Một tin tốt lành vừa đến. Nên để ra vài ba phút để xem lại video trực tiếp cuộc thi đấu lịch sử (ở dưới).
Một ngày đáng ghi nhớ. Một sự kiện đáng ghi nhớ. Và nhất là một người đáng ghi nhớ: Hoàng Xuân Vinh (42 tuổi), ngày 6/8/2016.
Đặc biệt: anh cũng đã phá kỉ lục thế vận hội.
Đặc biệt: anh cũng đã phá kỉ lục thế vận hội.
https://www.youtube.com/watch?v=8H1v66kSTRw
---
Đoạt HCV, Hoàng Xuân Vinh gây địa chấn Olympic
07/08/2016 02:29 GMT+7
- Tin vui từ Rio (Brazil) trong rạng sáng nay, xạ thủ số 1 Việt Nam Hoàng Xuân Vinh đã xuất sắc giành tấm HCV ở nội dung sở trường 10m súng ngắn hơi, với tổng số điểm 202,5.
Vào lúc 23h tối 6/8 (giờ Việt Nam), niềm hy vọng huy chương của đoàn TTVN là xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chính thức bước vào cuộc tranh tài. Ngoài Xuân Vinh, ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam còn có xạ thủ Trần Quốc Cường.
Từng suýt giành HCĐ tại kỳ Olympic 2012, Xuân Vinh quyết tâm lần đầu có huy chương ở Thế vận hội năm nay. Do thi đấu nhiều giải quốc tế, nên xạ thủ người Quân đội thi đấu rất tự tin. Ở loạt đầu tiên, Xuân Vinh bắn được 96 điểm, trong khi Quốc Cường chỉ đạt 95 điểm.
Hoàng Xuân Vinh xuất sắc giành HCV Olympic 2016
|
Sự khởi đầu tốt giúp Xuân Vinh có tâm lý thoải mái ở những loạt sau. Kết thúc 6 loạt bắn với 60 viên, Xuân Vinh đạt 581 điểm, đứng ở vị trí thứ 4. Người giành điểm số cao nhất vòng loại là xạ thủ người Trung Quốc Pang Wei với 590 điểm. Xạ thủ này có tới 27/60 lần bắn trung điểm 10.
Đồng đội của Xuân Vinh là Quốc Cường đã thi đấu không tốt. Anh chỉ đạt 575 điểm, xếp thứ 26, chính thức bị loại.
Vượt qua vòng loại, 8 xạ thủ tranh tài ở chung kết, diễn ra vào lúc 1h30 sáng nay (7/8, giờ Việt Nam). Với phong độ khá ổn định ở vòng loại, xạ thủ người Quân đội Hoàng Xuân Vinh được kỳ vọng sẽ mang về tấm huy chương cho đoàn TTVN, và thực tế thì anh đã làm tốt nhất có thể.
8 VĐV bước vào chung kết có màn đấu trí, đấu sức rất căng thẳng. Xuân Vinh với trạng thái tâm lý ổn định, đã có những viên đạn chính xác. Sau 8 viên đầu tiên, Hoàng Xuân Vinh có 91,9 điểm và xếp vị trí thứ hai. Bước ngoặt của Xuân Vinh ở chung kết là khi anh có 102,2 điểm, xếp vị trí thứ nhất khi vượt qua VĐV của nước chủ nhà Brazil, Felipe Almeida. Sau đó Hoàng Xuân Vinh tiếp tục thi đấu tốt khi dẫn đầu với 143,5 điểm. Ở loạt này, nhà đương kim vô địch Jin Jongoh bị loại, đã mang lại lợi thế tâm lý rất tốt cho xạ thủ người Việt Nam.
Sau khi chắc chắn có HCĐ, rồi HCB, Xuân Vinh tranh HCV với xạ thủ nước chủ nhà Brazil, Felipe Almeida. Dù có 2 viên đạn không thực sự tốt nhưng viên cuối cùng trúng 10,7 điểm đã mang về tấm HCV cho Hoàng Xuân Vinh, với tổng số điểm 202,5.
Dù từng giành nhiều huy chương thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên Hoàng Xuân Vinh giành huy chương Olympic, lại là HCV. Đây cũng là tấm HCV lịch sử của thể thao Việt Nam ở sân chơi Thế vận hội. Xin được chúc mừng Xuân Vinh, chúc mừng đoàn TTVN!
Song Ngư
http://vietnamnet.vn/vn/the-thao/319791/doat-hcv-hoang-xuan-vinh-gay-dia-chan-olympic.html
http://baotintuc.vn//the-thao/xa-thu-hoang-xuan-vinh-chia-se-ve-chiec-hcv-20160807092129647.htm
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ về chiếc HCV
Chủ Nhật, 07/08/2016 09:49“Đây là một thành tích ấn tượng không chỉ riêng với cá nhân tôi mà cả đất nước Việt Nam. Tôi hy vọng chiến thắng ngày hôm nay của mình sẽ thúc đẩy sự yêu thích môn bắn súng đối với thế hệ trẻ của Việt Nam...
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (ảnh, giữa) ngày 6/8 đã giành huy chương Vàng nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Đại hội thể thao thế giới (Olympic) 2016. Ảnh: EPA/TTXVN
|
Tôi luôn tự hào là người lính, được Quân đội nuôi dưỡng để có ngày hôm nay. Cảm ơn người hâm mộ đã cổ vũ, cảm ơn những người thầy đã dìu dắt, cảm ơn gia đình đã luôn ở bên. Những loạt bắn cuối cùng luôn rất gay cấn. Tôi tâm niệm rằng những lúc khó khăn nhất phải mạnh mẽ nhất. Tôi đã trấn tĩnh lại, hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và thi đấu tốt hơn”.
Đó là lời tâm sự của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sau khi tạo nên kỳ tích giành Huy chương Vàng (HCV) Olympic ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, đồng thời cũng là tấm HCV đầu tiên của Thể thao Việt Nam tại một kỳ Olympic.
Hoàng Xuân Vinh được thưởng nóng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã gửi thư chúc mừng Đoàn Thể thao Việt Nam và cá nhân xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Bộ trưởng quyết định tặng thưởng xạ thủ Hoàng Xuân Vinh 60 triệu đồng và 20 triệu đồng cho huấn luyện viên Nguyễn Thị Nhung, 20 triệu đồng cho chuyên gia người Hàn Quốc Park Chung Gun - những người trực tiếp huấn luyện xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, mang về kỳ tích nói trên.
Ban đầu, Hoàng Xuân Vinh không phải là ứng cử viên sáng giá nhất cho tấm HCV nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Olympic Rio 2016 mà người đó là Felipe Almeda Wu, người đứng đầu bảng xếp hạng nội dung này của Liên đoàn bắn súng thế giới.
Xạ thủ gốc Trung Quốc của nước chủ nhà Brazil trước khi dự Olympic Rio đã giành hai HCV ở Cup bắn súng thế giới tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) và Baku (Azerbaijan).
Chính vì thế, thất bại trước Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio lần này là một kết quả không như ý với Felipe Almeda Wu và xạ thủ này lý giải nguyên nhân là do chấn thương: “Tôi hạnh phúc khi giúp đoàn thể thao Brazil có được tấm huy chương đầu tiên tại Olympic 2016. Tôi bị đau vai và lưng nhưng bây giờ thì niềm vui có huy chương đã giúp tôi quên đi điều đó”.
Các khán giả ở Nhà thi đấu đã cổ vũ rất nhiệt tình cho Felipe Almeda Wu nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm của mình và sự tập trung, Hoàng Xuân Vinh đã có cú bứt phá ngoạn mục. Ở lượt bắn cuối cùng, anh có 10,7 điểm, qua đó giành chiến thắng với điểm kỷ lục 202,5, hơn đối thủ 0,4 điểm.
Hoàng Xuân Vinh giành HCV, vận động viên giành Huy chương Bạc của nước chủ nhà Brazil Felipe Almeida Wu và VĐV của Trung Quốc Pang Wei nhận Huy chương Đồng.
Đó là lời tâm sự của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sau khi tạo nên kỳ tích giành Huy chương Vàng (HCV) Olympic ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, đồng thời cũng là tấm HCV đầu tiên của Thể thao Việt Nam tại một kỳ Olympic.
Hoàng Xuân Vinh được thưởng nóng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã gửi thư chúc mừng Đoàn Thể thao Việt Nam và cá nhân xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Bộ trưởng quyết định tặng thưởng xạ thủ Hoàng Xuân Vinh 60 triệu đồng và 20 triệu đồng cho huấn luyện viên Nguyễn Thị Nhung, 20 triệu đồng cho chuyên gia người Hàn Quốc Park Chung Gun - những người trực tiếp huấn luyện xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, mang về kỳ tích nói trên.
Ban đầu, Hoàng Xuân Vinh không phải là ứng cử viên sáng giá nhất cho tấm HCV nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Olympic Rio 2016 mà người đó là Felipe Almeda Wu, người đứng đầu bảng xếp hạng nội dung này của Liên đoàn bắn súng thế giới.
Xạ thủ gốc Trung Quốc của nước chủ nhà Brazil trước khi dự Olympic Rio đã giành hai HCV ở Cup bắn súng thế giới tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) và Baku (Azerbaijan).
Chính vì thế, thất bại trước Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio lần này là một kết quả không như ý với Felipe Almeda Wu và xạ thủ này lý giải nguyên nhân là do chấn thương: “Tôi hạnh phúc khi giúp đoàn thể thao Brazil có được tấm huy chương đầu tiên tại Olympic 2016. Tôi bị đau vai và lưng nhưng bây giờ thì niềm vui có huy chương đã giúp tôi quên đi điều đó”.
Các khán giả ở Nhà thi đấu đã cổ vũ rất nhiệt tình cho Felipe Almeda Wu nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm của mình và sự tập trung, Hoàng Xuân Vinh đã có cú bứt phá ngoạn mục. Ở lượt bắn cuối cùng, anh có 10,7 điểm, qua đó giành chiến thắng với điểm kỷ lục 202,5, hơn đối thủ 0,4 điểm.
