được 17 phiếu, ông Trump nhận được 14 phiếu.
Ngoài ra, ứng viên Johnson của đảng Tự do có 3 phiếu. Hai phiếu còn lại ủng hộ cho ứng viên Bernie Sanders và John Kasich.
Còn tại điểm bỏ phiếu Millsfield, ông Trump thắng áp đảo với 16 phiếu, trong khi bà Clinton chỉ giành 4 phiếu. Một phiếu còn lại được dành cho ứng viên Bernie Sanders.
Như vậy, tại ba điểm bỏ phiếu đầu tiên, ông Trump đang dẫn trước bà Clinton, với số phiếu tương ứng là 32-25.
Bỏ phiếu và kiểm phiếu tại Dixville Notch, hạt Coos |
Bỏ phiếu và kiểm phiếu tại Dixville Notch, hạt Coos
|
Bỏ phiếu và kiểm phiếu tại Dixville Notch, hạt Coos
|
Bỏ phiếu và kiểm phiếu tại Dixville Notch, hạt Coos
|
Bỏ phiếu và kiểm phiếu tại Dixville Notch, hạt Coos
|
Donald Trump gọi nữ đối thủ đảng Dân chủ là "kẻ giả tạo", còn Hillary Clinton lên án ứng viên Cộng hòa gây chia rẽ quốc gia.
Trong mỗi cuộc bầu chọn Tổng thống Mỹ, kết quả cuối cùng thường được quyết định bằng độ thành công của ứng viên tại những bang trọng yếu "còn do dự".
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/bau-cu-tong-thong-my-2016-hillary-thang-la-phieu-dau-tien-338562.html
4.
Chính trường nước Mỹ và trò chơi cò quay
05/11/2016 05:00 GMT+7
Khi vòng quanh thế giới trong vài tuần qua, tôi liên tục được hỏi hai điều: Donald Trump có thể đắc cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào mà ngay từ đầu ông ta lại có thể tiến xa đến thế?
Về câu hỏi thứ nhất, dù dự đoán chính trị thậm chí còn khó hơn dự đoán kinh tế, Hillary Clinton đang có lợi thế rất lớn. Tuy vậy, kết quả cuộc đua (ít nhất là đến tận gần đây) vẫn còn bỏ ngỏ: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống chất lượng và được chuẩn bị tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ, còn Trump thì ngược lại. Hơn nữa, chiến dịch tranh cử của Trump vẫn tiếp tục bất chấp những hành vi có thể chấm dứt cơ hội của một ứng cử viên trong các kỳ tranh cử trước đây.
Vậy tại sao người Mỹ lại phải chơi trò cò quay Nga (đồng nghĩa với cơ hội giành chiến thắng ở mức 1/6 của Trump)? Người nước ngoài muốn biết câu trả lời vì kết quả của cuộc bầu cử cũng tác động đến họ, dù họ chẳng thể nào tác động đến cuộc bầu cử.
Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi thứ hai: tại sao Đảng Cộng hòa lại đề cử một ứng cử viên mà ngay cả những lãnh đạo đảng cũng phản đối?
Ảnh:Reuters |
Rõ ràng, có nhiều nhân tố giúp Trump đánh bại 16 đối thủ chính của Đảng Cộng hòa để tiến xa đến thế. Tính cách rất quan trọng, và một số người có vẻ thích cá tính kiểu truyền hình thực tế của Trump.
Nhưng một vài nhân tố cơ bản khác cũng góp phần khiến cuộc đua thêm sít sao. Thứ nhất, tình hình kinh tế của nhiều người Mỹ đang kém hơn nhiều so với 25 năm trước. Thu nhập trung bình của lao động nam toàn thời gian thấp hơn so với 42 năm trước và những người có trình độ giáo dục thấp ngày càng khó xin được một công việc toàn thời gian với mức lương hợp lý.
