Bài lấy nguyên về từ blog Nguyễn Văn Tuấn.
Blog này đừng đã tự đóng cửa (xem lại ở đây). Và gần đây đã mở lại.
Về phiên âm tên của người được nhận Nobel Y học 2016, có thể viết thành Osumi, hoặc Ohsumi (trong đó "h" có ý nghĩa kéo dài âm "O" ở trước nó ). Đọc tên này thành tiếng Việt thì là Ô-sưmi.
Phiên âm tên trong bài của Nguyễn Văn Tuấn (thành Oshumi) có lẽ là nhầm.
Dưới bài của Nguyễn Văn Tuấn thì tạm lưu một số tư liệu, trong đó có bài phỏng vấn của đài NHK ngay sau khi Gs. Osumi nhận được tin chính thức về việc được trao Nobel Y học 2016.
---
Nguyễn Văn Tuấn
Monday, October 3, 2016
Giải Nobel y sinh học 2016: tái sinh tế bào và triết lí Phật
Thế là giải Nobel y sinh học 2016 (trị giá 937,399 USD) lọt về tay của một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Oshumi thuộc Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Chỉ một người duy nhất! Ông sinh năm 1945, và nay là 71 tuổi. Gs Yoshinori Oshumi là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel y sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel. Với giải thưởng này, thuật ngữ autophagy bây giờ có lẽ không còn quá xa lạ với công chúng.
Giáo sư Yoshinori Oshumi
Phảng phất triết lí Phật
Đây là một phần thưởng xứng đáng, vì những đóng góp mang tính tiên phong của Oshumi trong 30 năm qua. Để hiểu ý nghĩa của công trình nghiên cứu của Gs Yoshinori Oshumi, chúng ta phải bắt đầu với protein. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta phải loại bỏ những mô và protein bị hư hỏng, và thay thế chúng bằng các mô và protein mới. Tiêu biểu nhất là trong xương, cứ mỗi giây phút, cơ thể chúng ta loại bỏ các xương cũ và thay thế bằng xương mới.
Chu trình này xảy ra một cách liên tục, suốt đời, rất đúng với triết lí của Phật. Phật từng nói rằng vô thường già chết không hạn cùng ai, sáng còn tối mất trong một sát na đã qua đời khác, có thể hiểu là quá trình sinh – diệt trong cơ thể của chúng ta diễn ra mỗi giây, cho đến ngày chúng ta từ giã cõi trần. Cái triết lí Phật này rất quan trọng cho giới khoa học, vì dựa vào đó, chúng ta có thể có cảm hứng và ý tưởng nghiên cứu.
Một cách ngắn gọn autophagy là quá trình tái sinh tế bào (1). Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 0.8 g trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Nếu tôi cân nặng 75 kg thì lượng protein tôi cần là khoảng 60 g. Nên nhớ đây là cách ước tính cực kì đơn giản, chứ trong thực tế thì phức tạp hơn, do lượng protein còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nói chung, cơ thể chúng ta cần khoảng 60 đến 80 g protein mỗi ngày. Nhưng mỗi ngày, cơ thể chúng ta đào thải khoảng 70 g protein.
Ngoài ra, mỗi ngày cơ thể chúng ta cũng cần phải thay thế khoảng 200 đến 300 g protein để duy trì sức khoẻ bình thường. Vấn đề đặt ra là lấy đâu để thay thế, khi mà chúng ta chỉ hấp thu khoảng 60-80 g? Bí quyết là chỗ này! Cái bí quyết đó sau này chúng ta biết là autophagy – tế bào tái sinh. Nói cách khác, trong điều kiện thiếu thốn, các protein tự chúng tái sinh (recycling) để cho đủ khối lượng cần thiết. Cơ chế này cũng chính là cơ chế mà tế bào tái sinh. Các bạn có thể theo dõi bài giảng của chính Gs Oshumi trong video clip sau đây:
Ý nghĩa
Phát hiện của Gs Oshumi chưa dẫn đến một phương pháp điều trị nào cả. Phát hiện về tế bào tái sinh chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế bệnh lí, về sự tồn tại của chính chúng ta. Các nghiên cứu cơ bản thường là như thế, tức giá trị thực tế thì không cao cho đến khi một ứng dụng theo sau. Hiện nay, một số nhóm nghiên cứu xương đang thử nghiệm một loại thuốc để can thiệp vào quá trình autophagy nhằm giảm tình trạng mất xương.
Điều này quan trọng, bởi vì nhiều nhà quản lí khoa học đòi nghiên cứu khoa học phải có ứng dụng thực tế. Nhưng nếu có tầm nhìn lâu dài và tốt, không ai đòi hỏi như thế cả. Chúng ta phải chấp nhận một số dự án nghiên cứu mạo hiểm thì mới có cơ may có những khám phá nguyên thuỷ.
Cơ chế tế bào tái sinh có ý nghĩa lớn đến hầu như tất cả các chuyên ngành. Cơ chế này giải thích tại sao chúng ta có thể sống sót qua thời kì đói khát. Cơ chế autophagy cũng giải thích tại sao cơ thể chúng ta có thể tự sửa chữa những tổn hại như lành xương sau gãy xương chẳng hạn. Tuy nhiên, như Gs Oshumi nói, quá trình tế bào tái sinh vẫn còn trong giai đoạn phôi thai, nên có rất rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Chính vì thế mà autophagy đang trở thành một xu hướng nghiên cứu thời thượng. Đặc biệt trong chuyên ngành loãng xương, rất nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đang theo đuổi chủ đề này để hiểu biết hơn về loãng xương và cơ chế mất xương sau mãn kinh.
Gs Yoshinori Oshumi không phải là người đầu tiên nghĩ đến khả năng tế báo tái sinh (vì ý tưởng này đã được đề cập đến từ thập niên 1960s), nhưng ông là người đầu tiên phát hiện ra cơ chế này từ men làm bánh mì. Ông phát hiện những gen kiểm soát quá trình tế bào tái sinh, và đề ra cơ chế để hiểu về quá trình này. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Tokyo, ông sang Đại học Rockefeller làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ. Ba năm sau ông quay về ĐH Tokyo, làm nhiều công trình, nhưng chẳng đến đâu.
