Có một số bài báo cũ kí tên Sơn Tùng. Nếu có điều kiện, tôi muốn gặp trực tiếp để tham vấn nhà văn Sơn Tùng, sẽ hỏi xem có đúng những bài ấy là của ông hay không (hoặc sẽ có bài là của ông, có bài không phải của ông).
Thời gian cứ trôi đi. Đến khi có điều kiện gặp ông trực tiếp, thì việc hỏi đã trở thành quá khó khăn. Nên đành xếp lại.
Có chăng, lần tới, sẽ tham vấn bác Mai (người bạn đời của nhà văn) và anh Sơn Định (người đang có ý hướng tiếp bước cha - đã điểm tin ở đây).
Dưới là tin liên quan đến việc giải thưởng của các nhà văn.
---
2.
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20110826/nha-van-nguyen-ngoc-nha-tho-nguyen-khoa-diem-xin-rut/452954.html
Nhà văn Nguyên Ngọc (Ảnh S.T)
http://dantri.com.vn/giai-tri/nha-van-nguyen-ngoc-va-nha-tho-nguyen-khoa-diem-xin-rut-giai-thuong-ho-chi-minh-1314659932.htm
TT - Sau thông tin nhà văn Sơn Tùng xin rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, Tuổi Trẻ vừa nhận được tin nhà văn Nguyên Ngọc và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng xin rút tên khỏi Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay.
Nhà văn Nguyễn Trí Huân, chủ tịch hội đồng cơ sở xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm nay, cho biết: Việc một số nhà văn xin rút tên khỏi giải thưởng là theo ý nguyện của cá nhân các nhà văn.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm xin rút khỏi danh sách đề cử giải thưởng với lý do tác phẩm Cõi lặng (thơ) của ông mới chỉ xuất bản được ba năm, chưa đủ thời gian (năm năm) để tham gia Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Về trường hợp nhà văn Nguyên Ngọc, ông không làm hồ sơ mà do Hội Nhà văn làm từ năm trước. Trò chuyện với Tuổi Trẻ, ông nói ngắn gọn: “Sau khi thấy tên mình trong danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh, tôi đã viết thư cho ban chấp hành Hội Nhà văn VN đề nghị rút tên tôi ra khỏi danh sách”.
Theo ông Huân, trong thư gửi hội, nhà văn Nguyên Ngọc không nói rõ lý do tại sao rút khỏi giải thưởng nhưng ở kỳ xét giải thưởng lần trước, tác giả Đất nước đứng lên cũng đã rút tên khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước.
Cũng theo ông Huân, trước đó, vào ngày 23-8, Hội Nhà văn VN đã có thư xin lỗi gia đình nhà văn Sơn Tùng bởi đã gây ra sự cố đáng tiếc giữa người truyền đạt (của hội đồng cơ sở) đến gia đình nhà văn Sơn Tùng khiến gia đình nhà văn hiểu lầm rằng năm nay chỉ xét Giải thưởng Nhà nước chứ không xét Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Thứ Sáu, 26/08/2011 - 11:04
Dân trí Sau khi có tin nhà văn Sơn Tùng xin rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, nhà văn Nguyên Ngọc và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng xin rút tên khỏi Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tác giả của Đất nước đứng lên, nhà văn Nguyên Ngọc quyết định rút tên ra khỏi danh sách đề cử xét giải thưởng Hồ Chí Minh với lý do đã từ chối nhận Giải thưởng Nhà nước trong kỳ xét giải trước thì kỳ này cũng không muốn có tên trong danh sách. Năm nay ông không làm hồ sơ mà do Hội Nhà văn làm và đưa vào danh sách.
Theo nhà văn Nguyễn Trí Huân, chủ tịch Hội đồng cơ sở xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2011 thì đây không phải lần đầu tiên nhà văn Nguyên Ngọc xin rút tên khỏi giải thưởng. Tại kỳ xét giải thưởng lần trước, ông cũng xin rút ra khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước mà không nói rõ nguyên nhân.
Nhà văn Nguyên Ngọc (Ảnh S.T)
Về trường hợp nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm xin rút khỏi danh sách đề cử giải thưởng là vì tự thấy tác phẩm Cõi lặng của ông mới chỉ xuất bản được ba năm, chưa đủ thời gian năm năm để tham gia Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Trước nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhà văn Nguyên Ngọc, người thân của nhà văn Sơn Tùng cũng xin rút tên khỏi Giải thưởng Nhà nước với lý do, xin xét giải thưởng Hồ Chí Minh lại bị “đẩy” sang Giải thưởng Nhà nước.
