Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

04/06/2016

Ở viện nghiên cứu : Viện Ngôn ngữ học 2016


Chuyện của Viện Ngôn ngữ.

Tin của báo chí.

---
2.


Viện Hàn lâm KHXH cần làm rõ việc một Giáo sư “bị đẩy” ra hành lang làm việc

TĐO - Những ngày qua, cán bộ, nhân viên và nghiên cứu sinh tại Viện Ngôn Ngữ học (thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam) xôn xao trước việc Giáo sư Nguyễn Đức Tồn làm việc, hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh và tiếp khách ngoài hành lang của Viện.


    Giáo sư “bị đẩy” ra hành lang làm việc

    Ngày 17/5/2016, ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học ký Quyết định số 71/QĐ-NNH về việc điều động, bố trí cán bộ. Theo đó, quyết định sẽ luân chuyển ông Nguyễn Đức Tồn, GS.TS (SN 1952) nghiên cứu viên cao cấp, viên chức kéo dài thời gian công tác theo Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, thuộc Phòng Biên tập – Trị sự Tạp chí Ngôn ngữ (Viện Ngôn ngữ học), sang nhận công tác tại Trung tâm Phục hồi chức năng ngôn ngữ (TTPHCNNN) kể từ ngày 18/5/2016. 

    Điều đáng nói trong Quyết định này là việc luân chuyển Giáo sư Tồn được đưa ra đột ngột, không đúng với tinh thần của Nghị định 40 và quy trình. 
    Quyết định điều chuyển công tác đối với Giáo sư Tồn

    Sáng 17/5, đồng chí Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học gọi ông Tồn lên phòng và tuyên bố sẽ điều chuyển ông ra khỏi Tạp chí Ngôn ngữ. Điều lạ, ông Tồn chỉ nhận được thông báo một cách đột ngột bằng miệng. Chưa đầy 30 phút sau, ông Tồn được trao Quyết định số 71/QĐ-NNH do chính ông Hiệp ký về việc điều động sang TTPHCNNN. Hai ngày sau có thêm quyết định, ông Tồn phải trả phòng làm việc tại Tạp chí Ngôn ngữ để sang TTPHCNNN trong ngày 25/5.

    Không đồng thuận với quyết định của Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, ông Tồn đã có đơn khiếu nại đối với Ban chấp hành Công đoàn và Ban Thanh tra nhân dân Viện Ngôn ngữ học, đồng thời đã có báo cáo và đơn đề nghị gửi Chủ tịch Viện Hàn Lâm có ý kiến chỉ đạo. 

    Sáng ngày 26/5, khi ông Tồn đến Viện Ngôn ngữ làm việc, tài sản cá nhân của ông không còn trong Phòng Biên tập – Trị sự Tạp chí Ngôn ngữ nữa. 

    Cũng từ ngày này, hình ảnh người Giáo sư tận tâm, kê ghế ngoài hành lang làm việc hướng dẫn nghiên cứu sinh, tiếp các đoàn khách khiến không ít người bất bình.
    Hình ảnh Giáo sư Tồn ngồi ngoài hành lang làm việc

    “Rõ ràng Quyết định của Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đối với tôi mang tính chất cưỡng chế, mệnh lệnh phát xít, mang tính trả thù cá nhân, chứ không phải là quyết định điều động nhân sự theo luật định. Quyết định điều chuyển nhân sự phải dựa trên sự đồng thuận giữa đương sự và các tổ chức hữu quan", ông Tồn bức xúc nói. 

    Điều đó cho thấy, trong quá trình công tác, ông Hiệp đã thể hiện sự thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật của Nhà nước, các quy chế của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, không đủ năng lực, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng”, ông Tồn đánh giá.

    Đã tạm dừng thực hiện quyết định điều chuyển

    Ngày 1/6/2016, trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn Ngữ học cho biết: “Viện đã nhận được khiếu nại của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn về quyết định điều chuyển là không đúng tinh thần của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP của Chính Phủ. Tuy nhiên, việc tôi ký quyết định điều chuyển ông Tồn là đúng căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn về việc bố trí cán bộ của Viện Ngôn ngữ học”.

