Mà hình như Việt Nam vẫn đang trong tư thế "chuẩn bị sẵn sàng".
Tư liệu báo chí, từ các nguồn.
---
TTO - Sáng 24-5, bên hàng lang Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có cuộc trao đổi với báo chí về tình hình căng thẳng hiện nay ở biển Đông.
Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộcPhilippines khẳng định tiếp tục vụ kiện Trung QuốcViệt Nam không dùng biện pháp quân sự, trừ khi phải tự vệ
“Tôi nghĩ rằng đến lúc Trung Quốc cần có thay đổi trong phân tích tình hình, thế giới sẽ nghĩ như thế nào về một đất nước ứng xử như vậy? Chính Trung Quốc phải suy nghĩ, đừng tự mình làm cho thế giới cô lập”. - Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: Việt Dũng |
Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói:
Như chúng ta đã biết là ngay từ ngày đầu, giờ đầu của kỳ họp lần này, trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu rõ tình hình ở Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường do các hành động sai trái của phía Trung Quốc.
Quốc hội cũng đã bố trí thời gian để nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình, về chủ trương, giải pháp. Sau đó Quốc hội tiến hành thảo luận ở các Đoàn về tình hình hiện nay ở biển Đông và các giải pháp, trên cơ sở đó Quốc hội ra thông cáo lập trường 4 điểm đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chủ trương và giải pháp của Việt Nam.
Đến nay, chúng ta tiếp tục kiên quyết phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc, tiếp tục dùng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh với Trung Quốc, với tinh thần kiên quyết nhưng cũng hết sức bình tĩnh tuỳ theo mức độ tình hình.
Chúng ta cũng bày tỏ cảm ơn đối với nghị viện, nghị sĩ các nước đã lên tiếng ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, phản đối hành động sai trái của Trung Quốc.
* Để tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nghị viện và nghị sĩ các nước trong, Quốc hội có tính đến việc ra văn bản chính thức đưa quan điểm của Quốc hội Việt Nam đến nghị viện các nước?
- Thông cáo của Quốc hội cũng đã bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Chúng ta mong muốn nghị sĩ các nước vì công lý, vì hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới ủng hộ lập trường của Việt Nam và phê phán hành động sai trái của Trung Quốc, có tiếng nói đề nghị Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.
* Đã đến lúc chúng ta cần có thêm giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để tăng thêm trọng lượng?
- Chủ trương của của chúng ta là sử dụng các giải pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta đang củng cố hồ sơ làm cơ sở khởi kiện các nội dung có liên quan ra toà án quốc tế, nếu Trung Quốc không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam thì ta phải có hành động.
* Như vậy là biện pháp pháp lý đưa ra toà án quốc tế cũng được tính đến?
- Chính phủ đang chuẩn bị các hồ sơ chứng lý để sẵn sàng.
* Cá nhân ông tin tưởng chúng ta sẽ thắng lợi khi sử dụng biện pháp pháp lý?
- Tôi tin vào chính nghĩa của Việt Nam, tin tưởng chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý.
* Có thông tin là sẽ có một đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sang làm việc với phía Trung Quốc?
- Không có thông tin về việc này. Lúc này Quốc hội chúng ta đang tiến hành kỳ họp.
* Thưa ông, trong thảo luận ở các Đoàn đại biểu Quốc hội về tình hình hiện nay ở biển Đông, có nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này không?
- Việc có nghị quyết hay tuyên bố thì tùy theo tình hình, mức độ. Chúng ta phát huy truyền thống của cha ông trong dựng nước và giữ nước là hết sức kiên quyết bảo vệ chủ quyền và cũng phải khôn khéo.
* Đã có những vị đại biểu Quốc hội đề nghị củng cố thêm tiềm lực quốc phòng?
- Không chỉ lúc này mà thời nào cũng vậy, chúng ta yêu chuộng hoà bình, muốn có hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, nhưng khi hoà bình và an ninh bị đe doạ thì chúng ta phải sẵn sàng để tự vệ.
* Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn và chúng ra kiên nhẫn đến bao giờ?
- Nếu vì hòa bình, vì độc lập thì phải kiên nhẫn.
* Ông có bình luận gì về phát biểu của Thủ tướng Chính phủ với báo chí quốc tế là không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông?
- Chúng tôi rất đồng tình, phát biểu của Thủ tướng thể hiện quan điểm, lập trường của người đứng đầu Chính phủ. Chúng ta cần nói với thế giới rằng Việt Nam yêu chuộng hoà bình, nhưng chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, chúng ta đã, đang và sẽ có các giải pháp theo đường lối hoà bình và tự vệ.
* Trong chuyến thăm làm việc tại Philippines, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc hội kiến với lãnh đạo Quốc hội nước này, trong đó ông Chủ tịch Hạ viện Philippines cho biết ủng hộ lập trường của Việt Nam và ngay các nghị sĩ gốc Hoa tại Hạ viện Philippines cũng bày tỏ sự phẫn nộ về hành động này của Trung Quốc. Ông có bình luận gì về điều này?
- Như tôi đã nói ở trên là chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Chúng ta yêu chuộng hoà bình, mong muốn có quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam. Tôi cũng nghĩ rằng bà con người Hoa ở Việt Nam là công dân Việt Nam, và ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam.
Ngay với những công nhân Trung Quốc sang làm việc ở Việt Nam, nhiều người bày tỏ muốn ở lại Việt Nam để tiếp tục lao động sản xuất.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Giàn khoan Trung Quốc đe dọa hòa bìnhCử tri bất bình trước hành động ngang ngược của Trung QuốcQuyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyềnSức mạnh lớn nhất của Việt Nam là chính nghĩaTrung Quốc phải rút giàn khoan, tàu, máy bay ra khỏi vùng biển Việt NamKiên quyết bảo vệ chủ quyền Tổ quốcCựu chiến binh phản đối hành động sai trái của Trung QuốcVăn sĩ Việt Nam lên án hành động của Trung Quốc ở biển ĐôngTàu Việt Nam tiến gần giàn khoan, Trung Quốc rút bớt tàu
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140524/viet-nam-chuan-bi-san-sang-ho-so-khoi-kien-trung-quoc/609143.html
07/07/2014 16:02
GS.TS sử học Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định khi trả lời câu hỏi của PV Infonet.
Để hiểu về ý nghĩa, giá trị của bộ tư liệu, bản đồ và câu chuyện Trung Quốc phát động chiến tranh bản đồ, cũng như quan điểm của nhà khoa học về việc Việt Nam có nên kiện Trung Quốc bây giờ, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Ông Ngọc cũng là người tham gia rất tích cực vào việc sưu tầm, thẩm định bản đồ, tư liệu lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc phát biểu tại lễ công bố tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (ảnh Công Khanh) |
Thưa giáo sư, hiện nay, Trung Quốc đang phát động một "cuộc chiến tranh bản đồ" với những toan tính vô cùng nguy hiểm, ông có đánh giá như thế nào về những hành động gần đây của Trung Quốc?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Không phải đến bây giờ mà từ rất lâu rồi Trung Quốc luôn lấn dần từng bước để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Từ những tấm bản đồ (từ những năm đầu của thế kỷ 20) khi lần đầu tiên Trung Quốc ra Hoàng Sa, họ không biết đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc khai phá ra đảo đó và đặt tên cho đảo là Tây Sa. Rồi lấn xuống cuối đảo Tây Sa, gọi đảo Tri Tôn của Việt Nam là đảo Nam Cực và giải thích đấy là cực Nam của nước Trung Quốc. Sau đó, mở rộng bản đồ dần dần ra khu vực khác gọi là Nam Sa, Trung Sa… Tiếp đến, họ vẽ đường lưỡi bò ban đầu gồm 11 đoạn rồi xuống 9 đoạn và bây giờ là 10 đoạn để găm lại.
Đây là một tuyên bố chính thức Trung Quốc sẽ biến toàn bộ khu vực này thành đất đai của họ. Và từ bản đồ này để Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền ở đây và sau này họ sẽ có các biện pháp để thực thi chủ quyền. Tức là hiện thực hóa đường lưỡi bò, biến đường lưỡi bò thành lãnh thổ của họ.
Đây là một hành động cướp chiếm, một hành động xâm lăng trên bản đồ trong khi trước đây Trung Quốc không hề có một tư liệu gì để chứng minh chủ quyền thì bây giờ họ nói đường lưỡi bò này có lịch sử đến 2.000 năm. Tôi không hiểu là họ lấy đâu ra tư liệu này. Rồi Trung Quốc đưa cả vào trong hộ chiếu để cho những công dân Trung Quốc nghĩ rằng đường lưỡi bò này là của họ. Đây hoàn toàn không có cơ sở.
Trung Quốc tuyên bố, họ có lợi ích cốt lõi ở đây. Tuy nhiên, tôi không hiểu rằng cái lợi ích cốt lõi này bắt đầu từ khi nào? Cho nên, chúng ta mở triển lãm bản đồ như thế này không chỉ để những người dân trong nước mà còn để cả thế giới biết được rằng cho đến đầu thế kỷ 20, lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến phía trên của vĩ tuyến 18, còn từ vĩ tuyến thứ 18 trở xuống là của Việt Nam. Do đó, triển lãm này là một hình thức không chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, giới thiệu đến đông đảo người dân trong nước mà còn để cả thế giới nhận ra và cùng Việt Nam trong cuộc đấu tranh vô cùng gian khó và quyết liệt này.
Không chỉ phát động chiến tranh bản đồ, hai tháng qua Trung Quốc luôn có những hành động ngang ngược, vô lý, bất chấp luật pháp quốc tế trên thực địa. Vậy theo ông, Nhà nước nên kiện Trung Quốc ra tòa hay không?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Tôi nghĩ rằng đã đến nước này chúng ta không còn con đường nào khác là phải kiện Trung Quốc. Đây là hình thức thực thi chủ quyền theo Luật pháp Quốc tế một cách hòa bình và văn minh nhất.
Vây xin ông cho biết các tư liệu lịch sử cũng như những bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam có giá trị như thế nào trong việc đấu tranh chủ quyền?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Đây là một hệ thống gồm các tư liệu và bản đồ không chỉ được sưu tầm và tập hợp của Việt Nam mà còn của Trung Quốc và các nước phương Tây. Các tư liệu khẳng định một cách rõ ràng và đầy đủ chủ quyền thật sự của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ít nhất là từ đầu thế kỷ 17 cho đến nay trong đó, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19.
Đây là giai đoạn chúng ta xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục và không có tranh chấp cũng như đã tiến hành rất nhiều hình thức thực thi chủ quyền như đưa người ra bảo vệ và khai thác các hóa vật và hải vật. Thậm chí đưa người ra ngoài đó để thu thuế cũng như thực thi trách nhiệm của một đất nước có chủ quyền như cứu hộ, cứu nạn, cắm mốc chủ quyền, lập miếu thờ, trồng cây để đánh dấu cho tàu thuyền không đi vào vùng mắc cạn…
Có thể nói, các hoạt động nhằm thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất đa dạng và phong phú. Trong đó, đáng chú ý là bộ sưu tập gồm 19 châu bản. Đây là tài liệu đặc biệt quý giá và độc nhất chỉ Việt Nam mới có gồm những sắc lệnh mà nhà vua đã trực tiếp chỉ đạo cũng như phê duyệt đội quân ra thực thi chủ quyền ở ngoài quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay những bộ chính sử biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua sau đó được đem đi khắc in. Bộ châu bản này không chỉ có giá trị vô giá đối với Việt Nam mà nó còn khẳng định giá trị quốc tế khi được Unesco công nhận là di sản thế giới.
Những Châu bản Triều Nguyễn là những văn bản khẳng định Việt Nam đã thực thi chủ quyền Nhà nước đối với 2 quần đào Hoàng Sa, Trường Sa một cách hòa bình và liên tục. |
Các tư liệu về bản đồ cũng rất phong phú bao gồm hàng trăm bản đồ không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước trên thế giới. Và trong triển lãm này ta chọn những tấm bản đồ có giá trị đại diện cao nhất, phản ánh chủ quyền của Việt Nam ít nhất là từ khoảng thế kỷ 16 cho đến nay.
Tuy nhiên, tư liệu để nói chúng ta bắt đầu thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này theo tôi phải bắt đầu từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế lỷ 17 tổ chức đội Hoàng Sa.
Bản đồ lúc đầu được vẽ một cách hết sức tượng trưng, không thật chính xác tuyệt đối nhưng càng ngày càng chính xác hơn, nhất là những bản đồ phương Tây.
