Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

01/07/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Trần Đăng Khoa và hai câu thơ của bậc thầy Xuân Diệu, tranh luận 2016



Bài lấy từ các nguồn, đọc từ dưới lên.


---

3.

04.6.2016-17:30
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Về hai câu thơ của Xuân Diệu

TRẦN ĐĂNG KHOA

NVTPHCM- Xuân Diệu là thầy dạy nghề của tôi, là một trong những nhà thơ tôi ngưỡng mộ và kính trọng sâu sắc. Tôi đặc biệt bái phục hai câu thơ của ông:

Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung...

Cứ như cách hiểu của tôi thì đây là câu thơ rất giản dị mà kỳ vĩ, có tầm khái quát rất cao, lại rất điêu luyện trong kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ, một công việc bếp núc nhà nghề không mấy dễ dàng mà ngay cả Xuân Diệu cũng không phải lúc nào cũng làm được.

Xuân Diệu từng viết về việc khai thác than, phải lọc bao nhiêu tấn đất đá mới chọn ra được một tấn than như thế nào. Rồi chuyện đóng hộp dưa chuột. Ông kể rất tỉ mỉ là phải chọn loại dưa như thế nào, hình dáng kích cỡ ra sao, dưa không được vẹo vọ hay sứt sẹo, rồi rửa dưa thế nào, không được để lẫn một hạt cát khi đóng hộp.

Đọc chỉ thấy quý tấm lòng của ông đối với công việc sản xuất, còn bài thơ thì đã chệch ra khỏi văn chương và trượt xuống việc bốc đất bốc đá hay kỹ thuật muối dưa chuột mất rồi, không còn là thơ nữa.

Xuân Diệu viết về việc mở đường ở Mã Pí Lèng cũng thế. Cái thực tế rất cụ thể, rất chính xác như thế này cũng không phải là thơ:

Đá nhỏ bắt đầu rơi lộp bộp
Sau lôi đá lớn đổ ầm ầm...

Chiêm ngưỡng Xuân Diệu một cách khách quan và sòng phẳng như thế để chia sẻ nỗi vất vả cực nhọc trong công việc sáng tạo thi ca với ông, càng thấy quý hơn, trân trọng hơn hai câu thơ tuyệt vời ở mọi phương diện của ông: “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung”.

Tôi đọc đã nhiều, lục lọi cũng rất nhiều trong kho tàng thi ca nhân loại, nhưng cho đến nay, tôi chưa thấy câu thơ nào kỳ vĩ hơn thế, tài nghệ đến như thế trong lĩnh vực xây dựng hình tượng thơ và đặc biệt là kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ.

Trong nền thi ca nhân loại, nếu xét về mặt tổng thể, nhà thơ Xuân Diệu của chúng ta chỉ ở một vị trí khiêm nhường, nếu đặt ông bên cạnh Lý Bạch, Đỗ Phủ, R. Tagor, Nguyễn Du, A. Pushkin, Walt Witman v.v…

Nhưng nếu mỗi thi sĩ chỉ được chọn ra hai câu thơ và chỉ hai câu thơ thôi, thì tôi ngờ rằng, có lẽ tất cả các bậc thiên tài kia đều phải ngả mũ trước Xuân Diệu.

Hồn vía của hai câu thơ rất tuyệt vời ấy nằm trong một chữ. Đó là chữ “đi”. Còn nếu cứ tách bạch ra thì câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt” chỉ là chuyện thực tế đời sống được nâng cao.

Vì ai cũng biết, trái đất của chúng ta ba phần tư là biển. Nước biển lại mặn, dễ gợi đến nước mắt. Nhưng từ đấy, Xuân Diệu nhìn thấy Trái đất “đi” như một giọt lệ thì hay thật.

Nó hay chính ở cái chữ “đi” này. “Đi” là ở thế chủ động, và phải “đi” thì trái đất mới thành một sinh linh, mới ra một thân phận.

Vậy mà có nhà phê bình khi tranh luận với tôi về câu thơ này, lại đề nghị đổi chữ “đi” thành chữ “trôi”.