    Trước câu hỏi của phóng viên về việc ông ra quyết định có đúng quy trình không, ông Hiệp thừa nhận: “Tôi không hề thông báo cụ thể nào bằng văn bản liên quan đến việc điều chuyển ông Tồn. Việc ra thông báo chỉ bằng miệng, vì không phải quyết định nào cũng cần thông báo văn bản”. 
    Ông Hiện thừa nhận không thông báo bằng văn bản khi điều chuyển GS Tồn

    Ông Hiệp cho biết thêm: “Hiện chúng tôi đã thông báo tạm dừng thực hiện quyết định điều chuyển với Giáo sư Tồn, do có nhiều ý kiến và cá nhân đồng chí Tồn có đơn  khiếu nại. Viện Ngôn ngữ học đang chờ chỉ đạo của Viện Hàn Lâm để đưa ra kết luận chính thức về quyết định điều chuyển công tác đối với Giáo sư Tồn.

    Ngày 7/6, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam xác nhận: “Viện Hàn Lâm đã nhận được đơn khiếu nại và tố cáo của GS Tồn về việc Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học ra quyết định điều chuyển vị trí công tác sai quy trình; không  đủ năng lực phẩm chất lãnh đạo Viện... Nội dung sự việc phức tạp, Viện đang triển khai kiểm tra làm rõ. 

    "Liên quan đến QĐ điều chuyển ông Tồn, đến nay Viện Ngôn ngữ học đã thông báo dừng thực hiện, nhưng cụ thể như thế nào tôi sẽ cho kiểm tra, phản hồi sau”, ông Thuấn khẳng định. 

    Việt Nguyễn
    http://thoidai.com.vn/Vien-Han-lam-KHXH-can-lam-ro-viec-mot-Giao-su-bi-day-ra-hanh-lang-lam-viec-04-30812.html





    1.




    03/6/2016 18:05 UTC+7

    Những ngày qua, tất cả cán bộ nhân viên và nghiên cứu sinh tại Viện Ngôn Ngữ học đều xôn xao chuyện Giáo sư Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học kê ghế hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh và tiếp khách ngoài hành lang của Viện.

    Chuyện “trái khoáy” ở Viện Ngôn ngữ
    Liên quan đến chuyện “trái khoáy” ở Viện Ngôn Ngữ học, ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học vừa ký quyết định về việc điều động bố trí cán bộ đối với Giáo sư Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ.

    Theo quyết định, GS Nguyễn Đức Tồn sẽ chuyển từ Phòng Biên tập - Trị sự Tạp chí Ngôn ngữ sang nhận công tác tại Trung tâm Phục hồi chức năng ngôn ngữ, quyết định được ký ngày 17/5/2016.

    Thế nhưng theo nhiều cán bộ tại đây và bản thân Giáo sư Nguyễn Đức Tồn chứng kiến, chỉ sau quyết định 01 ngày, là ngày 18/5, một nhóm cán bộ tự ý di dời, vận chuyển tài liệu đồ đạc liên quan đến ông Tồn xuống Trung tâm phục hồi chức năng ngôn ngữ khi ông Tồn chưa đồng ý.

    Chuyện lạ ở Viện Ngôn ngữ học: Nguyên Viện trưởng “bị đẩy” ra ngoài hành lang
    Giáo sư Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn nghiên cứu sinh ngoài hành lang của Viện

    Chuyện lạ ở Viện Ngôn ngữ học: Nguyên Viện trưởng “bị đẩy” ra ngoài hành lang
    Giáo sư Tồn tiếp đoàn khách Lào đến thăm và làm việc cũng tại hành lang Viện

    Hành động có tính “cưỡng chế” này bắt nguồn từ những ý kiến trái chiều xung quanh Quyết định của ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng. Theo tìm hiểu của phóng viên, theo Nghị định số 40/2014/NĐ-CP của Chính phủ, từ năm 2013 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đức Tồn được kéo dài thời gian làm việc tại Tạp chí Ngôn ngữ theo sự chỉ đạo trực tiếp của ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

    Chuyện lạ ở Viện Ngôn ngữ học: Nguyên Viện trưởng “bị đẩy” ra ngoài hành lang
    Quyết định điều chuyển cán bộ của Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp gây nhiều ý kiến trái chiều

