Theo kết quả nghiên cứu khoảng 20 năm qua, ông Hà Đình Đức từng cho biết đại khái: mỗi lần Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên đều không phải ngẫu nhiên (xem toàn văn bài đó ở dưới).
Lần này, là xác cụ nổi lên.
Tin từ các nơi.
---
1.
'Cụ' rùa Hồ Gươm đã chết
Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, 'cụ' rùa hồ Gươm đã chết lúc 16 giờ 30 chiều nay, 19.1.
Cụ thể, theo nguồn tin của Thanh Niên, từ 16 giờ 30 chiều nay (19.1), xác "cụ" rùa Hồ Gươm đã nổi lên trên mặt nước Hồ Gươm ở phía góc đối diện tòa nhà báo Hà Nội Mới.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm cùng với người dân đã đưa "cụ" vào ven bờ, tiến hành lau rửa qua cơ thể cụ rùa. GS.TS Hà Đình Đức, nhà "rùa học" Hà Nội cho biết, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông biết sự việc. Lúc 18 giờ 45, hiện trường nơi cụ Rùa mất đã được phong tỏa.
Nhiều người dân Hà Nội đã bất ngờ và tỏ ý buồn với thông tin này, vì hình ảnh cụ rùa Hồ Gươm đã in vào tiềm thức của nhiều người dân Thủ đô, gắn liền với truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm.
Mạnh Quân
Mạnh Quân là nhà báo chuyên về mảng kinh tế, chính trị, xã hội đang công tác tại Báo Thanh Niên.
Mạnh Quân là nhà báo chuyên về mảng kinh tế, chính trị, xã hội đang công tác tại Báo Thanh Niên.
http://thanhnien.vn/thoi-su/cu-rua-ho-guom-da-chet-659527.html
2.Thứ ba, 19/1/2016 | 21:23 GMT+7
Rùa hồ Gươm chết
Người dân phát hiện xác rùa nổi lên khoảng 17h chiều nay và đưa vào đền Ngọc Sơn (Hà Nội).
Một nguồn tin từ thành phố Hà Nội xác nhận với VnExpress rùa hồ Gươm đã chết chiều 19/1. Vị này cho hay các cơ quan liên quan của thành phố sẽ có cuộc họp để bàn về phương án xử lý.
Lực lượng chức năng đưa rùa lên đền Ngọc Sơn. Ảnh: Giang Huy.
|
Theo người dân sống tại phố Lý Thái Tổ, khoảng 17h xác rùa được phát hiện nổi lên tại khu vực trước báo Hà Nội mới. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tụ tập theo dõi. Lực lượng công an sau đó đã tiến hành phong tỏa khu vực phát hiện xác rùa.
Xác rùa sau đó được di chuyển tới khu vực đền Ngọc Sơn. Nhiều lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có mặt tại đây. Giáo sư Hà Đình Đức, người được gọi là nhà rùa học cũng được mời tới hiện trường.
Lần nổi lên gần đây nhất của rùa hồ Gươm là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi đó, "cụ" rùa nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ.
Rùa hồ Gươm là cá thể cái, được các nhà khoa học trong nước cho là loài hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trong khi đó các nhà khoa học nước ngoài cho rằng rùa này có một đồng loại ở Đồng Mô (Hà Nội) và 2 con khác ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Rùa hồ Gươm trong lần chữa trị vào năm 2011.
|
Năm 2011 rùa hồ Gươm được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trên thân trong hơn ba tháng. Sau đó rùa được trả về môi trường tự nhiên trong hồ, nơi người ta đã thả nhiều cá để làm thức ăn. Khi đó rùa có chiều dài toàn thân là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg.
20 năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, phó giáo sư Hà Đình Đức đề nghị thành phố Hà Nội trình lên Thủ tướng ra quyết định công nhận rùa hồ Gươm, tiêu bản rùa ở đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa hồ Gươm ở bảo tàng là bảo vật quốc gia.
Võ Hải - Phạm Hương
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/rua-ho-guom-chet-3345249.html
3.
