Bây giờ là dành cho Bí thư Thăng.
Lấy nguyên về từ bên blog Cu Nỡm.
---
Việt Nam đã tự mình tạo ra một huyền thoại có thật của thời đại. Chỉ trong một thời gian chưa đầy nửa thế kỷ, người Việt Nam đã đánh bại những đế quốc sừng sỏ nhất thời đại để giành độc lập dân tộc, người Nhật phải từ bỏ giấc mơ Đại Đông Á, người Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ, người Mỹ bỏ chạy khỏi miền Nam Việt Nam và Trung Quốc không còn dám nhòm ngó biên giới phía Bắc, bên cạnh đó là cuộc chiến 10 năm đánh bại quân Khmer đỏ được cả Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh hậu thuẫn. Việt Nam là một huyền thoại có thật mà tất cả các nước thuộc địa kiểu cũ và mới đều mơ tới.
Những huyền thoại không có thật
Sau nhiều năm thoát khỏi những gian khổ hậu chiến và xây dựng lại đất nước, dường như huyền thoại của chính bản thân đã bị một số người Việt Nam quên lãng và họ dựa vào những huyền thoại mới, không có thật, thậm chí là bôi nhọ và bác bỏ điều thần kỳ thật sự mà người Việt Nam đã làm được.
Một ông bộ trưởng sắp về hưu đã mượn chuyện bịa đặt về một cậu bé Nhật Bản để noi gương cho Việt Nam, mặc dù đó là một câu chuyện ngớ ngẩn.
Còn bây giờ là ông Bí thư kiêm ủy viên Bộ Chính Trị mới nhậm chức ở thành phố lớn nhất của Việt Nam mơ về huyền thoại “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Trước đây tại sao TPHCM được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông. Nói Singapore là số 1 của khu vực. Hơn 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu đã nhìn về Sài Gòn và mơ ước liệu sau này Singapore có được như Sài Gòn không? Thực chất là khi tách ra khỏi Malaysia thì Singapore mới chỉ là một cái làng chài. Do đó, tôi cho rằng khi đã là số 1 thì phải là toàn diện, tổng thể.
Ông bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh kiêm ủy viên Bộ Chính Trị đã nhắc lại huyền thoại chống cộng nổi tiếng. Không hiểu từ bao giờ đám chống cộng cặn bã đã bịa ra chuyện Lý Quang Diệu nói rằng Singapore từng ao ước được như Sài Gòn, mục đích là để xuyên tạc rằng Sài Gòn dưới thời thuộc địa xưa giàu có trù phú và cộng sản Việt Nam đã phá hủy nó.
Lee thinks there's some point to buying time with a shield because he believes in the great-man theory of history. And the great man is none other than Lee Kuan Yew, who thinks that because of his own competence and shrewdness Singapore has succeeded where South Vietnam has failed. "If you can find the group of men who could do it," Lee said in Dunster, "Saigon can do what Singapore did." In fact, the prime minister boasted, "If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon." (in nghiêng thêm vào)
Trong quá khứ, Singapore đã phát triển hơn Sài Gòn rất nhiều, nên việc Singapore ước ao như Sài Gòn là chuyện hoang đường. Trong bài phát biểu tại Havard vào năm 1967, Lý Quang Diệu chê ngụy quyền Sài Gòn không làm được điều mà Singapore đã làm khi nói rằng: “Nếu ai đó nhìn lại Sài Gòn và Singapore vào năm 1954, họ sẽ phải thừa nhận rằng Singapore dễ sụp đổ hơn nhiều.” Ông ta nói về tình hình chính trị hồi đó. Ông ta cho rằng ngụy quyền Sài Gòn đã có điều kiện chính trị thuận lợi hơn Singapore nhiều để duy trì sự độc lập và chống lại cộng sản, nhưng ngụy quyền Sài Gòn không làm được điều ấy. Một câu nói chỉ trích chính quyền Sài Gòn của Lý Quang Diệu đã bị đám chống cộng xuyên tạc thành câu khen ngợi Sài Gòn thuộc địa.
Tất nhiên cho dù ông bí thư thành ủy có ngây thơ, không biết rằng đó là một câu chuyện bịa đặt thì cũng chưa phải là vấn đề lớn. Chuyện quan trọng hơn nhiều là lập trường chính trị của một bí thư thành ủy và ủy viên bộ chính trị.