Triển lãm lần này chúng ta giới thiệu một số bản đồ phương Tây có giá trị cao bởi cách vẽ rất khách quan và chính xác. Đặc biệt, bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen - nhà địa lý học người Bỉ - người sáng lập Viện địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn.
Đây là bộ gồm 6 tập lên đến gần 600 bản đồ trong đó có 4 bản đồ về Việt Nam. Một trong 4 bản đồ đó được vẽ rất rõ ràng, khoa học và chính xác khẳng định chủ quyền của Việt Nam một cách hết sức minh bạch, không ai có thể phủ định được.
Bộ Atlas cổ tại bảo tàng Hoàng Gia Bỉ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam (ảnh Thái Anh) |
Việc sưu tập bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa rất cao. Vậy việc thu thập cũng như công tác bảo tồn hiện nay được triển khai như thế nào?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Ví dụ bộ Atlas mà tôi vừa giới thiệu trên đây, khi chúng tôi có thông tin về bộ Atlas đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những chỉ đạo rất cụ thể, sát sao và quyết liệt như cử chuyên gia sang Pháp, Bỉ để điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, so sánh cũng như đối chiếu nhằm khẳng định bộ Atlas mà chúng ta sắp mua là bộ gốc, được xuất bản tại Brucxen năm 1827. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về giá trị của nó, về việc phản ánh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào. Đây là một bằng chứng cho Việt Nam không chỉ trong tuyên truyền, giới thiệu mà còn đấu tranh thực thi chủ quyền.
Xin cảm ơn ông!
http://infonet.vn/kien-trung-quoc-den-luc-nay-khong-con-cach-nao-khac-post136397.info
---
Bổ sung cho tháng 7 năm 2016
9.
Việt Nam hoan nghênh Tòa ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc
TTO - Ngay sau khi Tòa trọng tài tuyên bố thắng lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc, trong đó bác yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra thông cáo hoan nghênh việc tòa ra phán quyết này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình |
Trong bản thông cáo phát đi lúc 17g35 ngày 12-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12-7. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.
Ông Lê Hải Bình tuyên bố trong bản thông cáo: “Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong tuyên bố ngày 5-12-2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa Trọng tài.
Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.
Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
8.
G7 sẽ buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện Biển Đông
Minh Anh |
Các quốc gia nhóm G7 sẽ ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết về vụ kiện Biển Đông của tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Nguồn tin của báo Yomiuri Shimbun cho biết, chính phủ Nhật Bản đang phối hợp với các nước trong nhóm G7 để cùng đưa ra tuyên bố chung liên quan đến phán quyết về vụ kiện Biển Đôngdo Philippines khởi xướng.
Theo các nguồn tin, dù phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7 như thế nào, các nước G7 sẽ yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế qua việc chứng tỏ tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp bằng những công cụ pháp lý.
Ngoài ra, G7 cũng sẽ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc đưa ra những giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Trước đó, tại cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo G7 hồi tháng 5, nhóm cũng ra tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của việc "tìm kiếm những biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bao gồm các quy trình pháp lý như tòa án trọng tài".
Tuy tuyên bố này của G7 không nêu cụ thể đến Trung Quốc, họ đã đề cập đến tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông đồng thời yêu cầu các bên tuân thủ những phán quyết của các tòa án quốc tế.
Vào ngày 29/6, tòa PCA ra thông báo cho biết tòa sẽ đưa ra phán quyết vào ngày thứ ba, 12/7 vào khoảng 11h giờ CEST (khoảng 16h giờ Hà Nội)".
Nhiều tháng trước khi PCA ra phán quyết, Trung Quốc liên tục rêu rao rằng nước này hiện nhận được sự ủng hộ từ 60 nước trong vụ kiện yêu sách "đường lưỡi bò".
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn ngang nhiên yêu cầu Philippines ngừng thúc đẩy tiến trình tố tụng vụ kiện đồng thời kêu gọi đàm phán song phương. Bắc Kinh cũng luôn lớn tiếng nói không công nhận thẩm quyền xét xử của PCA về vụ Philippines kiện Bắc Kinh về yêu sách “đường 9 đoạn”.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò". Nước này cũng liên tục bồi lấp, xây dựng loạt cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo và âm mưu quân sự hóa Biển Đông.
Ngày 22/1/2013, Philippines đệ đơn lên PCA, kiện cách Trung Quốc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Manila tranh luận rằng yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là không có hiệu lực vì nó vi phạm UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và hải phận.
Vụ kiện còn liên quan tới hàng chục mỏm đá, đảo san hô, bãi cát và đá ngầm, ví dụ bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Theo giới quan sát, phán quyết của PCA nếu có lợi cho Philippines cũng đồng nghĩa với việc khiến Trung Quốc mất mặt trên trường quốc tế và có thể tạo cho Mỹ nhiều lý do để hỗ trợ đồng minh Philippines.
Việc Trung Quốc "phớt lờ" phán quyết của PCA cùng việc nước này quyết định leo thang căng thẳng trên Biển Đông sẽ chỉ dẫn tới sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ tại khu vực, theo chiến dịch thực thi “quyền tự do hàng hải”.
7. Bản tiếng Trung của phán quyết
南海仲裁案 裁決全文(中文版)
仲裁庭認為,中國對「九段線」內海洋區域的資源主張歷史性權利沒有法律依據。(法新社)
〔即時新聞/綜合報導〕南海仲裁案今公布結果,海牙的常設仲裁法院裁決中國「九段線」在國際法之下沒有效力,沒有法律根據。以下為法院提供的南海仲裁案中譯版本。
南海仲裁案:
(菲律賓共和國 中華人民共和國)
海牙,2016年7月12日
海牙,2016年7月12日
仲裁庭發布裁決︰
今日,根據《聯合國海洋法公約》(“《公約》”)附件七組成的仲裁庭就菲律賓共和國對中華人民共和國提起的仲裁案作出了一致裁決。
該仲裁案涉及在南海的歷史性權利的作用和海洋權利的淵源、某些島礁的地位及其能夠產生的海洋權利,以及菲律賓聲稱違反了《公約》的中國某些行為的合法性問題。考慮到《公約》對強制爭端解決的限制性規定,仲裁庭強調,它既不對任何涉及陸地領土主權的問題進行裁決,也不划定當事雙方之間的任何邊界。
中國反複申明“其不接受、不參與由菲律賓單方面提起的仲裁”。然而,《公約》附件七規定,“爭端一方缺席或不對案件進行辯護,應不妨礙程序的進行”。附件七同時規定,在爭端一方不參與程序的情況下,仲裁庭“必須不但查明對該爭端確有管轄權,而且查明所提要求在事實上和法庭上均確有根據”。因此,在整個程序中,仲裁庭採取了一些步驟驗證菲律賓訴求的正確性,包括要求菲律賓提交進一步的書面論證,在兩次庭審之前及庭審過程中對菲律賓進行詢問,指定獨立的專家就技術性問題向仲裁庭報告,以及獲取關於南海島礁的歷史性證據並提供給當事雙方予以評論。