“Trôi” thì thành nước thật mất rồi, trái đất hóa vô cảm như dòng nước vô tri, câu thơ dễ dãi và lười nhác. Vả lại, nếu cứ phân tích theo lối bắt bẻ, chẻ hoe ra như cái ông phê bình ấy thì giọt lệ cũng không thể trôi được.

Nó có thể “rơi” hoặc “bay” trong không trung, chứ làm sao có thể “trôi”?

Trôi phải có dòng. Một giọt lệ làm sao có thể trôi được như một dòng nước và ở trong nước. Thật buồn cười. Chữa thế là ngớ ngẩn và làm hỏng mất cả câu thơ.

Trong một bài viết của mình, khi khẳng định câu thơ này bay ra ngoài quỹ đạo quen thuộc của thơ Xuân Diệu, là trong lòng tôi có chút băn khoăn. Thực tình trong thâm tâm, tôi ngờ câu thơ này không phải của Xuân Diệu vì nó nhuốm màu Huy Cận.

Cái hay của thơ Xuân Diệu thường hay theo kiểu khác. Xuân Diệu có hai chặng đường thơ rất rõ rệt mà bất cứ người đọc nào cũng có thể nhận ra. Trước cách mạng là rạo rực yêu đương và sống cuống quýt, vội vàng. Thơ không phải là hiện thực trần trụi:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây...

Sau Cách mạng, ông kéo thơ từ trăng sao mây gió về mặt đất trần trụi và cố gắng đưa thật nhiều thực tế đời sống vào thơ. Ông nhiều lần phàn nàn với tôi: “Cái mồm của thơ ta bé quá. Phải rạch nó ra để nhét đất đá của đời sống vào”.

Ông quan niệm thơ phải “Chân chân chân. Thật thật thật”. Câu thơ này chẳng nằm trong khoảng nào trong cả đời thơ Xuân Diệu. Đã thế, nó lại có “hơi” Huy Cận rất rõ.

Nỗi băn khoăn ấy cứ đeo đẳng tôi mãi. Một lần, tình cờ gặp Huy Cận, không hiểu sao, nhìn cái dáng phục phịch của Huy Cận, tôi lại đâm ngờ vực cái linh cảm ấy của mình. Hình như tôi đã nhầm. Cái câu thơ rất siêu thoát ấy không chắc của Huy Cận.

Và rồi một lần khác, chẳng biết do giời xui đất khiến thế nào đó, tôi lại bộc lộ nỗi băn khoăn ấy với Huy Cận. Huy Cận đột ngột kêu lên:

- Trời ơi, sao cậu biết chuyện đó? Ai nói với cậu thế? Huy Cận tỏ ra rất ngạc nhiên.

Rồi ông bộc bạch:

- Đúng là câu thơ ấy của mình. Mình viết năm 1940 ở Huế. Xuân Diệu rất thích nên mình tặng Diệu. Bây giờ, thì mình thấy câu thơ ấy chính là của Diệu chứ không phải của Cận nữa…

Đến lúc ấy, tôi mới biết cái linh cảm của tôi đã không phản tôi. Câu thơ ấy đúng là của Huy Cận thật. Kể lại với bạn đọc điều này, tôi nghĩ mình cũng chẳng làm điều gì phương hại đến uy tín của Xuân Diệu.

Xuân Diệu như một trái núi. Có tách riêng ra một tảng đá, cho dù đó là vàng ròng đi nữa, thì cũng không phải vì thế mà trái núi đó nhỏ đi. Ngược lại, ta còn biết thêm một vẻ đẹp nữa của tình bạn giữa hai thi sĩ lớn: Xuân Diệu và Huy Cận.






Nhà thơ Chử Văn Long

HAI CÂU THƠ VẪN LÀ CỦA XUÂN DIỆU

CHỬ VĂN LONG


Không thể tin bài viết của Trần Đăng Khoa “Về hai câu thơ của Xuân Diệu”: "Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung" là của Huy Cận!