Về Lý Quang Diệu
Báo chí Việt Nam hiện nay thường hay trích dẫn những điều Lý Quang Diệu nói về Việt Nam mà họ thấy vừa tai, nhưng họ không bao giờ đưa tin về hoạt động chống phá Việt Nam điên cuồng của ông ta. Thời chiến tranh chống Mỹ, Lý Quang Diệu là kẻ ủng hộ Mỹ triệt để nhất. Singapore không chỉ tham gia cung cấp hậu cần và đạn dược cho quân đội Mỹ, khi Mỹ định ngừng ném bom miền Bắc và rút quân khỏi miền Nam, Lý Quang Diệu đã kêu gọi Mỹ tiếp tục ném bom và tham chiến ở miền Nam. Ông ta so sánh Việt Nam với Nam Tư ở Châu Âu và nói rằng nếu Mỹ không can thiệp thì cộng sản Việt Nam sẽ xâm lược hết toàn bộ bán đảo Đông Dương. Trong tài liệu trích dẫn ở trên, Lý còn mạnh miệng tuyên bố với người Mỹ rằng nếu Mỹ rút quân thì Singapore sẽ đưa quân đội vào Việt Nam.
Theo con gái của Lý kể lại thì sau khi chế độ ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ, Lý Quang Diệu đã gọi cả gia đình vào phòng ngủ và nói rằng: “Mẹ các con và ta sẽ ở lại đây cho đến sự kết thúc cay đắng. Hiển Long đã tham gia quân đội và phải thực hiện nghĩa vụ. Nhưng cả ba người không bị bắt buộc phải ở lại.” Điều này lý giải thái độ chống phá Việt Nam đến cùng của Lý, ông ta sợ rằng Việt Nam sẽ là hình mẫu để người cộng sản ở Malaysia và Singapore noi theo.
Sau đó, khi Việt Nam chống lại quân du kích Khmer đỏ ở Campuchia thì Lý cũng công khai ủng hộ Khmer đỏ, ông ta không chỉ tiếp tay cung cấp vũ khí cho chúng mà còn bảo vệ chúng trên truyền thông, phủ nhận mọi tội ác mà Khmer đỏ đã gây ra với người Campuchia cũng như người Việt Nam. Lý chưa bao giờ là người muốn thấy một nước Việt Nam cộng sản giàu mạnh, ông ta sợ điều đó ảnh hưởng tới chế độ gia đình trị thân phương Tây mà ông ta đã tạo ra ở Singapore. Do vậy, những điều mà Lý nói về Việt Nam đều thiên kiến và rất không đáng tin cậy.
Huyền thoại “Hòn Ngọc Viễn Đông”
Có lẽ các nước thực dân có thói quen gọi thuộc địa của họ ở Châu Á là “Hòn Ngọc Viễn Đông” nên Châu Á có rất nhiều “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Hong Kong là “Hòn Ngọc Viễn Đông”
Manila của Philippines cũng là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Đảo Penang của Malaysia cũng được gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Cả Manila của Philippines và đảo Penang của Malaysia đều bị so sánh với Singapore. Lý Quang Diệu đã từng nói rằng ông ta không hiểu lý do Manila từng rất phát triển vào những năm 1960 rồi sau đó lại suy tàn dưới thời Marcos. Đảo Penang thì gần giống với Singapore và người Malaysia đã hỏi tại sao Singapore phát triển còn đảo Penang thì không.
Thành phố Hồ Chí Minh không phải là "Hòn Ngọc Viễn Đông" duy nhất.
Điều duy nhất mà người ta có thể hy vọng là sau khi nghe ông bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh kiêm ủy viên Bộ Chính Trị phát biểu về "Hòn Ngọc Viễn Đông" các cựu chiến binh không trở về nhà và họp gia đình.
http://cunom.blogspot.com/2016/03/uy-vien-bo-chinh-tri-va-huyen-thoai-ve.html#comment-form
---
Bổ sung
1. Một bài của Trương Thái Du trên BBC Việt ngữ, muộn hơn bài của Cu Nỡm vài ngày
---
Bổ sung
1. Một bài của Trương Thái Du trên BBC Việt ngữ, muộn hơn bài của Cu Nỡm vài ngày
Sài Gòn có phải là 'Hòn ngọc Viễn Đông'?