通過2014年12月發布的《立場文件》和其他官方聲明,中國明確表示,仲裁庭對本案涉及的事項缺乏管轄權。 《公約》第288條規定:“對於法院或法庭是否具有管轄權如果發生爭端,這一問題應由該法院或法庭以裁定解決”。據此,仲裁庭於2015年7月就管轄權和可受理性問題進行了開庭審理,並於2015年10月29日作出了《關於管轄權和可受理性問題的裁決》,其中對一些管轄權問題進行裁決並推遲對其他問題進行進一步審議。 2015年11月24日至30日,仲裁庭接著對實體問題進行了開庭審理。
今日的裁決審議了《關於管轄權和可受理性問題的裁決》未決的管轄權問題和仲裁庭有權管轄的菲律賓訴求的實體性問題。根據《公約》第296條和附件七第11條的規定,該裁決具有終局性和拘束力。
歷史性權利和“九段線”︰
仲裁庭認為,它對當事雙方涉及南海的歷史性權利和海洋權利淵源的爭端具有管轄權。在實體問題上,仲裁庭認為,《公約》對海洋區域的權利作了全面的分配,考慮了對資源的既存權利的保護,但並未將其納入條約。因此,仲裁庭得出結論,即使中國曾在某種程度上對南海水域的資源享有歷史性權利,這些權利也已經在與《公約》關於專屬經濟區的規定不一致的範圍內歸於消滅。仲裁庭同時指出,儘管歷史上中國以及其他國家的航海者和漁民利用了南海的島嶼,但並無證據顯示歷史上中國對該水域或其資源擁有排他性的控制權。仲裁庭認為,中國對“九段線”內海洋區域的資源主張歷史性權利沒有法律依據。
島礁的地位︰
仲裁庭接下來審議了海洋區域的權利和島礁的地位。仲裁庭首先評估了中國主張的某些礁石在高潮時是否高於水面。高潮時高於水面的島礁能夠產生至少12海裡的領海,而高潮時沒入水中的島礁則不能。仲裁庭注意到,這些礁石已經被填海和建設活動所嚴重改變,重申《公約》基於島礁的自然狀態對其進行歸類,並依據歷史資料對這些島礁進行評估。然後,仲裁庭考慮了中國主張的任一島礁能否產生超過12海裡的海洋區域。根據《公約》,島嶼能夠產生200海裡的專屬經濟區和大陸架,但是“不能維持人類居住或其本身的經濟生活的岩礁,不應有專屬經濟區或大陸架”。仲裁庭認為,這項規定取決於一個島礁在自然狀態下,維持一個穩定的人類社群或者不依賴於外來資源或純採掘業的經濟活動的客觀承載力。仲裁庭注意到,現在很多島礁上駐紮的政府人員依賴於外來的支持,不能反映這些島礁的承載力。仲裁庭認為歷史證據更具有相關性,並註意到歷史上小規模的漁民曾經利用南沙群島,且有若干在其上建立日本漁業和肥料開採企業的嘗試。仲裁庭認定,這種短暫的利用並不構成穩定的人類社群的定居,且歷史上所有的經濟活動都是純採掘性的。據此,仲裁庭得出結論,認為南沙群島無一能夠產生延伸的海洋區域。仲裁庭還認為南沙群島不能夠作為一個整體共同產生海洋區域。在認定中國主張的島礁無一能夠產生專屬經濟區之後,仲裁庭認為它可以在不划分邊界的情況下裁定某些海洋區域位於菲律賓的專屬經濟區內,因為這些區域與中國任何可能的權利並不重疊。
中國行為的合法性:
仲裁庭接下來審議了中國在南海行為的合法性。在認定特定區域位於菲律賓的專屬經濟區的基礎上,仲裁庭裁定中國的以下行為違法了菲律賓在其專屬經濟區享有的主權權利:(a)妨礙菲律賓的捕魚和石油開採;(b)建設人工島嶼;(c)未阻止中國漁民在該區域的捕魚活動。仲裁庭還認為,菲律賓漁民(如中國漁民一樣)在黃岩島有傳統的漁業權利,而中國限制其進入該區域從而妨礙了這些權利的行使。仲裁庭進一步認為,中國執法船對菲律賓船隻進行攔截的行為非法地造成了嚴重的碰撞危險。
對海洋環境的損害:
仲裁庭考慮了中國近期在南沙群島七個島礁上的大規模填海和人工島嶼建設對海洋環境的影響,查明中國對珊瑚礁環境造成了嚴重損害,違反了其保全和保護脆弱的生態系統以及衰竭、受威脅或有滅絕危險的物種的生存環境的義務。仲裁庭還查明,中國官方對中國漁民在南海(使用對珊瑚礁環境造成嚴重損害的方法)大量捕撈有滅絕危險的海龜,珊瑚及大硨磲的行為知情,卻未履行其阻止此類活動的義務。
爭端的加劇:
最後,仲裁庭審議了中國自本仲裁啟動之後的行為是否加劇了當事雙方之間的爭端。仲裁庭裁定,它對菲律賓海軍與中國海軍和執法船隻在仁愛礁的對峙可能造成的後果沒有管轄權進行審議,因為此項爭端涉及軍事活動,因此為強制爭端解決所排除。但是,仲裁庭認為,中國近期大規模的填海和建設人工島嶼的活動不符合締約國在爭端解決程序中的義務,因為中國對海洋環境造成了不可恢復的損害,在菲律賓專屬經濟區內建設大規模的人工島嶼,並破壞了構成雙方部分爭端的南海島礁自然狀態的證據。
下文為仲裁庭裁決的擴展摘要
本案仲裁庭於2013 年6 月21 日根據《公約》附件七規定的程序組成,以對菲律賓提交的爭端進行裁決。本案仲裁庭由加納籍法官Thomas A. Mensah,法國籍法官Jean-Pierre Cot,波蘭籍法官Stanislaw Pawlak,荷蘭籍教授Alfred H.A. Soons 和德國籍法官RüdigerWolfrum 組成。 Thomas A. Mensah 法官擔任首席仲裁員。常設仲裁法院擔任本案的書記處。
關於本案的更多信息,包括《關於管轄權和可受理性問題的裁決》、《程序規則》和早先新聞稿以及庭審記錄和照片,請見www.pcacases.com/web/view/7。程序令、菲律賓的訴求、仲裁庭專家的報告和仲裁庭裁決的非官方中譯文將在之後適時發布。
常設仲裁法院背景資料
常設仲裁法院是根據1899 年海牙《和平解決國際爭端公約》成立的政府間組織。常設仲裁法院共有121 個成員國,總部位於荷蘭海牙的和平宮。常設仲裁法院為國家、國家實體、政府間組織、私人主體間的仲裁、調解、事實調查以及其他爭端解決程序提供服務。常設仲裁法院國際局目前為8 個國家間仲裁案件,73 個國際投資仲裁案件,以及34 個涉及國家或其他公共主體的合同仲裁案件提供書記處服務。常設仲裁法院共管理過12 個主權國家在《聯合國海洋法公約》附件七下提起的仲裁案。
2013 年7 月,南海仲裁案的仲裁庭指定常設仲裁法院作為案件的書記處。仲裁庭的《程序規則》規定,常設仲裁法院應當“為仲裁程序提供檔案管理,並根據仲裁庭指令提供適當的書記處服務”。這些服務包括協助查找和指定專家;發布關於仲裁案的信息和發布新聞稿;組織在海牙和平宮進行庭審;管理案件財務,包括管理案件費用保證金,例如支付仲裁員,專家,技術支持人員和庭審記錄員的費用等。書記處也為當事方,仲裁庭和觀察員國之間提供官方交流渠道。
仲裁庭關於管轄權和菲律賓訴求的實體問題的裁決摘要
1. 仲裁案的背景
菲律賓和中國間的南海仲裁案涉及菲律賓對其與中國在南海關係的四個事項進行裁決的請求。第一,菲律賓請求仲裁庭對當事雙方在南海的權利和義務淵源,以及《聯合國海洋法公約》(“《公約》”)對中國在所謂的“九段線”內主張的歷史性權利的效力作出裁決。第二,菲律賓請求仲裁庭裁定某些被菲律賓和中國同時主張的島礁能否被恰當地定義為《公約》下的島嶼,礁石,低潮高地或者水下地物。這些島礁在《公約》下的地位決定它們所能產生的海洋區域。第三,菲律賓請求仲裁庭裁定中國在南海的某些活動是否違反了《公約》的規定,包括妨礙菲律賓行使《公約》下的主權權利和自由或者進行損害海洋環境的建設和漁業活動。最後,菲律賓請求仲裁庭裁定中國的某些行為,尤其是自本仲裁啟動之後在南沙群島大規模填海和建設人工島嶼的活動,非法地加劇並擴大了雙方之間的爭端。
中國政府在此前進行的一系列程序中堅持不接受、不參與仲裁的立場,並在其外交照會、2014年12月7日發布的《中華人民共和國政府關於菲律賓共和國所提南海仲裁案管轄權問題的立場文件》(“中國《立場文件》”)、中國駐荷蘭王國大使至仲裁庭成員的信函以及多次的公開聲明中重申了這一立場。中國政府同時明確表示,這些聲明和文件“決不得被解釋為中國以任何形式參與仲裁程序”。
《公約》的以下兩個條款規定了爭端一方反對法庭的管轄權但是拒絕參與程序的情況:
(a) 《公約》第288條規定:“對於法院或法庭是否具有管轄權如果發生爭端,這一問題應由該法院或法庭以裁定解決”。
(b) 《公約》附件七第9條規定:“如爭端一方不出庭或對案件不進行辯護,他方可請示仲裁法庭繼續進行程序並作出裁決。爭端一方缺席或不對案件進行辯護,應不妨礙程序的進行。仲裁法庭在作出裁決前,必須不但查明對該爭端確有管轄權,而且查明所提要求在事實上和法庭上均確有根據”。
在整個仲裁程序中,仲裁庭採取了一些步驟以履行查明其是否具有管轄權以及菲律賓的訴求是否“在事實上和法庭上均確有根據”的義務。關於管轄權,仲裁庭決定將中國的非正式函文視為等同於對管轄權的異議,並於2015年7月7日至13日進行了管轄權和可受理性問題的開庭審理。仲裁庭在庭審之前及庭審過程中就管轄權問題向菲律賓提問,其中包括中國非正式函文中沒有提出的潛在問題,並於2015年10月29日發布了《關於管轄權和可受理性問題的裁決》(“《管轄權裁決》”),對一些管轄權問題作出了裁決並推遲將其他問題進一步與菲律賓訴求的實體問題一同審議。關於實體問題,為了驗證菲律賓的訴求的正確性,仲裁庭要求菲律賓提交進一步書面陳述,於2015年11月24至30日對實體問題進行開庭審理,並在庭審之前和庭審過程中就菲律賓訴求向其提問。仲裁庭還指定獨立的專家就技術性問題向仲裁庭報告,從英國水文辦公室、法國國家圖書館、法國國家海外檔案館的檔案中獲取南海的歷史記錄和水文測量數據,並與其它公共領域的相關資料一起提供給當事雙方進行評論。
2. 雙方立場
菲律賓在仲裁過程中共提出了15項訴求,請求仲裁庭裁定:
(1) 中國在南海的海洋權利,如菲律賓一樣,不能超過《聯合國海洋法公約》明文允許的範圍;
(2) 中國主張的對“九段線”範圍內的南海海域的主權權利和管轄權以及“歷史性權利”與《公約》相違背,這些主張在超過《公約》明文允許的中國海洋權利的地理和實體限制的範圍內不具有法律效力;
(3) 黃岩島不能產生專屬經濟區或者大陸架;
(4) 美濟礁、仁愛礁和渚碧礁為低潮高地,不能產生領海、專屬經濟區或者大陸架,並且為不能夠通過先佔或其他方式取得的島礁;
(5) 美濟礁和仁愛礁為菲律賓專屬經濟區和大陸架的一部分;
(6) 南薰礁和西門礁(包括東門礁)為低潮高地,不能產生領海、專屬經濟區或者大陸架,但是它們的低潮線可以作為分別測量鴻庥島和景宏島的領海寬度的基線;
(7) 赤瓜礁、華陽礁和永暑礁不能產生專屬經濟區或者大陸架;
(8) 中國非法地妨礙了菲律賓享有和行使其對專屬經濟區和大陸架的生物和非生物資源的主權權利;
(9) 中國非法地未曾阻止其公民和船隻開發菲律賓專屬經濟區內的生物資源;
(10) 通過妨礙其在黃岩島的傳統漁業活動,中國非法地阻止了菲律賓漁民尋求生計;
(11) 中國在黃岩島、仁愛礁、華陽礁、永暑礁、南薰礁、赤瓜礁、東門礁和渚碧礁違反了《公約》下保護和保全海洋環境的義務;
(12) 中國對美濟礁的佔領和建造活動:
(a) 違反了《公約》關於人工島嶼,設施和結構的規定;
(b) 違反了中國在《公約》下保護和保全海洋環境的義務;以及
(c) 構成違反《公約》規定的試圖據為己有的違法行為;
(13) 中國危險地操作其執法船隻給在黃岩島附近航行的菲律賓船隻造成嚴重碰撞危險的行為違反了其在《公約》下的義務;
(14) 自從2013年1月仲裁開始,中國非法地加劇並擴大了爭端,包括:
(a) 妨礙菲律賓在仁愛礁海域及其附近海域的航行權利;
(b) 阻止菲律賓在仁愛礁駐紮人員的輪換和補給;
(c) 危害菲律賓在仁愛礁駐紮人員的健康和福利;以及
(d) 在美濟礁、華陽礁、永暑礁、南薰礁、赤瓜礁、東門礁和渚碧礁從事挖沙填海和人工島嶼的建造和建設活動;以及
(15) 中國應該尊重菲律賓在《公約》下的權利和自由,遵守其在《公約》下的義務,包括保護和保全南海海洋環境的義務;同時,在行使其在南海的權利和自由時,應該對菲律賓在《公約》下的權利和自由予以適當考慮。
關於管轄權,菲律賓請求仲裁庭宣布菲律賓的訴求“完全在其管轄權範圍內並且具有完全的可受理性”。
中國不接受不參與仲裁,但已經表明了其認為仲裁庭“對此案不具有管轄權”的立場。在其《立場文件》中,中國闡述了以下立場:
- 菲律賓提請仲裁事項的實質是南海部分島礁的領土主權問題,超出《公約》的調整範圍,不涉及《公約》的解釋或適用;
- 以談判方式解決有關爭端是中菲兩國通過雙邊文件和《南海各方行為宣言》所達成的協議,菲律賓單方面將中菲有關爭端提交強制仲裁違反國際法;
- 即使菲律賓提出的仲裁事項涉及有關《公約》解釋或適用的問題,也構成中菲兩國海域劃界不可分割的組成部分,而中國已根據《公約》的規定於2006年作出聲明,將涉及海域劃界等事項的爭端排除適用仲裁等強制爭端解決程序;
儘管中國未對菲律賓主要訴求的實體問題作出同等的聲明,但在整個仲裁程序中,仲裁庭力圖通過中國同時期公開發表的聲明和外交函件確定其立場。
3. 仲裁庭關於管轄權範圍的裁決
關於仲裁庭對菲律賓訴求的管轄權的範圍,仲裁庭在《管轄權裁決》中闡述了可作為初步事項決定的管轄權問題,並在2016年7月12日的裁決中闡述了與菲律賓訴求中與實體問題相交織的管轄權問題。仲裁庭2016年7月12日的裁決包含並確認了《管轄權裁決》中關於管轄權的裁決。
為保證完整性,此摘要包括仲裁庭在兩個裁決中關於管轄權的決定。
a. 初步事項
在《管轄權裁決》中,仲裁庭闡述了一系列關於管轄權的初步事項。仲裁庭注意到菲律賓與中國均為《公約》締約國,以及《公約》不允許締約國一般性地將自身排除出《公約》規定的爭端解決機制。仲裁庭認為中國的不參與並不剝奪仲裁庭的管轄權,仲裁庭依照《公約》附件七的規定(其中包括在一方缺席的情況下組成仲裁庭的規定)正當組成。最後,仲裁庭認為僅僅單方面提起仲裁這一行為不能構成對《公約》的濫用,因此未同意中國《立場文件》中相關的該項反對意見。
b. 涉及對《公約》解釋和適用的爭端的存在
在《管轄權裁決》中,仲裁庭審議了當事雙方的爭端是否涉及對《公約》的解釋和適用,因其是訴諸《公約》的爭端解決機制的必要條件。
仲裁庭不支持中國《立場文件》中關於當事雙方的爭端實際上是關於領土主權的爭端因而不是涉及《公約》的事項的意見。仲裁庭接受當事雙方存在關於南海島嶼主權的爭端,但是認為菲律賓提交仲裁的事項並不涉及主權問題。仲裁庭認為,審議菲律賓的訴求並不需要隱含地判定主權問題,並且審議這些問題並不會促進任何一方在南海島嶼主權上的主張。