Thứ Tư, 20/1/2016 00:59 GMT+7
Xác cụ Rùa Hồ Gươm sẽ được đưa vào Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
UBND thành phố Hà Nội cho biết: Gần 18 giờ ngày 19-1, UBND thành phố nhận được nguồn tin từ Ban quản lý Hồ Gươm thông báo, cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm đã chết nổi trên mặt nước.
Sau khi nhận được thông tin, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm cử cán bộ ra tận hiện trường để làm các thủ tục liên quan.
UBND thành phố cũng quyết định chuyển xác cụ Rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết, cụ Rùa chết là do quy luật tự nhiên "Sinh - lão - bệnh - tử", đặc biệt là dịp này thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cụ Rùa ra đi.
http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/xac-cu-rua-ho-guom-se-duoc-dua-vao-bao-tang-thien-nhien-viet-nam-1601934-l.html?ref=yfp
4
Cụ rùa Hồ Gươm thọ bao nhiêu tuổi?
20/01/2016 08:51 GMT+7
Cụ Rùa Hồ Gươm qua đời là thông tin bất ngờ và gây khá nhiều tiếc nuối cho người dân Hà Nội. Cùng nhìn lại một chặng đường dài mà “cụ” đã gắn bó với hồ Hoàn Kiếm và người Thủ đô…
Trước khi lưu truyền Sự tích Hồ Gươm, không có một tài liệu nào nhắc đến hay khẳng định có rùa trong hồ Tả Vọng. Vậy nên đối với người Việt Nam, Cụ Rùa bước ra từ sự tích trao trả thanh gươm báu và trở thành một biểu tượng của tinh thần yêu nước quật cường.
Cụ Rùa Hồ Gươm - một biểu tượng gắn với sự tích về tinh thần yêu nước quật cường. Ảnh: VietNamNet
|
Tuổi thọ của Cụ Rùa?
Đã từng có nhiều luồng thông tin không nhất quán về tuổi của Rùa Hồ Gươm. Chiếm ưu thế nhất là ý kiến cho rằng Cụ Rùa 700 tuổi, nặng chừng hai tạ. Tuy nhiên hồi tháng 4/2011, hội đồng chữa trị cho Cụ Rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa và khẳng định, Rùa Hồ Gươm là rùa cái và tuổi thọ có thể hơn 100 năm.
Có bao nhiêu cá thể rùa?
Điều này khó có thể đưa ra con số thống nhất và chính xác.
Nguyễn Dậu – một nhà văn vô gia cư từng hơn 10 năm kiếm sống bên Hồ Gươm từng viết trong tập truyện ký “Rùa Hồ Gươm” (xuất bản năm 1991) rằng trong hồ có tới 17 con rùa to. Ông cũng nói rõ: con to nhất sau này bị biến mất, hai con khác bị đánh trọng thương và chết.
GS. Hà Đình Đức – người dày công nghiên cứu về rùa Hồ Gươm luôn khẳng định là từng có 4 và đây chính là Cụ Rùa cuối cùng. 3 cụ còn lại trước đó thì hai cụ bị chết, tiêu bản một cụ trưng bày ở Đền Ngọc Sơn, còn bộ xương cụ kia hiện vẫn lưu giữ trong kho của Bảo tàng Hà Nội; một cụ khác bị mất năm 1967.
Những dấu mốc đáng nhớ của Cụ Rùa cuối cùng
Cụ Rùa đã rất nhiều lần xuất hiện trước những thời điểm gắn với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và Thủ đô. Có lẽ, khó có thể khẳng định đó chỉ là sự ngẫu nhiên đơn thuần.
Từng trả lời phỏng vấn trên báo chí, GS. Hà Đình Đức cho biết: “Từ tháng 10/1991 đến tháng 6/2005, có 35 lần rùa nổi trùng hợp với một sự kiện gì đó đặc biệt”.