Dù bài viết đã được dàn dựng, che chắn, sắp xếp lớp lang như một vở diễn, vẫn để lại những sơ hở, mâu thuẫn rất dễ nhận ra cái tâm không thực ở người viết: Mở đầu, Trần Đăng Khoa vừa nhận Xuân Diệu là thầy dạy nghề của mình với lòng trân trọng và ngưỡng mộ sâu sắc, vừa đem hai câu thơ trên ca ngợi hết lời… kéo cả Lý Bạch, Đỗ Phủ, R.Tagor, Nguyễn Du, A.Pushkin, Walt Witman… vào so sánh, nếu mỗi thi sĩ chỉ được chọn ra hai câu thơ, có lẽ tất cả các thiên tài nhân loại kia đều phải ngả mũ trước Xuân Diệu! Ngoắt một cái Khoa quay lại đưa ra những lời tóm tắt hết sức bỗ bã: “Đời thơ Xuân Diệu, trước cách mạng là rạo rực yêu đương và sống cuống quýt bay bổng… Sau cách mạng ông kéo thơ về mặt đất cần lao và cố gắng đưa thật nhiều thực tế đời sống vào thơ, đọc chỉ thấy quý tấm lòng của ông đối với công việc sản xuất, còn bài thơ thì đã chệch ra khỏi văn chương và trượt xuống việc bốc đất bốc đá hay kỹ thuật muối dưa chuột!”. Liệu có ai tin đây là chân dung một đời thơ Xuân Diệu, lại do nhà thơ Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa vẽ ra để tưởng niệm trên tờ Văn Nghệ số kỷ niệm một trăm năm ngày sinh Xuân Diệu?

Vì sao có sự ngoắt ngoéo làm vậy? Người đọc mẫn cảm sẽ thấy đây là thao tác đã được tính toán để Khoa gài cắm “cái thước lý luận do Khoa tự chế” khi khen hai câu thơ là “rất điêu luyện đưa thực tế đời sống vào thơ” để so sánh với thơ Xuân Diệu do Khoa tóm tắt: “Sau cách mạng ông đưa thật nhiều thực tế đời sống vào thơ… nhưng đã chệch ra khỏi văn chương, trượt xuống việc bốc đất bốc đá hay kỹ thuật muối dưa chuột”, để nói “Xuân Diệu không có tài đưa thực tế đời sống vào thơ”, không phải là người làm hai câu thơ tuyệt vời ở trên mà Khoa đã “linh cảm” từ thuở viết “Chân dung đối thoại” đã thấy “nó bay ra ngoài quỹ đạo thơ Xuân Diệu”, nó nhuốm “màu Huy Cận” có “hơi Huy Cận”!

Mục đích bài viết không dừng lại ở việc tước đi hai câu thơ của Xuân Diệu để trao cho Huy Cận, để hạ bệ Xuân Diệu. Nhưng cũng không nhằm đề cao Huy Cận, mà nhằm để tự tôn vinh cái tài “linh cảm, thần đồng” của Khoa, người nhìn ra được hai câu thơ tột đỉnh của nhân loại, lại tìm ra được tác giả chính thức sau gần cả thể kỷ đã mang tên Xuân Diệu! Đọc dòng văn dưới đây trước khi kết thúc bài viết, ta như nghe tiếng thở phào của Khoa sau những vật lộn, chắp nối một bài viết vừa ảo vừa thực: "Đến lúc ấy tôi mới biết cái “linh cảm” của tôi đã không phản tôi". Nhưng sao liền ngay đó Khoa lại hạ bút: “Kể lại với bạn đọc điều này tôi nghĩ mình cũng chẳng làm điều gì phương hại đến uy tín của Xuân Diệu”.

Phải chăng sau khi bằng mọi giá đạt được mục đích của mình, trái tim nhà thơ lại đưa Khoa về với những buồn vui phải, trái. Một cậu học trò lột mũ áo của thầy trước bàn dân thiên hạ, ngày cả nước đang kỷ niệm cuộc đời và nhân cách văn chương của ông, làm sao không chút ân hận. Rồi việc hai câu thơ ấy Xuân Diệu viết từ thời Thơ mới, trước Cách mạng, Khoa lại cố tình đào xới thơ Xuân Diệu viết sau Cách mạng để so sánh chỉ thấy thơ ông “bốc đất, bốc đá và kỹ thuật muối dưa chuột”. Khoa thông minh, làm sao không biết thơ trước cách mạng của Xuân Diệu có nhiều câu mang bút pháp tư duy, những gợi cảm hình thức rất gần với hai câu thơ đem bàn.