仲裁庭同樣不支持中國《立場文件》中關於當事雙方的爭端實質上是關於海洋劃界的爭端,並因此被《公約》第298條和中國在2006年8月25日據此作出的聲明排除出爭端解決程序的意見。仲裁庭注意到,一項涉及一個國家對於某海洋區域是否可主張權利的爭端與對重疊海洋區域進行劃界是不同的問題。仲裁庭注意到,權利主張以及許多其他問題在邊界劃分中常常被審議,但是他們也可能在其他一些情況中出現。仲裁庭認為,這並不意味著一個爭端一旦涉及其中一項問題則必然地成為一個關於劃界的爭端。
最後,仲裁庭認為菲律賓的每一項主張均反映了一個涉及《公約》的爭端。據此,仲裁庭強調(a)一個涉及《公約》和其他權利(包括任何中國的“歷史性權利”)相互關係的爭端為涉及《公約》的爭端以及(b)在中國未明確陳述其立場的情況下,可以通過國家行為或者沉默來客觀地推斷爭端的存在。
c. 必要第三方的參加
在《管轄權裁決》中,仲裁庭考慮瞭如果其他對南海島嶼提出主張的國家不參與本仲裁是否會構成對仲裁庭行使管轄權的障礙。仲裁庭提出其他國家的權利不會成為“裁決的主題事項”, 這也是判定必要第三方的標準。仲裁庭進一步指出,在2014年12月,越南向仲裁庭提交了一份聲明,聲稱其“不懷疑仲裁庭對這些程序的管轄權”。仲裁庭還指出,越南、馬來西亞以及印度尼西亞以觀察國的身份參加了關於管轄權問題的庭審,而在庭審中沒有任何一個國家提出其自身的參與是必要的。
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭指出其在2016年6月12日收到了來自馬來西亞的函文,回顧了馬來西亞在南海的主張。仲裁庭比較了馬來西亞的權利主張和其針對菲律賓訴求的實體問題裁決,確認了其關於馬來西亞不是必要第三方以及馬來西亞在南海的權利不妨礙其審議菲律賓的訴求的結論。
d. 管轄權的先決條件
在《管轄權裁決》中,仲裁庭考慮了《公約》第281和282條的適用性問題。根據這兩條的規定,如果一個國家已經同意通過其他方法解決爭端,則其可能被禁止使用《公約》規定的機制。
仲裁庭未接受中國《立場文件》中關於2002中國-東盟《南海各方共同行為宣言》導致菲律賓不被允許提起仲裁的意見。仲裁庭認為該《宣言》為不具有法律拘束力的政治性協議,該協議並未提供有拘束力的爭端解決機制,並未排除其他爭端解決方法,因此並不限制仲裁庭在第281和282條下的管轄權。仲裁庭同樣審議了《東南亞友好合作條約》、《生物多樣性公約》以及菲律賓和中國發表的一系列通過協商解決爭端的聯合聲明,並得出結論,認為這些文件中沒有任何一個構成禁止菲律賓將其訴求提起仲裁的協議。
仲裁庭進一步指出,在菲律賓提起仲裁之前,當事方已經根據公約第283條的要求就其爭端的解決交換了意見。仲裁庭作出結論,認為菲律賓和中國的外交交流記錄已經滿足了這一要求,在這些記錄中菲律賓表示了對包括其他南海周邊國家的多邊談判的明確偏好,而中國堅持其只考慮進行雙邊談判。
e. 管轄權的例外和限制
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭考慮了菲律賓關於中國歷史性權利以及“九段線”的訴求是否受到《公約》第298條關於涉及“歷史性所有權”的爭端作為管轄權的例外的規定的影響。仲裁庭審議了海洋法上“歷史性所有權”的涵義,並認為其指示的是對海灣以及其他近岸水域主張的歷史性主權。在審議了中國在南海的主張和行為之後,仲裁庭得出了中國主張對“九段線”內資源的歷史權利,而非對南海水域的歷史性所有權的結論。因此,仲裁庭認為其對審議菲律賓涉及歷史性權利的訴求及與中國之間涉及“九段線”的訴求具有管轄權。
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭還審議了菲律賓的訴求是否受到《公約》第298條關於涉及海洋劃界的爭端的例外的影響。在《管轄權裁決》中,仲裁庭已經認定了菲律賓的訴求本身並不涉及邊界劃分,但是也指出了某些菲律賓的訴求取決於部分區域是否為菲律賓專屬經濟區的組成部分。仲裁庭認為其只能在中國絕無可能存在與菲律賓重疊的專屬經濟區主張的情況下才能審議這些問題,並推遲了對這些管轄權問題作出最後結論。在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭審議了關於中國在南海主張的島礁的證據,並得出這些島礁均不能產生專屬經濟區主張的結論。因為中國並無在南沙群島與菲律賓產生重疊專屬經濟區主張的可能,仲裁庭認為菲律賓的訴求並不取決於在先的劃界。
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭還審議了菲律賓的訴求是否受到《公約》第298條關於涉及在專屬經濟區的法律執行活動的爭端的例外的影響。仲裁庭指出第298條的例外只有在菲律賓的訴求涉及中國的專屬經濟區內的法律執行活動的情況下方可適用。因為菲律賓的訴求只與菲律賓自身的專屬經濟區或者領海內的事件有關,仲裁庭的結論指出第298條不妨礙其行使管轄權。
最後,在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭審議了菲律賓的訴求是否受到《公約》第298條關於涉及軍事活動的爭端的例外的影響。仲裁庭認為菲律賓海軍和中國海軍以及執法船在仁愛礁的對峙構成軍事活動,並得出其對菲律賓第14(a)-(c)項的訴求不具有管轄權的結論。仲裁庭還審議了中國在七個南沙群島的島礁上進行填海和人工島嶼建設的活動是否構成軍事活動的問題,但注意到中國堅持強調其行為的非軍事性以及最高層表示中國將不會軍事化其在南沙的存在。仲裁庭決定,在中國自身反復強調相反的立場的情況下,其將不把這些活動視為軍事性質。因此,仲裁庭得出結論,即第298條不妨礙其行使管轄權。
4. 仲裁庭對菲律賓訴求的實體問題的裁決
a. “九段線”以及中國對南海海域的歷史性權利
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭審議了中國“九段線”的影響以及中國是否在依照《公約》規定享有的海洋區域限制之外對南海資源享有歷史性權利。
仲裁庭審議了《公約》的歷史及其關於海洋區域的規定,認定《公約》意在全面分配締約國對海洋區域的權利。仲裁庭注意到在創設專屬經濟區的談判對資源(特別是漁業資源)的既存權利問題進行了詳細的討論,一些國家希望在新區域內保留歷史性漁業權利。然而這一立場最後被拒絕,而《公約》的最終版本只為其他國家在專屬經濟區內保留了有限的獲取漁業資源的權利(在沿海國沒有能力捕撈全部可捕量的情況下),並且沒有保留任何對石油或者礦業資源的權利。仲裁庭認為中國對資源的歷史性權利主張與《公約》對權利和海洋區域具體化的劃分不相適應,並得出結論,即使中國在南海水域範圍內對資源享有歷史性權利,這些權利也在與《公約》的海洋區域系統不相符合的範圍內,已經隨著《公約》的生效而歸於消滅。
為了確定中國是否在《公約》生效之前對南海的資源享有歷史性權利,仲裁庭也審議了歷史記錄。儘管仲裁庭強調其無權決定島嶼的主權問題,仲裁庭指出,有證據表明中國和其他國家的航海者和漁民在歷史上利用過南海的島嶼。然而,仲裁庭認為在《公約》之前,在領海之外的南海海域在法律上是公海的一部分,任何國家的船隻均可自由航行和捕魚。因此,仲裁庭得出結論,中國歷史上在南海海域的航行和捕魚反映的是對公海自由而非歷史性權利的行使,並且沒有證據表明中國歷史上對南海海域行使排他性的控製或者阻止了其他國家對資源的開發。
因此,仲裁庭得出結論,在菲律賓與中國之間,中國並無在《公約》規定的權利範圍之外,主張對“九段線”之內海域的資源享有歷史性權利的法律基礎。
b. 南海島礁的地位
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭審議了南海島礁的地位以及中國根據《公約》可以潛在地主張的海洋區域。
仲裁庭首先進行了對部分中國主張的珊瑚礁在高潮時是否高於水面的技術性評估。根據《公約》第13條和121條,高潮時高於水面的島礁至少可以產生一個12海裡的領海,而高潮時沒入水中的島礁不能產生任何海洋權利。仲裁庭注意到南海的許多礁石被最近的填海和建設活動嚴重改變,並指出《公約》以自然狀態為基礎對島礁進行分類。仲裁庭指定了一位水文地理專家協助評估菲律賓的技術性證據,並在評估島礁的過程中大量依賴了檔案資料和歷史水文地理調查。仲裁庭同意菲律賓關於在自然狀態下黃岩島、赤瓜礁、華陽礁和永暑礁為高潮時高於水面的島礁以及渚碧礁、東門礁、美濟礁以及仁愛礁為高潮時沒入水中的島礁的觀點。然而,仲裁庭不同意菲律賓對南薰礁(北)和西門礁地位的界定,並判定他們均為高潮時高於水面的島礁。
仲裁庭之後審議了中國所主張的任一島礁是否可以產生超過12海裡的海洋區域的問題。根據《公約》第121條,島嶼可以產生一個200海裡的專屬經濟區和大陸架的權利,但是“不能維持人類居住或其本身的經濟生活的岩礁,不應有專屬經濟區或大陸架”。仲裁庭注意到,這項規定與創設專屬經濟區之後沿海國管轄權的擴張密切相關,其意圖在於防止微不足道的島礁產生大面積的海洋權利而侵犯有人定居的領土的權利或者侵犯公海以及作為人類的共同繼承財產保留的海床的區域。仲裁庭對第121條進行解釋並得出結論,認為對一個島礁的權利主張取決於(a)該島礁的客觀承載力;(b)在自然狀態下,是否能夠維持(c)一個穩定的人類社群或者(d)不依賴外來資源或純採掘業的經濟活動。
仲裁庭注意到南沙群島的許多島礁目前正被不同的沿海國控制,且這些沿海國在其上建立了設施並駐紮了人員。仲裁庭認為這些現代化存在依賴於外來資源和支持,並註意到,通過包括填海和建設基礎設施如海水淡化工廠等方式,許多島礁被加以改變以便加強其可居住性。仲裁庭認為,目前官方人員在許多島礁上的駐紮並不能證明它們在自然狀態下維持穩定的人類社群的能力,並且認為關於人來居住或者經濟生活的歷史證據與這些島礁的客觀承載力更為相關。在審查了歷史記錄之後,仲裁庭指出南沙群島在歷史上被小規模的中國和其他國家的漁民所利用,並且在1920和30年代也有在其上建立日本漁業和肥料開採企業的嘗試。仲裁庭認定漁民對這些島礁的短暫的利用不能構成穩定的人類社群的定居,以及歷史上所有的經濟活動都是純採掘性的。因此,仲裁庭得出結論,認為南沙群島的所有高潮時高於水面的島礁(例如包括太平島、中業島、西月島、南威島、北子島、南子島)在法律上均為無法產生專屬經濟區或者大陸架的“岩礁”。
仲裁庭還認為,《公約》並未規定如南沙群島的一系列島嶼可以作為一個整體共同產生海洋區域。
c. 中國在南海的活動
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭審議了中國在南海一系列活動在《公約》下的合法性。
在認定美濟礁、仁愛礁以及禮樂灘在高潮時沒入水中,構成菲律賓專屬經濟區和大陸架的一部分且不與中國任何可能的權利主張相重疊之後,仲裁庭得出結論,認為《公約》在菲律賓專屬經濟區海域內對主權權利的分配是明確的。作為事實問題,仲裁庭查明中國(a)干擾了菲律賓在禮樂灘的石油開採,(b)試圖阻止菲律賓漁船在其專屬經濟區內捕魚,(c)保護並不阻止中國漁民在美濟礁和仁愛礁附近的菲律賓專屬經濟區捕魚,以及(d)未經菲律賓許可在美濟礁建設設施和人工島嶼。仲裁庭因此得出結論認為中國侵犯了菲律賓對其專屬經濟區和大陸架的主權權利。
仲裁庭接下來審查了在黃岩島的傳統漁業活動,並發現菲律賓的漁民,以及中國和其他國家的漁民,長期以來保持在黃岩島及其周圍區域捕魚的傳統。因為黃岩島在高潮時高於水面,它可以產生對領海的主張,其周邊海域不構成專屬經濟區的一部分,傳統漁業權利也並未被《公約》所消滅。雖然仲裁庭強調其不會決定黃岩島的主權歸屬,但是仲裁庭認為中國在2012年5月之後限制菲律賓漁民接近黃岩島的行為違反了尊重他們傳統漁業權利的義務。然而,仲裁庭也指出,如果菲律賓阻止中國漁民在黃岩島捕魚,其將針對中國漁民的傳統漁業權利得出同樣的結論。
仲裁庭也審議了中國的活動對海洋環境的影響。在此過程中,仲裁庭指定了三位獨立的珊瑚礁生物學專家來協助其評估現有的科學證據以及菲律賓的專家報告。仲裁庭認為中國近期在南沙群島七個島礁大規模的填海和人工島嶼建設活動導致了對珊瑚礁環境的嚴重破壞,違反了中國在《公約》第192和194條下關於脆弱的生態系統以及衰竭、受威脅或有滅絕危險的物種的生存環境的保護和保全海洋環境的義務。仲裁庭同時認為中國漁民在南海以對珊瑚礁環境產生嚴重破壞的方法大量捕撈有滅絕危險的海龜、珊瑚以及大硨磲。仲裁庭查明中國官方對這些活動知情,但卻未能盡到《公約》下的勤勉義務予以阻止。
最後,仲裁庭審議了中國執法船於2012年4月和5月在黃岩島附近兩次試圖阻止菲律賓船隻接近或者進入黃岩島的行為的合法性。在此過程中,仲裁庭指定了一位航行安全方面的獨立專家協助其審查菲律賓船隻上的官員提供的書面報告以及菲律賓提供的航行安全方面的專家報告。仲裁庭認為中國執法船多次高速接近菲律賓船隻並試圖近距離從前方通過,製造了嚴重的碰撞危險以及對菲律賓船隻和人員的危險。仲裁庭結論認為中國違反了其在《1972年國際海上避碰規則公約》下以及《公約》第94條下關於海上安全的義務。
d. 加劇當事方爭端
在2016年7月12日的裁決中,仲裁庭審議了在仲裁開始之後,中國近期在南沙群島七個島礁上大規模的填海和人工島嶼建設活動是否加劇了當事方爭端。仲裁庭重申在爭端解決過程中,該爭端的當事方有義務防止該爭端的加劇和擴大。仲裁庭指出中國(a)在位於菲律賓專屬經濟區內的低潮高地美濟礁建設了大規模的人工島嶼;(b)對珊瑚礁生態系統造成了永久的,不可恢復的破壞以及(c)永久性地消滅了關於相關島礁自然狀態的證據。仲裁庭得出結論,認為中國違反了在爭端解決過程中爭端當事方防止爭端的加劇和擴大的義務。
e. 爭端雙方將來的行為
最後,仲裁庭審議了菲律賓關於作出中國未來應當尊重菲律賓的權利和自由並遵守其《公約》下的義務的聲明的請求。對此,仲裁庭指出菲律賓和中國雙方均反復強調接受根據《公約》以及一般誠意義務定義和規制其行為。仲裁庭認為本仲裁涉及爭端的根源並不在於中國或者菲律賓意圖侵犯對方的合法權利,而在於雙方對各自基於《公約》在南海的權利有根本性的理解分歧。仲裁庭指出,惡意之不可推定為國際法的基本原則,並指出附件七第11條規定“爭端各方均應遵守裁決”。仲裁庭因此認為無進一步聲明之必要。
荷蘭海牙常設仲裁法院裁定菲律賓贏得仲裁案,否定中國「九段線」權利。(圖擷自《維基百科》)
荷蘭海牙常設仲裁法院宣布南海仲裁案結果。(美聯社)
http://news.ltn.com.tw/news/world/breakingnews/1760408
6.