Sau đó, ông quyết định theo đuổi một ý tưởng mà lúc đó chẳng ai nghĩ đến, đó là tìm hiểu cơ chế tế bào tái sinh. Ông làm trên men làm bánh mì, vì đó là mô hình đơn giản nhất. Nói là đơn giản, nhưng rất khó làm vì chất liệu sinh học quá nhỏ, nên ông phải hợp tác với các chuyên gia khác để khắc phục vấn đề. Sau khi thành công (ông công bố bài báo về autophagy đầu tiên vào năm 1988 trên một tập san không nổi tiếng), ông chuyển sang làm nghiên cứu trên người, và sự nghiệp bắt đầu "khởi sắc" từ đó.
Lời khuyên cho người trẻ
Gs Yoshinori Oshumi có vài lời khuyên cho giới khoa học trẻ rất chí lí. Ông nói rằng sau một thời gian loay hoay với hướng đi của người khác mà không thành công, ông nhận ra là ông phải có hướng đi riêng. Ông nói tôi muốn làm cái gì đó khác với người khác, và tôi nghĩ quá trình sinh huỷ sẽ là một chủ đề thú vị (I wanted to do something different from other people. I thought auto-decomposition was going to be an interesting topic).
Mà, thú vị thật, và ông đã mở một cánh cửa cho khoa học, hay nói theo ngôn ngữ khoa học, ông đã tạo ra một paradigm mới. Ông nói với giới khoa học trẻ rằng không phải ai cũng có thể thành công trong khoa học, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đối diện với thách thức trong nghiên cứu. Thiết nghĩ câu nói này cũng rất thời sự tính cho các bạn đang theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Sự nghiệp khoa bảng và thành công của Gs Oshumi cũng là minh chứng cho câu nói:
"In science, the credit goes to the man who convinces the world, not to whom the idea first occurs."
Chú thích:
(1) Thuật ngữ autophagy có gốc Hi Lạp. Auto dĩ nhiên là "tự", và phagy có gốc Hi Lạp là Phagein, có nghĩa là "ăn". Do đó, autophagy có thể dịch là "quá trình sinh diệt tế bào" (mang hơi hám triết lí Phật) hay ngắn hơn là "quá trình tái sinh tế bào".
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2016/10/giai-nobel-y-sinh-hoc-2016-tai-sinh-te.html
---
BỔ SUNG
"
"
Bổ sung 2: Bài vừa có chỉnh sửa trên blog Nguyễn Văn Tuấn (bản chép lúc 15h26 ngày 08/10/2016).
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2016/10/giai-nobel-y-sinh-hoc-2016-tai-sinh-te.html
Bổ sung 1: Bài của cùng tác giả trên báo Sức khỏe & Đời sống.
BỔ SUNG
Bổ sung 3: Trước khi có chỉnh sửa như thấy ở Bổ sung 2, thì đã có trao đổi giữa tác giả bài viết và chủ blog này như dưới đây. Cắt lên đây từ phần bình luận vào lúc 17h23 ngày 08/10/2016.
"
A monk told me that you had reposted my article in your blog. That is ok to me. However, it would be nice if you contacted me to have a word with me. It would be even nicer if you don't use the plain expression of "Nguyễn Văn Tuấn" in your remark which sounds extremely patronizing. Moreover, I have never closed my blog.
I found your comment on the difference between Osumi and Oshumi interesting. However, you should realize that "Oshumi" is the spelling that the professor has used in his scientific papers for more than 30 years. Your comment suggests that the professor has made a mistake in writing his name?
Trả lờiXóaI found your comment on the difference between Osumi and Oshumi interesting. However, you should realize that "Oshumi" is the spelling that the professor has used in his scientific papers for more than 30 years. Your comment suggests that the professor has made a mistake in writing his name?
"
Bổ sung 2: Bài vừa có chỉnh sửa trên blog Nguyễn Văn Tuấn (bản chép lúc 15h26 ngày 08/10/2016).
Monday, October 3, 2016
Giải Nobel y sinh học 2016: tái sinh tế bào và triết lí Phật
Thế là giải Nobel y sinh học 2016 (trị giá 937,399 USD) lọt về tay của một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Ohsumi thuộc Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Chỉ một người duy nhất! Ông sinh năm 1945, và nay là 71 tuổi. Gs Yoshinori Ohsumi là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel y sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel. Với giải thưởng này, thuật ngữ autophagy bây giờ có lẽ không còn quá xa lạ với công chúng.
Giáo sư Yoshinori Ohsumi
Phảng phất triết lí Phật
Đây là một phần thưởng xứng đáng, vì những đóng góp mang tính tiên phong của Ohsumi trong 30 năm qua. Để hiểu ý nghĩa của công trình nghiên cứu của Gs Yoshinori Ohsumi, chúng ta phải bắt đầu với protein. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta phải loại bỏ những mô và protein bị hư hỏng, và thay thế chúng bằng các mô và protein mới. Tiêu biểu nhất là trong xương, cứ mỗi giây phút, cơ thể chúng ta loại bỏ các xương cũ và thay thế bằng xương mới.
Chu trình này xảy ra một cách liên tục, suốt đời, rất đúng với triết lí của Phật. Phật từng nói rằng vô thường già chết không hạn cùng ai, sáng còn tối mất trong một sát na đã qua đời khác, có thể hiểu là quá trình sinh – diệt trong cơ thể của chúng ta diễn ra mỗi giây, cho đến ngày chúng ta từ giã cõi trần. Cái triết lí Phật này rất quan trọng cho giới khoa học, vì dựa vào đó, chúng ta có thể có cảm hứng và ý tưởng nghiên cứu.
Một cách ngắn gọn autophagy là quá trình tái sinh tế bào (1). Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 0.8 g trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Nếu tôi cân nặng 75 kg thì lượng protein tôi cần là khoảng 60 g. Nên nhớ đây là cách ước tính cực kì đơn giản, chứ trong thực tế thì phức tạp hơn, do lượng protein còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nói chung, cơ thể chúng ta cần khoảng 60 đến 80 g protein mỗi ngày. Nhưng mỗi ngày, cơ thể chúng ta đào thải khoảng 70 g protein.