    Song, không có sự bàn bạc tham khảo góp ý của các cán bộ nhân viên trong Viện, ngày 17/5 ông Hiệp, Viện trưởng bất ngờ ra công văn quyết định điều chuyển cán bộ đối với Giáo sư Tồn. Quyết định này của ông Hiệp khiến Giáo sư Tồn cũng như nhiều cán bộ nhân viên của Viện bất bình. Giáo sư Tồn phản ánh, gửi nguyện vọng được tiếp tục công tác tại Tạp chí Ngôn ngữ và tham gia mọi hoạt động nghiên cứu của Viện, nhưng không được ông Viện trưởng chấp thuận.
    Trong khi đang chờ ý kiến từ Ban chấp hành Công đoàn và Ban Thanh tra nhân dân Viện cũng như sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện hàn lâm về sự việc này, thì đến ngày 25/5 Giáo sư Tồn đến Viện để làm việc thì tài sản cá nhân đã bị dọn đi từ lúc nào. Kể từ đó, hình ảnh người Giáo sư tận tâm, kê ghế ngoài hành lang hướng dẫn nghiên cứu sinh, tiếp các đoàn khách nước ngoài khiến không ít người thương cảm, phẫn nộ.
    Không còn là chuyện nội bộ
    Giáo sư Nguyễn Đức Tồn là nhà khoa học, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong lĩnh vực Ngôn ngữ học. Giáo sư nguyên là Bí thư Chi bộ - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ; Giám đốc Trung tâm phục hồi chắc năng ngôn ngữ; Trưởng khoa Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Với những đóng góp to lớn trong công tác, GS.TS Nguyễn Đức Tồn đã vinh dự được nhận nhiều Huân chương, Kỷ niệm chương, Bằng khen của Nhà nước. Đặc biệt tháng 7 năm 2010, Giáo sư Nguyễn Đức Tồn vinh dự được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
    Với một bề dày thành tích trong công tác nghiên cứu và giảng dạy như vậy, mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng Giáo Sư Nguyễn Đức Tồn vẫn mong mỏi được tiếp tục cống hiến “chất xám” một cách vô tư nhất, nhiệt thành nhất, để cùng Viện Ngôn Ngữ phát triển tốt đẹp hơn nữa. Thế nhưng mọi sự cố gắng dường như bị “rũ bỏ”, Giáo sư Tồn cho rằng hành động và quyết định của ông Hiệp - Viện trưởng mang tính độc đoán, vi phạm Quy chế hoạt động của Tạp chí do Viện Hàn lâm ban hành, do không có sự bàn bạc đồng thuận của Ban lãnh đạo Tạp chí.

    Chuyện lạ ở Viện Ngôn ngữ học: Nguyên Viện trưởng “bị đẩy” ra ngoài hành lang
    Ông Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học trả lời báo chí
    Trước nhiều ý kiến trái chiều quanh quyết định của mình, ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đã có cuộc trao đổi với phóng viên. Ông Hiệp cho biết: “Viện đã nhận được khiếu nại của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn về quyết định điều chuyển là không đúng tinh thần của thông tư 40. Tuy nhiên việc tôi ký quyết định điều chuyển ông Tồn căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng Thông tư số 40”.
    Trước câu hỏi của phóng viên về việc ông Hiệp ra quyết định có đúng quy trình hay không thì ông Hiệp thừa nhận: Để ra quyết định điều chuyển cán bộ cần tổ chức cuộc họp và thông báo bằng văn bản về tổ chức cán bộ công khai. Nhưng việc ra quyết định điều chuyển cán bộ một cách đột ngột của ông Hiệp, không thông báo đến tổ chức và Giáo sư Tồn là thiếu sót. Tuy nhiên ông Hiệp vẫn khẳng định: Không phải quyết định nào cũng cần thông báo bằng văn bản !?.
    Ông Hiệp cũng cho biết thêm: Hiện chúng tôi đã thông báo tạm dừng thực hiện quyết định điều chuyển này do có nhiều ý kiến phản ánh tiêu cực, và đang xin chờ chỉ đạo của Viện Hàn Lâm.

    Việc kéo dài thời gian công tác đối với các nhà khoa học, giảng viên có trình độ cao khi đến tuổi nghỉ hưu là một quyết định đúng đắn được cả cơ sở GDĐH và NLĐ có trình độ cao đồng tình hưởng ứng. Chính sách này ra đời được các nhà khoa học đánh giá rất cao, kéo dài và thu xếp vị trí thích hợp cho cán bộ đến tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với việc Nhà nước không lãng phí nguồn nhân tài, chất xám, tận dụng được nhân lực chất lượng cao mà không phải mất phí đào tạo. Và câu chuyện “đối xử” với cán bộ ở Viện Ngôn Ngữ giờ đây không chỉ là câu chuyện nội bộ nữa, nó đã thành câu chuyện chung mà mọi cán bộ hưu trí đều quan tâm và cần được biết.
    Theo Trang Nhi/Kinhdoanhnet
    http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/chuyen-la-o-vien-ngon-ngu-hoc-nguyen-vien-truong-bi-day-ra-ngoai-hanh-lang-156126.html