Chính phủ Mỹ ra thông cáo chính thức về phán quyết của PCA
Thi Anh |
"Phán quyết của Tòa Trọng tài mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines," đại diện Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định.
Ngày 12/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo liên quan tới phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Thông cáo được Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby đăng tải trên trang web của cơ quan này. Dưới đây là nội dung văn kiện:
Phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc mà Tòa Trọng tài đưa ra ngày hôm nay là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung, hướng tới một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp trên biển Đông.
Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu phán quyết và chưa bình luận về các yếu tố trong vụ việc. Tuy nhiên, một số nguyên tắc quan trọng vốn đã sáng tỏ ngay từ đầu và đáng được khẳng định lại.
Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nguyên tắc pháp chế. Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trên biển Đông một cách hòa bình, bao gồm cả hình thức phân xử qua trọng tài.
Khi gia nhập Công ước về Luật Biển (UNCLOS), các bên đã chấp nhận tiến trình dàn xếp tranh chấp bắt buộc của Công ước để giải quyết vấn đề. Trong phán quyết hôm nay và phán quyết hồi tháng 10 năm ngoái, Tòa Trọng tài đã nhất trí rằng, Philippines đang hành động trong phạm vi quyền hạn của mình, theo Công ước, khi khởi xướng vụ kiện này.
Như đã đề cập tới trong Công ước, phán quyết của Tòa Trọng tài là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc bằng pháp luật đối với cả Trung Quốc và Philippines.
Mỹ hi vọng và kỳ vọng rằng, cả 2 bên sẽ tuân thủ theo đúng nghĩa vụ, bổn phận của mình.
Sau phán quyết quan trọng này, chúng tôi hối thúc các bên liên quan tránh đưa ra những phát ngôn hoặc có hành động gây hấn. Phán quyết này có thể và nên là một cơ hội mới, để nối lại những nỗ lực giải quyết tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.
Chúng tôi khuyến khích các bên có liên quan làm rõ những yêu cầu của mình, theo luật pháp quốc tế - như được phản ánh trong Công ước về Luật biển – và phối hợp với nhau để giải quyết các tranh chấp.
Những bước đi này có thể tạo nên cơ sở cho các cuộc thảo luận sâu rộng hơn, hướng tới thu hẹp phạm vi tranh chấp hàng hải, thiết lập các tiêu chuẩn hành xử trong các khu vực tranh chấp, và cuối cùng là giải quyết các tranh chấp mà không viện tới động thái cưỡng chế hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
5.
Ngoại trưởng TQ Vương Nghị lên tiếng về phán quyết của PCA
Hải Võ |
Sau khi Bộ ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo phản ứng với phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông, Ngoại trưởng Vương Nghị đã tiếp tục tỏ thái độ.
Theo Tân Hoa Xã, tiếp nối tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc vào chiều nay (12/7), ôngVương Nghị chỉ trích vụ kiện biển Đông "từ đầu đến cuối chỉ là một trò hề chính trị khoác áo pháp luật".
Ngoại trưởng Trung Quốc cáo buộc tòa án quốc tế "có hàng trăm lỗ hổng về chứng cứ và đánh giá thực tế", đồng thời ngang nhiên tuyên bố nước này "không chấp nhận, không tham dự trọng tài mới chính là gìn giữ pháp trị quốc tế và quy tắc khu vực theo đúng luật pháp".
Ông Vương "khoe" đã có hơn 60 nước công khai bày tỏ cảm thông và ủng hộ lập trường, chủ trương của Bắc Kinh.
"Với những tiếng nói chính nghĩa như vậy, xã hội quốc tế nhất định sẽ ngả theo [Trung Quốc],"Vương Nghị lớn tiếng.
Lặp lại quan điểm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Vương nói "chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của Trung Quốc tại biển Đông đã có cơ sở pháp lý và lịch sử vững chắc, không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của cái gọi là tòa trọng tài".
Trong phán quyết chiều nay, Tòa trọng tài thường trực (PCA) đã chính thức bác bỏ hoàn toàn giá trị pháp lý cũng như căn cứ lịch sử của yêu sách chủ quyền "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt trên biển Đông.
Kết thúc tuyên bố của mình, Ngoại trưởng Vương Nghị vẫn "hùng hồn" khẳng định Trung Quốc là nước bảo vệ hòa bình khu vực và đóng góp xây dựng trật tự quốc tế, cũng như nhấn mạnh "phát triển quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng là phương châm không đổi của Trung Quốc".
"Vụ kiện biển Đông cũng như những xuyên tạc ác ý và 'chơi khăm' chính trị từ đó sẽ đẩy vấn đề biển Đông vào tình trạng đối đầu nguy hiểm, hoàn toàn không có lợi cho hòa bình ổn định khu vực, không phù hợp lợi ích chung của Trung Quốc-Philippines, các nước trong khu vực và cả xã hội quốc tế.
Lúc này, trò hề đã kết thúc, đã đến lúc phải trở lại quỹ đạo đúng đắn rồi," ông Vương tỏ thái độ hung hăng.
Trong khi đó, người đồng cấp Philippines của ông Vương, Perfecto Yasay, kêu gọi các bên "kiềm chế và tỉnh táo" sau phán quyết của PCA.
http://soha.vn/ngoai-truong-tq-vuong-nghi-len-tieng-ve-phan-quyet-cua-pca-20160712213643717.htm
4.
Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài
23:02 | 12/07/2016
Báo Thế giới & Việt Nam xin gửi tới các bạn độc giả toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN | |
Phản ứng của Mỹ về phán quyết của Tòa trọng tài | |
Trung Quốc phản ứng về phán quyết của Tòa trọng tài |
La Hay, 12 tháng 7 năm 2016
Toà Trọng tài ban hành phán quyết
Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ‘Philippines’ và ‘Trung Quốc’) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.
Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc. (Nguồn: Getty) |
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố ‘nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng’. Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”. Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để bên bình luận.
Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12 năm 2014 cũng như các các tuyên bố chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Điều 288 của Công ước quy định: ‘Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc liệu một toà hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này sẽ do chính toà hay cơ quan trọng tài đó quyết định’. Theo đó, Toà Trọng tài đã tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào tháng 7 năm 2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, quyết định về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền và sẽ để lại một số vấn đề đê tiếp tục xem xét. Toà Trọng tài, sau đó, tiếp tục triệu tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30 tháng 11 năm 2015.
Phán quyết được ban hành hôm nay giải quyết các vấn đề về thẩm quyền mà Toà chưa quyết định trong Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc cũng như giải quyết các vấn đề về nội dung thực chất đối với các yêu cầu mà Philippines nằm trong thẩm quyền của Toà. Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.
Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn:
Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.
Quy chế của các cấu trúc:
Tiếp theo, Toà Trọng tài xem xét đến quyền hưởng các vùng biển và quy chế của các cấu trúc. Trước tiên, Toà tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi khi thuỷ triều lên đỉnh hay không. Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy. Toà nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Sau đó, Toà tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác. Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc. Toà cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác. Theo đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Toà nhận thấy Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.
Tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc: Tiếp theo, Toà xem xét tới tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng ngư dân từ Philippines (cũng như ngư dân từ Trung Quốc) đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines.
Gây hại cho môi trường biển: Toà xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa gần đây của Trung Quốc, và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt. Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc đã nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng với môi trường rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ của nước này trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.
Làm trầm trọng thêm tranh chấp: Cuối cùng, Toà xem xét liệu các hoạt động của Trung Quốc kể từ khi Toà bắt đầu xem xét vụ việc có làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các bên hay không. Toà nhận thấy rằng Toà thiếu thẩm quyền để xem xét tác động của vụ đối đầu giữa tàu hải quân của Philippines và tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc ở Bãi cạn Second Thomas, cho rằng tranh chấp này liên quan đến các hoạt động quân sự và do vậy, nằm ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Tuy nhiên, Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên.
Tóm tắt mở rộng của phán quyết của Toà sẽ được trình bày dưới đây.
Toà được thành lập vào ngày 21 tháng 6 năm 2013, phù hợp với chu trình được quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, để đưa ra phán quyết về tranh chấp được đệ trình bởi Philippines. Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài. Toà Trọng tài thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử.
Thông tin thêm về vụ việc có thể được tìm thấy ở trang www.pcacases.com/web/view/7, bao gồm Phán quyết về Thẩm quyền, các Quy tắc về thủ tục, các Thông cáo báo chí trước đây, biên bản phiên toà và ảnh. Trình tự thủ tục, đệ trình bởi Philippines. và các báo của của chuyên gia của Toà sẽ được công bố trong một thời gian thích hợp, cũng như bản dịch không chính thức bằng tiếng Trung của Phán quyết của Toà.
TÓM TẮT PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ VỀ NỘI DUNG CÁC ĐỆ TRÌNH CỦA PHILIPPINES
1. Thông tin cơ bản về Vụ kiện Trọng tài
Vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến đơn kiện của Philippines đề nghị phán quyết về bốn vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông. Thứ nhất, Philippines muốn Tòa phán quyết về nguồn luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trên Biển Đông và hiệu lực của Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển (Công ước) đối với yêu sách về quyền lịch sử bên trong cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Thứ hai, Philippines muốn Tòa phán quyết về liệu một số cấu trúc mà cả Trung Quốc và Philippines cùng yêu sách được xác định chính xác là đảo, đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay bãi chìm theo Công ước. Quy chế pháp lý của các cấu trúc này theo Công ước quyết định vùng biển mà những cấu trúc đó có thể có được. Thứ ba, Philippines muốn Tòa phán quyết liệu một số hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có vi phạm Công ước không khi can thiệp vào việc Philippines thực thi các quyền chủ quyền và quyền tự do phù hợp với Công ước, cũng như Trung Quốc đã làm tổn hại đến môi trường biển thông qua các hoạt động đánh cá và xây dựng. Cuối cùng, Philippines muốn Tòa phán quyết về một số hoạt động do Trung Quốc tiến hành, cụ thể là việc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa kể từ khi vụ kiện bắt đầu đến nay đã làm mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.