Quả thật, thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) ở đáy của phổ phân phối thu nhập đang xấp xỉ thời điểm 60 năm trước. Vì vậy cũng không có gì lạ khi Trump tìm được một nhóm đông đảo người ủng hộ khi ông cho rằng nền kinh tế đang lâm vào tình trạng mục nát. Nhưng Trump đã sai cả trong chẩn đoán và kê đơn. Về tổng thể, nền kinh tế Mỹ vận hành rất tốt trong sáu thập niên qua: GDP đã tăng sáu lần. Nhưng thành quả của sự tăng trưởng đó chỉ chảy vào túi một số ít những người giàu có – những người như Trump, một phần nhờ vào sự cắt giảm thuế trên quy mô lớn mà ông có thể sẽ tiếp tục thực hiện và tăng cường.
Đồng thời, những cải cách mà giới lãnh đạo chính trị hứa là sẽ đảm bảo thịnh vượng cho tất cả – ví dụ như tự do hóa thương mại và tài chính – lại không được thực hiện. Không hề. Và những người có mức sống trì trệ hay suy giảm đã đưa ra một kết luận đơn giản: giới lãnh đạo chính trị Mỹ hoặc không biết họ đang nói gì hoặc họ đang nói dối (hoặc cả hai).
Trump muốn đổ mọi vấn đề của nước Mỹ lên thương mại và nhập cư. Ông đã sai. Mỹ vẫn sẽ đối mặt với tình trạng phi công nghiệp hóa ngay cả khi thương mại không tự do hơn: số lượng việc làm toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất sụt giảm, với việc tăng năng suất vượt quá mức tăng trưởng của nhu cầu.
Nếu các thỏa thuận thương mại thất bại thì đấy không phải là do các đối tác thương mại của Mỹ lọc lõi hơn mà là do chính sách thương mại Mỹ được định hình bởi những nhóm lợi ích của các tập đoàn. Các công ty Mỹ đang hoạt động tốt và chính những người Đảng Cộng hòa đã ngăn chặn các nỗ lực nhằm đảm bảo rằng những người Mỹ bị tác động tiêu cực bởi các thỏa thuận thương mại cũng sẽ được chia sẻ lợi ích.
Vì vậy, nhiều người Mỹ cảm thấy bị vùi dập trước các lực lượng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, dẫn đến những hệ quả bất công rõ ràng. Các giả định từ lâu – rằng nước Mỹ là vùng đất của cơ hội và thế hệ sau sẽ giàu có hơn thế hệ trước – đã bị nghi ngờ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là một bước ngoặt với nhiều cử tri: chính phủ cứu vớt những chủ ngân hàng giàu có vốn đẩy nước Mỹ đến bờ suy sụp, trong khi hầu như không làm gì để giúp hàng triệu dân thường mất việc làm và nhà cửa. Hệ thống không chỉ tạo ra những hệ quả bất công, mà có vẻ còn bị gian lận để làm như vậy.
Sự ủng hộ dành cho Trump dựa ít nhất một phần vào cơn giận trên diện rộng bắt nguồn từ sự mất lòng tin vào chính phủ. Nhưng các chính sách mà Trump đề xuất chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn nhiều. Chắc chắn, thêm một giải pháp kinh tế mang lợi ích nhỏ giọt xuống các tầng lớp dưới (trickle down) kiểu như ông hứa hẹn, cắt giảm thuế chủ yếu cho những người Mỹ và tập đoàn giàu có, sẽ không thể đem lại kết quả tốt hơn lần cuối cùng nó được sử dụng.
Trên thực tế, việc phát động một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Mexico, và các đối tác thương mại khác của Mỹ, như Trump hứa, sẽ khiến toàn bộ người Mỹ nghèo đi và tạo ra những trở ngại mới trong sự hợp tác toàn cầu vốn cần thiết để giải quyết những vấn đề toàn cầu quan trọng như Nhà nước Hồi giáo (ISIS), khủng bố toàn cầu, và biến đổi khí hậu. Dùng nguồn tiền đáng lẽ có thể đầu tư vào công nghệ, giáo dục, hay cơ sở hạ tầng để xây dựng một bức tường giữa Mỹ và Mexico là lãng phí nguồn lực.