Ngoài ra, mỗi ngày cơ thể chúng ta cũng cần phải thay thế khoảng 200 đến 300 g protein để duy trì sức khoẻ bình thường. Vấn đề đặt ra là lấy đâu để thay thế, khi mà chúng ta chỉ hấp thu khoảng 60-80 g? Bí quyết là chỗ này! Cái bí quyết đó sau này chúng ta biết là autophagy – tế bào tái sinh. Nói cách khác, trong điều kiện thiếu thốn, các protein tự chúng tái sinh (recycling) để cho đủ khối lượng cần thiết. Cơ chế này cũng chính là cơ chế mà tế bào tái sinh. Các bạn có thể theo dõi bài giảng của chính Gs Ohsumi trong video clip sau đây:
Ý nghĩa
Phát hiện của Gs Ohsumi chưa dẫn đến một phương pháp điều trị nào cả. Phát hiện về tế bào tái sinh chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế bệnh lí, về sự tồn tại của chính chúng ta. Các nghiên cứu cơ bản thường là như thế, tức giá trị thực tế thì không cao cho đến khi một ứng dụng theo sau. Hiện nay, một số nhóm nghiên cứu xương đang thử nghiệm một loại thuốc để can thiệp vào quá trình autophagy nhằm giảm tình trạng mất xương.
Điều này quan trọng, bởi vì nhiều nhà quản lí khoa học đòi nghiên cứu khoa học phải có ứng dụng thực tế. Nhưng nếu có tầm nhìn lâu dài và tốt, không ai đòi hỏi như thế cả. Chúng ta phải chấp nhận một số dự án nghiên cứu mạo hiểm thì mới có cơ may có những khám phá nguyên thuỷ.
Cơ chế tế bào tái sinh có ý nghĩa lớn đến hầu như tất cả các chuyên ngành. Cơ chế này giải thích tại sao chúng ta có thể sống sót qua thời kì đói khát. Cơ chế autophagy cũng giải thích tại sao cơ thể chúng ta có thể tự sửa chữa những tổn hại như lành xương sau gãy xương chẳng hạn. Tuy nhiên, như Gs Ohsumi nói, quá trình tế bào tái sinh vẫn còn trong giai đoạn phôi thai, nên có rất rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Chính vì thế mà autophagy đang trở thành một xu hướng nghiên cứu thời thượng. Đặc biệt trong chuyên ngành loãng xương, rất nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đang theo đuổi chủ đề này để hiểu biết hơn về loãng xương và cơ chế mất xương sau mãn kinh.
Gs Yoshinori Ohsumi không phải là người đầu tiên nghĩ đến khả năng tế báo tái sinh (vì ý tưởng này đã được đề cập đến từ thập niên 1960s), nhưng ông là người đầu tiên phát hiện ra cơ chế này từ men làm bánh mì. Ông phát hiện những gen kiểm soát quá trình tế bào tái sinh, và đề ra cơ chế để hiểu về quá trình này. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Tokyo, ông sang Đại học Rockefeller làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ. Ba năm sau ông quay về ĐH Tokyo, làm nhiều công trình, nhưng chẳng đến đâu.
Sau đó, ông quyết định theo đuổi một ý tưởng mà lúc đó chẳng ai nghĩ đến, đó là tìm hiểu cơ chế tế bào tái sinh. Ông làm trên men làm bánh mì, vì đó là mô hình đơn giản nhất. Nói là đơn giản, nhưng rất khó làm vì chất liệu sinh học quá nhỏ, nên ông phải hợp tác với các chuyên gia khác để khắc phục vấn đề. Sau khi thành công (ông công bố bài báo về autophagy đầu tiên vào năm 1988 trên một tập san không nổi tiếng), ông chuyển sang làm nghiên cứu trên người, và sự nghiệp bắt đầu "khởi sắc" từ đó.
Lời khuyên cho người trẻ
Gs Yoshinori Ohsumi có vài lời khuyên cho giới khoa học trẻ rất chí lí. Ông nói rằng sau một thời gian loay hoay với hướng đi của người khác mà không thành công, ông nhận ra là ông phải có hướng đi riêng. Ông nói tôi muốn làm cái gì đó khác với người khác, và tôi nghĩ quá trình sinh huỷ sẽ là một chủ đề thú vị (I wanted to do something different from other people. I thought auto-decomposition was going to be an interesting topic).
Mà, thú vị thật, và ông đã mở một cánh cửa cho khoa học, hay nói theo ngôn ngữ khoa học, ông đã tạo ra một paradigm mới. Ông nói với giới khoa học trẻ rằng không phải ai cũng có thể thành công trong khoa học, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đối diện với thách thức trong nghiên cứu. Thiết nghĩ câu nói này cũng rất thời sự tính cho các bạn đang theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Sự nghiệp khoa bảng và thành công của Gs Ohsumi cũng là minh chứng cho câu nói:
"In science, the credit goes to the man who convinces the world, not to whom the idea first occurs."
Chú thích:
(1) Thuật ngữ autophagy có gốc Hi Lạp. Auto dĩ nhiên là "tự", và phagy có gốc Hi Lạp là Phagein, có nghĩa là "ăn". Do đó, autophagy có thể dịch là "quá trình sinh diệt tế bào" (mang hơi hám triết lí Phật) hay ngắn hơn là "quá trình tái sinh tế bào".
(2) Hoá ra, tên của ông là "Ohsumi", chứ không phải "Oshumi" như Hội đồng Nobel và báo chí viết. Họ đã sửa tên, và tôi cũng phải sửa lại cho đúng là Ohsumi.
Bổ sung 1: Bài của cùng tác giả trên báo Sức khỏe & Đời sống.
NGÀY 05 THÁNG 10, 2016 | 09:20
Quốc tế
SKĐS - Phát hiện về cơ chế tự thực của GS. Yoshinori Oshumi không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn phảng phất triết lí Phật. Quá trình tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường.
Năm nay, giải Nobel y sinh học (trị giá gần 940,000 USD) được trao cho một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Oshumi. Ông hiện là giáo sư của Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Ông là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel y sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel.
Năm ngoái giải Nobel được trao cho bà Đồ U U về những công trình liên quan đến nghiên cứu lâm sàng (bệnh sốt rét), nhưng năm nay thì giải được trao cho một nhà nghiên cứu cơ bản. Điểm đặc biệt năm nay là giải chỉ trao cho 1 người. Trong thời đại Khoa học Lớn với nhiều hợp tác nghiên cứu, giải Nobel thường được trao cho một nhóm người, và số giải được trao cho 1 người càng ngày càng hiếm. Nhưng giải thưởng cho Giáo sư Oshumi được cộng đồng khoa học đánh giá là hoàn toàn xứng đáng, vì công trình của ông giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn về cơ thể mình, và mở ra một cánh cửa mới cho y học tương lai.