Chính phủ Trung Quốc theo quan điểm không chấp nhận và không tham gia vào trình tự tố tụng của vụ kiện. Trung Quốc đã nhắc lại quan điểm trong các công hàm ngoại giao, trong “Tài liệu lập trường của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền trong Vụ kiện Trọng tài Biển Đông do Cộng hòa Philippines khởi xướng” đề ngày 7/12/2014 (“Tài liệu lập trường của Trung Quốc”), trong thư của Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Hà Lan gửi các thành viên của Tòa Trọng tài và trong rất nhiều tuyên bố công khai. Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ rõ quan điểm rằng các tuyên bố và tài liệu đó “không thể được giải thích là Trung Quốc tham gia vào quá trình tố tụng của vụ kiện dưới bất kỳ hình thức nào”.
Trong Công ước có hai điều khoản xư lý tình huống một bên phản đối thẩm quyền của Tòa Trọng tài và từ chối tham gia vào trình tự tố tụng:
- Điều 288 của Công ước quy định: “Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định.”
- Điều 9 Phụ lục VII, Công ước quy định:
“Khi một trong các bên trong vụ tranh chấp không ra Tòa trọng tài hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Tòa tiếp tục trình tự tố tụng và ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra phán quyết, Tòa Trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Tòa có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý.”
Trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Trọng tài đã tiến hành một số biện pháp nhằm hoàn thành nghĩa vụ về việc phải tự mình bảo đảm rằng Tòa có thẩm quyền và rằng nội dung kiện của Philippines là “có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý”. Về vấn đề thẩm quyền, Tòa đã quyết định xem các trao đổi không chính thức của Trung Quốc tương đương với ý kiến phản đối thẩm quyền, Tòa đã tổ chức Tranh tụng riêng về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý diễn ra từ ngày 7-13/7/2015, đặt câu hỏi cho Philippines cả trước và trong phiên tòa về thẩm quyền, bao gồm các vấn đề có thể chưa được nêu trong các trao đổi không chính thức của Trung Quốc và Tòa đã ra Phán quyết về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý vào ngày 29/10/2015 (“Phán quyết về thẩm quyền”), theo đó quyết định một số đệ trình mà Tòa có thẩm quyền và các đệ trình khác được hoãn lại để xem xét chung với các vấn đề về nội dung thực chất. Về vấn đề nội dung, Tòa đã tìm cách kiểm tra độ xác thực của các đệ trình của Philippines bằng cách yêu cầu nước này nộp thêm văn ban bổ sung, Tòa đã tổ chức phiên tranh tụng về riêng nội dung thực chất diễn ra từ ngày 24-30/11/2015, đặt câu hỏi cho Philippines về những nôi dung khởi kiện cả trước và trong phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập đê báo cáo cho Tòa về các vấn đề kỹ thuật, và Toà đã thu thập các ghi chép lịch sử, dữ liệu điều tra thủy văn về Biển Đông trong kho lưu trữ của Văn phòng Thủy văn Anh Quốc, Thư viện Quốc gia Pháp, và Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Quốc gia Pháp cũng như cung cấp các tài liệu này, cùng các tài liệu liên quan đến từ các nguồn mở cho các bên trong vụ kiện để các bên đưa ra bình luận.
2. Lập trường của các bên
Philippines đã đưa ra 15 đệ trình trong vụ kiện, yêu cầu Tòa xác định:
- Phạm vi các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng trên Biển Đông, cũng giống như của Philippines, không thể vượt ra ngoài những gì được Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (“UNCLOS” hay “Công ước”) cho phép;
- Các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán, và đối với “các quyền lịch sử”, đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong gọi là “đường chín đoạn” là trái với Công ước và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo UNCLOS;
- Bãi Scarborough không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng;
- Bãi Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và đá Xu-bi (Subi Reef) đều là các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm và chúng không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, đồng thời không phải là các cấu trúc có thể bị thụ đắc thông qua chiếm đóng hay thông qua cách khác;
- Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) là một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines;
- Đá Ga-ven (Gaven Reef) và đá Ken-nan (McKennan Reef) (bao gồm cả đá Huy-gơ (Hughes Reef)) là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, nhưng ngấn nước thấp nhất của chúng có thể được dùng để lần lượt xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sin Cowe);
- Bãi Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa;
- Trung Quốc đã can thiệp một cách bất hợp pháp tới việc Philippines hưởng và thực thi các quyền chủ quyền của mình liên quan đến các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines;
- Trung Quốc đã hành động một cách bất hợp pháp khi không ngăn cản công dân và tàu thuyền của mình khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines;
- Trung Quốc đã ngăn cản một cách bất hợp pháp việc ngư dân Philippines theo đuổi sinh kế bằng việc can thiệp vào các hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi Scarborough;
- Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển ở bãi Scarborough và bãi Cỏ Mây;
- Việc Trung Quốc chiếm đóng và tiến hành các hoạt động xây dựng tại bãi Vành Khăn:
(a) vi phạm các điều khoản của Công ước liên quan đến các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình;
(b) vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển theo Công ước; và
(c) cấu thành những hành vi bất hợp pháp trong việc cố tình chiếm đoạt theo cách vi phạm Công ước;
- Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ theo Công ước trong việc sử dụng các tàu chấp pháp một cách nguy hiểm, gây ra nguy cơ nghiêm trọng về va chạm với tàu Philippines hoạt động xung quanh bãi Scarborough;
- Từ khi vụ kiện trọng tài này được bắt đầu vào tháng 1/2013, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm và mở rộng các tranh chấp thông qua các việc sau:
(a) can thiệp vào các quyền hàng hải của Philippines trong vùng nước tại và tiếp giáp bãi Cỏ Mây;
(b) ngăn cản việc luân chuyển và tiếp tế cho lực lượng của Philippines đồn trú tại bãi Cỏ Mây; và
(c) đe dọa đến sức khỏe và đời sống của lực lượng của Philippines đồn trú tại bãi Cỏ Mây;
- Trung Quốc phải chấm dứt có thêm các yêu sách và hành động phi pháp.
Liên quan đến thẩm quyền của Tòa, Philippines đã đề nghị Tòa tuyên bố rằng các yêu sách của Philippines là “hoàn toàn nằm trong thẩm quyền và khả năng thụ lý của Tòa”.
Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện này, nhưng tuyên bố lập trường của mình là “Tòa trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện này”. Trong Tài liệu lập trường của mình, Trung Quốc đã đưa ra các lập luận sau:
- Bản chất của vụ kiện là chủ quyền lãnh thổ đối với một số cấu trúc biển ở Biển Đông, vấn đề này nằm ngoài phạm vi của Công ước và không liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước;
- Trung Quốc và Philippines đã thống nhất, thông qua các thỏa thuận song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua thương lượng. Việc Philippines đơn phương khơi kiện tòa trọng tài này là vi phạm nghĩa vụ theo quy định của luật pháp quốc tế;
- Ngay cả khi giả định rằng nội dung cua vụ kiện liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước, các nội dung này là một phần không tách rời của quá trình phân định biển giữa hai quốc gia, như vậy sẽ rơi vào trường hợp tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc phù hợp với Công ước, tong đó loại trừ các tranh chấp về phân định biển khỏi cơ chế trọng tài bắt buộc hay các cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc khác;
Mặc dù Trung Quốc không đưa ra các tuyên bố chính thức tương ứng với phần lớn các đệ trình của Philippines, trong quá trình tố tụng Tòa đã cố gắng xác định lập trường của Trung Quốc trên cơ sở các tuyên bố công khai và thư tín ngoại giao.
3. Phán quyết của Tòa về Phạm vi thẩm quyền
Tòa đã xem xét vấn đề phạm vi thẩm quyền xét xử các yêu sách của Philippines ở cả Phán quyết về Thẩm quyền, ở chừng mực mà các vấn đề về thẩm quyền có thể được xác định như một vấn đề ban đầu, và trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, ở chừng mực mà các vấn đề về thẩm quyền đan xen với các nội dung thực chất của các yêu sách của Philippines. Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa cũng lồng ghép và tái khẳng định các quyết định về thẩm quyền được đưa ra trong Phán quyết về Thẩm quyền.
Để có bức tranh hoàn chỉnh, các quyết định của Tòa về thẩm quyền trong cả hai phán quyết được tóm tắt chung ở đây.
a. Các vấn đề ban đầu
Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét một số những vấn đề ban đầu liên quan đến thẩm quyền của Tòa. Tòa nhận thấy rằng cả Philippines và Trung Quốc đều là thành viên Công ước và Công ước không cho phép một Quốc gia tự loại trừ mình khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước. Tòa cho rằng việc Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện không tước bỏ thẩm quyền của Tòa và Tòa đã được thành lập đúng với các điều khoản của Phụ lục VII của Công ước, trong đó bao gồm một thủ tục thành lập tòa ngay cả trong trường hợp một bên vắng mặt. Cuối cùng, Tòa đã không công nhận lập luận được nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc và cho rằng chi riêng việc đơn phương khởi kiện không thể được coi là sự lạm dụng đối với Công ước.
b. Sự tồn tại của một Tranh chấp Liên quan đến Giải thích và Áp dụng Công ước
Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét liệu tranh chấp của các Bên có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước hay không, đây là một điều kiện để sử dụng các cơ chế của Công ước.
Tòa đã bác bỏ lập luận nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp của các Bên thực ra là về chủ quyền lãnh thổ và do đó không phải là một vấn đề liên quan đến Công ước. Tòa chấp nhận rằng tồn tại một tranh chấp giữa các Bên liên quan đến chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, nhưng Tòa cho rằng các vấn đề được Philippines đệ trình để giải quyết bằng trọng tài lại không liên quan đến chủ quyền. Tòa cho rằng không cần thiết phải ngầm quyết định về chủ quyền để có thể xem xét các Đệ trình của Philippines và rằng việc xem xét đó sẽ không hỗ trợ cho các yêu sách chủ quyền của bất kỳ Bên nào đối với các đảo ở Biển Đông.
Tòa cũng bác bỏ lập luận nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp của các Bên thực tế là về phân định ranh giới biển và do đó bị loại khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp bởi Điều 298 của Công ước và bởi một tuyên bố của Trung Quốc vào ngày 25/8/2006 theo Điều khoản này. Tòa nhận thấy rằng một tranh chấp về việc liệu một Quốc gia có quyền đối với một vùng biển hay không là một vấn đề hoàn toàn khác biệt so với vấn đề phân định các vùng biển ở một khu vực mà các vùng biển này chồng lấn.Tòa nhận thấy rằng các quyền được hưởng vùng biển, cùng với nhiều vấn đề khác, thường được xem xét trong việc phân định ranh giới, nhưng cũng có thể phát sinh trong những bối cảnh khác.Tòa quyết định là từ đó không thể kết luận rằng một tranh chấp đối với từng vấn đề trên có thể coi là tranh chấp về phân định ranh giới.
Cuối cùng, Tòa quyết định rằng các Đệ trình của Philippines đều phản ánh một tranh chấp liên quan đến Công ước. Với quyết định đó, Tòa đã nhấn mạnh rằng (a) tranh chấp liên quan đến sự tương tác giữa Công ước và các quyền khác (bao gồm bất kỳ “quyền lịch sử” nào của Trung Quốc) là một tranh chấp liên quan đến Công ước và (b) do Trung Quốc không nêu rõ quan điểm của mình, sự tồn tại của một tranh chấp có thể được hàm ý từ hành vi của một Quốc gia hoặc từ sự im lặng, và đây là một vấn đề cần phải được xem xét một cách khách quan.
c. Sự tham gia của Bên thứ ba không thể thiếu
Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét việc các Quốc gia khác cũng có yêu sách đối với các đảo ở Biển Đông không tham gia vào vụ kiện trọng tài có cản trở thẩm quyền của Tòa hay không. Tòa thấy rằng quyền của các Quốc gia khác sẽ không cấu thành “nội dung chính của phán quyết” – tiêu chuẩn để bên thứ ba có thể được coi là không thể thiếu. Tòa cũng lưu ý thêm rằng vào tháng 12/2014, Việt Nam đã đệ trình một tuyên bố lên Tòa, trong đó Việt Nam tuyên bố rằng “không nghi ngờ gì Tòa có thẩm quyền trong vụ kiện này”. Tòa cũng lưu ý rằng Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã dự các phiên tòa về thẩm quyền với tư cách quan sát viên, và không Quốc gia nào nêu lên lập luận rằng sự tham gia của mình là không thể thiếu.
Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa lưu ý rằng Tòa đã nhận được công hàm của Malaysia ngày 23/6/2016, trong đó nêu lại những yêu sách của Malaysia ở Biển Đông. Tòa đã so sánh những phán quyết về nội dung thực chất của Đệ trình của Philippines với các quyền mà Malaysia yêu sách và tái khẳng định quyết định của mình rằng Malaysia không phải là một bên không thể thiếu và rằng lợi ích của Malaysia ở Biển Đông không ngăn cản việc Tòa xem xét các Đệ trình của Philippines.
d. Điều kiện tiên quyết đối với thẩm quyền
Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét khả năng áp dụng Điều 281 và 282 của Công ước, là những điều khoản có thể ngăn một Quốc gia sử dụng các cơ chế theo Công ước nếu những quốc gia đó đã đồng ý về việc sư dụng biện pháp khác để giải quyết tranh chấp.
Tòa đã bác bỏ lập luận nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc rằng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông năm 2002 ngăn Philippines khởi kiện trọng tài. Tòa cho rằng Tuyên bố trên là một thỏa thuận chính trị và không ràng buộc về pháp lý, không định ra một cơ chế giải quyết tranh chấp một cách ràng buộc, không loại trừ các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, và do đó không hạn chế thẩm quyền của Tòa theo Điều 281 hay 282. Tòa cũng đã xem xét Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Công ước về Đa dạng sinh học và một loạt các tuyên bố chung của Philippines và Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và kết luận rằng những văn kiện này đều không cấu thành một thỏa thuận có tác dụng ngăn Philippines khởi kiện ra trọng tài.
Tòa cũng cho rằng các Bên đã trao đổi quan điểm của mình liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp, theo như yêu cầu của Điều 283 của Công ước, trước khi Philippines khởi kiện trọng tài. Tòa kết luận rằng điều kiện này đã được đáp ứng theo hồ sơ về trao đổi ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc, trong đó Philippines đã thể hiện quan điểm muốn lựa chọn đàm phán đa phương, có sự tham gia của cả những Quốc gia khác xung quanh Biển Đông, trong khi Trung Quốc một mực quyết định rằng chỉ có các cuộc đàm phán song phương mới được xem xét.
e. Ngoại lệ và giới hạn của thẩm quyền
Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét liệu Đệ trình của Philippines liên quan đến các quyền lịch sử của Trung Quốc và ‘đường chín đoạn’ có bị ảnh hưởng bởi việc loại trừ khỏi thẩm quyền các tranh chấp liên quan đến ‘danh nghĩa lịch sử’ theo Điều 298 của Công ước hay không. Tòa đã rà soát nghĩa của cụm từ ‘danh nghĩa lịch sử’ trong luật biển và quyết định là thuật ngữ này dẫn chiếu đến những yêu sách về chủ quyền lịch sử đối với các vịnh và vùng biển gần bờ. Sau khi xem xét các yêu sách và hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, Tòa kết luận rằng Trung Quốc đã yêu sách quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong ‘đường chín đoạn’, nhưng không yêu sách danh nghĩa lịch sử đối với các vùng biển ở Biển Đông. Do đó, Tòa kết luận rằng Tòa có thẩm quyền để xem xét các nội dung kiện của Philippines liên quan đến quyền lịch sử và về vấn đề ‘đường chín đoạn’ giữa Philippines và Trung Quốc.
Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa cũng xem xét liệu các Đệ trình của Philippines có bị ảnh hưởng bởi việc loại trừ khỏi thẩm quyền theo Điều 298 những tranh chấp liên quan đến phân định ranh giới biển. Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã kết luận rằng các Đệ trình của Philippines không liên quan đến việc phân định ranh giới, nhưng cũng lưu ý rằng một vài điểm trong Đệ trình của Philippines phụ thuộc vào một số khu vực nhất định có cấu thành một phần vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không. Tòa quyết định rằng Tòa chỉ có thể xem xét những đệ trình đó nếu Trung Quốc không có khả năng được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và đã hoãn đưa ra quyết định cuối cùng về thẩm quyền. Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét các bằng chứng về các bãi và đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và kết luận rằng không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Do Trung Quốc không có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở quần đảo Trường Sa, Tòa quyết định là các đệ trình của Philippines không phụ thuộc vào việc phân định trước ranh giới.
Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa cũng xem xét liệu Đệ trình của Philippines có bị ảnh hưởng việc loại trừ khỏi thẩm quyền theo Điều 298 những tranh chấp liên quan đến hoạt động của cơ quan thi hành pháp luật ở vùng đặc quyền kinh tế hay không. Tòa nhắc lại rằng ngoại lệ ở Điều 298 chỉ có thể áp dụng nếu Đệ trình của Philippines liên quan đến hoạt động của cơ quan thi hành pháp luật ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, do Đệ trình của Philippines liên quan đến các sự kiện diễn ra trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hoặc ở vùng lãnh hải, Tòa đã kết luận rằng Điều 298 không gây cản trở đối với thẩm quyền của mình.
Cuối cùng, trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét liệu các đệ trình của Philippines có bị ảnh hưởng bởi việc loại trừ khỏi thẩm quyền theo Điều 298 những tranh chấp liên quan đến hoạt động quân sự hay không. Tòa quyết định là sự đụng độ giữa lực lượng lính thủy đánh bộ của Philippines ở Bãi Cỏ Mây và hải quân, lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc đã cấu thành các hoạt động quân sự và kết luận rằng Tòa không có thẩm quyền đối với Đệ trình số 14(a)-(c). Tòa cũng xem xét liệu các hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo ở bảy cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa có cấu thành hoạt động quân sự hay không, nhưng lưu ý rằng Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh bản chất phi quân sự của những hoạt động của mình và đã tuyên bố ở cấp cao nhất rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa sự hiện diện của mình trên Trường Sa. Tòa đã quyết định rằng Tòa sẽ không coi các hoạt động trên có tính quân sự khi mà bản thân Trung Quốc đã liên tục khẳng định điều ngược lại. Do đó, Tòa kết luận rằng Điều 298 không cản trở thẩm quyền của Tòa.
4. Phán quyết của Tòa liên quan đến Nội dung khởi kiện thực chất của Philippines
a. ‘Đường chín đoạn’ và Yêu sách Quyền lịch sử của Trung Quốc trên các vùng biển thuộc Biển Đông
Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét đến giá trị của ‘đường chín đoạn’ của Trung Quốc và liệu Trung Quốc có quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở Biển Đông bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà nước này được hưởng theo Công ước hay không.
Tòa đã xem xét lịch sử của Công ước và những điều khoản của nó liên quan đến các vùng biển và kết luận rằng mục đích của Công ước là phân bổ một cách toàn diện các quyền của các Quốc gia đối với các vùng biển. Tòa nhận thấy rằng câu hỏi về những quyền tồn tại từ trước đối với tài nguyên (đặc biệt là đối với tài nguyên cá) đã được xem xét cẩn thận trong các cuộc đàm phán về sự hình thành vùng đặc quyền kinh tế và rằng một số Quốc gia đã có mong muốn bảo tồn các quyền đánh cá lịch sử ở vùng biên mới này. Tuy nhiên, quan điểm này đã bị bác bỏ và văn bản cuối cùng của Công ước chỉ cho các Quốc gia khác một quyền hạn chế trong việc tiếp cận về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế (trong trường hợp Quốc gia ven biển không thể khai thác hết lượng cá cho phép) mà không cho các quốc gia khác quyền gì đối với dầu khí hay tài nguyên khoáng sản. Tòa nhận thấy rằng yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các tài nguyên là không phù hợp với sự phân bổ chi tiết về quyền và vùng biển của Công ước và kết luận rằng, nếu Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở các vùng biển ở Biển Đông, những quyền đó đã bị xóa bỏ bởi việc Công ước có hiệu lực ở chừng mực mà chúng không phù hợp với hệ thống các vùng biển của Công ước.
Tòa cũng xem xét hồ sơ lịch sử để xác định liệu Trung Quốc có thật là có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở Biển Đông trước khi Công ước có hiệu lực hay không. Tòa lưu ý rằng có chứng cứ cho thấy người đi biển và ngư dân của Trung Quốc, cũng như của các nước khác, trong lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông, mặc dù Tòa nhấn mạnh rằng Tòa không có thẩm quyền để xác định chủ quyền đối với những đảo đó. Tuy nhiên, Tòa quyết định là trước khi có Công ước, các vùng biển ở Biển Đông bên ngoài vùng lãnh hải về pháp lý đều là một phần của vùng biển quốc tế, tại đó tàu thuyền của bất kỳ Quốc gia nào đều có thể qua lại và đánh cá một cách tự do. Vì vậy, Tòa đã kết luận rằng việc Trung Quốc qua lại và đánh cá trong lịch sử ở vùng biển của Biển Đông đã thể hiện các quyền tự do trên biển cả, thay vì một quyền lịch sử, và rằng không có chứng cứ nào cho thấy rằng trong lịch sử Trung Quốc đã một mình thực hiện việc kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông hay ngăn cản các quốc gia khác khai thác những tài nguyên của mình.
Do đó, Tòa kết luận rằng, giữa Philippines và Trung Quốc, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong ‘đường chín đoạn’.
b. Quy chế của các cấu trúc tại Biển Đông
Trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã xem xét quy chế của các cấu trúc tại Biển Đông và các quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc có thể đòi hỏi theo Công ước.
Trước hết, Tòa Trọng tài thực hiện đánh giá kỹ thuật về việc liệu một số bãi san hô mà Trung Quốc đòi hỏi có nổi trên mặt nước khi thủy triều lên hay không. Theo Điều 13 và 121 của Công ước, các cấu trúc nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao sẽ ít nhất được hưởng lãnh hải 12 hải lý, trong khi những cấu trúc bị chìm khi thủy triều lên sẽ không có quyền có các vùng biển. Tòa Trọng tài ghi nhận rằng nhiều rặng san hô tại Biển Đông đã bị thay đổi nặng nề do việc cải tạo và xây dựng đảo gần đây và nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của nó. Tòa Trọng tài đã chỉ định một chuyên gia thủy văn học để hỗ trợ Tòa trong việc đánh giá các bằng chứng kỹ thuật của Philippines và dựa chủ yếu vào các tài liệu lưu trữ và các đánh giá thủy văn trước đây để đánh giá các cấu trúc này. Tòa Trọng tài nhất trí với Philippines rằng bãi Scarborough, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các cấu trúc nổi và Xu Bi, Huy-gơ, Vành Khăn và Cỏ Mây là cấu trúc chìm trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài không nhất trí với Philippines về quy chế của Ga Ven (phía Bắc) và Ken Nan và kết luận rằng cả hai đều là cấu trúc nổi.
Tòa Trọng tài tiếp theo đã xem xét liệu có cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra các vùng biển ngoài 12 hải lý hay không. Theo Điều 121 của Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và có thềm lục địa, nhưng “các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”. Tòa Trọng tài thấy rằng quy định này liên hệ chặt chẽ với việc mở rộng quyền tài phán của Quốc gia ven biển với việc hình thành vùng đặc quyền kinh tế và nhằm để ngăn ngừa việc các cấu trúc không lớn có thể tạo ra các vùng biển lớn, mà điều này xâm phạm vào vùng biển của các lãnh thổ có người ở hoặc vùng biển quốc tế và vùng đáy biển vốn là di sản chung của nhân loại. Tòa Trọng tài giải thích Điều 121 và kết luận rằng các quyền có vùng biển của một cấu trúc phụ thuộc vào (a) năng lực khách quan của cấu trúc; (b) trong điều kiện tự nhiên, nó có thể duy trì hoặc (c) một cộng đồng dân cư ổn định hoặc (d) hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài và cũng không thuần túy mang tính chất khai thác.