Quay trở lại những lần gần đây nhất, hẳn chúng ta khó có thể quên:
2010: Cụ Rùa nổi tới 124 lần. Trong đó có hai lần đúng dịp Quốc Khánh và khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Năm 2011, Hà Nội tiến hành lai dắt Cụ Rùa để chữa bệnh. Ảnh: VietNamNet
|
2011: Cụ Rùa bất thường nổi lên nhiều lần với nhiều vết thương. Lúc đó, cụ có cân nặng 169 kg, chiều dài của mai là 1,3m . Vào thời điểm đó, nhiều ban ngành cùng chung tay và đã hoàn thành chữa trị bệnh cho "Cụ" sau 3 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành việc lai dắt rùa và đã thành công.
2012: Châu Âu muốn làm phim Cụ Rùa.
2013: “Cụ” nổi đúng ngày tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình (13/10).
2014: Cụ Rùa khỏe mạnh, mai nhẵn bóng.
Cụ Rùa lúc còn khỏe mạnh vào năm 2014. Ảnh: Zing.vn
|
Trong khoa học, một số chuyên gia quốc tế cho rằng Rùa Hồ Gươm thuộc họ Rùa mai mềm Thượng Hải. Mai rùa mềm chứ không cứng như những loài khác. Đầu rùa tương đối nhỏ, rộng; mõm ngắn, tròn. Lưng màu vàng lục và có đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của Việt Nam.
Theo nhiều nhà nghiên cứu sau này mà tiêu biểu là GS. Hà Đình Đức, cụ Rùa có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh (Thanh Hóa) và do chính tay Vua Lê Lợi thả xuống hồ. Đồng thời, một nghiên cứu so sánh AND (năm 2011) thì Rùa Hồ Gươm giống với loài rùa ở Quảng Phú (Thanh Hóa), Suối Hai, Hương Ký (Hà Nội) chứ không phải giống với loài rùa Thượng Hải và Đồng mô.
(Theo GĐ&XH)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/285459/cu-rua-ho-guom-tho-bao-nhieu-tuoi.html
5
20/01/2016 09:20 GMT+7
UBND thành phố quyết định chuyển xác cụ Rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
Người dân thủ đô, du khách nước ngoài tập trung trước đền Ngọc Sơn khi biết tin cụ rùa mất - Ảnh: QUANG THẾ |
UBND thành phố Hà Nội cho biết: Gần 18g ngày 19-1, UBND thành phố nhận được nguồn tin từ Ban quản lý Hồ Gươm thông báo cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm đã chết nổi trên mặt nước.
Sau khi nhận được thông tin, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm cử cán bộ ra tận hiện trường để làm các thủ tục liên quan.
UBND thành phố cũng quyết định chuyển xác cụ Rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết cụ Rùa chết là do quy luật tự nhiên "Sinh - lão - bệnh - tử", đặc biệt là dịp này thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cụ Rùa ra đi.
Anh Vũ Văn Hiển, trú tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang là một trong những người phát hiện cụ Rùa chết đầu tiên cho biết: Anh và một số người khác thấy xác cụ Rùa nổi lập lờ góc hồ phía đường Lê Thái Tổ. Anh Hiển đã tra mạng tìm đường dây nóng của Ban quản lý Hồ Gươm và thông báo sự việc. Khi đưa vào gần bờ, anh lội xuống xem thì thấy xác cụ Rùa đã bị phân hủy.
Ngay sau đó, một số các cơ quan chức năng của thành phố đã có mặt tại hồ Gươm để xử lý vụ việc, trong đó có Giáo sư Hà Đình Đức chuyên nghiên cứu về Rùa Hồ Gươm. Khoảng 18 giờ, xác cụ Rùa Hồ Gươm được đưa vào bờ.
Ông Nguyễn Đức Vượng, người phụ trách di tích đền Ngọc Sơn cho hay các cơ quan chức năng đã đưa cụ Rùa lên khu vực đền Ngọc Sơn.
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng khẩn trương giải quyết. Hiện trường được bảo vệ để làm các thủ tục cần thiết.
Buổi tối cùng ngày, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng có mặt để chỉ đạo, xử lý vụ việc.
Lực lượng chức năng đưa cụ rùa từ khu vực đường Lý Thái Tổ về đền Ngọc Sơn - Ảnh: QUANG THẾ |
Đến khoảng 23g20 xe của nhà tang lễ đã đưa cụ rùa ra khỏi Ngọc Sơn về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Ảnh: QUANG THẾ |
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160120/xac-cu-rua-ho-guom-se-duoc-dua-vao-bao-tang-thien-nhien-viet-nam/1041214.html
6.