Trả lời báo chí về trường hợp nhà văn Sơn Tùng, nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đồng thời là chủ tịch Hội đồng cơ sở xét tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2011 cho biết Hội đã gửi thư xin lỗi gia đình nhà văn vì đã khiến gia đình hiểu lầm. “Hội không có ý định nói dối về giải thưởng”, ông khẳng định.
Trong thư gửi gia đình nhà văn Sơn Tùng, nhà văn Nguyễn Trí Huân nói rõ: khi xét Giải thưởng Hồ Chí Minh ở Hội đồng cơ sở của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Sơn Tùng đã không giành đủ 2/3 số phiếu của các thành viên. Tuy nhiên, lãnh đạo hội nhận thấy nhà văn xứng đáng được nhận Giải thưởng Nhà nước nên đã gợi ý gia đình làm lại hồ sơ cho nhà văn ở hạng mục này.
N.H
1.
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/nha-van-son-tung-rut-khoi-giai-thuong-nha-nuoc-36895.html
Cười nhẹ, bởi ông biết được hay mất trong chuyện này cũng chẳng làm niềm hạnh phúc vì tác phẩm được khán giả nhớ tới trong ông đầy hơn hay bớt đi. Ông bảo, chẳng có gì khiến ông hạnh phúc hơn bằng một buổi tối lang thang quán cóc Sài Gòn, tình cờ nghe mấy anh hai Nam bộ say khướt và lè nhè những ca khúc một thời của ông như Người con gái Việt, Như một cánh diều…
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/gs-ts-nguyen-lan-tuat-noi-gian-voi-giai-thuong-nha-nuoc-36192.html
Nhà văn Sơn Tùng rút khỏi Giải thưởng Nhà nước
25/08/2011 17:14 GMT+7
- Bộ VH-TT&DL cho biết: bộ đã nhận được đơn xin rút khỏi Giải thưởng Nhà nước do gia đình nhà văn Sơn Tùng gửi. Bộ VH-TT&DL sẽ phải họp bàn, sau đó mới có thể đưa ra phương án xử lý.
GS.TS Nguyễn Lân Tuất nổi giận với Giải thưởng Nhà nước
Duy nhất một biên kịch được xét giải thưởng Nhà nước
"Hà Nội đêm trở gió", "Chị tôi" được xét giải thưởng Nhà nước
Bùi Công Duy: Giá trị thật không ở giải thưởng!
Nhiếp ảnh lép vế tại giải thưởng Nhà nước
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Duy nhất một biên kịch được xét giải thưởng Nhà nước
"Hà Nội đêm trở gió", "Chị tôi" được xét giải thưởng Nhà nước
Bùi Công Duy: Giá trị thật không ở giải thưởng!
Nhiếp ảnh lép vế tại giải thưởng Nhà nước
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Giải thích lý do nộp đơn xin rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, bà Hồng Mai (vợ nhà văn Sơn Tùng) khẳng định: “Lúc còn mạnh khỏe, chồng tôi không màng đến giải thưởng này nọ. Ông từ chối nhiều giải thưởng có giá trị. Khi ông ốm nặng, từ việc làm hồ sơ xin xét Giải thưởng Hồ Chí Minh đến xét Giải thưởng Nhà nước sau này đều do tôi tự ý làm. Là một người vợ, tôi không muốn trái ý nguyện của chồng nên đã làm đơn xin rút khỏi giải thưởng, chuyện đơn giản vậy thôi”.
Nhà văn Sơn Tùng và vợ - bà Hồng Mai
Được biết, đơn của gia đình nhà văn Sơn Tùng đã được gửi lên Bộ VH-TT&DL và Hội Nhà văn Việt Nam từ ngày 15-8. Tuy nhiên, đến chiều ngày 24-8, bà Hồng Mai xác nhận vẫn chưa nhận được phản hồi.
Liên quan đến việc anh hùng lao động - nhà văn Sơn Tùng rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, Hội Nhà văn đã lên tiếng xin lỗi bởi vì Hội không có ý giấu giếm, làm sai lệch thông tin hoặc "gạt" nhà văn Sơn Tùng từ danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh sang Giải thưởng Nhà nước.