Hoàng Xuân Vinh giành HCV, vận động viên giành Huy chương Bạc của nước chủ nhà Brazil Felipe Almeida Wu và VĐV của Trung Quốc Pang Wei nhận Huy chương Đồng.
TTXVN/Tin Tức
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã có những chia sẻ về chiếc HCV lịch sử mà anh mang về cho thể thao Việt Nam tại Olympic Rio 2016.
TIN LIÊN QUAN
Rạng sáng nay, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam khi trở thành người đầu tiên giành huy chương vàng thế vận hội ở Rio De Janeiro 2016 trong môn bắn súng ngắn hơi 10m. Trước Vinh, Việt Nam chỉ có 2 lần giành huy chương và đều là màu bạc của Trần Hiếu Ngân tại Olympic Sydney năm 2000 và Hoàng Anh Tuấn trong môn cử tạ nam hạng cân 56 kg tại Olympic Bắc Kinh 2008.
[VIDEO]: XẠ THỦ HOÀNG XUÂN VINH GIÀNH HCV OLYMPIC |
Đây là thành tích tuyệt vời của xạ thủ 42 tuổi vốn là một trong những niềm hy vọng lớn của thể thao Việt Nam tại đấu trường thế giới. 4 năm trước ở Olympic London, Xuân Vinh chỉ về hạng 9 ở nội dung này và Cúp thế giới hồi tháng 5 năm nay ở Munich anh đứng thứ 3. Nhưng bằng sự khổ luyện cộng với ý chí mạnh mẽ, tinh thần vững vàng, nhất là loạt bắn chung kết, Xuân Vinh đã vượt qua tất cả để xứng đáng đăng quang ở thế vận hội.
Chiến thắng này cũng hết sức gay cấn và kịch tính mà nói như HLV Nguyễn Thị Nhung rất nhiều xạ thủ giỏi phải rơi đài. Vì thế vòng loại, Xuân Vinh tuy chỉ đứng thứ 4 nhưng chị Nhung cho rằng đó đã là thành công vì có rất nhiều xạ thủ trẻ khác bất ngờ nổi lên, bắn rất tốt và hết sức ổn định, như Wu Felipe Almeida 24 tuổi của Brazil.
[VIDEO] HLV Nguyễn Thị Nhung phát biểu sau chiến thắng của học trò Hoàng Xuân Vinh
|
Nhưng từ trong đánh giá của mình, tuy không khẳng định, HLV ruột của Xuân Vinh đã nói sớm với PV Thanh Niên là rất hy vọng và tin tưởng Xuân Vinh có huy chương thậm chí là cao nhất. Bởi cơ sở để chị Nhung đánh giá cao học trò của mình chính là kinh nghiệm và bản lĩnh dù theo chị may mắn khi bắn loạt chung kết bao giờ cũng giữ yếu tố quyết định.
Thực tế cuộc tranh chấp giữa Xuân Vinh với 7 xạ thủ khác ở loạt bắn chung kết vô cùng hồi hộp. Chỉ có khoảng 10 cổ động viên Việt Nam có mặt trên khán đài ủng hộ, động viên hò hét cho Xuân Vinh (trong đó có 6 thành viên của Trung Ương Đoàn, Báo Thanh Niên, 1 đại diện của đại sứ quán và 3 phóng viên báo chí). Mỗi khi Xuân Vinh bắn ổn định một loạt bắn là hai tiếng Việt Nam vang lên liên tục.
[VIDEO] Tổng biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Quang Thông trao thưởng cho VĐV Hoàng Xuân Vinh và HLV Nguyễn Thị Nhung
|
Ngay những loạt đầu, Xuân Vinh đã dẫn đầu bằng sự kiên định vào điểm 10 và trên 10, trong khi nhiều đối thủ kể cả nhà vô địch thế giới người Hàn Quốc Jing Jong Oh cũng rất nhiều lần chỉ bắn được điểm 9. Ở môn này, BTC đổi luật mới là chung kết bắn đến 20 loạt và theo phương thức loại dần. Nghĩa là sau 8 loạt bắn đầu tiên, sẽ có một ngưới xếp chót bị loại, cứ thế 2 loạt bắn lại rơi rụng 1 người.
Hoàng Xuân Vinh quá hay khi càng bắn càng chắc tay với vị trí dẫn đầu liên tục bắt đầu từ loạt thứ 8, trong khi lần lượt cả Jing Jong Oh hya Tuzinsky của Slovakia trước đó luôn trong top 3 đều bị loại. Đến loạt thứ 16, Xuân Vinh chắc chắn giành huy chương khi vẫn đẫn đầu hơn xa người thứ nhì là đối thủ chủ nhà hơn 1 điểm, trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của CĐV Việt Nam. Ở loạt thứ 19 khi chỉ còn cuộc tranh chấp tay đôi giữa Xuân Vinh và Wu Almeida thì bất ngờ Xuân Vinh bắn trượt chỉ có 9,2 điểm trong khi đối thủ bắn 10,4 điểm, vượt qua Vinh 0,2 điểm (192 điểm so với 191,8 điểm của Vinh).
Từ HLV Nguyễn Thị Nhung đến anh Nguyễn Phi Long, Bí thư Trung Ương Đoàn, chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam, anh Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch Ủy ban Trung Ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng biên tập Báo Thanh Niên và nhiều thành viên khác như chết lặng. Lẽ nào giờ chót cầm vàng lại để vàng rơi. HLV Nguyễn Thị Nhung ngồi cạnh hay tay siết chặt vào nhau chỉ biết nói thầm cố lên Vinh ơi, còn các anh chị trong đoàn công tác của Trung Ương Đoàn, Báo Thanh Niên gần như nín thờ để chờ loạt bắn cuối quyết định này.
Khi bảng điểm hiện lên điểm loạt thứ 20 định mệnh của Wu là 10,3, ai nấy cũng hồi hộp cho Vinh. Khi Vinh giương súng lên nhắm bóp cò, bảng điểm hiện lên 10.7. Không ai bảo ai, mọi người như vỡ òa hạnh phúc ôm chầm lấy nhau và reo lên “Huy chương vàng rồi”. Vinh đã vượt lên với điểm số không ngờ là 202,5 hơn đối thủ Brazil 202,1 điểm. HLV Nguyễn Thị Nhung lấy tay quẹt vội nước mắt nhưng không giấu được đôi mắt đỏ hoe. Còn phía trong Xuân Vinh giơ cao 2 tay chiến thắng. Một chiến thắng quá đỗi tuyệt vời đồng thời cũng nêu kỷ lục Olymic mới.
[VIDEO]: HLV NGUYỄN THI NHUNG NÓI VỀ THÀNH TÍCH CỦA HOÀNG XUÂN VINH |
Anh Nguyễn Phi Long và anh Nguyễn Quang Thông cũng không cầm được xúc động đã cùng hát rất vang quốc ca khi lá cờ Việt Nam kéo lên trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt chúc mừng chiến thắng đầu tiên của Việt Nam tại Olympic của rất nhiều người nước ngoài có mặt tại trường bắn Derdor. Ngay sau đó, Trung Ương Đoàn, Báo Thanh Niên cùng các doanh nghiệp quyết định tặng 2.000 USD cho Xuân Vinh, 1.000 USD cho HLV Nguyễn Thị Nhung thưởng nóng tại chỗ.
Cả Xuân Vinh và HLV Nguyễn Thị Nhung đã cảm ơn sự quan tâm kịp thời này của Trung Ương Đoàn, Báo Thanh Niên và các doanh nghiệp và hứa sẽ nỗ lực hơn trong nội dung 50m súng ngắn tự chọn vào ngày 10.8. Trong khi đó Bộ trường Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện dù không kịp chứng kiến chiến thắng quá đổi tuyệt vời này cũng quyết định thưởng Xuân Vinh 60 triệu đồng và HLV Nguyễn Thị Nhung 20 triệu đồng, chuyên gia Park Chung Gun 20 triệu đồng.
Ngay sau chiến thắng, Xuân Vinh cho biết: “Tôi rất hạnh phúc vì đã làm được điều mà cả đất nước từ lâu mong đợi là giành HCV. Tôi xin cảm ơn Đảng và nhà nước, các lãnh đạo ngành TDTT, quân đội đã tạo mọi điều kiện tốt cho tôi, nhất là đợt tập huấn tại Hàn Quốc vừa rồi giúp tôi cải thiện rất nhiều mặt còn yếu. Tôi xin dâng tặng chiếc HCV này cho đất nước và hy vọng từ nay thể thao Việt Nam sẽ còn cất cánh bay cao hơn nữa để xứng đáng với sự mong đợi của người hâm mộ”.
Anh Nguyễn Phi Long, Bí thư Tư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, anh Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập Báo Thanh Niên trao tiền cho HLV Nguyễn Thị Nhung và Hoàng Xuân Vinh.
Anh Phi Long nói: “Chúng tôi rất vui khi chứng kiến trận chung kết nghẹt thở của Xuân Vinh và vô cùng xúc động trước chiến thắng vang dội này, Xuân Vinh đã làm nên điều kỳ diệu cho thể thao Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung”.
Anh Quang Thông nói: “Xuân Vinh là anh hùng trong mắt tất cả những người dân Việt Nam vì đã làm một điều vô cùng tự hào là giành HCV Olympic, điều mà từ trước đến giờ thể thao Việt Nam hằng mong mỏi nhưng chưa bao giờ làm được”.
|
Quang Tuyến
(từ Brazil)
(từ Brazil)
http://thethao.thanhnien.vn/toan-canh-the-thao/hoang-xuan-vinh-hy-vong-tam-hcv-olympic-se-giup-the-thao-viet-nam-cat-canh-66193.html
http://motthegioi.vn/the-gioi-mang-c-85/thoi-su-facebook-c-145/chuyen-it-biet-ve-hoang-xuan-vinh-gianh-huy-chuong-bang-sung-di-muon-39834.html
Hoàng Xuân Vinh nhận hơn 3 tỷ đồng tiền thưởng
07/08/2016 10:05 GMT+7
- Với việc giành HCV, phá kỷ lục tại Olympic 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ nhận “cơn mưa” tiền thưởng. Trước mắt, số tiền mà xạ thủ người Quân đội được nhận ước tính lên tới hơn 3 tỷ đồng.