Có hai thông điệp mà giới tinh hoa chính trị Mỹ cần lắng nghe. Các lý thuyết chủ nghĩa thị trường chính thống tân tự do đơn giản vốn định hình phần lớn chính sách kinh tế trong bốn thập niên qua là vô cùng sai lầm, tăng trưởng GDP với cái giá là bất bình đẳng ngày càng lớn.
Chính sách kinh tế “nhỏ giọt” đã và sẽ không hiệu quả. Các thị trường không tồn tại trong chân không. Cuộc “cách mạng” Thatcher-Reagan (tập trung vào việc tự do hóa và tư nhân hóa nền kinh tế những năm 1980 – NBT), vốn viết lại các quy tắc và tái cấu trúc thị trường vì lợi ích của những người thuộc top đầu, đã vô cùng thành công trong việc gia tăng bất bình đẳng nhưng hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng.
Điều này dẫn đến thông điệp thứ hai: chúng ta cần viết lại các quy tắc cho nền kinh tế một lần nữa, lần này đảm bảo dân thường cũng được hưởng lợi. Các chính trị gia tại Mỹ và những nơi khác bỏ qua bài học này sẽ phải chịu trách nhiệm. Thay đổi đi kèm với rủi ro. Nhưng hiện tượng Trump – và rất nhiều diễn biến chính trị tương tự tại châu Âu – đã bộc lộ những rủi ro lớn hơn của việc không chú ý đến thông điệp này: xã hội chia rẽ, dân chủ suy thoái, và kinh tế xói mòn.
Joseph E. Stiglitz/Project Syndicate
Joseph E. Stiglitz, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2001 và huân chương John Bates Clark năm 1979, là giáo sư tại Đại học Columbia, đồng chủ tịch Nhóm Chuyên gia Cấp cao về Đánh giá Tình hình Kinh tế và Tiến bộ Xã hội của OECD và là kinh tế trưởng của Viện Roosevelt. Ông là cựu phó chủ tịch cấp cao và kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới và chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Năm 2000, ông thành lập Sáng kiến Đối thoại Chính sách, một viện nghiên cứu chính sách về phát triển quốc tế có trụ sở tại Đại học Columbia.
Chuyên mục hợp tác cùng chuyên trang Nghiên cứu quốc tế (Nghiencuuquocte.org)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/donald-trump-co-the-dac-cu-tong-thong-my-337491.html
3.
TTO - Cuộc bầu cử Mỹ năm nay chắc chắn thuộc về Donald Trump cho dù ông ấy có thua. Mà thật ra, đặc biệt là nếu ông ấy thua!
Ứng viên Donald Trump trong cuộc vận động tại TP Selma, bang North Carolina tối 3-11 - Ảnh: Reuters |
"Cuộc bầu cử Mỹ năm nay chắc chắn thuộc về Donald Trump cho dù ông ấy có thua. Mà thật ra, đặc biệt là nếu ông ấy thua!". Đó là nhận định của nhà báo Mark Mardell, nhà quan sát đầy kinh nghiệm của chương trình “Thế giới trong tuần” trên Đài BBC radio 4. Ông Mardell gọi chiến dịch tranh cử Mỹ là nền dân chủ “ở trạng thái hừng hực nhất và cũng… đáng xấu hổ nhất”.
Cảnh báo hỗn loạn
Lý do cho nhận định của nhà báo Mardell rất đơn giản: những tác động/ảnh hưởng Trump đã gieo rắc sẽ không biến mất cho dù ông ấy có thất bại. Donald Trump gây sửng sốt cho thế giới không phải vì bản thân quá phi thường, cái chính là ông ấy đại diện cho tinh thần của một bộ phận đông đảo dân chúng Mỹ.