Giải thưởng năm nay ghi nhận khám phá liên quan đến cơ chế sinh tử của tế bào, được đặt tên tiếng Anh là macroautophagy, nhưng thường thì gọi tắt làautophagy. Thuật ngữ autophagy xuất phát từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là "tự ăn", nhưng có lẽ dịch sang tiếng Việt là "tự thực". Thật ra, nghĩa đúng và đầy đủ là quá trình tế bào tái sinh.
Tự thực
Để hiểu khái niệm tế báo tái sinh hay tự thực, có lẽ chúng ta bắt đầu với protein. Protein là một thành tố rất ư quan trọng cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể con người. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 0.8 g trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Một người đàn ông trung bình nặng 75 kg, thì lượng protein tôi cần là khoảng 0.8 x 75 = 60 g. Cố nhiên, đây là cách ước tính cực kì đơn giản, chứ trong thực tế thì phức tạp hơn, do lượng protein còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nói chung, cơ thể chúng ta cần khoảng 60 đến 80 g protein mỗi ngày.
Nhưng mỗi ngày, để duy trì sức khoẻ bình thường, cơ thể chúng ta phải đào thải một lượng protein bị hư hỏng, và thay thế chúng bằng protein mới. Tính chung, mỗi ngày cơ thể chúng ta cũng cần phải thay thế khoảng 200 đến 300 g protein. Nhưng trong khi chúng ta chỉ thu nạp chỉ khoảng 60-80 g, và hơn phân nửa là bị thải ra, vậy thì lấy đâu để thay thế? Đó là "bí mật" của cơ thể. Giáo sư Yoshinori Oshumi tìm ra được cơ chế thay thế đó. Hoá ra, các tế bào và protein trong chúng ta có khả năng tái sinh (recycling). Nói cách khác, trong điều kiện thiếu thốn, các protein tự chúng tái sinh để đáp ứng đủ khối lượng protein mà cơ thể cần thiết. Cơ chế tái sinh này được đặt tên là autophagy. Ý nghĩa "tự thực" được hiểu từ cơ chế đó.
Phảng phất triết lí Phật
Khái niệm sinh - diệt của tế bào rất gần với ý niệm "vô thường" trong Phật giáo. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật một câu chuyện, mà theo đó Đức Thế Tôn hỏi các tỳ kheo rằng con người sống bao lâu. Người thì trả lời là 100 năm, người cho rằng 70 năm, người lại nói vài tháng. Chỉ có một tỳ kheo nói rằng mạng người sống chỉ có một hơi thở! Đức Thế Tôn khen vị tỳ kheo đã hiểu đúng về định luật vô thường của sự sống. Định luật vô thường ở đây có thể hiểu là chu trình thành - trụ - hoại - không. Chu trình này diễn ra liên tục trong cơ thể chúng ta.
Thật vậy, trong thực tế sinh học, tất cả chúng ta sống và chết trong một giây, và qui trình sinh - diệt này diễn ra một cách liên tục, cho đến ngày chúng ta giã từ trần thế. Một ví dụ tiêu biểu là trong xương chúng ta, có hai loại tế bào lúc nào cũng làm việc song hành với nhau, một loại tế bào chuyên đục xương cũ (gọi là tế bào huỷ xương), và sau đó một loại tế bào khác lấp vào đó những xương mới (tế bào tạo xương). Qui trình huỷ diệt và sinh mới này diễn ra liên tục. Do đó, cứ mỗi 10 năm chúng ta có một bộ xương mới hoàn toàn. Trường hợp tiêu biểu về chu trình huỷ - sinh của xương cũng có thể dùng để giải thích chu trình của tất cả các tế bào khác trong cơ thể con người.
Do đó, nói rằng chúng ta chết và sống trong từng giây không phải là một ví von, một mĩ từ tôn giáo, mà là một thực tế sinh học. Phát hiện của Giáo sư Yoshinori Oshumi tuy không mới nhưng giải thích được cái cơ chế của định luật vô thường qua phương pháp khoa học hiện đại.
Ý nghĩa của tự thực
Hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu về tự thực vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, và thành quả thực tế còn rất hạn chế. Phát hiện của Gs Oshumi không (và chưa) dẫn đến một phương pháp điều trị. Tuy nhiên, khái niệm tự thực được sự quan tâm của rất nhiều chuyên khoa. Rất nhiều labo trên thế giới đang theo đuổi nghiên cứu về tự thực cho các bệnh lí phổ biến, và cả vấn đề kháng thuốc. Chẳng hạn như có vài nghiên cứu cho thấy cơ chế tự thực giải thích tại sao một số bệnh nhân ung thư và một số bệnh nhân lao phổi kháng thuốc. Một vài thử nghiệm gần đây cho thấy can thiệp vào cơ chế tự thực có thể giảm tình trạng kháng thuốc, và qua đó nâng cao hiệu của của thuốc. Nhưng hãy còn quá sớm để có một thuốc mới cho việc điều trị các bệnh lí phức tạp.
Phát hiện về chu trình tái sinh của tế bào và protein chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế bệnh lí, về sự tồn tại của chính chúng ta. Chẳng hạn như chúng ta hiểu tại sao trong thời kì đói khát, cơ thể có thể duy trì sự sống một thời gian khá lâu. Chúng ta cũng có thể giải thích tại sao chúng ta "lão hoá", mất xương, bị ung thư, bị tiểu đường, v.v. Cơ chế autophagy cũng giải thích tại sao cơ thể chúng ta có thể tự sửa chữa những tổn hại như lành xương sau gãy xương chẳng hạn.
Giáo sư Yoshinori Ohsumi trong cuộc họp báo tại Tokyo sau khi nhận thông báo về giải thưởng Nobel Y học 2016. Ảnh: AFP/TTXVN
Yoshinori Oshumi và những lời khuyên
Ông sinh năm 1945, tức năm nay đã 71 tuổi. Đây cũng là tuổi trung bình của "chủ nhân" giải Nobel y sinh học. Tôi thấy cuộc đời và sự nghiệp của ông là một bài học về sự kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Nhìn chung, ông không có một sự nghiệp sáng chói như các nhà khoa học phương Tây. Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 (ĐH Tokyo), tiến sĩ năm 1972 (ĐH Tokyo), làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Rockefeller từ 1974-1977. Rockefeller là một trong những trường có nhiều giải Nobel. Nói chung, bước đầu sự nghiệp của ông -- nói theo ngôn ngữ giới khoa học -- là những "right addresses" (địa chỉ đúng).