Đại diện lãnh đạo Hội Nhà văn, Phó Chủ tịch Hội - nhà văn Nguyễn Trí Huân cho biết, khi hồ sơ của nhà văn Sơn Tùng đưa vào xét duyệt ở Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không đạt hai phần ba số phiếu, vì vậy, Hội có gợi ý với gia đình là nên chuyển hồ sơ của nhà văn Sơn Tùng sang Giải thưởng Nhà nước thì đã đạt được số phiếu đồng thuận rất cao.
Một nhân viên của Hội đã liên lạc với gia đình nhà văn để truyền đạt lại gợi ý trên. Có thể do công tác liên lạc còn sơ suất dẫn tới những hiểu nhầm đáng tiếc, chứ với trường hợp của nhà văn Sơn Tùng thì chính Hội Nhà văn hết sức ghi nhận, tôn vinh và đã làm hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn.
Nhà văn Sơn Tùng trong buổi lễ đón danh hiệu Anh hùng lao động
Lam Điền - Ảnh: Hoàng Nguyễn
TP - Có khá nhiều đoán định, giả thiết được đưa ra với những quan điểm khác nhau trên các báo hàng ngày. Tuy nhiên, sự thật không khó nhận diện nếu đọc kỹ lá thư của nhà văn Nguyễn Trí Huân gửi gia đình nhà văn Sơn Tùng và lắng nghe gia đình ông nói.
Nhà văn Sơn Tùng rút đơn xin xét tặng Giải thưởng Nhà nước: Những người trong cuộc nói gì?
Từ ngày 18-8-2011 đến nay, thông tin gia đình nhà văn Sơn Tùng nộp đơn xin rút khỏi đề cử Giải thưởng Nhà nước về lĩnh vực văn học đã gây xôn xao giới hoạt động văn học nghệ thuật cũng như những người quan tâm.
Ba nội dung trong một lá thư
Để trả lời những băn khoăn, thắc mắc xung quanh việc này, ngày 25-8-2011, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước Hội Nhà văn Việt Nam – nhà văn Nguyễn Trí Huân đã gửi một bức thư tới gia đình Nhà văn Sơn Tùng với nội dung:
Kính gửi: Gia đình nhà văn Sơn Tùng
Vào các ngày 16,17-4-2011, Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước Hội Nhà văn Việt Nam đã họp xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước trên cơ sở hồ sơ đăng ký tác phẩm, cụm tác phẩm của các tác giả là Hội viên Hội Nhà văn, trong đó có bản đăng ký của nhà văn Sơn Tùng do bà Phan Hồng Mai ký thay. Hội đồng đã trao đổi kỹ hồ sơ của nhà văn Sơn Tùng, nhưng khi bỏ phiếu, nhà văn Sơn Tùng không đạt đủ 2/3 số phiếu theo quy định. Với tinh thần trách nhiệm và sự kính trọng đối với nhà văn Sơn Tùng, Hội đồng nhất trí đề cử các tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng vào Giải thưởng Nhà nước.
Vì lý do trên Hội đồng yêu cầu ban thư ký gọi điện đề nghị gia đình nhà văn Sơn Tùng viết lại bản đăng ký tác phẩm, cụm tác phẩm xét tặng Giải thưởng Nhà nước. Việc trao đổi thông tin giữa ban thư ký và gia đình trên điện thoại đã dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc. Về việc này, Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam thành thật xin lỗi gia đình nhà văn Sơn Tùng.
Ngày 16-8-2011, Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận được đơn xin rút khỏi danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước của nhà văn Sơn Tùng do bà Phan Hồng Mai là vợ của nhà văn Sơn Tùng ký thay gửi Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng kính gửi Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngày 22-8-2011, sau khi cân nhắc đơn của bà Phan Hồng Mai và thể theo yêu cầu của nhà văn Sơn Tùng, Hội đồng xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã có công văn đề nghị rút tên nhà văn Sơn Tùng khỏi danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước mà Hội đồng xét tặng Giải thưởng Nhà nước của Hội Nhà văn đã gửi lên Hội đồng cấp trên.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước Hội Nhà văn Việt Nam xin trân trọng thông báo tới gia đình nhà văn Sơn Tùng và xin kính chúc nhà văn Sơn Tùng sớm bình phục.