Trước ngày đoàn TTVN lên đường tham dự Olympic 2016, nhiều nhà tài trợ đã treo thưởng lớn cho các VĐV Việt Nam đoạt huy chương. Cụ thể, một hãng đồng hồ treo thưởng HCV là 100 triệu đồng/chiếc; HCB và HCĐ là 70 triệu đồng/chiếc. Tập đoàn thể thao Động Lực đề ra mức 500 triệu đồng nếu VĐV đoạt HCV, 200 triệu cho HCB, 100 triệu cho HCĐ. Như vậy, tính cả tiền thưởng 160 triệu đồng cho HCV Olympic theo quy định nhà nước, mỗi VĐV sẽ nhận khoảng 1 tỷ đồng tiền thưởng. Nhưng với Hoàng Xuân Vinh thì số tiền còn lớn hơn như thế.
Xuân Vinh nhận tiền thưởng lớn sau tấm HCV lịch sử
|
Cụ thể, ngoài việc phá kỷ lục Olympic các VĐV được thưởng 60 triệu đồng theo quy định, thì riêng với các xạ thủ, họ còn được một nhà tài trợ treo thưởng “khủng” với mức 1 tỷ đồng cho HCV, HCB 800 triệu đồng, HCĐ 600 triệu đồng. Một loạt mạnh thường quân đã "xúc động", thưởng lớn cho xạ thủ Quân đội. Tính sơ bộ, Hoàng Xuân Vinh đã được nhận hơn 3 tỷ đồng. Số tiền mà xạ thủ người Quân đội nhận được sau khi kết thúc Olympic chắc chắn sẽ tăng lên bởi anh đã đi vào lịch sử thể thao nước nhà. Tính về sự cống hiến mặt thành tích, vinh quang, Hoàng Xuân Vinh chắc chắn cao nhất trong số các VĐV hàng đầu Việt Nam.
Bốn năm trước, khi đoàn TTVN sang London tham dự Olympic 2012, lãnh đạo ngành thể thao cũng từng công bố mức thưởng từ 500 triệu cho đến 1 tỷ đồng, khiến các VĐV háo hức. Nhưng rồi ngay cả một tấm HCĐ cũng chẳng có, TTVN trắng tay do đối thủ quá mạnh cộng thêm những diễn biến khó lường nằm ngoài dự đoán ban đầu của những nhà hoạch định chiến lược.
Năm nay thì Xuân Vinh đã mang về tin vui ngay trong ngày thi đấu đầu tiên. Anh vừa được Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã gửi thư chúc mừng và thưởng nóng 60 triệu đồng.
Trao đổi với báo chí tại Brazil, HLV Nguyễn Thị Nhung hạnh phúc chia sẻ: “Thành công của Xuân Vinh là kết quả của một quá trình khổ luyện. Vinh đã từng thất bại tại Asian Games 2010, Olympic 2012, Asian Games 2014 và giờ Vinh đã chiến thắng vượt qua chính mình và vượt qua các đối thủ hàng đầu thế giới. Vinh đã lập kỳ tích trong những giây phút thăng hoa và đó là kết quả ngọt ngào cho một quá trình dài phấn đấu trước đó”.
Bằng Lăng
http://vietnamnet.vn/vn/the-thao/319832/hoang-xuan-vinh-nhan-hon-3-ty-dong-tien-thuong.html
ベトナムに初の金メダル 「生涯の思い出」
毎日新聞
- 夏季五輪
- リオオリンピック トップニュース
- すべて表示する
夏冬通じて初の金メダルを母国ベトナムにもたらすと、思わず両手で顔を覆った。男子エアピストルのホアン・シャンビン。「この金メダルは生涯の思い出」と感激に浸った。
とにかく肝が据わっていた。8人による決勝は6人が脱落。地元開催の五輪で今大会ブラジル初のメダルを目指すウーとの一騎打ちとなった。息詰まる神経戦は19発目で逆転を許す。ラストの20発目。先に撃ったウーは10.1点(満点は10.9点)をマーク。ブラジルファンが大歓声を上げ、足を踏み鳴らすような雰囲気の中、かなり長く間合いを取った後、狙い澄ました一撃は真ん中へ。10.7点をたたき出し、0.4点の僅差で再逆転した。
目をぎらつかせた勝負師と言うより、穏やかな風貌の41歳。15年のワールドカップファイナルではベトナムからドイツに渡航した際、荷物の到着が遅れた。結局、自分用に調整していない新しいピストルを使う羽目になったが、動じずに50メートルピストルで2位。軍隊で鍛え抜かれた腕と強心臓が下支えしている。
「ウーはとても強い選手。でも、私はトライすることだけを考えた。最後も金か銀か考えず、ただ撃つことだけを考えた」。前回のロンドン五輪は50メートルピストルで4位。あと一歩で表彰台を逃した雪辱も晴らした。【新井隆一】
http://mainichi.jp/sportsspecial/articles/20160807/k00/00e/050/226000c
Tại Cúp thế giới trên đất Đức tháng 9.2015, Hoàng Xuân Vinh đã xuất sắc giành HCB nội dung 50m súng ngắn bắn chậm bằng khẩu súng… đi mượn vào phút chót.
Do việc gửi lô súng đạn kèm theo bị trục trặc nên Xuân Vinh tưởng như phải chấp nhận bỏ cuộc, rồi thành công ngoạn mục nhờ vào một quyết định mạo hiểm tự đi mượn súng, mua đạn.
4 ngày “tay không” khốn khổ nơi xứ người
Theo Bongdaplus, Hoàng Xuân Vinh là đại diện duy nhất của bắn súng Việt Nam tham dự giải đấu quốc tế đỉnh cao tại Đức từ đầu tháng 9.2015, chỉ dành cho 10 tay súng hay nhất thế giới ở mỗi nội dung. Anh được mời đích danh thi đấu nội dung duy nhất là 50m súng ngắn bắn chậm.
Với một xạ thủ hàng đầu từng du đấu khắp nơi như Hoàng Xuân Vinh, mọi chuyện đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, thậm chí sẵn sàng cả các phương án ứng phó, để đảm bảo tuyệt đối cho các cuộc đấu. Thế nhưng lần này, anh đã phải đối mặt với chuyện phát sinh ngoài sức tưởng tượng khi dự giải trong tình trạng “tay không”.
Vinh đã sang Đức tới cả 4 ngày mà lô súng đạn gửi kèm theo vẫn chưa tới nơi, cho dù bình thường chậm nhất cũng chỉ mất 4 ngày.
Suốt 4 ngày đó, Hoàng Xuân Vinh lo lắng, sốt ruột như ngồi trên đống lửa. Ngày nào Vinh cũng ra sân bay Munich (Đức) để chờ đợi rồi luôn nhận được câu trả lời “hàng chưa tới” trong khi điện về nước hỏi lại được khẳng định “đã chuyển ngay rồi”.
Đến cuối ngày thứ 4, phải đến lúc nhờ lãnh đạo ngành thể thao trực tiếp can thiệp kiểm tra, Hoàng Xuân Vinh càng bàng hoàng vì thực tế lô súng đạn vẫn nằm ở sân bay Nội Bài mà không rõ lý do. Có nghĩa là, kiểu gì nó cũng không kịp chuyển để phục vụ “khổ chủ” bởi chỉ còn 1 ngày trước cuộc đấu.
Thoát hiểm may mắn nhờ liều đi mượn
Trước sự thật phũ phàng, một cựu binh dày dạn như Hoàng Xuân Vinh cũng buồn nản đến phát khóc. Đơn giản vì anh sẽ phải bỏ cuộc, không chỉ mất đi một cơ hội tranh tài sáng giá mà còn ảnh hưởng nặng đến uy tín của cá nhân cũng như của cả bắn súng Việt Nam. Ban Tổ chức sẽ khó có thể chấp nhận chuyện “tay không” đến Cúp thế giới của tuyển thủ Việt Nam, dù lỗi hoàn toàn không phải do anh.
Đúng lúc tuyệt vọng nhất, Hoàng Xuân Vinh đã có một quyết định mạo hiểm, dành cả một buổi chiều trước ngày đấu để thử đi mượn súng xem sao. Việc mượn súng của các đấu thủ hoàn toàn bất khả thi vì ai cũng mang đủ cho mình, và anh đành phải đặt hy vọng ở một số hãng sản xuất súng thể thao có mặt quảng bá nhân giải đấu.
Qua tới 5 hãng để trình bày, Hoàng Xuân Vinh đều bị từ chối khéo bởi các sản phẩm chủ yếu để trưng bày, một số ít có thể bán chứ mượn thì… chưa có tiền lệ. Tuy nhiên đến hãng thứ 6 của chính nước chủ nhà, thật may mắn, Vinh đã gặp đúng được một ông chủ là một cựu xạ thủ, biết rõ Xuân Vinh và rất có thiện cảm với bắn súng Việt Nam, nên đã đặc cách cho anh mượn một khẩu súng ngắn bắn chậm loại mới nhất. Tất nhiên, điều kiện đặt ra là Hoàng Xuân Vinh phải viết cam kết chịu đền bù nếu như khẩu súng bị hỏng hóc hay xướt xát gì.
Giải quyết được xong khâu súng khó nhất, Vinh đã phải dốc túi cả số ngoại tệ mang đi mua một cơ số đạn đủ để bước vào tranh tài ngay buổi sáng hôm sau.