Câu ngạn ngữ “thắng một lá phiếu cũng là thắng” thật ra chỉ đúng một phần. Trận chiến có thắng có thua nhưng chiến tranh sẽ tiếp tục trong nhiều năm. Tại Anh, câu nói “Brexit là Brexit” được dùng để khuyến khích phe thân Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận thất bại, nhưng người Mỹ với cơn giận trong đầu sẽ không cam chịu im lặng.
Nếu ông Trump thua, ông ấy có thể tiếp tục phản đối, dùng đến chiêu bài pháp lý hoặc đưa ra những cảnh báo “rùng rợn”.
Trong lịch sử nước Mỹ từng có một số nhân vật có sức ảnh hưởng như ông Trump xuất hiện. George Wallace là một ví dụ. Ông này tranh cử trong tư cách ứng viên độc lập năm 1968 với quan điểm bảo vệ sự phân biệt chủng tộc da trắng - da đen và chính sách kinh tế ưu đãi tầng lớp công nhân da trắng.
Wallace từng có câu nói “bất hủ”: “Có một sức mạnh phản ứng mạnh mẽ ở quốc gia này chống lại chính quyền lớn. Nếu các chính trị gia đứng ra cản trở, rất nhiều người trong số họ sẽ bị tông xe trên đường bởi một anh công nhân nhà máy dệt hoặc nhà máy thép!”.
Wallace đã thua nhưng những người ủng hộ ông ấy vẫn còn đó. Các công nhân nhà máy tiếp tục nhìn điều kiện sống và địa vị xã hội của họ đi xuống. Dư âm của sự bất mãn này tiếp tục kéo dài.
Nói ngắn gọn, dù ông Trump có biến mất trong nhục nhã sau ngày 8-11, di sản ông ấy để lại đủ sức biến đổi cả nền chính trị Mỹ.
Khó cho bà Hillary
Sau ngày ông Barack Obama được bầu làm tổng thống, "Tea Party" (Đảng Trà) gây dựng một phong trào lôi kéo những người bất mãn về chính sách thuế, giải cứu ngân hàng, mô hình chính quyền lớn… Ông Trump ngày nay đặt những vấn đề này là trọng tâm của Đảng Cộng hòa, đổ lỗi cho tự do thương mại toàn cầu, dân nhập cư tràn lan là nguyên nhân gây bất an cho người da trắng.
Mà không chỉ giới công nhân, nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu có thu nhập tương đối cũng phải oằn mình gánh món nợ học phí, hóa đơn y tế khổng lồ suốt đời. Thử tưởng tượng những người này sẽ cảm thấy ra sao khi nghe chính phủ dùng tiền thuế để giúp đỡ dân nhập cư bất hợp pháp giữa lúc chính họ phải vật lộn với cuộc sống? Mục tiêu của ông Trump chính là đối tượng cử tri này.
Thử đặt trường hợp bà Clinton thắng cử, lúc đó chưa chắc chỉ có mỗi áp lực từ những người ủng hộ Donald Trump. Những đồng minh cánh tả của bà Clinton cũng có thể là mối nguy. Cử tri ủng hộ ông Bernie Sander (đối thủ cũ của bà Clinton) chẳng hạn, họ có thể ghét Trump, nhưng họ tán đồng hành động tấn công nền móng chính trị cũ, người giàu có và quyền lực của ông này.
Một số khác không muốn Mỹ can thiệp quá sâu vào Trung Đông, căng thẳng quá với Nga… Vượt qua những thứ đó, bà Clinton vẫn còn phải chịu cái biển hiệu “bà ấy chiến thắng chỉ vì không phải là Trump” gắn bên ngoài Nhà Trắng.
