Ông là thầy của chúng tôi. Tác giả của nhiều bộ sách công cụ quan trọng trong nghiên cứu thư tịch cổ Việt Nam.
Bài viết đầu tiên trên Tạp chí Hán Nôm của tôi có bản thảo viết tay, mùa hè năm 1993, khi đang là sinh viên năm thứ ba, đã được thầy sửa chữa và đề nghị sửa chữa về cách thức trình bày. Đến nay, tôi vẫn lưu giữ những chỉnh lí bằng nét bút mảnh, gầy và rất dễ đọc của thầy trên bản thảo. Khi đó thầy là Tổng Biên tập.
Sau khoảng 20 năm, năm 2012 hay 2013, tôi viết một bài cùng chủ đề, đào sâu hơn, và dĩ nhiên vẫn cho đăng trên Tạp chí Hán Nôm. Có mạnh dạn lấy lại những đoạn thầy đề nghị sửa trước đây. Sau khi đã đăng chính thức, thầy - khi đó đã nghỉ hưu - trực tiếp gọi điện cho tôi để trao đổi. Tôi vô cùng khâm phục tinh thần khoa học của lớp trí thức Việt Nam như thầy. Cuộc trao đổi qua lại nhiều lần. Sau 20 năm, thầy đồng ý với khôi phục bản thảo của tôi.
Quãng các năm 2010 - 2014, sau một thời gian du lãng miền Trung, tôi cho đăng bài khảo cứu về một bia kí của gia đình Nguyễn Tấn ở Quảng Ngãi quê thầy, trên một số tạp chí (ở quê thầy thì cho đăng trên Tạp chí Cẩm Thành, còn ở trung ương thì là Tạp chí Văn hóa Dân gian). Thầy một lần nữa đánh tiếng, và hẹn dịp trao đổi. Tiếc là tôi du lãng đó đây luôn luôn, chưa có dịp trao đổi chi tiết với thầy về công việc khai thác bia kí đó. Cũng bài đó, với bản in rút gọn trên Cẩm Thành, thì có ý kiến trao đổi của học giả Lê Vinh Bổn, ở đây.
Bây giờ, tinh anh của thầy đã về lại với núi Ấn sông Trà linh thiêng của quê hương Quảng Ngãi.
Dưới là tin chính thức từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
---
"
Tin tức | ||||
|
"
Xin chia buồn với gia đình học giả Trần Nghĩa!
Trả lờiXóaCầu chúc cho anh hồn của ông siêu thoát!