Đoạt HCB vẫn tiếc hùi hụi
Trong số các xạ thủ tham dự Cúp thế giới tại Đức, Hoàng Xuân Vinh rõ ràng là trường hợp kỳ lạ nhất. Tình cảnh “tay không” đã khiến anh không hề được tập luyện hay bắn thử suốt mấy ngày trước giải. Đáng nói hơn còn sử dụng một khẩu súng đi mượn quá mới lạ, điều vốn tối kị với dân bắn súng có khi phải mất cả năm mới quen tay và vừa tay.
Vậy mà cuối cùng, tuyển thủ Việt Nam vẫn có một màn trình diễn thuộc diện đỉnh nhất trong nghiệp đấu của mình với khẩu súng đi mượn ấy ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm. Bản lĩnh tuyệt vời, đẳng cấp cao, cộng thêm một chút tâm lý giống như một sự “phục thù” đã giúp anh tỏa sáng rực rỡ.
Đặc biệt, trong bài bắn chung kết theo thể thức đấu loại trực tiếp, Vinh đã liên tục dẫn đầu để cùng với đối thủ sừng sỏ Zhang Bowen (Trung Quốc) giành quyền tranh ngôi nhất nhì trong 2 viên đạn cuối. Thời điểm ấy, Vinh vẫn đang dẫn trước Zhang, chỉ tiếc do quá căng thẳng nên anh đã thua điểm cả 2 viên cuối, để đối phương vượt lên thắng trong gang tấc.
Nếu có thêm một chút ổn định hay được bắn bằng khẩu súng quen của mình, rất có thể Vinh đã bước lên ngôi cao nhất, để có thêm một tấm HCV thứ 2 ở một Cúp thế giới. Trước đó, tại cuộc đấu trên đất Mỹ vào 2014, Hoàng Xuân Vinh đã giành HCV kèm theo kỷ lục thế giới ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam.
Tuy nhiên, với Vinh, tấm HCB lần này còn quý hơn vàng ròng, ở một giải đấu kỳ lạ và đáng nhớ nhất trong sự nghiệp. Xạ thủ đã giành suất chính thức tới Olympic 2016 này đã “tay không” dự giải rồi trở về với một tấm HCB lấp lánh.
Điều duy nhất nghĩ đến trước lượt bắn quyết định ở Olympic Rio
Con đường trở thành nhà vô địch Olympic của Hoàng Xuân Vinh không giản đơn. Anh từng nhiều lần nếm trải thất bại cay đắng do không làm chủ được cảm xúc, tất cả những ngày đã qua với Hoàng Xuân Vinh là chuỗi ngày tập luyện không mệt mỏi. Những giấc mơ ám ảnh hình viên đạn, cá nhân Vinh cũng có những bài tập riêng để anh đạt được sự tĩnh tâm tuyệt đối.
Theo Thanh Niên, người giúp Hoàng Xuân Vinh có được HCV ngoạn mục vừa qua chính là HLV Nguyễn Thị Nhung. Trưởng bộ môn bắn súng, HLV trưởng đội tuyển bắn súng quốc gia có nhiều bí quyết để giúp VĐV kiểm soát được bản thân. Giáo án HLV Nguyễn Thị Nhung cho Hoàng Xuân Vinh nhiều lần là những bài tập đứng yên tại chỗ, không cử động, không nói gì trong suốt hai tiếng.
Ngoài việc hô lớn “Tôi là VĐV giành huy chương vàng Olympic”, Hoàng Xuân Vinh phải thường xuyên tập luyện hết sức tập trung khi bên cạnh là HLV Nguyễn Thị Nhung nói lặp đi lặp lại về kỹ thuật. Nhiều lần, xạ thủ sinh năm 1974 phải ôm đầu hét lên “cô làm em đau đầu quá”. Tuy nhiên, chính những “thần chú” đó là một bí quyết để Hoàng Xuân Vinh chiến thắng mọi áp lực âm thanh, tiếng ồn xung quanh. Vào trường bắn, Vinh bỏ qua mọi tác động từ khán giả, trọng tài, anh chỉ biết đến bia đạn, khẩu súng và tiếng nói của lý trí.
Hoàng Xuân Vinh từng chia sẻ rằng từng mất bình tĩnh đến mức chân run bần bật, mặt tái nhợt trước những lần bắn quyết định. HLV Nguyễn Thị Nhung đã cho Vinh một phương thuốc đặc biệt: Lúc căng thẳng, Vinh chỉ được nghĩ đến một điều duy nhất. Cơn căng thẳng qua đi, Vinh làm chủ được mình và có những đường đạn chuẩn xác. Điều “duy nhất” đó là gì, Vinh và cô Nhung chỉ tiết lộ khi anh “giã từ vũ khí”.
Xạ thủ vui tính
Vào giờ tập luyện là nghiêm túc và kỷ luật thép, ngoài đời Hoàng Xuân Vinh cởi mở, hài hước. Bạn bè Hoàng Xuân Vinh đều quý mến anh bởi cách nói chuyện dí dỏm, chẳng hề khô khan chút nào như người ta thường nghĩ về VĐV bắn súng.
Nhà riêng của Hoàng Xuân Vinh từng ở Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên gia đình mới chuyển về Cầu Giấy để tiện cho việc học của các con và việc làm của vợ. Hoàng Xuân Vinh thích san sẻ việc nhà với vợ, dạy các con học bài. Trải qua một tuổi trẻ nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, Hoàng Xuân Vinh thấu hiểu được giá trị của những hạnh phúc đời thường.
“Tôi hai lần mồ côi mẹ”, anh từng kể cho chúng tôi bằng giọng trầm. Năm Hoàng Xuân Vinh 3 tuổi, mẹ anh lâm trọng bệnh, qua đời. Anh cùng một người em mới 1 tuổi được bố đưa về sống trong một căn nhà nhỏ ở phố Thụy Khuê, Hà Nội. Bố anh sau đó đi bước nữa, người mẹ thứ 2 rất yêu thương Vinh và em, nhưng ngay trước ngày cưới Vinh, mẹ cũng qua đời.
Đến với bắn súng bằng cả đam mê và gắn bó với nó suốt 17 năm qua, chưa một lúc nào Hoàng Xuân Vinh than thở về kinh tế, vật chất. Với Vinh, bắn súng cho anh tất cả những gì quý giá nhất đến tận bây giờ, vinh quang cho tổ quốc, hạnh phúc nghẹn ngào cho gia đình, những người bạn, người thầy đáng quý nhất trong cuộc đời.
Phóng viên Việt Nam đồng loạt đi tìm nhà Hoàng Xuân Vinh
Bongdaplus cho hay, từ tờ mờ sáng, các nhà báo thể thao đã hỏi nhau về địa chỉ nhà riêng, số điện thoại gia đình, người thân, bạn bè của Hoàng Xuân Vinh nhằm tìm ra những câu chuyện hay nhất. Tuy nhiên, thông tin đầu tiên là địa chỉ gia đình, số điện thoại nhà riêng cũng không thể lấy được.
Tất cả những câu trả lời đều gắn liền với những từ ngữ thể hiện sự không chắc chắn: Nếu tôi nhớ không nhầm thì nhà Hoàng Xuân Vinh ở…. Hình như, nhà Hoàng Xuân Vinh ở…
Giới phóng viên Việt Nam nâng niu từng tý thông tin một về gia đình Hoàng Xuân Vinh và vận dụng tất cả mối quan hệ của mình để tìm ra địa chỉ. Có nguồn tin cho rằng, Hoàng Xuân Vinh ở gần nhà HLV Nguyễn Đức Thắng, cựu cầu thủ Thể Công và đội tuyển Việt Nam nhưng khi hỏi, vợ HLV Đức Thắng bảo: “Hồi xưa, anh Vinh ở gần nhà em nhưng giờ anh ấy chuyển nhà rồi. Hình như về chung cư gì đó ở tận Làng quốc tế Thăng Long cơ…”.
Nghĩ rằng, những người ở bộ môn bắn súng chắc sẽ có địa chỉ và số điện thoại gia đình Hoàng Xuân Vinh nhưng khi nhờ những xạ thủ ở đây thì chỉ nhận được câu trả lời: "Anh ấy mới chuyển nhà, chờ em xin giúp nhé…" và tới giờ vẫn chưa có thêm phản hồi gì.
Xem thêm: 1 năm tập với súng không đạn, Hoàng Xuân Vinh vẫn giành HCV Olympic
Giành HCV Olympic, Hoàng Xuân Vinh được thưởng ít nhất 2,5 tỉ đồng
Hoàng Xuân Vinh giành HCV, Việt Nam muốn Olympic Rio bế mạc ngay và luôn
Hoàng Xuân Vinh: Xạ thủ 2 lần mất mẹ thành huyền thoại thể thao Việt Nam
Huyền Thi (tổng hợp)
4 ngày “tay không” khốn khổ nơi xứ người
Theo Bongdaplus, Hoàng Xuân Vinh là đại diện duy nhất của bắn súng Việt Nam tham dự giải đấu quốc tế đỉnh cao tại Đức từ đầu tháng 9.2015, chỉ dành cho 10 tay súng hay nhất thế giới ở mỗi nội dung. Anh được mời đích danh thi đấu nội dung duy nhất là 50m súng ngắn bắn chậm.
Với một xạ thủ hàng đầu từng du đấu khắp nơi như Hoàng Xuân Vinh, mọi chuyện đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, thậm chí sẵn sàng cả các phương án ứng phó, để đảm bảo tuyệt đối cho các cuộc đấu. Thế nhưng lần này, anh đã phải đối mặt với chuyện phát sinh ngoài sức tưởng tượng khi dự giải trong tình trạng “tay không”.
Vinh đã sang Đức tới cả 4 ngày mà lô súng đạn gửi kèm theo vẫn chưa tới nơi, cho dù bình thường chậm nhất cũng chỉ mất 4 ngày.
Suốt 4 ngày đó, Hoàng Xuân Vinh lo lắng, sốt ruột như ngồi trên đống lửa. Ngày nào Vinh cũng ra sân bay Munich (Đức) để chờ đợi rồi luôn nhận được câu trả lời “hàng chưa tới” trong khi điện về nước hỏi lại được khẳng định “đã chuyển ngay rồi”.