Tòa Trọng tài thấy rằng nhiều cấu trúc tại Trường Sa hiện đang được một hoặc nhiều quốc gia ven biển kiểm soát và họ đã xây dựng các cấu trúc và duy trì nhân lực tại chỗ. Tòa Trọng tài thấy rằng sự hiện diện thời nay phụ thuộc vào các nguồn lực và hỗ trợ bên ngoài và thấy rằng nhiều cấu trúc đã bị biến đổi để nâng cao khả năng sinh sống của con người, kể cả thông qua cải tạo đảo và xây dựng các cơ sở hạ tầng như các nhà máy xử lý nước mặn. Tòa Trọng tài kết luận rằng việc hiện diện của các nhân viên công quyền trên nhiều cấu trúc không chứng minh được khả năng của các cấu trúc này, trong điều kiện tự nhiên, để duy trì cộng đồng cư dân ổn định và cho rằng các bằng chứng lịch sử về việc định cư hoặc đời sống kinh tế có ý nghĩa hơn đối với năng lực khách quan của các cấu trúc. Qua đánh giá hồ sơ lịch sử, Tòa Trọng tài thấy rằng các đảo Trường Sa trong lịch sử từng được các nhóm nhỏ ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác sử dụng, và một số công ty khai thác phân chim và đánh cá của Nhật đã có hoạt động tại đây vào những năm 1920 và 1930. Tòa Trọng tài kết luận rằng việc sử dụng tạm thời các cấu trúc của ngư dân không dẫn đến việc cư ngụ của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế trong lịch sử đều chỉ có tính chất khai thác. Theo đó, Tòa Trọng tài kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại Trường Sa (bao gồm, ví dụ, Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.
Tòa Trọng tài cũng kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất.
c. Các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông
Trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã xem xét tính hợp pháp theo Công ước đối với nhiều hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sau khi kết luận Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là cấu trúc chìm, tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và không chồng lấn với bất kỳ vùng biển nào Trung Quốc có thể có, Tòa Trọng tài kết luận rằng Công ước đã rõ ràng trong việc trao quyền chủ quyền cho Philippines đối với các khu vực biển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tòa Trọng tài xác định, trên thực tế, Trung Quốc đã (a) can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại Bãi Cỏ Rong; (b) chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và (c) bảo vệ cho và không ngăn ngừa các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây, và (d) xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines. Do vậy Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.
Tiếp theo Tòa Trọng tài xem xét quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough và kết luận rằng ngư dân từ Philippines, cũng như Trung Quốc và các nước khác, đã đánh cá tại bãi Scarborough từ lâu và có quyền đánh cá truyền thống tại khu vực này. Do bãi cạn Scarborough nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên, cấu trúc này có quyền có lãnh hải, vùng nước xung quanh cấu trúc này không tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và quyền đánh cá truyền thống không bị mất đi do Công ước. Dù Tòa Trọng tài nhấn mạnh rằng Tòa không quyết định về vấn đề chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, Tòa xác định rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thấy rằng Tòa cũng sẽ có kết luận tương tự đối với quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc nếu Philippines có hành động ngăn cản việc đánh cá của công dân Trung Quốc tại bãi Scarborough.
Tòa Trọng tài cũng xem xét tác động của các hành vi của Trung Quốc đối với môi trường biển. Để làm việc này, Tòa Trọng tài đã có sự trợ giúp của 3 chuyên gia độc lập về sinh học của rặng san hô được chỉ định để đánh giá các chứng cứ khoa học có được và các báo cáo của chuyên gia của Philippines. Tòa Trọng tài xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo gần đây tại bảy cấu trúc tại Trường Sa đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô và Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 192 và 194 của Công ước trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển đối với các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sinh sống của các loài động vật bị đe dọa, sắp cạn kiệt. Đồng thời Tòa Trọng tài cũng xác định rằng ngư dân Trung Quốc đã thực hiện việc khai thác động vật bị đe dọa như rùa biển, san hô và trai khổng lồ ở quy mô lớn tại Biển Đông, sử dụng các biện pháp gây hủy hoại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hộ. Tòa Trọng tài xác định rằng chính quyền Trung Quốc đã nhận thức được các hành vi này và không thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng theo Công ước để ngăn chặn.
Cuối cùng, Tòa Trọng Tài đã xem xét tính hợp pháp của các hành vi của tàu chấp pháp Trung Quốc tại bãi Scarborough trong hai tình huống vào tháng 4 và 5 năm 2012 khi các tàu Trung Quốc đã tìm cách cản trở tàu Philippines tiếp cận hoặc tiến vào bãi Scarborough. Để làm việc này, Tòa Trọng tài đã được một chuyên gia độc lập về an toàn hàng hải được chỉ định để hỗ trợ trong việc xem xét các báo cáo bằng văn bản do các sĩ quan tàu Philippines cung cấp và các chứng cứ chuyên gia về an toàn hàng hải do Philippines cung cấp. Tòa Trọng tài xác định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã liên tiếp tiếp cận tàu Philippines với tốc độ cao và cố gắng cắt đầu các tàu này ở khoảng cách gần, tạo ra nguy cơ đâm va cao và nguy hiểm cho tàu và người của Philippines. Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước về Quy định Quốc tế để Ngăn ngừa Va chạm trên Biển 1972 và Điều 94 của Công ước liên quan đến an toàn hàng hải.
d. Làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các Bên
Trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã xem xét liệu các hoạt động cải tạo đất quy mô lớn gần đây và xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại 7 cấu trúc tại Trường Sa từ khi bắt đầu thủ tục trọng tài có làm gia tăng tranh chấp giữa các Bên. Tòa Trọng tài nhắc lại rằng các bên tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp có nghĩa vụ kiềm chế việc làm trầm trọng thêm hoặc mở rộng một tranh chấp hoặc các tranh chấp về các vấn đề đang được thụ lý. Tòa Trọng tài thấy rằng Trung Quốc đã (a) xây dựng một đảo nhân tạo lớn tại Vành Khăn, một cấu trúc lúc chìm lúc nổi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (b) gây ra hủy hoại lâu dài, không thể phục hồi đối với hệ sinh thái rặng san hộ và (c) phá hủy lâu dài các chứng cứ về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc này. Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ về kiềm chế làm trầm trọng thêm và kéo dài tranh chấp giữa các Bên trong khi chờ quá trình xét xử.
e. Hành vi tương lai của các Bên
Cuối cùng, Tòa Trọng tài xem xét đề nghị của Philippines về việc đưa ra tuyên bố rằng, từ nay về sau, Trung Quốc cần tuân thủ các quyền và quyền tự do của Philippines và tuân thủ các nghĩa vụ của nước này theo Công ước. Về vấn đề này, Tòa Trọng tài thấy rằng cả Philippines và Trung Quốc đều đã nhiều lần thừa nhận Công ước và các nghĩa vụ chung về thiện chí trong xác định và điều chỉnh các hành vi của mình. Tòa Trọng tài xét rằng cốt lõi của tranh chấp trong vụ kiện này không nằm ở ý định của Trung Quốc hay Philippines trong việc xâm phạm quyền lợi pháp lý của bên kia, mà chính là do có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. Tòa Trọng tài nhắc lại rằng trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc cơ bản là “không thiện chí” không thể tự suy diễn và thấy rằng Điều 11 của Phụ lục VII đã quy định “phán quyết…sẽ được các bên trong tranh chấp tuân thủ”. Vì vậy, Tòa Trọng tài thấy không cần thiết phải đưa ra tuyên bố nào nữa.
3.
9118. Toàn Văn Thông Cáo Báo Chí Vụ Kiện Trọng Tài Biển Đông
Posted by adminbasam on 12/07/2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/12/9118-toan-van-thong-cao-bao-chi-vu-kien-trong-tai-bien-dong/
2.
【ブリュッセル時事】オランダ・ハーグの仲裁裁判所は12日、南シナ海問題をめぐる判決で、中国が南シナ海をほぼ囲むように設定する独自の境界線「九段線」について、「歴史的権利を主張する法的根拠はない」との判断を下した。また、南沙(英語名スプラトリー)諸島で中国が造成する人工島に関し、排他的経済水域(EEZ)は生じないと判断した。
フィリピンは、2012年に同国に近いスカボロー礁が中国に実効支配されたことなどを受け、13年に国連海洋法条約に基づき仲裁裁判所に提訴。九段線について、国際法上根拠がなく違法だと主張していた。
フィリピンはまた、人工島の基盤となる暗礁などが満潮時に海面に沈む「低潮高地」あるいは「岩」なのか、国連海洋法条約で認められた「島」なのかについても判断を求めていた。「島」と判断されなければEEZは認められない。
仲裁裁判所は昨年10月、岩礁が低潮高地に当たるかなど訴えの一部に関し裁判所に管轄権があると認め、審理を続けてきた。
中国は、九段線の設定は「歴史的な権利」と主張する一方、仲裁手続きに関してはこれまで一貫して拒否。習近平政権は「仲裁裁判に管轄権はなく、判決には拘束力がない」(王毅外相)との立場を取り、判決には従わない姿勢を示している。(2016/07/12-19:00)
フィリピンはまた、人工島の基盤となる暗礁などが満潮時に海面に沈む「低潮高地」あるいは「岩」なのか、国連海洋法条約で認められた「島」なのかについても判断を求めていた。「島」と判断されなければEEZは認められない。
仲裁裁判所は昨年10月、岩礁が低潮高地に当たるかなど訴えの一部に関し裁判所に管轄権があると認め、審理を続けてきた。
中国は、九段線の設定は「歴史的な権利」と主張する一方、仲裁手続きに関してはこれまで一貫して拒否。習近平政権は「仲裁裁判に管轄権はなく、判決には拘束力がない」(王毅外相)との立場を取り、判決には従わない姿勢を示している。(2016/07/12-19:00)
1.
Tòa trọng tài tuyên Philippines thắng kiện Trung Quốc
TTO - Tòa trọng tài tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Một nhóm người Philippines tuần hành ngay trước thời điểm PCA công bố phán quyết - Ảnh: /Rappler |
Theo ABS-CBN, Tòa trọng tài tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tòa Trọng tài tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Và tuyên bố Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với các vùng biển ở Biển Đông.
Thông cáo của PCA nêu rõ: “Tòa Trọng tài kết luận rằng trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào để khẳng định nước này có quyền lịch sử đối với các tài nguyên, theo các quyền được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), ở các khu vực biển trong phạm vi đường lưỡi bò”.
Theo thông cáo báo chí của PCA, Tòa Trọng tài kết luận các thực thể nổi (khi thủy triều lên) ở quần đảo Trường Sa là những “bãi đá” hợp pháp, do đó nó không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ).
Thông cáo của PCA cho hay Tòa trọng tài kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn các va chạm ở biển và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải.
Báo Rappler của Phillippines cho biết Tòa Trọng tài thường trực (PCA) sẽ không tổ chức bất kỳ buổi lễ nào để công bố kết quả phán quyết. PCA cho biết Tòa sẽ chuyển kết quả phán quyết cho các bên liên quan trước khi công bố rộng rãi cho công chúng.
Các phóng viên tập trung ở trụ sở Bộ Ngoại giao Philippines tại Manila để tham gia buổi họp báo - Ảnh: ABS-CBN News |
Trước thời điểm công bố, trang web của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan (pcacases.com) tổ chức công bố kết quả phán quyết. Trang web này đang trong tình trạng không thể truy cập được vì quá tải.
Tại Manila, Bộ Ngoại giao Philippines đã tổ chức họp báo về vụ việc. Trong phòng họp báo tại trụ sở Bộ Ngoại giao Philippines ở thủ đô Manila, một phóng viên cho biết chưa bao giờ nhìn thấy quang cảnh đông đúc đến vậy.
Anh Chino Leyco, phóng viên của tờ Manila Bulletin, chia sẻ với Tuổi Trẻ dù phụ trách mảng kinh tế nhưng anh vẫn rất quan tâm đến kết quả phán quyết của Tòa trọng tài.
Chino cho hay đồng nghiệp theo dõi mảng đối ngoại ở báo anh đang tập trung đợi chờ phán quyết để cung cấp thông tin kịp thời cho bạn đọc quan tâm.
Chino cho biết Ngoại trưởng Philippines Yasay chuẩn bị tổ chức họp báo để ra tuyên bố của nước này về kết quả phán quyết.
Từ thủ đô Kuala Lumpur, anh Amirn Fareed Rahim, phụ trách mảng chính trị của tập đoàn cố vấn KRA, cho biết Bộ Ngoại giao Malaysia đang theo dõi sát sao kết quả phán quyết.
Amir dự đoán Philippines sẽ dành thắng lợi và đường lưỡi bò của Trung Quốc sẽ được Tòa tuyên bố không có cơ sở pháp lý.
Tuy nhiên, Amir cũng cho rằng Trung Quốc sẽ bác bỏ phán quyết và vận động hành lang một số quốc gia trong khối ASEAN trì hoãn công bố kết quả phán quyết.
Amir cũng dự đoán một số cường quốc như Mỹ và Nhật sẽ ra tuyên bố ủng hộ kết quả phiên tòa.
Diễn biến vụ kiện |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.