    Bổ sung đường link gốc của Kinhdoanhnet (bổ sung ngày 24/7/2016, sau khi có câu hỏi của bác Hoàng Tuấn Công):


    (Kinhdoanhnet) - Những ngày qua, tất cả cán bộ nhân viên và nghiên cứu sinh tại Viện Ngôn Ngữ học đều xôn xao chuyện Giáo sư Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn Ngữ học kê ghế hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh và tiếp khách ngoài hành lang của Viện.

    Chuyện lạ ở Viện Ngôn Ngữ học: Nguyên viện trưởng “bị đẩy” ra ngoài hành lang
    Chuyện “trái khoáy” ở Viện Ngôn Ngữ
    Liên quan đến chuyện “trái khoáy” ở Viện Ngôn Ngữ học, ông Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn Ngữ học vừa ký quyết định về việc điều động bố trí cán bộ đối với Giáo sư Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn Ngữ học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ.
    Theo quyết định, GS Nguyễn Đức Tồn sẽ chuyển từ Phòng Biên tập – Trị sự Tạp chí Ngôn ngữ sang nhận công tác tại Trung tâm Phục hồi chức năng ngôn ngữ, quyết định được ký ngày 17/5/2016.
    Thế nhưng theo  nhiều cán bộ tại đây và bản thân Giáo sư Nguyễn Đức Tồn chứng kiến, chỉ sau quyết định 01 ngày, là ngày 18/5, một nhóm cán bộ tự ý di dời, vận chuyển tài liệu đồ đạc liên quan đến ông Tồn xuống Trung tâm phục hồi chức năng ngôn ngữ khi ông Tồn chưa đồng ý.
    Giáo sư Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn nghiên cứu sinh ngoài hành lang của Viện
    Giáo sư Tồn tiếp đoàn khách Lào đến thăm và làm việc cũng tại hành lang Viện

    Hành động có tính “cưỡng chế” này bắt nguồn từ những ý kiến trái chiều xung quanh Quyết định của ông Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng. Theo tìm hiểu của phóng viên, theo Nghị định số 40/2014/NĐ-CP của Chính Phủ, từ năm 2013 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đức Tồn được kéo dài thời gian làm việc tại Tạp chí Ngôn Ngữ theo sự chỉ đạo trực tiếp của ông Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
    Quyết định điều chuyển cán bộ của Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp gây nhiều ý kiến trái chiều