Đến cuối ngày thứ 4, phải đến lúc nhờ lãnh đạo ngành thể thao trực tiếp can thiệp kiểm tra, Hoàng Xuân Vinh càng bàng hoàng vì thực tế lô súng đạn vẫn nằm ở sân bay Nội Bài mà không rõ lý do. Có nghĩa là, kiểu gì nó cũng không kịp chuyển để phục vụ “khổ chủ” bởi chỉ còn 1 ngày trước cuộc đấu.
Thoát hiểm may mắn nhờ liều đi mượn
Trước sự thật phũ phàng, một cựu binh dày dạn như Hoàng Xuân Vinh cũng buồn nản đến phát khóc. Đơn giản vì anh sẽ phải bỏ cuộc, không chỉ mất đi một cơ hội tranh tài sáng giá mà còn ảnh hưởng nặng đến uy tín của cá nhân cũng như của cả bắn súng Việt Nam. Ban Tổ chức sẽ khó có thể chấp nhận chuyện “tay không” đến Cúp thế giới của tuyển thủ Việt Nam, dù lỗi hoàn toàn không phải do anh.
Đúng lúc tuyệt vọng nhất, Hoàng Xuân Vinh đã có một quyết định mạo hiểm, dành cả một buổi chiều trước ngày đấu để thử đi mượn súng xem sao. Việc mượn súng của các đấu thủ hoàn toàn bất khả thi vì ai cũng mang đủ cho mình, và anh đành phải đặt hy vọng ở một số hãng sản xuất súng thể thao có mặt quảng bá nhân giải đấu.
Qua tới 5 hãng để trình bày, Hoàng Xuân Vinh đều bị từ chối khéo bởi các sản phẩm chủ yếu để trưng bày, một số ít có thể bán chứ mượn thì… chưa có tiền lệ. Tuy nhiên đến hãng thứ 6 của chính nước chủ nhà, thật may mắn, Vinh đã gặp đúng được một ông chủ là một cựu xạ thủ, biết rõ Xuân Vinh và rất có thiện cảm với bắn súng Việt Nam, nên đã đặc cách cho anh mượn một khẩu súng ngắn bắn chậm loại mới nhất. Tất nhiên, điều kiện đặt ra là Hoàng Xuân Vinh phải viết cam kết chịu đền bù nếu như khẩu súng bị hỏng hóc hay xướt xát gì.
Giải quyết được xong khâu súng khó nhất, Vinh đã phải dốc túi cả số ngoại tệ mang đi mua một cơ số đạn đủ để bước vào tranh tài ngay buổi sáng hôm sau.
Đoạt HCB vẫn tiếc hùi hụi
Trong số các xạ thủ tham dự Cúp thế giới tại Đức, Hoàng Xuân Vinh rõ ràng là trường hợp kỳ lạ nhất. Tình cảnh “tay không” đã khiến anh không hề được tập luyện hay bắn thử suốt mấy ngày trước giải. Đáng nói hơn còn sử dụng một khẩu súng đi mượn quá mới lạ, điều vốn tối kị với dân bắn súng có khi phải mất cả năm mới quen tay và vừa tay.
Vậy mà cuối cùng, tuyển thủ Việt Nam vẫn có một màn trình diễn thuộc diện đỉnh nhất trong nghiệp đấu của mình với khẩu súng đi mượn ấy ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm. Bản lĩnh tuyệt vời, đẳng cấp cao, cộng thêm một chút tâm lý giống như một sự “phục thù” đã giúp anh tỏa sáng rực rỡ.
Đặc biệt, trong bài bắn chung kết theo thể thức đấu loại trực tiếp, Vinh đã liên tục dẫn đầu để cùng với đối thủ sừng sỏ Zhang Bowen (Trung Quốc) giành quyền tranh ngôi nhất nhì trong 2 viên đạn cuối. Thời điểm ấy, Vinh vẫn đang dẫn trước Zhang, chỉ tiếc do quá căng thẳng nên anh đã thua điểm cả 2 viên cuối, để đối phương vượt lên thắng trong gang tấc.
Nếu có thêm một chút ổn định hay được bắn bằng khẩu súng quen của mình, rất có thể Vinh đã bước lên ngôi cao nhất, để có thêm một tấm HCV thứ 2 ở một Cúp thế giới. Trước đó, tại cuộc đấu trên đất Mỹ vào 2014, Hoàng Xuân Vinh đã giành HCV kèm theo kỷ lục thế giới ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam.
Tuy nhiên, với Vinh, tấm HCB lần này còn quý hơn vàng ròng, ở một giải đấu kỳ lạ và đáng nhớ nhất trong sự nghiệp. Xạ thủ đã giành suất chính thức tới Olympic 2016 này đã “tay không” dự giải rồi trở về với một tấm HCB lấp lánh.
Điều duy nhất nghĩ đến trước lượt bắn quyết định ở Olympic Rio
Con đường trở thành nhà vô địch Olympic của Hoàng Xuân Vinh không giản đơn. Anh từng nhiều lần nếm trải thất bại cay đắng do không làm chủ được cảm xúc, tất cả những ngày đã qua với Hoàng Xuân Vinh là chuỗi ngày tập luyện không mệt mỏi. Những giấc mơ ám ảnh hình viên đạn, cá nhân Vinh cũng có những bài tập riêng để anh đạt được sự tĩnh tâm tuyệt đối.
Theo Thanh Niên, người giúp Hoàng Xuân Vinh có được HCV ngoạn mục vừa qua chính là HLV Nguyễn Thị Nhung. Trưởng bộ môn bắn súng, HLV trưởng đội tuyển bắn súng quốc gia có nhiều bí quyết để giúp VĐV kiểm soát được bản thân. Giáo án HLV Nguyễn Thị Nhung cho Hoàng Xuân Vinh nhiều lần là những bài tập đứng yên tại chỗ, không cử động, không nói gì trong suốt hai tiếng.
Ngoài việc hô lớn “Tôi là VĐV giành huy chương vàng Olympic”, Hoàng Xuân Vinh phải thường xuyên tập luyện hết sức tập trung khi bên cạnh là HLV Nguyễn Thị Nhung nói lặp đi lặp lại về kỹ thuật. Nhiều lần, xạ thủ sinh năm 1974 phải ôm đầu hét lên “cô làm em đau đầu quá”. Tuy nhiên, chính những “thần chú” đó là một bí quyết để Hoàng Xuân Vinh chiến thắng mọi áp lực âm thanh, tiếng ồn xung quanh. Vào trường bắn, Vinh bỏ qua mọi tác động từ khán giả, trọng tài, anh chỉ biết đến bia đạn, khẩu súng và tiếng nói của lý trí.
Hoàng Xuân Vinh từng chia sẻ rằng từng mất bình tĩnh đến mức chân run bần bật, mặt tái nhợt trước những lần bắn quyết định. HLV Nguyễn Thị Nhung đã cho Vinh một phương thuốc đặc biệt: Lúc căng thẳng, Vinh chỉ được nghĩ đến một điều duy nhất. Cơn căng thẳng qua đi, Vinh làm chủ được mình và có những đường đạn chuẩn xác. Điều “duy nhất” đó là gì, Vinh và cô Nhung chỉ tiết lộ khi anh “giã từ vũ khí”.
Xạ thủ vui tính
Vào giờ tập luyện là nghiêm túc và kỷ luật thép, ngoài đời Hoàng Xuân Vinh cởi mở, hài hước. Bạn bè Hoàng Xuân Vinh đều quý mến anh bởi cách nói chuyện dí dỏm, chẳng hề khô khan chút nào như người ta thường nghĩ về VĐV bắn súng.
Nhà riêng của Hoàng Xuân Vinh từng ở Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên gia đình mới chuyển về Cầu Giấy để tiện cho việc học của các con và việc làm của vợ. Hoàng Xuân Vinh thích san sẻ việc nhà với vợ, dạy các con học bài. Trải qua một tuổi trẻ nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, Hoàng Xuân Vinh thấu hiểu được giá trị của những hạnh phúc đời thường.
“Tôi hai lần mồ côi mẹ”, anh từng kể cho chúng tôi bằng giọng trầm. Năm Hoàng Xuân Vinh 3 tuổi, mẹ anh lâm trọng bệnh, qua đời. Anh cùng một người em mới 1 tuổi được bố đưa về sống trong một căn nhà nhỏ ở phố Thụy Khuê, Hà Nội. Bố anh sau đó đi bước nữa, người mẹ thứ 2 rất yêu thương Vinh và em, nhưng ngay trước ngày cưới Vinh, mẹ cũng qua đời.
Đến với bắn súng bằng cả đam mê và gắn bó với nó suốt 17 năm qua, chưa một lúc nào Hoàng Xuân Vinh than thở về kinh tế, vật chất. Với Vinh, bắn súng cho anh tất cả những gì quý giá nhất đến tận bây giờ, vinh quang cho tổ quốc, hạnh phúc nghẹn ngào cho gia đình, những người bạn, người thầy đáng quý nhất trong cuộc đời.
Phóng viên Việt Nam đồng loạt đi tìm nhà Hoàng Xuân Vinh
Bongdaplus cho hay, từ tờ mờ sáng, các nhà báo thể thao đã hỏi nhau về địa chỉ nhà riêng, số điện thoại gia đình, người thân, bạn bè của Hoàng Xuân Vinh nhằm tìm ra những câu chuyện hay nhất. Tuy nhiên, thông tin đầu tiên là địa chỉ gia đình, số điện thoại nhà riêng cũng không thể lấy được.