- 1 tháng 4 2016
Việc ngợi ca "hòn ngọc Viễn Đông số một" và "Singapore mơ thành Sài Gòn" chỉ là suy nghĩ của những người Việt Nam Cộng hòa hoài cổ và dí dỏm sau 1975.
Vì thế, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy báo Tuổi Trẻ trích lời ông Đinh La Thăng ngày 27.3.2016: "TP.HCM đã từng là hòn ngọc Viễn Đông, từng là số một của khu vực. Trước đây, Singapore, Thái Lan nhìn về Sài Gòn với một sự ngưỡng mộ, khao khát bao giờ mới được như Sài Gòn."
Báo Đảng Sài Gòn Giải Phóng ngày 29.3.2016 còn làm rõ hơn ý trên: “50 năm trước, ông Lý Quang Diệu nhìn về Sài Gòn và mơ ước Singapore sẽ được như Sài Gòn. Khi đó Singapore chỉ là một làng chài, nay họ là đô thị số 1 trong khu vực, cả về kinh tế và chất lượng sống."
Chúng tôi lớn lên ở thời điểm đó, thường xuyên ăn độn khoai lang sùng hoặc loại bo bo dành cho gia súc Đông Âu. Chúng tôi cần một câu chuyện hài để tạm quên khó khăn trước mắt. Sau này trưởng thành, đi bán sức lao động khắp nơi, chúng tôi có điều kiện ghé qua Singapore, Kuala Lumpur và Bangkok nhiều lần và rất buồn lòng nghiệm ra rằng Sài Gòn trước nay vẫn thua Singapore và Bangkok xa lắm.
Vì sao có tên gọi "Hòn ngọc Viễn Đông"?
Trước tiên xin xét đến cụm từ "Hòn ngọc Viễn Đông". Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters, xuất bản năm 2001, tác giả - Tiến sĩ Nikki Cooper, đại học Bristol, giải thích lý do Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa như sau:
"Quá trình thực dân hóa nhiều vùng lãnh thổ khác nhau mà sau này tạo nên Đông dương thuộc Pháp diễn ra trong nhiều năm. Người Pháp trước tiên chinh phục ở phía nam, tại Nam Kỳ, trong thập kỷ 1860. Suốt 30 năm tiếp theo, nước Pháp thúc đẩy vững vàng về phía bắc, chiếm thêm Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Campuchia lẫn Lào. Những vùng đất này đã được chính thức gộp chung lại dưới tên Đông dương thuộc Pháp vào năm 1885.
Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam Châu Á ấy, đã phần nào được vận động bởi ganh đua đế quốc cùng nước Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự định nhằm cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh: Pháp tạo ra "Hòn ngọc Viễn Đông" để ứng đối với Ấn Độ mà Anh đã gọi là "Viên châu báu trên vương miện."
Như vậy cụm từ "Hòn ngọc Viễn Đông" dù đầu tiên dùng cho toàn cõi Đông Dương, hay sau này không ít người ghép nó với danh xưng Sài Gòn, không nói đến thực chất tươi đẹp thịnh vượng đang là, nó nhiều chất định hướng cũng như tượng trưng hơn.
Có thể sau này người Pháp đã đầu tư mạnh mẽ vào Sài Gòn, qui hoạch phù hợp để thành phố trở thành thủ phủ Đông Dương nhưng thực sự là không có căn cứ nào để nói Sài Gòn từng là số một của khu vực, nếu chỉ dựa vào mấy từ hào nhoáng "Hòn ngọc Viễn Đông".
Vị thế trong khu vực
Theo các hồ sơ lưu trữ cũng như các nghiên cứu kinh tế Châu Á suốt thế kỷ 20, GDP Việt Nam đều có vị trí rất thấp. Ví dụ, theo thống kê của hai giáo sư kinh tế học Jean-Pascal Bassino và Pierre van der Eng, từ 1913 đến 1970 kinh tế Việt Nam (cả miền bắc và miền nam) hầu như luôn thấp hơn Malaya (tiền thân của Malaysia với Singapore là thủ đô kinh tế), Philippines, Thái Lan (không có số liệu trước 1950).
Tùy thời điểm, GDP Malaya thường gấp đôi đến gấp 3 lần Việt Nam, thì lẽ nào thủ phủ kinh tế của nó chỉ là một làng chài nhỏ và mơ được như Sài Gòn!