Năm 1977 ông quay về Nhật, nhưng mấy năm đầu không có công trình nổi trội. Thoạt đầu, ông chỉ làm "Research Associate" (cao hơn phụ tá nghiên cứu một chút) ở ĐH Tokyo cho đến năm 1986. Mãi đến năm 1988, tức 11 năm sau tốt nghiệp tiến sĩ, ông mới có labo riêng. Và, lúc có lab riêng, ông cũng chỉ giữ chức giảng viên mà thôi. Từ năm 1988 (năm đầu tiên công bố công trình autophagy) ông mới được bổ nhiệm Associate Professor (Phó giáo sư), và ông ở chức vụ này gần 10 năm trời! Nhưng đó là thời gian ông củng cố thực lực để làm dự án lớn. Ông cho biết lúc đó, chẳng ai trong giới khoa học quan tâm đến ý tưởng tự thực cả, nhưng ông không bỏ cuộc.
Đến năm 1996, ông chuyển sang Viện Sinh học Cơ bản, và được thăng chức Full Professor. Nói cách khác, phải tốn 20 năm trời sau tiến sĩ, ông mới đạt được chức vụ quan trọng, và đó là một thời gian hơi dài. Nhưng lúc đó, ông đã chuyển sang nghiên cứu trên người, và sự nghiệp bắt đầu khởi sắc. Ông được xem là một trong những nhà khoa học có nhiều trích dẫn (highly cited scientist), top 0.1% trong y học.
Tuy nhiên, những nghiên cứu của ông chỉ được "công nhận" từ 2005 trở đi. Lúc đó, vì có nhiều người theo đuổi autophagy mà ông dẫn đầu, nên ông có một cộng đồng đồng nghiệp, và họ đề cử ông những giải thưởng cao quí. Mãi đến 2006 ông mới được một giải thường hạng trung của Nhật. Không như các nhà khoa học khác (trước khi được trao giải Nobel họ thường được giải Lasker), ông Oshumi không có giải đó. Thật ra, giải Nobel là giải danh giá mà ông có được lần đầu!
Với một sự nghiệp như thế Gs Yoshinori Oshumi là người có thể đưa ra những lời khuyên cho giới trẻ. Ông nói rằng sau một thời gian loay hoay với hướng đi của người khác mà không thành công, ông nhận ra là ông phải có hướng đi riêng. Ông nói tôi muốn làm cái gì đó khác với người khác, và tôi nghĩ quá trình sinh huỷ sẽ là một chủ đề thú vị. Làm theo người khác chỉ để học nghề thì rất tốt, nhưng sau khi học nghề thì phải có một hướng đi cho riêng mình. Đó là bài học về hành trình và sự nghiệp của ông.
Gs Yoshinori Oshumi đã mở một cánh cửa cho khoa học, hay nói theo ngôn ngữ khoa học, ông đã tạo ra một trường phái mới. Ông nói với giới khoa học trẻ rằng không phải ai cũng có thể thành công trong khoa học, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đối diện với thách thức trong nghiên cứu. Thiết nghĩ câu nói này cũng rất thời sự tính cho các bạn đang theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Phát hiện về cơ chế tự thực của Gs Yoshinori Oshumi không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn phảng phất triết lí Phật. Quá trình tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường. Thật ra, rất nhiều những gì mà giới khoa học ngày nay gọi là "khám phá" hay "phát hiện" thực chất chỉ là minh hoạ và giải thích những ý niệm đã được Phật phát biểu cách đây hơn 2500 năm. Nhưng cái đẹp của khoa học hiện đại là những phương pháp tinh vi và chính xác có thể giúp chúng ta xác minh và hiểu tốt hơn những ý tưởng cổ điển mà các bậc hiền triết ngày xưa nghĩ đến.
Những bài học từ sự nghiệp của Gs Yoshinori Oshumi
Bài học 1: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Trong khoa học, để thành công, cần phải chọn những "địa chỉ đúng", và làm việc theo nhóm. Làm việc với những labo có tiếng và có thành tích tốt thì nghiên cứu sinh học được nhiều điều từ họ. Còn làm với những nhóm "làng nhàng" thì suy nghĩ và cách làm cũng chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trung bình.
Bài học 2: Chọn cho mình một hướng đi. Để thành công trong nghiên cứu, ngoài làm việc theo nhóm để có kĩ năng, còn phải chọn một hướng đi. Nếu theo hướng đi của người khác thì mình chỉ là người theo sau (follower); còn tạo cho mình một hướng đi mới thì mình là người đi đầu (leader). Đi đầu tốt hơn theo sau người khác.
Bài học 3: Khởi đầu có thể lao đao, nhưng kiên trì sẽ có quả trái xứng đáng. Như chúng ta thấy, mấy năm đầu ông loay hoay mà chẳng ai ghi nhận, nhưng cứ theo đuổi đến cùng thì thành công.
Bài học 4: Phải nắm lấy kĩ thuật. Làm khoa học là phải có tự trang bị cho mình phương pháp, vì phương pháp giúp cho mình độc lập. Có ý tưởng là quan trọng số 1, có kĩ thuật hoặc phương pháp để thực hiện ý tưởng là quan trọng số 2. Do đó, phải rèn luyện kĩ thuật khi còn làm tiến sĩ hay hậu tiến sĩ.
Bài học 5: Không cần chạy theo những giải thưởng hào nhoáng. Khi công trình được nhiều người biết đến và đem lại phúc lợi cho nhiều người (ví dụ như trường hợp bà Đồ U U) thì người ta sẽ biết đến và ghi nhận.
Bài học 1: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Trong khoa học, để thành công, cần phải chọn những "địa chỉ đúng", và làm việc theo nhóm. Làm việc với những labo có tiếng và có thành tích tốt thì nghiên cứu sinh học được nhiều điều từ họ. Còn làm với những nhóm "làng nhàng" thì suy nghĩ và cách làm cũng chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trung bình.
Bài học 2: Chọn cho mình một hướng đi. Để thành công trong nghiên cứu, ngoài làm việc theo nhóm để có kĩ năng, còn phải chọn một hướng đi. Nếu theo hướng đi của người khác thì mình chỉ là người theo sau (follower); còn tạo cho mình một hướng đi mới thì mình là người đi đầu (leader). Đi đầu tốt hơn theo sau người khác.