Tất cả những câu trả lời đều gắn liền với những từ ngữ thể hiện sự không chắc chắn: Nếu tôi nhớ không nhầm thì nhà Hoàng Xuân Vinh ở…. Hình như, nhà Hoàng Xuân Vinh ở…
Giới phóng viên Việt Nam nâng niu từng tý thông tin một về gia đình Hoàng Xuân Vinh và vận dụng tất cả mối quan hệ của mình để tìm ra địa chỉ. Có nguồn tin cho rằng, Hoàng Xuân Vinh ở gần nhà HLV Nguyễn Đức Thắng, cựu cầu thủ Thể Công và đội tuyển Việt Nam nhưng khi hỏi, vợ HLV Đức Thắng bảo: “Hồi xưa, anh Vinh ở gần nhà em nhưng giờ anh ấy chuyển nhà rồi. Hình như về chung cư gì đó ở tận Làng quốc tế Thăng Long cơ…”.
Nghĩ rằng, những người ở bộ môn bắn súng chắc sẽ có địa chỉ và số điện thoại gia đình Hoàng Xuân Vinh nhưng khi nhờ những xạ thủ ở đây thì chỉ nhận được câu trả lời: "Anh ấy mới chuyển nhà, chờ em xin giúp nhé…" và tới giờ vẫn chưa có thêm phản hồi gì.
Xem thêm: 1 năm tập với súng không đạn, Hoàng Xuân Vinh vẫn giành HCV Olympic
Giành HCV Olympic, Hoàng Xuân Vinh được thưởng ít nhất 2,5 tỉ đồng
Hoàng Xuân Vinh giành HCV, Việt Nam muốn Olympic Rio bế mạc ngay và luôn
Hoàng Xuân Vinh: Xạ thủ 2 lần mất mẹ thành huyền thoại thể thao Việt Nam
Huyền Thi (tổng hợp)
http://motthegioi.vn/the-gioi-mang-c-85/thoi-su-facebook-c-145/chuyen-it-biet-ve-hoang-xuan-vinh-gianh-huy-chuong-bang-sung-di-muon-39834.html
Hoàng Xuân Vinh và những điều bạn chưa biết về xạ thủ nổi tiếng nhất Việt Nam giành HCV Olympic
Chủ nhật, 07/08/2016 11:38
(2Sao) – Mặc dù bén duyên với môn thể thao súng bắn hơi không được sớm nhưng với tố chất của con nhà binh, Hoàng Xuân Vinh bộc lộ thiên hướng xuất sắc và trở thành xạ thủ tài giỏi và nổi tiếng nhất Việt Nam.
>> Xạ thủ "mồ côi mẹ 2 lần" Hoàng Xuân Vinh giành HVC Olympics nhận thưởng 2,2 tỷ đồng
Tuổi thơ gian khó và thể lực yếu
Hoàng Xuân Vinh không phải là con nhà nòi cũng như có sức khỏe hoàn hảo để đi theo thể thao. Bố anh là bộ đội Quảng Trị tập kết, mẹ anh là công nhân. Mẹ của anh mất khi Xuân Vinh mới 3 tuổi vì bạo bệnh. Sống trong cảnh gian khó, Hoàng Xuân Vinh không có được sức khỏe hoàn hảo. Đến hết cấp 3, anh chỉ cao được cỡ 1m60. Xuân Vinh từng chia sẻ rằng, anh mồ côi mẹ đến hai lần, sau khi mẹ anh qua đời, bố anh đi bước nữa với người phụ nữ khác, bà yêu thương anh và em của anh như con ruột nhưng rồi bà cũng qua đời vì ung thư.
Học hết cấp 3, Hoàng Xuân Vinh tình nguyện nhập ngũ. Anh vào trường sĩ quan công binh ở Sông Bé (cũ) sau đó học tiếp ở trường Sĩ quan lục quân 2. Năm 1994 sau khi tốt nghiệp, Xuân Vinh về công tác tại Hà Tây và bắt đầu làm quen với môn bắn súng khi đã 20 tuổi.
Đến năm 24 tuổi, Xuân Vinh giành chiến tích đầu tiên khi đoạt quán quân giải bắn súng toàn quân. Hai năm sau đó, xạ thủ này đoạt HCV đồng thời phá kỷ lục quốc gia ở nội dung súng ngắn hơn 10m nam. Thành tích này chính là hành trang để Hoàng Xuân Vinh bước vào ĐTQG và liên tục đem về vinh quang cho bắn súng Việt Nam.
Kể từ khi đoạt HCV nội dung đồng đội tại SEA Games 21 đến nay không kỳ SEA Games nào Xuân Vinh không đoạt huy chương. Đặc biệt ở nội dung súng ngắn hơi 10m nam, Xuân Vinh không có đối thủ ở trong khu vực.
Ngôi sao sáng muộn
Xuân Vinh được giới thể thao đánh giá là "Ngôi sao sáng muộn", với hành trình vươn tới đỉnh cao khá đặc biệt, hệt như "đàn anh" Nguyễn Mạnh Tường. Không được phát hiện đào tạo bài bản ngay từ đầu, anh trưởng thành qua các giải bắn súng quân đội, mãi năm 24 tuổi mới chuyển hẳn sang nghiệp thể thao. Cũng phải đến tuổi 27 anh mới được gọi lên ÐTQG, rồi một năm sau bắt đầu được biết đến với tấm HCV đồng đội SEA Games đầu tiên.
"Bén duyên" muộn, nhưng tiến nhanh và chắc, kể từ năm 2007 (khi đoạt ba HCV SEA Games), Xuân Vinh đã được xem là người kế tục xứng đáng của "tượng đài" Mạnh Tường. Ðến giờ, với thành tích ấn tượng ở hầu hết các giải đấu lớn, có thể nhận định Xuân Vinh đang là ngôi sao sáng nhất trong nền thể thao Việt Nam nói chung và bộ môn bắn súng nói riêng vì đã vượt qua được nhiều anh lớn trong nghề với các thành tính vô cùng ấn tượng và nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới, Olympic.
Hoàng Xuân Vinh bị cận thị nặng và suy tim
Ít người biết rằng, xạ thủ nam hàng đầu Việt Nam bị cận thị nặng và suy tim, anh cũng từng có ý định giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Tuy nhiên, với sự kiên trì và bản tính kiên cường của con nhà binh, Xuân Vinh đã chinh phục được hầu hết các giải đấu lớn trong khu vực như Seagame, lớn hơn có Asiad và vươn xa với thế giới là World Cup và mới đây thôi, Xuân Vinh đã “phục thù” với HCV tại Olympic Rio 2016 sau “thất bại” với kế hoạch của anh đặt ra tại Olympic Luân Đôn 2012. Tuy vậy, năm 2012 là một năm vô cùng rực rỡ với Xuân Vinh. Với phong độ ấn tượng, xạ thủ Xuân Vinh đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ mạnh, giành HCV ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, tại giải Vô địch Châu Á diễn ra tại Trung Quốc.
Ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, Xuân Vinh đối đầu với những đối thủ rất mạnh nước chủ nhà Trung Quốc, Hàn Quốc…Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, Xuân Vinh liên tục có những loạt bắn ổn định, chính xác, trước khi giành HCV với điểm số cao nhất, 583 điểm.
Nỗ lực cùng những bài tập “lạ”giúp Xuân Hinh có được thể lực tốt
Khác với những môn thể thao khác, cần sự uyển chuyển và linh hoạt và sự “ồn ào” nhờ những câu hô hào, khẩu hiểu mỗi khi thi đấu, thì với bắn súng, các xạ thủ lại khác. Các tay súng phải tách khỏi mình với thực tại và lúc nào cũng luyện tập cho mình một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Xuân Vinh là người trầm tính, vẻ bề ngoài nói lên tất cả, mọi hành động của anh đều vừa phải và không quá nhanh. Xạ thủ Xuân Vinh thừa nhận, chính những bài tập “kỳ lạ” của HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung như bài tập tĩnh tâm (đứng tại chỗ không cử động tay chân, không nói trong 2 tiếng), bài tập khắc phục nhược điểm thiếu tự tin (trước khi tập luôn hô khẩu hiệu) đã góp phần quan trọng giúp anh khắc phục nhược điểm tâm lý, từ đó đạt được những thành tích cao…
Mãi năm 26 tuổi, Xuân Vinh mới vào đội tuyển quốc gia nhờ thành tích quán quân bắn súng toàn quân đội, đã từng trải qua nhiều khoảng thời gian vừa phải tập luyện, thi đấu giành huy chương vừa phải lo cho gia đình, Hoàng Xuân Vinh chia sẻ, đằng sau mỗi tấm huy chương của anh là những bài tập cường độ cao và chế độ dinh dưỡng khoa học để liên tục trụ vững với môn thể thao đam mê.
Huy Chương Vàng World Cup đầu tiên Xuân Vinh có được năm 2013
Tại giải bắn súng ISSF World Cup diễn ra tại Hàn Quốc năm 2013, xạ thủ số 1 Việt Nam Hoàng Xuân Vinh đã xuất sắc đoạt HCV ở nội dung sở trường 10m súng ngắn hơi nam. Xạ thủ Xuân Vinh đã đánh bại rất nhiều đối thủ mạnh như: cựu vô địch thế giới Matsuda Tomoyuki (Nhật Bản), vô địch Asian Games 2010, Lee Daemyung (Hàn Quốc), vô địch World Cup 2012, cựu vô địch thế giới Damir Mikec (Croatia) và đặc biệt là Wang Zhiwei (Trung Quốc)-người giành HCĐ Olympic London 2012.
Ở vòng chung kết, những loạt bắn cuối cùng đều có mức trên 10, mang về cho Xuân Vinh tổng điểm ấn tượng là 200,8, vượt qua đối thủ Wang Zhiwei chỉ đạt được 200,1 để giành HCV. Đây chính là tấm HCV đầu tiên trong lịch sử với cá nhân Xuân Vinh và bắn súng Việt Nam. Giải bắn súng ISSF World Cup quy tụ hơn 300 xạ thủ trên thế giới tham dự. Tại giải này, bắn súng Việt Nam góp mặt với 10 VĐV, nhưng chỉ có Xuân Vinh là thi đấu đạt thành tích cao.