Khi ví (trái đất với nước mắt) thật gần gũi với nhìn (trăng thành vú mộng). Hình ảnh “Trái đất đi như giọt lệ giữa không trung” gợi ta nhớ ngay tới “Trăng khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn”… cố tình tước đi hai câu thơ Khoa cho là hay nhất ở Xuân Diệu như là phủ nhận cả đời thơ Xuân Diệu, nên người đọc càng không tin ngay cả lời khen của Khoa về hai câu thơ hay, nó sâu sắc và ôm chứa, nhưng dùng từ “kỳ vĩ” khen một câu thơ có khác gì chỉ đây là đỉnh núi Hymalaya. Thơ hay không chỉ đo bằng chiều cao, chiều rộng còn tiếng rung của sợi tơ đồng vọng mãi ngàn năm. Ngoài hai câu thơ ấy Xuân Diệu còn bao câu hay khác làm nên Xuân Diệu - ông Hoàng thi ca một thuở. Cả chặng sau cách mạng vẫn có những bài, những câu thật cuốn hút, mãi mãi say đắm, trẻ trung như “Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt”.

Khi đọc tới câu “Kỹ nghệ điêu luyện đưa thực tế đời sống vào thơ” được mệnh danh là “cái thước đo thơ tự chế của Khoa” nó đưa người đọc đến với hình dung một thứ lý luận thơ ngồ ngộ, pha trộn bằng khái niệm của nền sản xuất công nghiệp ở những nước phát triển, kỹ nghệ luyện thép, kỹ nghệ hóa dầu, ở trình độ cao là chế tạo máy bay, làm tàu vũ trụ chứ làm gì có “kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ”. Thơ là sản phẩm tinh thần đơn chiếc, dù rèn luyện đến đâu cũng không thể tạo nên một kỹ nghệ sản xuất thơ. Thời làm thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa từng có câu thơ thật sự thần đồng: “Trăng bay như quả bóng/ Đứa nào đá lên trời”! Thơ thiếu nhi Việt Nam chưa có câu nào đặt ngang so sánh. Lúc ấy Khoa đâu đã có khái niệm “kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ”!

Nước cờ chủ chốt khi Khoa kết thúc bài viết là rất táo bạo, dẫn lời Huy Cận: “Câu thơ ấy đúng là của mình. Mình viết năm 1940 ở Huế”, hẳn Khoa yên chí không ai còn dám tranh luận với mình. Nhưng Huy Cận đã không còn, ai tin được đây là lời Huy Cận. Về lý người ta có thể hỏi: “Sao Trần Đăng Khoa không công bố khi Huy Cận còn sống? Và cả trường hợp được nghe chính Huy Cận nói ra lời này thì vẫn còn thiếu lời của Xuân Diệu đã yên nghỉ ở cõi gió mây. Nên hai câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” mãi mãi chỉ là của Xuân Diệu.


Theo VĂN NGHỆ

http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/tranh-luan-ve-hai-cau-tho-xuan-dieu.html#





2.

“Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung.”
Hai câu thơ trong bài “Lệ” của nhà thơ Xuân Diệu chính là nguyên do dẫn đến cuộc tranh luận thú vị này. Những giai thoại về tình thân giữa hai nhà thơ lớn Xuân Diệu và Huy Cận đã nổi tiếng trên văn đàn từ nhiều thập niên qua. Trong đó có cả chuyện “vay mượn” ý thơ, câu chữ trong một số bài thơ ngắn của hai thi sĩ lớn. Để rộng đường dư luận báo Văn nghệ xin giới thiệu 2 bài trao đổi của hai nhà thơ Trần Đăng Khoa và Chử Văn Long về vấn đề này.
VN
Không thể tin bài viết của Trần Đăng Khoa “Về hai câu thơ của Xuân Diệu”(*):
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
là của Huy Cận!
Dù bài viết đã được dàn dựng, che chắn, sắp xếp lớp lang như một vở diễn, vẫn để lại những sơ hở, mâu thuẫn rất dễ nhận ra cái tâm không thực ở người viết: Mở đầu, Trần Đăng Khoa vừa nhận Xuân Diệu là thầy dạy nghề của mình với lòng trân trọng và ngưỡng mộ sâu sắc, vừa đem hai câu thơ trên ca ngợi hết lời… kéo cả Lý Bạch, Đỗ Phủ, R.Tagor, Nguyễn Du, A.Pushkin, Walt Witman… vào so sánh, nếu mỗi thi sĩ chỉ được chọn ra hai câu thơ, có lẽ tất cả các thiên tài nhân loại kia đều phải ngả mũ trước Xuân Diệu! Ngoắt một cái Khoa quay lại đưa ra những lời tóm tắt hết sức bỗ bã: “Đời thơ Xuân Diệu, trước cách mạng là rạo rực yêu đương và sống cuống quýt bay bổng… Sau cách mạng ông kéo thơ về mặt đất cần lao và cố gắng đưa thật nhiều thực tế đời sống vào thơ, đọc chỉ thấy quý tấm lòng của ông đối với công việc sản xuất, còn bài thơ thì đã chệch ra khỏi văn chương và trượt xuống việc bốc đất bốc đá hay kỹ thuật muối dưa chuột!”. Liệu có ai tin đây là chân dung một đời thơ Xuân Diệu, lại do nhà thơ  Trần Đăng Khoa vẽ ra để tưởng niệm trên tờ Văn nghệ số kỷ niệm một trăm năm ngày sinh Xuân Diệu?
Vì sao có sự ngoắt ngoéo làm vậy? Người đọc mẫn cảm sẽ thấy đây là thao tác đã được tính toán để Khoa gài cắm “cái thước lý luận do Khoa tự chế” khi khen hai câu thơ là “rất điêu luyện đưa thực tế đời sống vào thơ” để so sánh với thơ Xuân Diệu do Khoa tóm tắt: “Sau cách mạng ông đưa thật nhiều thực tế đời sống vào thơ… nhưng đã chệch ra khỏi văn chương, trượt xuống việc bốc đất bốc đá hay kỹ thuật muối dưa chuột”, để nói Xuân Diệu không có tài đưa thực tế đời sống vào thơ, không phải là người làm hai câu thơ tuyệt vời ở trên mà Khoa đã “linh cảm” từ thuở viết “Chân dung đối thoại” đã thấy “nó bay ra ngoài quỹ đạo thơ Xuân Diệu”, nó nhuốm “màu Huy Cận” có “hơi Huy Cận”! Mục đích bài viết không dừng lại ở việc tước đi hai câu thơ của Xuân Diệu để trao cho Huy Cận, để hạ bệ Xuân Diệu. Nhưng cũng không nhằm đề cao Huy Cận, mà nhằm để tự tôn vinh cái tài “linh cảm, thần đồng” của Khoa, người nhìn ra được hai câu thơ tột đỉnh của nhân loại, lại tìm ra được tác giả chính thức sau gần cả thể kỷ đã mang tên Xuân Diệu! Đọc dòng văn dưới đây trước khi kết thúc bài viết, ta như nghe tiếng thở phào của Khoa sau những vật lộn, chắp nối một bài viết vừa ảo vừa thực: (Đến lúc ấy tôi mới biết cái “linh cảm” của tôi đã không phản tôi). Nhưng sao liền ngay