Bài học 3: Khởi đầu có thể lao đao, nhưng kiên trì sẽ có quả trái xứng đáng. Như chúng ta thấy, mấy năm đầu ông loay hoay mà chẳng ai ghi nhận, nhưng cứ theo đuổi đến cùng thì thành công.
Bài học 4: Phải nắm lấy kĩ thuật. Làm khoa học là phải có tự trang bị cho mình phương pháp, vì phương pháp giúp cho mình độc lập. Có ý tưởng là quan trọng số 1, có kĩ thuật hoặc phương pháp để thực hiện ý tưởng là quan trọng số 2. Do đó, phải rèn luyện kĩ thuật khi còn làm tiến sĩ hay hậu tiến sĩ.
Bài học 5: Không cần chạy theo những giải thưởng hào nhoáng. Khi công trình được nhiều người biết đến và đem lại phúc lợi cho nhiều người (ví dụ như trường hợp bà Đồ U U) thì người ta sẽ biết đến và ghi nhận.
GS.Ts Nguyễn Văn Tuấn
((từ Australia))
Tiện dịp xem SK&ĐS, thử xem một vài bài khác trên cùng tờ báo đó
(các bài xuất hiện sớm hơn bài của Nguyễn Văn Tuấn):Nobel y học 2016 vinh danh nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi
NGÀY 03 THÁNG 10, 2016 | 20:53
SKĐS - Giải Nobel Y học 2016 đã được trao cho Tiến sĩ Yoshinori Ohsumi vì phát hiện của ông về cơ chế tự thực (autophagy).
Autophagy là một quá trình căn bản về suy thoái và tái tạo các thành phần của tế bào. Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Nobel: “phát hiện của nhà khoa học Nhật Bản Ohsumi giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức tế bào hình thành”.
Tiến sĩ Yoshinori Ohsumi
Phát hiện mở ra con đường dẫn đến sự hiểu biết về tầm quan trọng của tự thực trong nhiều quá trình sinh lý học, chẳng hạn thích ứng với cơn đói hoặc chống nhiễm trùng. Đột biến gen tự thực có thể gây ra bệnh tật, và quá trình tự thực sẽ gây ra ung thư hoặc bệnh thần kinh.
Tiến sĩ Oshumi sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản. Ông là một giáo sư làm việc tại Viện Khoa học Công nghệ Tokyo kể từ năm 2009. Giải Nobel của ông trị giá 933.000 USD. Lễ trao giải sẽ được tổ chức theo truyền thống vào ngày 10-12 hằng năm.
Hoa Quỳnh
(Theo TASS)
http://suckhoedoisong.vn/nobel-y-hoc-2016-vinh-danh-nha-khoa-hoc-nhat-ban-yoshinori-ohsumi--n123221.html
Nobel Y học 2016: Cơ chế “tự thực” và khả năng phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm
NGÀY 04 THÁNG 10, 2016 | 08:50
http://suckhoedoisong.vn/nobel-y-hoc-2016-vinh-danh-nha-khoa-hoc-nhat-ban-yoshinori-ohsumi--n123221.html
---
SKĐS - Giải Nobel Y học 2016 đã thuộc về Giáo sư Yoshinori Ohsumi với công trình nghiên cứu phát hiện ra cơ chế "tự thực" (Autophagie) của tế bào. Phát hiện này đã mở ra những cách hiểu mới về nghiên cứu sinh lý người, trong đó có khả năng thích nghi với cơn đói hoặc phản ứng của cơ thể khi bị viêm nhiễm.
Thuật ngữ “tự thực”
Khái niệm về Tự thực (autophagie) lần đầu tiên xuất hiện năm 1963. Đây là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp với thành tố auto (tự) và phagein (ăn, thực). Cha đẻ của thuật ngữ này là nhà khoa học Christian de Duve, người đoạt giải Nobel Y học 1974.
Tự thực (autophagie) là một cơ chế tự nhiên của quá trình thoái hóa và tái tạo các thành phần của tế bào, hiểu nôm na là cách các tế bào tái tạo các thành phần của chính mình. Quá trình làm sạch các chất cặn bã trong tế bào (theo cấu trúc kiểu túi lọc) kết hợp với các enzyme men tiêu hóa sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất độc. Cơ chế này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960 khi các nhà khoa học phát hiện tế bào có thể thải các thành phần của mình bằng cách đưa chúng vào một lớp màng tạo thành một bọng hình túi và vận chuyển túi này đến một trung tâm tái tạo bên trong tế bào.Ngược lại, đột biến gen tự thực có thể gây nhiều bệnh, trong đó có các căn bệnh nguy hiểm như ung thư và các bệnh Alzheimer, Parkinson, v.v…
Trước đây, khoa học chỉ biết tớigiới hạn cuối cùng của tế bào là khả năng tự hoại tử và biến mất. Bệnh lý xuất hiện khi tế bào bị “nhiễm bẩn” dẫn tới tình trạng viêm. Phải mất nhiều thời gian khoa học mới chứng minh được rằngtế bào có thể chết đi trong một cơ thể sống, với quá trình tự thực. Tế bào chết đi hay ở một dạng thức nào khác, được cho là đã lập trình sẵn trong các gen của chúng ta.. Theo tiêu chí của giải Nobel Y học, các công trình nghiên cứu đoạt giải phải có tầm quan trọng đặc biệt trong y học và khoa học đời sống, thay đổi các khuôn mẫu khoa học vốn dĩ và đem lại lợi ích lớn cho con người
Quá trình tự thực trên một tế bào
Qua quá trình nghiên cứu, Giáo sư Nhật bản Ohsumi xác định được 15 gen đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự thực.Trước đó, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Giáo sư Nhật Bản Ohsumi đã sử dụng men nở làm bánh để xác định các gen điều khiển quá trình "tự thực" và sau đó chứng minh rằng cơ chế này cũng hoạt động tương tự ở người. Đây là một quá trình có ý nghĩa quan trọng đối với việc ngăn sự phát triển ung thư và chống lại các bệnh như tiểu đường. Giới thiệu về những ứng dụng của công trình được vinh danh năm nay, Hội đồng Giải thưởng Nobel nhấn mạnh: “Những đột biến trong gen tự thực có thể gây ra bệnh tật và quá trình tự thực có liên quan đến một số tình trạng như ung thư, bệnh thần kinh”.