    Song, không có sự bàn bạc tham khảo góp ý của các cán bộ nhân viên trong Viện, ngày 17/5 ông Hiệp – Viện trưởng bất ngờ ra công văn quyết định điều chuyển cán bộ đối với Giáo sư Tồn. Quyết định này của ông Hiệp khiến Giáo sư Tồn cũng như nhiều cán bộ nhân viên của Viện bất bình. Giáo sư Tồn phản ánh, gửi nguyện vọng được tiếp tục công tác tại Tạp chí Ngôn ngữ và tham gia mọi hoạt động nghiên cứu của Viện, nhưng không được ông Viện trưởng chấp thuận.
    Trong khi đang chờ ý kiến từ Ban chấp hành Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân Viện cũng như sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện hàn lâm về sự việc này, thì đến ngày 25/5 Giáo sư Tồn đến Viện để làm việc thì tài sản cá nhân đã bị dọn đi từ lúc nào. Kể từ đó, hình ảnh người Giáo sư tận tâm, kê ghế ngoài hành lang hướng dẫn nghiên cứu sinh, tiếp các đoàn khách nước ngoài khiến không ít người thương cảm, phẫn nộ.
    Không còn là chuyện nội bộ
    Giáo sư Nguyễn Đức Tồn là nhà khoa học, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong lĩnh vực Ngôn ngữ học. Giáo sư nguyên là Bí thư Chi bộ - Viện trưởng Viện ngôn ngữ học; Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ; Giám đốc Trung tâm phục hồi chắc năng ngôn ngữ; Trưởng khoa Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Với những đóng góp to lớn trong công tác, GS.TS Nguyễn Đức Tồn đã vinh dự được nhận nhiều Huân chương, Kỷ niệm chương, Bằng khen của Nhà nước. Đặc biệt tháng 7 năm 2010, Giáo sư Nguyễn Đức Tồn vinh dự được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
    Với một bề dày thành tích trong công tác nghiên cứu và giảng dạy như vậy, mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng Giáo Sư Nguyễn Đức Tồn vẫn mong mỏi được tiếp tục cống hiến “chất xám” một cách vô tư nhất, nhiệt thành nhất, để cùng Viện Ngôn Ngữ phát triển tốt đẹp hơn nữa. Thế nhưng mọi sự cố gắng dường như bị “rũ bỏ”, Giáo sư Tồn cho rằng hành động và quyết định của ông Hiệp - Viện trưởng mang tính độc đoán, vi phạm Quy chế hoạt động của Tạp chí do Viện Hàn lâm ban hành, do không có sự bàn bạc đồng thuận của Ban lãnh đạo Tạp chí.
    Ông Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học trả lời báo chí
    Trước nhiều ý kiến trái chiều quanh quyết định của mình, ông Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn Ngữ học đã có cuộc trao đổi với phóng viên. Ông Hiệp cho biết: “Viện đã nhận được khiếu nại của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn về quyết định điều chuyển là không đúng tinh thần của thông tư 40. Tuy nhiên việc tôi ký quyết định điều chuyển ông Tồn căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng Thông tư số 40”.
    Trước câu hỏi của phóng viên về việc ông Hiệp ra quyết định có đúng quy trình hay không thì ông Hiệp thừa nhận: Để ra quyết định điều chuyển cán bộ cần tổ chức cuộc họp và thông báo bằng văn bản về tổ chức cán bộ công khai. Nhưng việc ra quyết định điều chuyển cán bộ một cách đột ngột của ông Hiệp, không thông báo đến tổ chức và Giáo sư Tồn là thiếu sót. Tuy nhiên ông Hiệp vẫn khẳng định: Không phải quyết định nào cũng cần thông báo bằng văn bản !?.
    Ông Hiệp cũng cho biết thêm: Hiện chúng tôi đã thông báo tạm dừng thực hiện quyết định điều chuyển này do có nhiều ý kiến phản ánh tiêu cực, và đang xin chờ chỉ đạo của Viện Hàn Lâm.
    Việc kéo dài thời gian công tác đối với các nhà khoa học, giảng viên có trình độ cao khi đến tuổi nghỉ hưu là một quyết định đúng đắn được cả cơ sở GDĐH và NLĐ có trình độ cao đồng tình hưởng ứng. Chính sách này ra đời được các nhà khoa học đánh giá rất cao, kéo dài và thu xếp vị trí thích hợp cho cán bộ đến tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với việc Nhà nước không lãng phí nguồn nhân tài, chất xám, tận dụng được nhân lực chất lượng cao mà không phải mất phí đào tạo. Và câu chuyện “đối xử” với cán bộ ở Viện Ngôn Ngữ giờ đây không chỉ là câu chuyện nội bộ nữa, nó đã thành câu chuyện chung mà mọi cán bộ hưu trí đều quan tâm và cần được biết.
    Trang Nhi
    http://kinhdoanhnet.vn/phap-luat-dieu-tra/cong-dan-kien-nghi/chuyen-la-o-vien-ngon-ngu-hoc-nguyen-vien-truong-bi-day-ra-ngoai-hanh-lang_t114c76n29035







    Bổ nhiệm GS. TS Nguyễn Văn Hiệp giữ chức Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học

     23/01/2016 |  125

    http://vienngonnguhoc.gov.vn/bai-viet/bo-nhiem-gs-ts-nguyen-van-hiep-giu-chuc-vien-truong-vien-ngon-ngu-hoc_504.aspx

    3 nhận xét:

    1. Anh Chu Xuân Giao cho tôi xin đường link bài gốc của Trang Nhi trên báo Kinhdoanh.net nhé.Cảm ơn anh.

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Bác Hoàng Tuấn Công thân mến.

        Đường link đó như sau, mời bác truy cập:
        (để cho tiện ích, em sẽ bổ sung đường link gốc của Kinhdoanhnet luôn vào chính văn ngay bây giờ)
        http://kinhdoanhnet.vn/phap-luat-dieu-tra/cong-dan-kien-nghi/chuyen-la-o-vien-ngon-ngu-hoc-nguyen-vien-truong-bi-day-ra-ngoai-hanh-lang_t114c76n29035

        Xóa

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.