đó Khoa lại hạ bút: “Kể lại với bạn đọc điều này tôi nghĩ mình cũng chẳng làm điều gì phương hại đến uy tín của Xuân Diệu”. Phải chăng sau khi bằng mọi giá đạt được mục đích của mình trái tim nhà thơ lại đưa Khoa về với những buồn vui phải, trái trong ngày cả nước đang kỷ niệm cuộc đời và nhân cách văn chương của ông, làm sao không chút ân hận. Rồi việc hai câu thơ ấy Xuân Diệu viết từ thời thơ mới, trước cách mạng, Khoa lại cố tình đào xới thơ Xuân Diệu viết sau cách mạng để so sánh chỉ thấy thơ ông “bốc đất, bốc đá và kỹ thuật muối dưa chuột”. Khoa thông minh, làm sao không biết thơ trước cách mạng của Xuân Diệu có nhiều câu mang bút pháp tư duy, những gợi cảm hình thức rất gần với hai câu thơ đem bàn.
Khi ví (trái đất với nước mắt) thật gần gũi với nhìn (trăng thành vú mộng). Hình ảnh “Trái đất đi như giọt lệ giữa không trung” gợi ta nhớ ngay tới “Trăng khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn”… cố tình tước đi hai câu thơ Khoa cho là hay nhất ở Xuân Diệu như là phủ nhận cả đời thơ Xuân Diệu, nên người đọc càng không tin ngay cả lời khen của Khoa về hai câu thơ hay, nó sâu sắc và ôm chứa, nhưng dùng từ “kỳ vĩ” khen một câu thơ có khác gì chỉ đây là đỉnh núi Hy-ma-lay-a. Thơ hay không chỉ đo bằng chiều cao, chiều rộng còn tiếng rung của sợi tơ đồng vọng mãi ngàn năm. Ngoài hai câu thơ ấy Xuân Diệu còn bao câu hay khác làm nên Xuân Diệu - ông Hoàng thi ca một thuở. Cả chặng sau cách mạng vẫn có những bài, những câu thật cuốn hút, mãi mãi say đắm, trẻ trung như “Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt”. Khi đọc tới câu “Kỹ nghệ điêu luyện đưa thực tế đời sống vào thơ” được mệnh danh là “cái thước đo thơ tự chế của Khoa” nó đưa người đọc đến với hình dung một thứ lý luận thơ ngồ ngộ, pha trộn bằng khái niệm của nền sản xuất công nghiệp ở những nước phát triển, kỹ nghệ luyện thép, kỹ nghệ hóa dầu, ở trình độ cao là chế tạo máy bay, làm tàu vũ trụ chứ làm gì có “kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ”. Thơ là sản phẩm tinh thần đơn chiếc, dù rèn luyện đến đâu cũng không thể tạo nên một kỹ nghệ sản xuất thơ. Thời làm thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa từng có câu thơ thật sự thần đồng: “Trăng bay như quả bóng/ Đứa nào đá lên trời”! Thơ thiếu nhi Việt Nam chưa có câu nào đặt ngang so sánh. Lúc ấy Khoa đâu đã có khái niệm “kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ”!
Nước cờ chủ chốt khi Khoa kết thúc bài viết là rất táo bạo, dẫn lời Huy Cận: “Câu thơ ấy đúng là của mình. Mình viết năm 1940 ở Huế”, hẳn Khoa yên chí không ai còn dám tranh luận với mình. Nhưng Huy Cận đã không còn, ai tin được đây là lời Huy Cận. Về lý người ta có thể hỏi: “Sao Trần Đăng Khoa không công bố khi Huy Cận còn sống? Và cả trường hợp được nghe chính Huy Cận nói ra lời này thì vẫn còn thiếu lời của Xuân Diệu đã yên nghỉ ở cõi gió mây. Nên hai câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” mãi mãi chỉ là của Xuân Diệu.
_______________
* Báo Văn nghệ số 8-Thứ bảy, ngày 20-2-2016
Nguồn Văn nghệ số 23/2016