Đây cũng là lý do khiến ông được Viện Hàn lâm Khoa học Tụy Điển quyết định trao giải Nobel Y học 2016 cho Giáo sư japonais Ohsumi. “Kết quả này không quá ngạc nhiên vì nó cho phép phát hiện nhiều điều bí ẩn trong cơ thể người», thành viên viện Hàn lâm Khoa học Thụy điển-người công bố giải Nobel Y học 2016 Thomas Perlmann nói.
Cũng theo Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, phát hiện của nhà khoa học Nhật bản đã giúp con người hiểu thêm về quá trình sinh lý học, trao đổi chất của cơ thể như cách thích nghi với việc thiếu ăn hoặc ứng phó với những viêm nhiễm.
Giáo sư Yoshinori Ohsumi là ai ?
Giáo sư Yoshinori Ohsumi, sinh năm 1945 tại Fukuoka , Nhật Bản. Ông lấy bằng tiến sĩ năm 1964 ở Đại học Tokyo. Sau ba năm học tập tại ĐH Rockefeller New York (Mỹ), ông trở về Tokyo làm việc. Từ năm 2009 đến nay, ông trở thành giáo sư Viện Công nghệ tại Tokyo.
Giáo sư Yoshinori Ohsumi cũng là người đã đoạt giải thưởng danh giá của Canada « Gairdner 2015 ». Giáo sư Ohsumi là nhà khoa học thứ sáu sinh ra tại Nhật Bản đã đoạt giải Nobel Y học và là nhà khoa học Nhật Bản thứ 23 đoạt các giải Nobel danh tiếng. Năm nay có 273 nhà khoa học được đề cử cho giải Nobel Y học 2016 và Giáo sư Yoshinori Ohsumi la người được vinh danh.
Giáo sư Yoshinori Ohsumi
Giải Nobel Y học 2016 là giải Nobel đầu tiên được công bố hàng năm. Tiếp đó, sau giải Noben Y học, các giải về Vật lý sẽ được công bố vào ngày 4-10, Hóa học vào ngày 5-10 và Hòa bình vào ngày 7-10. Các giải Kinh tế và Văn học sẽ công bố vào tuần tới.
Nobel y học 2015 được chia sẻ giữa ba người Mỹ, Nhật và Trung Quốc với một công trình y khoa gíúp xác định sớm bệnh ung thư và các loại bệnh hiểm nghèo. Phát biểu khi được tin mình nhận được giải, Giáo sư Yoshinori Ohsumi cho biết ông « rất vui mừng » vì kết quả này.
N.Quang
(Theo Science and Avenir, BBC)
---
Press Release
2016-10-03
The Nobel Assembly at Karolinska Institutet has today decided to award
the 2016 Nobel Prize in Physiology or Medicine
to
Yoshinori Ohsumi
for his discoveries of mechanisms for autophagy
Summary
This year's Nobel Laureate discovered and elucidated mechanisms underlying autophagy, a fundamental process for degrading and recycling cellular components.
The word autophagy originates from the Greek words auto-, meaning "self", and phagein, meaning "to eat". Thus,autophagy denotes "self eating". This concept emerged during the 1960's, when researchers first observed that the cell could destroy its own contents by enclosing it in membranes, forming sack-like vesicles that were transported to a recycling compartment, called the lysosome, for degradation. Difficulties in studying the phenomenon meant that little was known until, in a series of brilliant experiments in the early 1990's, Yoshinori Ohsumi used baker's yeast to identify genes essential for autophagy. He then went on to elucidate the underlying mechanisms for autophagy in yeast and showed that similar sophisticated machinery is used in our cells.
Ohsumi's discoveries led to a new paradigm in our understanding of how the cell recycles its content. His discoveries opened the path to understanding the fundamental importance of autophagy in many physiological processes, such as in the adaptation to starvation or response to infection. Mutations in autophagy genes can cause disease, and the autophagic process is involved in several conditions including cancer and neurological disease.
Degradation – a central function in all living cells
In the mid 1950's scientists observed a new specialized cellular compartment, called an organelle, containing enzymes that digest proteins, carbohydrates and lipids. This specialized compartment is referred to as a "lysosome" and functions as a workstation for degradation of cellular constituents. The Belgian scientist Christian de Duve was awarded the Nobel Prize in Physiology or Medicine in 1974 for the discovery of the lysosome. New observations during the 1960's showed that large amounts of cellular content, and even whole organelles, could sometimes be found inside lysosomes. The cell therefore appeared to have a strategy for delivering large cargo to the lysosome. Further biochemical and microscopic analysis revealed a new type of vesicle transporting cellular cargo to the lysosome for degradation (Figure 1). Christian de Duve, the scientist behind the discovery of the lysosome, coined the term autophagy, "self-eating", to describe this process. The new vesicles were named autophagosomes.
During the 1970's and 1980's researchers focused on elucidating another system used to degrade proteins, namely the "proteasome". Within this research field Aaron Ciechanover, Avram Hershko and Irwin Rose were awarded the 2004 Nobel Prize in Chemistry for "the discovery of ubiquitin-mediated protein degradation". The proteasome efficiently degrades proteins one-by-one, but this mechanism did not explain how the cell got rid of larger protein complexes and worn-out organelles. Could the process of autophagy be the answer and, if so, what were the mechanisms?
A groundbreaking experiment
Yoshinori Ohsumi had been active in various research areas, but upon starting his own lab in 1988, he focused his efforts on protein degradation in the vacuole, an organelle that corresponds to the lysosome in human cells. Yeast cells are relatively easy to study and consequently they are often used as a model for human cells. They are particularly useful for the identification of genes that are important in complex cellular pathways. But Ohsumi faced a major challenge; yeast cells are small and their inner structures are not easily distinguished under the microscope and thus he was uncertain whether autophagy even existed in this organism. Ohsumi reasoned that if he could disrupt the degradation process in the vacuole while the process of autophagy was active, then autophagosomes should accumulate within the vacuole and become visible under the microscope. He therefore cultured mutated yeast lacking vacuolar degradation enzymes and simultaneously stimulated autophagy by starving the cells. The results were striking! Within hours, the vacuoles were filled with small vesicles that had not been degraded (Figure 2). The vesicles were autophagosomes and Ohsumi's experiment proved that authophagy exists in yeast cells. But even more importantly, he now had a method to identify and characterize key genes involved this process. This was a major break-through and Ohsumi published the results in 1992.