Không phải cách đây 50 năm, mà là gần 90 năm (1922), một học giả Việt Nam nổi tiếng là ngài Phạm Quỳnh đã viết trong quyển "Pháp du hành nhật ký" về Singapore thế này:
"Mặt trời mới mọc, trông vào bến Singapore, không cảnh gì đẹp bằng, như một bức tranh sơn thủy vậy. Lần này mới được trông thấy một nơi hải cảng là lần thứ nhất, thật là một cái cảnh tượng to tát. Cửa Hải Phòng, cửa Sài Gòn của ta kể cũng khá to, nhưng sánh với cửa Singapore này còn kém xa nhiều. Bến liền nhau với bể, chạy dài đến mấy nghìn thước, tàu đỗ không biết cơ man nào mà kể, tàu của khắp các nước đi tự Á Đông sang Ấn Độ và Âu Tây đều phải qua đấy."
"Vào đến trong phố thời nghiễm nhiên là một nơi đô hội của người Tàu, chẳng kém gì thành phố Chợ Lớn. Phố xá đông đúc, san sát những hiệu Khách cả, có mấy dãy phố toàn những nhà tửu lâu khách sạn, ngày đêm tấp nập những khách ăn chơi, người đi lại..."
"Singapore có thể chia ra hai phần: một phần là phố Khách, một phần là phố Tây; phố Tây cũng sầm uất bằng phố Khách mà lại có cái vẻ nguy nga hơn. Phố Tây ở Singapore này có khác phố Tây ở các nơi khác, nhất là khác các phố Tây của người Pháp ở, như trong các thành phố ta; người Pháp ở đâu thì những nhà lầu to lớn phần nhiều là các dinh thự công sở của Nhà nước; người Anh ở đâu thì những nhà lầu to lớn là các cửa hàng, các hội buôn, các công ty, các ngân hàng. Những hàng buôn của người Anh ở Singapore thật là những lâu đài vĩ đại, có khi chiếm từng dãy phố dài. Ngoài các phố phường buôn bán, đến những nơi nhà ở riêng, làm theo lối “biệt thự” (villas) của người Anh, nhà xây ở chỗ đất cao, chung quanh vườn rộng, xe hơi chạy lùng khắp được. Những nhà ấy phần nhiều của người Anh, nhưng cũng có nhà của các chủ hiệu Khách lớn; ban ngày xuống phố làm việc, chiều tối về nhà riêng nghỉ. Xe hơi ở Singapore, thật không biết cơ man nào mà kể, nào xe riêng, nào xe thuê, cả ngày chạy như mắc cửi. Vào đến Sài Gòn, thấy xe hơi chạy đường Catinat đã lấy làm nhiều, nhưng xe hơi ở Singapore lại còn nhiều hơn nữa, và ở Singapore đường phố nào cũng như đường Catinat hết thảy."
Và rất may, chúng ta vẫn còn lời văn của một học giả khác, nổi tiếng hơn cả Phạm Quỳnh, đã mô tả Bangkok vào giữa thế chiến thứ 2. Ngài Trần Trọng Kim viết trong hồi ký "Một cơn gió bụi" của mình như sau:
"Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đã nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị. Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. Còn phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu."
Những số liệu cũng như trích dẫn ở trên chứng tỏ rằng Sài Gòn chưa bao giờ là số một ở Đông Nam Á và danh xưng "hòn ngọc Viễn Đông" vô thực chất của nó hiện nay chủ yếu chỉ để quảng cáo du lịch.
Chuyện ông Lý Quang Diệu mơ ước Singapore được như Sài Gòn khó tin hơn cả việc người ta từng cho rằng khắp quả đất đã mong một ngày thức dậy bỗng trở thành người Việt Nam trên tuyến đầu đánh Mỹ!
Tập truyền đầy cảm tính đã dẫn chúng ta đi quá xa thực tế, và không khéo sẽ lạc đường. Chẳng hạn chúng tôi biết không ít bạn đọc đang đọc bài này có nghe giai thoại về chuyện đèn dầu treo ngược của cụ Phan Thanh Giản. Các bạn nên để ý, khi cụ Phan đi sứ Pháp thì ngài Edison hoặc bất cứ ai vẫn chưa đăng ký bằng sáng chế đèn điện.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của người viết, hiện đang sống tại Sài Gòn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.