Có thể gọi ông Trump là một người Mỹ điển hình, một tay con buôn dầu rắn chính hiệu. Chuyện kể ngày xưa ở miền Viễn Tây hoang dã, nhiều anh chị cao bồi đau ốm mua dầu rắn bán trên những chiếc xe ngựa nay đây mai đó. Dầu rắn được quảng cáo là thần dược trị bá bệnh nhưng thực chất nó chẳng có tác dụng gì. Nhưng sau khi con bệnh đã xài mọi thứ thuốc, tại sao lại không thử? Rủi ro là gì? Chính trị cũng tương tự.
Về phần Đảng Cộng hòa, khi ông Trump càng tiến lên, họ càng mắc kẹt trong thế tiến thoái lưỡng nan. Sớm hay muộn họ cũng phải đưa ra lựa chọn dứt khoát (kể cả phải quyết liệt chống toàn cầu hóa, tự do thương mại…). Nếu không làm vậy, dù hệ thống lưỡng đảng của Mỹ khá bền vững nhưng rủi ro một phong trào phản đối bùng nổ là có thật và ai biết nó sẽ dẫn đến điều gì.
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20161104/chuyen-gi-se-xay-ra-neu-donald-trump-thua/1213360.html
2.
Hillary giành lại thế thắng, bỏ xa Trump
03/11/2016 16:57 GMT+7
Hillary Clinton đã giành lại thế thắng, dẫn trước Donald Trump 6 điểm phần trăm, theo cuộc thăm dò ý kiến mới nhất trên toàn nước Mỹ.
Vài ngày qua, vị trí dẫn đầu của Hillary Clinton đã lung lay sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo sẽ mở lại bê bối email của bà. Một số cuộc khảo sát ý kiến cho kết quả bà bị đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa đuổi sát, thậm chí vọt lên dẫn trước 1 điểm phần trăm.
Hillary Clinton (Ảnh: Reuters)
|
Nhưng theo thăm dò mới của Reuters/ Ipsos, được công bố đêm 2/11 (giờ địa phương), nữ ứng viên Đảng Đân chủ đã giành lại thế thắng, vượt lên trước ứng viên Cộng hòa 6 điểm phần trăm – ngang bằng lợi thế bà nắm giữ trước khi Giám đốc FBI James Comey thông báo quyết định gây tranh cãi.
Vào ngày 8/11, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Để chiến thắng, một ứng viên phải giành được đa số 270 phiếu (đại cử tri).
Với các bang lớn như New York và California vẫn thường bầu cho phe Dân chủ, Hillary Clinton có khả năng thu về ít nhất 226 phiếu. Bà cũng cần làm tốt ở các bang dao động như Bắc Carolina, Virginia, Florida, Ohio, Arizona và Iowa.
Tỷ phú Trump có một chặng đua vào Nhà Trắng vất vả hơn. Ông nhiều khả năng chỉ chắc thắng 180 phiếu, do vậy sẽ phải phụ thuộc mạnh vào các bang dao động.
Florida - là bang đặc biệt hơn cả, với 29 phiếu đại cử tri – đã là tâm điểm chính của chiến dịch tranh cử. Đây chính là nơi mà ông Trump đã vận động ngày 2/11, với vẻ tự tin nói với những người ủng hộ ở Pensacola: "Cảm giác như là nó (bang) đã sẵn sàng, có phải vậy không?"
Tuy nhiên, theo Reuters, giới tài chính không tiếp nhận khả năng Trump chiến thắng một cách bình tĩnh. Hillary Clinton được các thị trường tài chính thiện cảm hơn, được đánh giá có thể giữ nguyên hiện trạng và duy trì sự ổn định.
Trong khi đó, quan điểm của Trump về chính sách đối ngoại, thương mại và nhập cư dường như sẽ tạo ra bất ổn khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Các cổ phiếu trên toàn thế giới giảm giá trong ngày 2/11 cùng với dầu lửa và đồng đôla Mỹ, trong khi những kênh an toàn như vàng và tiền tệ, trong đó có Euro, Yên và Franc Thụy Sĩ lại tăng giá.