http://baovannghe.com.vn/hai-cau-tho-van-la-cua-xuan-dieu-450.html?vip=bvn





1.

Về hai câu thơ của Xuân Diệu


TRẦN ĐĂNG KHOA

Hình ảnh của Về hai câu thơ của Xuân Diệu
Xuân Diệu là thầy dạy nghề của tôi, là một trong những nhà thơ tôi ngưỡng mộ và kính trọng sâu sắc. Tôi đặc biệt bái phục hai câu thơ của ông:
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung...
Cứ như cách hiểu của tôi thì đây là câu thơ rất giản dị mà kỳ vĩ, có tầm khái quát rất cao, lại rất điêu luyện trong kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ, một công việc bếp núc nhà nghề không mấy dễ dàng mà ngay cả Xuân Diệu cũng không phải lúc nào cũng làm được.
Xuân Diệu từng viết về việc khai thác than, phải lọc bao nhiêu tấn đất đá mới chọn ra được một tấn than như thế nào. Rồi chuyện đóng hộp dưa chuột. Ông kể rất tỉ mỉ là phải chọn loại dưa như thế nào, hình dáng kích cỡ ra sao, dưa không được vẹo vọ hay sứt sẹo, rồi rửa dưa thế nào, không được để lẫn một hạt cát khi đóng hộp.
Đọc chỉ thấy quý tấm lòng của ông đối với công việc sản xuất, còn bài thơ thì đã chệch ra khỏi văn chương và trượt xuống việc bốc đất bốc đá hay kỹ thuật muối dưa chuột mất rồi, không còn là thơ nữa.
Xuân Diệu viết về việc mở đường ở Mã Pí Lèng cũng thế. Cái thực tế rất cụ thể, rất chính xác như thế này cũng không phải là thơ:
Đá nhỏ bắt đầu rơi lộp bộp
Sau lôi đá lớn đổ ầm ầm...
Chiêm ngưỡng Xuân Diệu một cách khách quan và sòng phẳng như thế để chia sẻ nỗi vất vả cực nhọc trong công việc sáng tạo thi ca với ông, càng thấy quý hơn, trân trọng hơn hai câu thơ tuyệt vời ở mọi phương diện của ông: “Trái đất ba phần tư nước mắt - Đi như giọt lệ giữa không trung”.
Tôi đọc đã nhiều, lục lọi cũng rất nhiều trong kho tàng thi ca nhân loại, nhưng cho đến nay, tôi chưa thấy câu thơ nào kỳ vĩ hơn thế, tài nghệ đến như thế trong lĩnh vực xây dựng hình tượng thơ và đặc biệt là kỹ nghệ đưa thực tế đời sống vào thơ.
 