Không ngăn cấm đưa tin cụ Rùa chết
20/01/2016 13:14 GMT+7
- Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Thế Kỷ bác bỏ việc ngăn cấm đưa tin cụ Rùa Hồ Gươm chết như một số thông tin trên mạng nói "hình như có sự ngăn cấm thông tin".
“Tôi xin khẳng định, không ai ngăn cấm cả”, ông Thế Kỷ nói với báo chí bên lề phiên họp trù bị của Đại hội Đảng 12 sáng nay.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ |
Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ xác nhận: “Chiều qua cụ Rùa Hồ Gươm ra đi”.
“Với người Việt Nam, cụ Rùa Hồ Gươm là một biểu tượng thiêng liêng từ hàng trăm năm nay, đặc biệt là truyền thuyết trao trả gươm báu sau khi Lê Lợi đánh tan quân xâm lược. Đó là câu chuyện về hòa hiếu, hòa bình của Việt Nam. Sự ra đi của cụ gây xúc động”, ông nói.
Không nên suy diễn “điềm”
Ông Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, sự ra đi của cụ Rùa là một tổn thất mặc dù, theo quy luật của con người hay động thực vật, đều có sinh lão bệnh tử.
“Có sinh, có diệt, có ra đời và cũng có ra đi. Chuyện đó là bình thường. Một số thông tin trên mạng cho rằng hình như có sự ngăn cấm thông tin. Tôi xin khẳng định, không ai ngăn cấm cả. Vấn đề là chúng ta đưa tin. Việc ra đi là đáng tiếc, cũng buồn, xót xa. Nhưng tuổi thọ của cụ Rùa hàng trăm năm, dịp này thời tiết Hà Nội rất lạnh, cụ không gắng được nữa thì cụ ra đi. Vì thế, đó cũng là việc bình thường. Không nên suy diễn là điềm gì đó”, ông nói.
Ông cũng lưu ý, trong những việc như thế này, báo chí cần phải thông tin có trách nhiệm.
“Ngay cả mạng xã hội cũng cần thông tin có trách nhiệm, không nên suy diễn, đồn đoán, làm cho dư luận, công chúng lo lắng”, ông Thế Kỷ nói.
Xuân Linh(ghi)
7.
8.
Lần đầu tiết lộ “thâm cung bí sử” cụ rùa Hồ Gươm
25/01/2016 03:00 GMT+7
- PGS Hà Đình Đức dốc lòng với VietNamNet những chuyện “thâm cung bí sử” về cụ rùa Hồ Gươm vừa ‘qua đời’.
Bài 1: Viết thư gửi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để bảo vệ rùa
Người dân Hà Nội và báo giới thường trìu mến gọi PGS Hà Đình Đức là “ông Đức “rùa”, hay “nhà rùa Hồ Gươm học”. Lý do vì ông Đức là người dành nhiều thời gian, tâm huyết, cũng là người tiên phong “lớn tiếng” bảo vệ cụ rùa.
Thế nhưng, ít ai biết, danh xưng ấy đến với ông cũng rất… tình cờ.
PGS Hà Đình Đức - người 25 năm “kết duyên” với cụ rùa Hồ Gươm. |
‘Duyên trời định’
Gần 25 năm trước, ngày 15/3/1991, PGS Hà Đình Đức đi qua Hồ Gươm đúng lúc cụ rùa nổi lên mặt nước. Đây cũng là lần đầu tiên ông tận mắt nhìn thấy rùa nổi, dù ông dời quê Thanh Hóa lên Hà Nội lập nghiệp từ năm 1959.
Khi đó, ông Đức đang công tác tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, giảng viên Khoa Sinh học. Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của ông là khỉ và… chim.
