Đại ý cái ấn đời Trần mới được khai quật này, hiện cũng có 4 chữ nhỏ đi kèm là Tứ Phúc Vô Cương. Tức giống hệt 4 chữ nhỏ thấy ở ấn đền Trần Nam Định.
Đại khái như sau:
Dưới là tin từ các nơi.
---
1.
Thứ ba, 16/2/2016 | 15:56 GMT+7
Lần đầu tiên tổ chức khai ấn ở Hoàng thành Thăng Long
Để đảm bảo sự linh thiêng, nghi thức khai ấn do chủ tế và các vị chức sắc tiến hành riêng trong nền điện Kính Thiên.
Sáng 16/2, sân điện Kính Thiên thuộc khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra lễ dâng hương khai xuân, tưởng nhớ các vị vua và những bậc hiền tài có công với đất nước.
Chủ tế đọc chúc văn tại lễ dâng hương cầu cho năm mới quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Ảnh: Giang Huy.
|
Lễ dâng hương tái hiện nhiều nghi thức truyền thống cung đình xưa kia như tế lễ, rước kiệu với sự góp mặt của các đội tế làng Triều Khúc (Thanh Xuân), làng Yên Hòa (Cầu Giấy), làng Sở Thượng (Yên Sở), làng Vân Canh (Hoài Đức)... Từ sáng sớm, kiệu đức vua được đoàn rước hơn 400 người đưa từ sân Đoan Môn - nơi vua thường đi qua tiến vào sân rồng trước điện Kính Thiên theo đúng nghi thức truyền thống.
Lần đầu tiên, lễ khai ấn được tổ chức thí điểm tại Hà Nội. Để đảm bảo sự linh thiêng, các nghi thức do chủ tế và các vị chức sắc tiến hành riêng trong nền điện Kính Thiên. Ý nghĩa của lễ khai ấn xuất phát từ thời nhà Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Sau này vào đầu xuân, các vua Trần đều tổ chức nghi lễ khai ấn với mục đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ máy chính quyền.
Nghi thức rước kiệu vua từ cổng Đoan Môn đến sân điện Kính Thiên. Ảnh: Giang Huy.
|
Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, chiếc ấn dùng hôm nay được làm từ lụa đỏ, mô phỏng ấn thời Trần tìm thấy trong một đợt khảo cổ. Ấn được đóng lên các lá ấn làm từ giấy dó và phát cho đại biểu dự lễ. "Dự kiến, hàng năm trung tâm sẽ tổ chức lễ khai xuân để tái hiện những hoạt động văn hóa trong ngày đầu năm của cung đình hoặc trong nhân dân dưới những hình thức khác nhau", tiến sĩ Trị nói.
Hoàng thành là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức dâng hương khai xuân quy mô lớn. Mục đích để cho nhân dân biết đến những nét văn hóa truyền thống tồn tại ở kinh thành Thăng Long - quốc đô của đất nước, nơi 52 đời vua trị vì qua các triều đại.
Hoàng Phương
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lan-dau-tien-to-chuc-khai-an-o-hoang-thanh-thang-long-3356012.html
2.
Cập nhật lúc 15:38 16/02/2016
KTĐT - Sáng 16/2 (mùng 9 tháng Giêng năm Bính Thân), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Hội di sản văn hóa Thăng Long tổ chức dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên liệt, các đức vua anh minh, bậc hiền tài có công với đất nước, tại điện Kính Thiên khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cùng nhiều lãnh đạo T.Ư và TP Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại buổi lễ.
|
Mặc dù, lễ dâng hương là hoạt động truyền thống trong khuôn khổ chương trình Hội Xuân Hoàng thành Thăng Long; nhưng buổi lễ năm nay có phần trang trọng và nô nức hơn mọi năm. Không chỉ có các nghệ nhân tham gia biểu diễn, hàng nghìn du khách đã đứng trước điện Kính Thiên hòa mình vào không khí của buổi lễ.