Trong nền thi ca nhân loại, nếu xét về mặt tổng thể, nhà thơ Xuân Diệu của chúng ta chỉ ở một vị trí khiêm nhường, nếu đặt ông bên cạnh Lý Bạch, Đỗ Phủ, R. Tagor, Nguyễn Du, A. Pushkin, Walt Witman v.v…
Nhưng nếu mỗi thi sĩ chỉ được chọn ra hai câu thơ và chỉ hai câu thơ thôi, thì tôi ngờ rằng, có lẽ tất cả các bậc thiên tài kia đều phải ngả mũ trước Xuân Diệu.
Hồn vía của hai câu thơ rất tuyệt vời ấy nằm trong một chữ. Đó là chữ “đi”. Còn nếu cứ tách bạch ra thì câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt” chỉ là chuyện thực tế đời sống được nâng cao.
Vì ai cũng biết, trái đất của chúng ta ba phần tư là biển. Nước biển lại mặn, dễ gợi đến nước mắt. Nhưng từ đấy, Xuân Diệu nhìn thấy Trái đất “đi” như một giọt lệ thì hay thật.
Nó hay chính ở cái chữ “đi” này. “Đi” là ở thế chủ động, và phải “đi” thì trái đất mới thành một sinh linh, mới ra một thân phận.
Vậy mà có nhà phê bình khi tranh luận với tôi về câu thơ này, lại đề nghị đổi chữ “đi” thành chữ “trôi”.
“Trôi” thì thành nước thật mất rồi, trái đất hóa vô cảm như dòng nước vô tri, câu thơ dễ dãi và lười nhác. Vả lại, nếu cứ phân tích theo lối bắt bẻ, chẻ hoe ra như cái ông phê bình ấy thì giọt lệ cũng không thể trôi được.
Nó có thể “rơi” hoặc “bay” trong không trung, chứ làm sao có thể “trôi”?
Trôi phải có dòng. Một giọt lệ làm sao có thể trôi được như một dòng nước và ở trong nước. Thật buồn cười. Chữa thế là ngớ ngẩn và làm hỏng mất cả câu thơ.
Trong một bài viết của mình, khi khẳng định câu thơ này bay ra ngoài quỹ đạo quen thuộc của thơ Xuân Diệu, là trong lòng tôi có chút băn khoăn. Thực tình trong thâm tâm, tôi ngờ câu thơ này không phải của Xuân Diệu vì nó nhuốm màu Huy Cận.
Cái hay của thơ Xuân Diệu thường hay theo kiểu khác. Xuân Diệu có hai chặng đường thơ rất rõ rệt mà bất cứ người đọc nào cũng có thể nhận ra. Trước cách mạng là rạo rực yêu đương và sống cuống quýt, vội vàng. Thơ không phải là hiện thực trần trụi:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây..
.
Sau Cách mạng, ông kéo thơ từ trăng sao mây gió về mặt đất trần trụi và cố gắng đưa thật nhiều thực tế đời sống vào thơ. Ông nhiều lần phàn nàn với tôi: “Cái mồm của thơ ta bé quá. Phải rạch nó ra để nhét đất đá của đời sống vào”.
Ông quan niệm thơ phải “Chân chân chân. Thật thật thật”. Câu thơ này chẳng nằm trong khoảng nào trong cả đời thơ Xuân Diệu. Đã thế, nó lại có “hơi” Huy Cận rất rõ.
Nỗi băn khoăn ấy cứ đeo đẳng tôi mãi. Một lần, tình cờ gặp Huy Cận, không hiểu sao, nhìn cái dáng phục phịch của Huy Cận, tôi lại đâm ngờ vực cái linh cảm ấy của mình. Hình như tôi đã nhầm. Cái câu thơ rất siêu thoát ấy không chắc của Huy Cận.
Và rồi một lần khác, chẳng biết do giời xui đất khiến thế nào đó, tôi lại bộc lộ nỗi băn khoăn ấy với Huy Cận. Huy Cận đột ngột kêu lên:
- Trời ơi, sao cậu biết chuyện đó? Ai nói với cậu thế? Huy Cận tỏ ra rất ngạc nhiên.
Rồi ông bộc bạch: - Đúng là câu thơ ấy của mình. Mình viết năm 1940 ở Huế. Xuân Diệu rất thích nên mình tặng Diệu. Bây giờ, thì mình thấy câu thơ ấy chính là của Diệu chứ không phải của Cận nữa…
Đến lúc ấy, tôi mới biết cái linh cảm của tôi đã không phản tôi. Câu thơ ấy đúng là của Huy Cận thật. Kể lại với bạn đọc của Hồn Việt điều này, tôi nghĩ mình cũng chẳng làm điều gì phương hại đến uy tín của Xuân Diệu.
Xuân Diệu như một trái núi. Có tách riêng ra một tảng đá, cho dù đó là vàng ròng đi nữa, thì cũng không phải vì thế mà trái núi đó nhỏ đi. Ngược lại, ta còn biết thêm một vẻ đẹp nữa của tình bạn giữa hai thi sĩ lớn: Xuân Diệu và Huy Cận.
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/1368-ve-hai-cau-tho-cua-xuan-dieu.aspx

1 nhận xét:

  1. Mới đấy mà đã bao nhiêu nghi vấn.Mà chẳng ai giải nổi,huống hồ lịch sử dân tộc gắn với các tên tuổi chính trị thì càng phức tạp hơn.Rất đông các văn sĩ,các bậc danh tài họ tìm kiếm ở xứ nảo xứ nào về để phản bác các thần tượng.Họ muốn kéo đổ những vinh quang của đất nước của biết bao liệt sỹ xây đắp nên.Họ ráo hoảnh khi nói rằng cứ để nguyên đất nước như nó vốn có thì đất nước đã thành Nhật, thành tây...Nước càng nhiều người tài,thì nhân dân càng lắm tai.Xin lỗi tôi hơi lạc đề,nhưng nó cũng là một lối mờ rất dễ mở ra hào ra rãnh.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.