T/M HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
NGUYỄN TRÍ HUÂN (Đã ký)
Có những sai sót và hiểu lầm
Dễ thấy, chuyện xin lỗi gia đình Nhà văn Sơn Tùng chỉ là một trong ba nội dung chính và đây là bức thư của Nhà văn Nguyễn Trí Huân gửi tới gia đình Nhà văn Sơn Tùng với tư cách Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước Hội Nhà văn Việt Nam chứ không phải đại diện cho Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng ngay buổi chiều hôm đó, nội dung thư đã được một vài phóng viên đưa thành thông tin: “Hội Nhà văn Việt Nam nhận lỗi với nhà văn Sơn Tùng”.
Điều này đã gây ra sự hiểu lầm cho không ít độc giả. Nhưng nhiều người quan tâm vẫn đón đợi thái độ và phản hồi từ phía gia đình Nhà văn Sơn Tùng sau khi nhận được bức thư.
Chiều 26-8-2011, anh Bùi Sơn Định - con trai Nhà văn Sơn Tùng chia sẻ: “Tôi thật bất ngờ với những ý kiến mình đọc được suốt mấy ngày nay, dường như họ (một số phóng viên) đang cố tình đưa ra những lập luận nhằm đẩy mâu thuẫn không hề có giữa gia đình tôi với Hội Nhà văn Việt Nam lên đến độ căng thẳng. Chiều 25-8-2011, nhận được bức thư của nhà văn Nguyễn Trí Huân, chúng tôi đã vô cùng cảm động trước việc làm đầy thiện chí này. Lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng giá như bức thư này đến sớm hơn để gia đình chúng tôi biết được thông tin chính xác và đầy đủ về đợt xét tặng giải thưởng lần này. Chúng tôi không hề có ý nghĩ Hội Nhà văn “nói dối” gia đình như một số báo chí đưa tin, mà trước sau như một, gia đình tôi vẫn luôn quý trọng Hội Nhà văn, luôn coi đó là một chỗ dựa tinh thần ấm áp của cha tôi trong lúc khó khăn cũng như khi được vinh danh. Còn việc làm đơn xin rút khỏi đề cử Giải thưởng Nhà nước, tôi xin không nói gì thêm vì chuyện cũng đã qua. Quan trọng nhất trong thời điểm này là vấn đề sức khỏe của cha tôi, khi bình phục trở lại, chính ông sẽ là người quyết định mọi chuyện của mình”.
Phòng văn 4m2 của nhà văn Sơn Tùng. |
Nhà văn Sơn Tùng vẫn khỏe
Hiện nay, tình trạng sức khỏe của nhà văn Sơn Tùng đã có những tiến triển tốt hơn sau lần tai biến gần đây nhất. Có lẽ niềm vui được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động ở tuổi 83 cũng phần nào khiến tinh thần của ông phấn chấn hơn. Tuy nhiên, ông chỉ nói được rất ít, không thể tự ngồi lên mà phải có người đỡ, cử động tay chân rất khó khăn. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều do vợ (bà Phan Hồng Mai) và con trai (anh Bùi Sơn Định) phục vụ.
Nhà văn Sơn Tùng và vợ. |
Suốt nhiều năm nay, Nhà văn Sơn Tùng miệt mài sưu tầm những tư liệu quý về Bác Hồ và thầm lặng ngồi viết trong “phòng văn” có diện tích chừng 4 mét vuông. Hai bức tường được kê tủ sách cao chạm trần nhà, ở giữa căn phòng là tấm phản gỗ vừa là nơi ngủ vừa là chỗ bàn luận văn chương.
Báo giấy
http://www.tienphong.vn/van-nghe/nha-van-son-tung-rut-don-xin-xet-tang-giai-thuong-nha-nuoc-nhung-nguoi-trong-cuoc-noi-gi-550005.tpoGS.TS Nguyễn Lân Tuất nổi giận với Giải thưởng Nhà nước
22/08/2011 06:18 GMT+7
- GS.TS Nguyễn Lân Tuất – người Việt đầu tiên được vinh danh Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga – lên tiếng phản ứng chuyện xét tặng Giải thưởng Nhà nước mảng âm nhạc.
Nhiếp ảnh lép vế tại giải thưởng Nhà nước
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Bùi Công Duy: Giá trị thật không ở giải thưởng!
Ca sĩ Ái Vân đã đoạt giải thưởng quốc tế nào?
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Thành tích có một, sao lắm giải thưởng thế?
Giải thưởng nghệ thuật thừa thãi scandal
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Bùi Công Duy: Giá trị thật không ở giải thưởng!
Ca sĩ Ái Vân đã đoạt giải thưởng quốc tế nào?
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Thành tích có một, sao lắm giải thưởng thế?