Autophagy genes are discovered
Ohsumi now took advantage of his engineered yeast strains in which autophagosomes accumulated during starvation. This accumulation should not occur if genes important for autophagy were inactivated. Ohsumi exposed the yeast cells to a chemical that randomly introduced mutations in many genes, and then he induced autophagy. His strategy worked! Within a year of his discovery of autophagy in yeast, Ohsumi had identified the first genes essential for autophagy. In his subsequent series of elegant studies, the proteins encoded by these genes were functionally characterized. The results showed that autophagy is controlled by a cascade of proteins and protein complexes, each regulating a distinct stage of autophagosome initiation and formation (Figure 3).
Autophagy – an essential mechanism in our cells
After the identification of the machinery for autophagy in yeast, a key question remained. Was there a corresponding mechanism to control this process in other organisms? Soon it became clear that virtually identical mechanisms operate in our own cells. The research tools required to investigate the importance of autophagy in humans were now available.
Thanks to Ohsumi and others following in his footsteps, we now know that autophagy controls important physiological functions where cellular components need to be degraded and recycled. Autophagy can rapidly provide fuel for energy and building blocks for renewal of cellular components, and is therefore essential for the cellular response to starvation and other types of stress. After infection, autophagy can eliminate invading intracellular bacteria and viruses. Autophagy contributes to embryo development and cell differentiation. Cells also use autophagy to eliminate damaged proteins and organelles, a quality control mechanism that is critical for counteracting the negative consequences of aging.
Disrupted autophagy has been linked to Parkinson's disease, type 2 diabetes and other disorders that appear in the elderly. Mutations in autophagy genes can cause genetic disease. Disturbances in the autophagic machinery have also been linked to cancer. Intense research is now ongoing to develop drugs that can target autophagy in various diseases.
Autophagy has been known for over 50 years but its fundamental importance in physiology and medicine was only recognized after Yoshinori Ohsumi's paradigm-shifting research in the 1990's. For his discoveries, he is awarded this year's Nobel Prize in physiology or medicine.
Key publications
Takeshige, K., Baba, M., Tsuboi, S., Noda, T. and Ohsumi, Y. (1992). Autophagy in yeast demonstrated with proteinase-deficient mutants and conditions for its induction. Journal of Cell Biology 119, 301-311
Tsukada, M. and Ohsumi, Y. (1993). Isolation and characterization of autophagy-defective mutants of Saccharomyces cervisiae. FEBS Letters 333, 169-174
Mizushima, N., Noda, T., Yoshimori, T., Tanaka, Y., Ishii, T., George, M.D., Klionsky, D.J., Ohsumi, M. and Ohsumi, Y. (1998). A protein conjugation system essential for autophagy. Nature 395, 395-398
Ichimura, Y., Kirisako T., Takao, T., Satomi, Y., Shimonishi, Y., Ishihara, N., Mizushima, N., Tanida, I., Kominami, E., Ohsumi, M., Noda, T. and Ohsumi, Y. (2000). A ubiquitin-like system mediates protein lipidation. Nature, 408, 488-492
Yoshinori Ohsumi was born 1945 in Fukuoka, Japan. He received a Ph.D. from University of Tokyo in 1974. After spending three years at Rockefeller University, New York, USA, he returned to the University of Tokyo where he established his research group in 1988. He is since 2009 a professor at the Tokyo Institute of Technology.
The Nobel Assembly, consisting of 50 professors at Karolinska Institutet, awards the Nobel Prize in Physiology or Medicine. Its Nobel Committee evaluates the nominations. Since 1901 the Nobel Prize has been awarded to scientists who have made the most important discoveries for the benefit of mankind.
Nobel Prize® is the registered trademark of the Nobel Foundation
https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/2016/press.html
Các thông tin của báo chí Nhật
1.
1.
A monk told me that you had reposted my article in your blog. That is ok to me. However, it would be nice if you contacted me to have a word with me. It would be even nicer if you don't use the plain expression of "Nguyễn Văn Tuấn" in your remark which sounds extremely patronizing. Moreover, I have never closed my blog.
Trả lờiXóaI found your comment on the difference between Osumi and Oshumi interesting. However, you should realize that "Oshumi" is the spelling that the professor has used in his scientific papers for more than 30 years. Your comment suggests that the professor has made a mistake in writing his name?
Cảm ơn comment của anh Tuấn (tôi ghi trả lời bằng tiếng Việt).
XóaVề tên của chủ nhân Nobel Y sinh 2016, tôi đã ghi trên chính văn là : "Phiên âm tên trong bài của Nguyễn Văn Tuấn (thành Oshumi) có lẽ là nhầm.". Hãy chú ý ở chữ "có lẽ" của tiếng Việt.
Quả thực, nếu tên của Ohsumi (hay Osumi) mà được ông tự viết thành "Oshumi", thì tôi hoàn toàn chưa biết đến. Nhờ anh chỉ dẫn cho tư liệu xác thực.
Trong trang web chuyên dùng để tra cứu các công trình học thuật của Nhật Bản, thì bằng tên "Yoshinori Oshumi" (như cách viết của anh Tuấn), tôi không tìm được tư liệu nào. Chỉ tìm được bằng tên "Yoshinori Ohsumi" hoặc "Osumi". Đó là thực tế theo tra cứu của tôi (một người không có chuyên môn về y sinh, nên chỉ biết đến Ohsumi từ khi có thông tin về Nobel 2016).
Bổ sung 1: Bài của cùng tác giả trên báo Sức khỏe & Đời sống
Trả lờiXóaGiải Nobel y sinh học 2016: Phảng phất ý niệm "vô thường"
NGÀY 05 THÁNG 10, 2016 | 09:20
Quốc tế
SKĐS - Phát hiện về cơ chế tự thực của GS. Yoshinori Oshumi không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn phảng phất triết lí Phật. Quá trình tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường.
Bổ sung 2: Bài vừa có chỉnh sửa trên blog Nguyễn Văn Tuấn (bản chép lúc 15h26 ngày 08/10/2016).
Trả lờiXóaMonday, October 3, 2016
Giải Nobel y sinh học 2016: tái sinh tế bào và triết lí Phật
Thế là giải Nobel y sinh học 2016 (trị giá 937,399 USD) lọt về tay của một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Ohsumi thuộc Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Chỉ một người duy nhất! Ông sinh năm 1945, và nay là 71 tuổi. Gs Yoshinori Ohsumi là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel y sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel. Với giải thưởng này, thuật ngữ autophagy bây giờ có lẽ không còn quá xa lạ với công chúng.