Hoàng Xuân Vinh phá kỷ lục và đạt HCV tại World Cup 2014
Tại vòng loại, Hoàng Xuân Vinh thi đấu không thật sự thành công, khi anh chỉ đạt đạt 582 điểm, kém VĐV đứng thứ nhất 3 điểm và kém một xạ thủ đồng hương 2 điểm. Tuy nhiên, khi vào vòng chung kết, xạ thủ sinh năm 1974 đã có một phong độ cực kỳ ấn tượng, anh đạt tổng 202,8 điểm, giành HCV. Thành tích này của Xuân Vinh cũng giúp anh phá kỷ lục quốc gia của chính mình (kỷ lục cũ là 202,5 điểm).
Hoàng Xuân Vinh đã giành HCB nội dung 50 m súng ngắn bắn chậm nam tại World Cup 2015 bắn súng diễn ra ở thành phố Munich (nước Đức) với 189,3 điểm. Điều đáng tiếc là chỉ cần tập trung hơn, xạ thủ người Việt Nam đã có thể giành HCV.
Mặc dù đây là nội dung sở trường của Hoàng Xuân Vinh nhưng , người hâm mộ Việt Nam chưa được thỏa mãn. Ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm, Xuân Vinh đã xuất sắc dẫn đầu về thành tích với 173,9 điểm khi chỉ còn 2 xạ thủ cuối cùng (người còn lại là xạ thủ Trung Quốc Zhang Bowen được 173,8 điểm). Đáng tiếc là ở những loạt đạn cuối, Hoàng Xuân Vinh thi đấu thiếu tập trung, khiến anh hụt tấm HCV.
Thành tích cụ thể của Xuân Vinh là 189,3 điểm. Trong khi đó, VĐV Zhang Bowen đã đạt 192,6 điểm. HCĐ thuộc về VĐV người Trung Quốc khác là Wang Zhiwei với 173,6 điểm.
Hoàng Xuân Vinh xuất sắc giành HCV Olympic Rio 201
Ở vòng loại, với 281 điểm, Xuân Vinh đã lần đầu tiên lọt vào chung kết ở một kỳ Olympic. Khi bước vào trận chung kết, anh đã liên tiếp vươn lên dẫn đầu trong các lượt bắn, và cuối cùng lên ngôi vô địch với số điểm 202,5. Số điểm này cũng chính thức giúp xạ thủ Việt Nam lập kỷ lục của thế vận hội.
>> Xạ thủ "mồ côi mẹ 2 lần" Hoàng Xuân Vinh giành HVC Olympics nhận thưởng 2,2 tỷ đồng
Q.Q.
Theo Vietnamne
Tuổi thơ gian khó và thể lực yếu
Hoàng Xuân Vinh không phải là con nhà nòi cũng như có sức khỏe hoàn hảo để đi theo thể thao. Bố anh là bộ đội Quảng Trị tập kết, mẹ anh là công nhân. Mẹ của anh mất khi Xuân Vinh mới 3 tuổi vì bạo bệnh. Sống trong cảnh gian khó, Hoàng Xuân Vinh không có được sức khỏe hoàn hảo. Đến hết cấp 3, anh chỉ cao được cỡ 1m60. Xuân Vinh từng chia sẻ rằng, anh mồ côi mẹ đến hai lần, sau khi mẹ anh qua đời, bố anh đi bước nữa với người phụ nữ khác, bà yêu thương anh và em của anh như con ruột nhưng rồi bà cũng qua đời vì ung thư.
Học hết cấp 3, Hoàng Xuân Vinh tình nguyện nhập ngũ. Anh vào trường sĩ quan công binh ở Sông Bé (cũ) sau đó học tiếp ở trường Sĩ quan lục quân 2. Năm 1994 sau khi tốt nghiệp, Xuân Vinh về công tác tại Hà Tây và bắt đầu làm quen với môn bắn súng khi đã 20 tuổi.
Đến năm 24 tuổi, Xuân Vinh giành chiến tích đầu tiên khi đoạt quán quân giải bắn súng toàn quân. Hai năm sau đó, xạ thủ này đoạt HCV đồng thời phá kỷ lục quốc gia ở nội dung súng ngắn hơn 10m nam. Thành tích này chính là hành trang để Hoàng Xuân Vinh bước vào ĐTQG và liên tục đem về vinh quang cho bắn súng Việt Nam.
Kể từ khi đoạt HCV nội dung đồng đội tại SEA Games 21 đến nay không kỳ SEA Games nào Xuân Vinh không đoạt huy chương. Đặc biệt ở nội dung súng ngắn hơi 10m nam, Xuân Vinh không có đối thủ ở trong khu vực.
Ngôi sao sáng muộn
Xuân Vinh được giới thể thao đánh giá là "Ngôi sao sáng muộn", với hành trình vươn tới đỉnh cao khá đặc biệt, hệt như "đàn anh" Nguyễn Mạnh Tường. Không được phát hiện đào tạo bài bản ngay từ đầu, anh trưởng thành qua các giải bắn súng quân đội, mãi năm 24 tuổi mới chuyển hẳn sang nghiệp thể thao. Cũng phải đến tuổi 27 anh mới được gọi lên ÐTQG, rồi một năm sau bắt đầu được biết đến với tấm HCV đồng đội SEA Games đầu tiên.
"Bén duyên" muộn, nhưng tiến nhanh và chắc, kể từ năm 2007 (khi đoạt ba HCV SEA Games), Xuân Vinh đã được xem là người kế tục xứng đáng của "tượng đài" Mạnh Tường. Ðến giờ, với thành tích ấn tượng ở hầu hết các giải đấu lớn, có thể nhận định Xuân Vinh đang là ngôi sao sáng nhất trong nền thể thao Việt Nam nói chung và bộ môn bắn súng nói riêng vì đã vượt qua được nhiều anh lớn trong nghề với các thành tính vô cùng ấn tượng và nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới, Olympic.
Hoàng Xuân Vinh bị cận thị nặng và suy tim
Ít người biết rằng, xạ thủ nam hàng đầu Việt Nam bị cận thị nặng và suy tim, anh cũng từng có ý định giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Tuy nhiên, với sự kiên trì và bản tính kiên cường của con nhà binh, Xuân Vinh đã chinh phục được hầu hết các giải đấu lớn trong khu vực như Seagame, lớn hơn có Asiad và vươn xa với thế giới là World Cup và mới đây thôi, Xuân Vinh đã “phục thù” với HCV tại Olympic Rio 2016 sau “thất bại” với kế hoạch của anh đặt ra tại Olympic Luân Đôn 2012. Tuy vậy, năm 2012 là một năm vô cùng rực rỡ với Xuân Vinh. Với phong độ ấn tượng, xạ thủ Xuân Vinh đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ mạnh, giành HCV ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, tại giải Vô địch Châu Á diễn ra tại Trung Quốc.
Ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, Xuân Vinh đối đầu với những đối thủ rất mạnh nước chủ nhà Trung Quốc, Hàn Quốc…Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, Xuân Vinh liên tục có những loạt bắn ổn định, chính xác, trước khi giành HCV với điểm số cao nhất, 583 điểm.
Nỗ lực cùng những bài tập “lạ”giúp Xuân Hinh có được thể lực tốt
Khác với những môn thể thao khác, cần sự uyển chuyển và linh hoạt và sự “ồn ào” nhờ những câu hô hào, khẩu hiểu mỗi khi thi đấu, thì với bắn súng, các xạ thủ lại khác. Các tay súng phải tách khỏi mình với thực tại và lúc nào cũng luyện tập cho mình một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Xuân Vinh là người trầm tính, vẻ bề ngoài nói lên tất cả, mọi hành động của anh đều vừa phải và không quá nhanh. Xạ thủ Xuân Vinh thừa nhận, chính những bài tập “kỳ lạ” của HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung như bài tập tĩnh tâm (đứng tại chỗ không cử động tay chân, không nói trong 2 tiếng), bài tập khắc phục nhược điểm thiếu tự tin (trước khi tập luôn hô khẩu hiệu) đã góp phần quan trọng giúp anh khắc phục nhược điểm tâm lý, từ đó đạt được những thành tích cao…
Mãi năm 26 tuổi, Xuân Vinh mới vào đội tuyển quốc gia nhờ thành tích quán quân bắn súng toàn quân đội, đã từng trải qua nhiều khoảng thời gian vừa phải tập luyện, thi đấu giành huy chương vừa phải lo cho gia đình, Hoàng Xuân Vinh chia sẻ, đằng sau mỗi tấm huy chương của anh là những bài tập cường độ cao và chế độ dinh dưỡng khoa học để liên tục trụ vững với môn thể thao đam mê.
Huy Chương Vàng World Cup đầu tiên Xuân Vinh có được năm 2013
Tại giải bắn súng ISSF World Cup diễn ra tại Hàn Quốc năm 2013, xạ thủ số 1 Việt Nam Hoàng Xuân Vinh đã xuất sắc đoạt HCV ở nội dung sở trường 10m súng ngắn hơi nam. Xạ thủ Xuân Vinh đã đánh bại rất nhiều đối thủ mạnh như: cựu vô địch thế giới Matsuda Tomoyuki (Nhật Bản), vô địch Asian Games 2010, Lee Daemyung (Hàn Quốc), vô địch World Cup 2012, cựu vô địch thế giới Damir Mikec (Croatia) và đặc biệt là Wang Zhiwei (Trung Quốc)-người giành HCĐ Olympic London 2012.
Ở vòng chung kết, những loạt bắn cuối cùng đều có mức trên 10, mang về cho Xuân Vinh tổng điểm ấn tượng là 200,8, vượt qua đối thủ Wang Zhiwei chỉ đạt được 200,1 để giành HCV. Đây chính là tấm HCV đầu tiên trong lịch sử với cá nhân Xuân Vinh và bắn súng Việt Nam. Giải bắn súng ISSF World Cup quy tụ hơn 300 xạ thủ trên thế giới tham dự. Tại giải này, bắn súng Việt Nam góp mặt với 10 VĐV, nhưng chỉ có Xuân Vinh là thi đấu đạt thành tích cao.