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/bau-cu-tong-thong-my-hillary-gianh-lai-the-thang-vuot-xa-trump-337731.html
1.
Ngay trước bầu cử, FBI công bố hồ sơ điều tra Bill Clinton đã đóng lại từ 11 năm trước
Linh Nguyễn |
Vào thứ Tư (2/11), FBI bất ngờ công bố những tài liệu liên quan tới lệnh ân xá của cựu tổng thống Bill Clinton với người chồng quá cố của một nhà tài trợ giàu có của đảng Dân chủ.
AFP đánh giá đây là động thái gây ngạc nhiên, diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của vợ ông, Hillary Clinton.
Tài liệu gồm 129 trang báo cáo đã được biên tập kỹ lưỡng về lệnh ân xá cho thương gia Marc Rich, sau một cuộc điều tra đã khép lại từ năm 2005 mà không có bên nào bị buộc tội. Đảng Dân chủ tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước động thái này của FBI, khi mà vụ điều tra hàng loạt email mới có thể liên quan đến bà Clinton vẫn chưa lắng xuống.
Ông Rich bị truy tố tội trốn thuế tại nhiều bang ở Mỹ. Ông từng bị Bộ Tư pháp truy lùng, và cũng từng nằm trong danh sách truy nã của FBI. Trong thời điểm bị truy tố, Rich sống lưu vong và qua đời năm 2013 tại Thụy Sĩ.
Cựu Tổng thống Bill Clinton đã có động thái gây tranh cãi khi phê chuẩn lệnh ân xá cho Rich vào ngày cuối cùng tại nhiệm là 20/1/2001. Cuối năm đó, FBI mở cuộc điều tra lệnh ân xá này.
Theo văn bản yêu cầu điều tra sơ bộ của FBI, vợ cũ của Rich là Denise Eisenberg Rich "luôn là nhà tài trợ chính trị hào phóng cho đảng Dân chủ, và các khoản đóng góp này có thể đã nhắm tới lệnh ân xá với đối tượng đang lẩn trốn."
Một số khoản đóng góp được gửi vào Quỹ Tổng thống William J. Clinton, tiền thân của Quỹ Clinton hiện nay.
Văn bản cũng ghi: "Có dấu hiệu các quy chuẩn và quy trình phê duyệt lệnh ân xá không được tuân thủ." AFP ghi nhận, cuộc điều tra thương nhân Rich do giám đốc đương nhiệm FBI James Comey, khi đó là một công tố viên trẻ tuổi, phụ trách.
Sự việc FBI công bố tài liệu diễn ra trong bối cảnh ông Comey vấp phải chỉ trích đến từ cả phe Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa, vì đã mở lại cuộc điều tra về hàng loạt email liên quan đến Hillary Clinton.
Mặc dù tài liệu đã được FBI công bố trên Internet từ thứ Hai (31/10), chỉ đến khi cơ quan quản lý Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) thuộc FBI thông báo trên Twitter thì vụ việc mới thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trả lời AFP, người phát ngôn của bà Hillary Clinton là Brian Fallon cho hay: "Thật lạ là FOIA không đưa ra thời hạn pháp lý cho tài liệu này."
"Liệu FBI có đăng tải các bằng chứng việc Trump phân biệt đối xử với khách mua nhà của ông ta trong những năm 70 không?" Fallon cho biết thêm.
FBI khẳng định đã công bố tài liệu ngay sau khi hoàn thành điều tra, đúng quy trình với những tài liệu thuộc FOIA được yêu cầu công bố từ ba lần trở lên.
Theo FBI, đây mới chỉ là thông báo "sơ bộ", và có thể sẽ còn công bố thêm các tài liệu khác trong thời gian tới.
http://soha.vn/ngay-truoc-bau-cu-fbi-cong-bo-ho-so-dieu-tra-bill-clinton-da-dong-lai-tu-11-nam-truoc-20161102162814802.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.