Giải thưởng nghệ thuật thừa thãi scandal
Vị giáo sư – tiến sĩ – nhạc sĩ nay đã vào tuổi 77, không ngờ chuyến về thăm quê hương ba tuần để du lịch nghỉ dưỡng ở biển Vũng Tàu, cuối cùng lại bị cuốn vào cơn lũ tức giận của giới nhạc sĩ xung quanh chuyện xét duyệt cấp cơ sở Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 18/8, tức ba ngày trước khi lên đường trở lại Nga cùng gia đình, ông đã có cuộc gặp phóng viên để bày tỏ một số điều kỳ lạ ở Hội đồng xét duyệt cấp cơ sở, mà ông cho là đang khiến uy tín chung của Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
“Bị loại vì… thừa tác phẩm”
“Tôi có được vào vòng xét duyệt ở Hội đồng cấp cơ sở và hồ sơ của tôi đã bị loại”, thông báo vắn tắt hoàn cảnh của ông khiến không ít người ngạc nhiên và ái ngại thay cho vị giáo sư có sự nghiệp âm nhạc được tôn vinh ở Nga với danh hiệu Nghệ sĩ công huân (2001) và nhiều hoạt động thắt chặt tình hữu nghị Việt – Nga trong vai trò Phó chủ tịch Hội người VN ở Nga.
Lý do vì sao thì không có một văn bản thông báo nào gửi cho ông được rõ, mà chỉ được nghe em trai ông – PGS.TS. Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ học Việt Nam) thông báo lại là do hồ sơ của ông… thừa, vì có mặt công trình nghiên cứu “Sân khấu truyền thống VN”. Đây là công trình đã được in thành sách, được dịch sang tiếng Anh và tiếng Nga và đưa vào giảng dạy trong hệ thống các trường nghệ thuật ở Nga.
Câu chuyện một cuốn sách thừa ra giữa những bản giao hưởng nổi tiếng trong hồ sơ xét tặng danh hiệu cho nhạc sĩ nghe thật nghịch lý, không thể thuyết phục được ông, bởi chỉ cần loại cuốn sách ra là được. “Tôi rất hiểu những người đồng nghiệp ngồi trong Hội đồng xét duyệt. Có thể người ta không thích tôi. Bạn bè nói với tôi là họ chỉ viện lý do để có câu trả lời vậy thôi”, ông trầm ngâm.
Ông biết chuyện khi còn đang ở Nga và cười nhẹ như không, ngay cả khi những người bạn Nga của ông trong Hội nhạc sĩ Liên bang Nga (mà ông là thành viên) đùa khéo: “Các nhạc sĩ Việt Nam giỏi thật, đến một nghệ sĩ công huân được Nga phong tặng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn”.
“Cầu nguyện”, tác phẩm mới nhất của GS.TS Nguyễn Lân Tuất được các nghệ sĩ Nga trình diễn chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội nhạc sĩ Liên bang Nga vào tháng 1.2011 |
Ông hạnh phúc vì dù vắng mặt ở quê hương nhiều năm nay, những tác phẩm giao hưởng của ông thỉnh thoảng vẫn được trình tấu lại.
“Ở Nga, không có chuyện bỏ phiếu kín”
Khi được hỏi có muốn kiện để được xem xét lại hồ sơ, ông phất tay từ chối một cách dứt khoát: “Không, không, tôi không muốn làm chuyện (lên tiếng) này để được đưa trở vào vòng xét duyệt. Tôi không kiện cáo hay ghen tị gì với ai cả. Tôi tin rằng khoảng 50 năm nữa, khi nhạc cổ điển ở VN phát triển được như ở Nhật, thì những bản giao hưởng của tôi sẽ được chơi nhiều hơn”.
Còn về lý do vì sao đến giờ mới lên tiếng, ông nói: “Nếu không làm to lên thì không được, bởi tôi cho rằng nó ảnh hưởng đến uy tín của Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Tôi chỉ muốn thêm một tiếng nói nữa để các đồng chí trên Bộ có những chỉ thị xuống dưới để lần sau không xảy ra những vụ bê bối như vừa qua”.
Theo ông, ở nước ngoài, khi bê bối xảy ra, các hội đồng nghệ thuật sẽ tự giải tán cho đến khi đạt được đồng thuận thành lập một hội đồng mới. Riêng ở Nga, không có chuyện bỏ phiếu kín ở các buổi xét tặng danh hiệu, và mọi lựa chọn đều được thảo luận công khai.
Minh Chánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.