Hoàng Xuân Vinh phá kỷ lục và đạt HCV tại World Cup 2014
Tại vòng loại, Hoàng Xuân Vinh thi đấu không thật sự thành công, khi anh chỉ đạt đạt 582 điểm, kém VĐV đứng thứ nhất 3 điểm và kém một xạ thủ đồng hương 2 điểm. Tuy nhiên, khi vào vòng chung kết, xạ thủ sinh năm 1974 đã có một phong độ cực kỳ ấn tượng, anh đạt tổng 202,8 điểm, giành HCV. Thành tích này của Xuân Vinh cũng giúp anh phá kỷ lục quốc gia của chính mình (kỷ lục cũ là 202,5 điểm).
quân hàm từ thượng tá lên đại tá quân đội ngay tại Làng VĐV Asian Games 17.
Hoàng Xuân Vinh từng hụt HCV tại World Cup 2015 vì thiếu tập trungHoàng Xuân Vinh đã giành HCB nội dung 50 m súng ngắn bắn chậm nam tại World Cup 2015 bắn súng diễn ra ở thành phố Munich (nước Đức) với 189,3 điểm. Điều đáng tiếc là chỉ cần tập trung hơn, xạ thủ người Việt Nam đã có thể giành HCV.
Thành tích cụ thể của Xuân Vinh là 189,3 điểm. Trong khi đó, VĐV Zhang Bowen đã đạt 192,6 điểm. HCĐ thuộc về VĐV người Trung Quốc khác là Wang Zhiwei với 173,6 điểm.
Hoàng Xuân Vinh xuất sắc giành HCV Olympic Rio 201
Ở vòng loại, với 281 điểm, Xuân Vinh đã lần đầu tiên lọt vào chung kết ở một kỳ Olympic. Khi bước vào trận chung kết, anh đã liên tiếp vươn lên dẫn đầu trong các lượt bắn, và cuối cùng lên ngôi vô địch với số điểm 202,5. Số điểm này cũng chính thức giúp xạ thủ Việt Nam lập kỷ lục của thế vận hội.
>> Xạ thủ "mồ côi mẹ 2 lần" Hoàng Xuân Vinh giành HVC Olympics nhận thưởng 2,2 tỷ đồng
Q.Q.
Theo Vietnamne
http://2sao.vn/xa-hoi/hoang-xuan-vinh-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-xa-thu-noi-tieng-nhat-viet-nam-gianh-hcv-olympic-p0c1048n20160807114909422.vnn
Nhớ về xạ thủ Việt từng lên đỉnh thế giới trước Hoàng Xuân Vinh
Kim Thiền |
Năm 2000, xạ thủ Trần Oanh đã được Ủy ban Olympic quốc tế chính thức công nhận là VĐV xuất sắc nhất thế kỷ XX của Việt Nam - vinh dự chưa bất kỳ nhà vô địch Việt Nam nào có được.
LTS: Nhà vô địch Hoàng Xuân Vinh vừa đưa thể thao Việt Nam lên đỉnh cao thế giới với HCV Olympic chói lọi, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng trước anh, đã từng có một xạ thủ Việt Nam khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ với kỷ lục thế giới mà mình lập được - Trần Oanh.
Tuy nhiên, những vinh quang thể thao của ông bị che lấp bởi nỗi buồn, niềm đau và sự khốn khó đến tận cùng suốt hơn 10 năm cuối đời. Cái kết tuyệt đối buồn cho một nhà vô địch tuyệt đối của thể thao Việt Nam.
Những ngày cuối đời đầy xót xa
Rời khẩu súng đã từng chinh tây phạt bắc khắp thế giới, nhà vô địch lừng lẫy Trần Oanh lặng lẽ trở về quê, nơi góc biển Tĩnh Gia (Thanh Hóa), hàng ngày đánh te (bắt tép), uống rượu. Nhiều đồng đội, bạn bè gặp ông đều bật khóc trước gia cảnh khốn khó và 6 đứa con không đủ ăn.
Hàng trăm tấm huy chương trong nước và quốc tế được người lính già đưa về cho trẻ con chơi. Mến tài ông, phó trưởng Ty Thể thao Thanh Hóa Cao Đình Tiếp về tận quê mời ông lên huấn luyện cho đội tuyển bắn súng tỉnh với tiền bồi dưỡng tương đương 6kg gạo/ngày, giúp ông nuôi gia đình.
Đấy là năm 1975. Mười năm sau, ông vĩnh viễn rời bỏ cõi đời, bỏ lại sáu người con được đặt tên theo các nước ông đã từng đặt chân đến ngày còn thi đấu: Đức, Việt, Tiệp, Hoa (Trung Hoa), Ba (Cuba) và cô con gái út tên Yến vẫn phải sống trong khốn khó.
Suốt bảy năm trời, ngôi mộ của tay súng vô địch thế giới nằm cô đơn trên một gò hoang bên bãi biển xã Hải Yến, Cho đến năm 1992, cục trưởng Cục TDTT Dương Nghiệp Chí và lãnh đạo Sở TDTT Thanh Hóa hỗ trợ 4,5 triệu đồng, di dời mộ phần ông về chân núi Chuột.
Phần thưởng không tưởng cho nhà vô địch thế giới
Kể từ khi vác súng lên đội tuyển bắn súng quân đội năm 1956, xạ thủ Trần Oanh luôn là cánh chim đầu đàn của bắn súng Việt Nam, tham dự các giải thể thao quân đội các nước XHCN được tổ chức hằng năm.
Tháng 7 năm 1962, Trần Oanh cùng 11 vận động viên đại diện cho Việt Nam tham dự giải bắn súng quân đội các nước XHCN tại Plezen (Tiệp Khắc cũ), với sự góp mặt của 15-16 nước trên khắp thế giới cùng hàng trăm tay súng đỉnh cao.
Ở loạt bắn thứ 10 của môn súng ngắn ổ quay, tình thế cực kỳ gay cấn khi các xạ thủ của Liên Xô cũ, CHDC Đức bắn được 585 điểm, đến lượt xạ thủ Tiệp Khắc vượt qua với 586 điểm - san bằng kỷ lục thế giới tại thời điểm đó.
Cả trường bắn chỉ còn trơ mỗi Trần Oanh bắn cuối. Xạ thủ chân đất miền biển giương súng. Năm viên đạn cuối cùng đều găm trúng vòng 10, hoàn tất loạt bắn 30 viên đều đi trúng vòng 10, ghi 587 điểm, phá kỷ lục thế giới do đại úy McKlein của Mỹ lập tại giải VĐTG vài năm trước.
Khi xạ thủ Trần Oanh hạ súng xuống, tất cả mọi người trong trường bắn, không ai bảo ai đổ xô vào công kênh tay súng vừa lập thành tích lừng lẫy địa cầu.
Với thành tích không tưởng trên đỉnh thế giới, nhà vô địch thế giới Trần Oanh khi về nước được thưởng hẳn... 3 ngày phép, mượn xe đạp từ Sơn Tây về Tĩnh Gia (Thanh Hóa) thăm gia đình.
Ngày 19/11/2015, ba mươi năm sau ngày ông mất, trong dịp kỷ niệm 55 năm Bắn súng Thể thao Việt Nam, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam và Tổng cục TDTT đã có chuyến về thăm và thắp hương tưởng nhớ cố xạ thủ Trần Oanh tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Sửa súng giữa trường bắn
Năm 1966, xạ thủ Trần Oanh lại một lần nữa lập công lớn với chức vô địch môn súng ngắn bắn chậm cùng thành tích 574 điểm, góp công lớn vào thắng lợi của đoàn thể thao Việt Nam tại Đại hội thể thao GANEFO châu Á lần thứ nhất.
Ngay ngày về nước (19/12/1966), Trần Oanh cùng một số đồng đội được gặp Bác Hồ, và ông là một trong bốn người được Bác tự tay gắn tấm huy hiệu mang tên Người.
Nhưng câu chuyện mà những đồng đội cùng thời như ông Trương Bỉnh Di, Phạm Thảo, Nguyễn Đinh Quý, Trần Đình Mấn... nhớ nhất về xạ thủ nổi tiếng này là câu chuyện ở giải bắn súng hữu nghị quốc tế mở rộng tại Bắc Kinh một năm sau đó.
Trong số những vận động viên tham dự, có xạ thủ khét tiếng người Trung Quốc Trương Hùng, đang giữ kỷ lục châu Á môn súng ngắn bắn chậm 50 viên với thành tích 553 điểm.
Thời gian cuộc thi là hai tiếng rưỡi, trong đó có một tiếng bắn thử. Chẳng hiểu sao Trần Oanh cứ giơ súng lên là đạn lại nổ do cướp cò, 15 viên bắn thử thì hỏng đến 11 viên. Thời gian bắn thử đã hết mà súng thì vẫn hỏng.
Trần Oanh suy nghĩ hồi lâu, rồi đưa ra một quyết định bất ngờ và gây kinh ngạc - tháo súng ra sửa ngay tại bệ bắn. Mười phút ông sửa khẩu Iji cổ lỗ là 10 phút dài như thế kỷ với HLV và đoàn bắn súng Việt Nam.
Lắp súng vào, từng phát đạn lại ngoan ngoãn đi đúng theo đường ngắm của xạ thủ dạn dày kinh nghiệm và hết mực tài năng. Hết lượt bắn, Trần Oanh ghi 554 điểm, vượt kỷ lục châu Á lúc bấy giờ và xuất sắc giành ngôi vô địch.
Hiện tại, mộ phần của cố xạ thủ Trần Oanh đã được di dời về nghĩa trang Cồn Choàn, xã Hải Yến, và dự định sẽ được di dời thêm lần nữa về nghĩa trang xã Hải Yến mới. Bà Cao Thị Sang - vợ ông và con cháu hiện sống trong căn nhà thuộc khu tái định cư Nguyên Bình, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.