Điệu múa Rồng của nghệ nhân làng Triều Khúc (Tân Triều – Thanh Trì).
|
Ngay từ 7 giờ sáng, đoàn rước kiệu với hơn 400 người tham gia đã được tập kết tại sân Đoan Môn, tiến vào sân Rồng điện Kính Thiên, dâng lễ theo đúng nghi thức truyền thống.
Toàn bộ chương trình nghệ thuật trước lễ dâng hương đều là “đặc sản” văn hóa truyền thống của đất Thăng Long Hà Nội dâng các bậc tiên đế, tiên hiền. Điệu múa Rồng của nghệ nhân làng Triều Khúc (Tân Triều – Thanh Trì) tái hiện truyền thuyết con rồng, cháu tiên với mong ước mưa thuận, gió hòa, dân khang vật thịnh, quốc thái dân an, nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Màn biểu diễn trống hội Thăng Long của người dân làng Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) lại thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Toàn bộ chương trình nghệ thuật trước lễ dâng hương đều là “đặc sản” văn hóa truyền thống của đất Thăng Long Hà Nội dâng các bậc tiên đế, tiên hiền. Điệu múa Rồng của nghệ nhân làng Triều Khúc (Tân Triều – Thanh Trì) tái hiện truyền thuyết con rồng, cháu tiên với mong ước mưa thuận, gió hòa, dân khang vật thịnh, quốc thái dân an, nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Màn biểu diễn trống hội Thăng Long của người dân làng Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) lại thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Màn biểu diễn trống hội Thăng Long của làng Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội).
|
Nghi lễ dâng hương của các đội tế nam làng Triều Khúc, đội dâng hương nữ làng Yên Hòa, làng Sở Thượng, làng Vân Canh… được thực hiện trang trọng, đúng nghi thức, thể hiện lòng thành kính biết ơn các bậc vua sáng, tôi hiền.
Sau buổi lễ dâng hương, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức lễ khai ấn sắc mệnh chi bảo – ấn của vua nhà Trần, được các nhà khảo cổ học tìm thấy trong quá trình khai quật năm 2012 - đây được coi là bảo vật quý và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đang gìn giữ và nghiên cứu phát huy giá trị bảo vật này. Tuy nhiên, buổi khai ấn diễn ra trong khuôn khổ hẹp với mong muốn một năm nhiều may mắn đến Nhân dân và đất nước.
Lễ dâng hương khai Xuân Bính Thân là hoạt động tâm linh, thành kính hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long – Hà Nội. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có kế hoạch tổ chức lễ dâng hương trở thành hoạt động văn hóa tâm linh thường niên.
Một số hình ảnh do phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị thực hiện:
Sau buổi lễ dâng hương, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức lễ khai ấn sắc mệnh chi bảo – ấn của vua nhà Trần, được các nhà khảo cổ học tìm thấy trong quá trình khai quật năm 2012 - đây được coi là bảo vật quý và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đang gìn giữ và nghiên cứu phát huy giá trị bảo vật này. Tuy nhiên, buổi khai ấn diễn ra trong khuôn khổ hẹp với mong muốn một năm nhiều may mắn đến Nhân dân và đất nước.
Lễ dâng hương khai Xuân Bính Thân là hoạt động tâm linh, thành kính hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long – Hà Nội. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có kế hoạch tổ chức lễ dâng hương trở thành hoạt động văn hóa tâm linh thường niên.
Một số hình ảnh do phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị thực hiện:
Đọc Văn tế tại buổi lễ.
|
Nghi lễ tế theo phong tục truyền thống cung đình xưa.
|
Múa rồng trước cổng Đoan Môn.
|
Một bô lão thổi tù và tại buổi lễ.
|
Rước kiệu trên thềm điện Kính Thiên.
|
Linh Anh – Phạm Hùng
http://www.kinhtedothi.vn/van-hoa/ha-noi-van-hien/2016/02/810321E4/dang-huong-cac-bac-tien-de-tai-hoang-thanh-thang-long/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.