Đã có những thời điểm, ông lang thang cả tuần lễ trên phố Lò Đúc để nghiên cứu các loài chim di trú trên những hàng sao đen cổ thụ của phố này. Có những cây, tổ chim dày đặc lên tới 25 – 30 tổ/ngọn cây, với đủ các loài sâm cầm, le le, cò, vạc…
Cụ rùa nằm phơi nắng dưới chân Tháp Rùa ngày 16/3/2014. (Ảnh: PGS Hà Đình Đức cung cấp).
|
Chuyện gặp rùa nổi ngày 15/3/1991 tưởng như là chuyện ngẫu nhiên. Nhưng chính ông Đức cũng không biết bắt đầu từ thời điểm đó, cụ rùa Hồ Gươm đã trở thành một phần trong cuộc đời ông.
Bẵng đi mấy tháng, Đài Truyền hình Hà Nội mời ông nói chuyện về rùa Hồ Gươm trong một phóng sự của họ. Ông bắt đầu “để mắt” tới cụ rùa từ lúc đó.
Năm 1992, có chủ trương nạo vét hồ Gươm và thay nước hồ bằng nước sông Hồng. “Cuộc chiến” bảo vệ rùa và Hồ Gươm của PGS Hà Đình Đức chính thức bắt đầu.
Ngày 15/2/1992, ông Đức gửi thư lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT - nay là Thủ tướng Chính phủ) kiến nghị tạm thời dừng việc cải tạo, nạo vét, thay nước Hồ Gươm.
“Vừa qua, tôi được biết Viện Xây dựng Đô thị và Công nghiệp (Bộ Xây dựng) sẽ tiến hành nạo vét hồ, thay nước. Công việc này sẽ làm xáo trộn môi trường đang sống yên ổn của loài rùa quý này và có nhiều khả năng đưa chúng tới chỗ diệt vong.
Để bảo vệ loài rùa quý này, tôi tha thiết đề nghị tạm hoãn công việc nạo vét cải tạo lòng hồ để tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh thái và sinh học của loài rùa này cũng như điều kiện sống hiện tại của chúng và có ý kiến chính thức của các chuyên gia động vật học về vấn đề này… để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Cái giá sẽ phải trả cho sự mất mát đó không có gì bù đắp được.” – trích thư gửi Chủ tịch HĐBT của PGS Hà Đình Đức ngày 15/2/1992.
Văn bản kiến nghị của PGS Hà Đình Đức và văn bản chỉ đạo của Chủ tịch HĐBT về việc dừng nạo vét, thay nước Hồ Hoàn Kiếm để bảo tồn, nghiên cứu rùa Hồ Gươm.
|
Ý kiến của PGS Hà Đình Đức cũng được sự ủng hộ của Ủy ban Môi trường Thủ đô Hà Nội, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện KHVN); Sở VHTT Hà Nội và một số cán bộ khoa học.
Hơn 2 tuần sau, ngày 3/3/1992, Phó chủ nhiệm Văn phòng HĐBT Vũ Đình Thuần gửi văn bản số 753 tới Bộ Xây dựng, Ủy ban Khoa học Nhà nước, UBND TP.Hà Nội và PGS Hà Đình Đức truyền đạt ý kiến Chủ tịch HĐBT .
Chủ tịch HĐBT chỉ đạo chưa tiến hành việc nạo vét lòng hồ Hoàn Kiếm; yêu cầu Bộ Xây dựng và Ủy ban Khoa học Nhà nước gặp và làm việc cụ thể với PGS Hà Đình Đức và những cơ quan liên quan về việc bảo vệ loài rùa hiện đang sống trong hồ Hoàn Kiếm.
“Lúc đó, tôi được biết phương án nạo vét hồ Hoàm Kiếm là theo phương pháp của Nga, dùng 6 ống hút để hút 100.000m3 bùn đất dưới lòng hồ, sau đó bơm nước sông Hồng vào để thay nước Hồ Gươm.
Ai cũng biết nước sông Hồng đỏ quạch phù sa. Còn Hồ Gươm thì “nước xanh như pha mực”. Đấy là do tảo và lớp thực vật dưới đáy hồ. Đó là môi trường sống, hệ sinh thái để nuôi rùa Hồ Gươm.
Nếu thực hiện phương án nạo vét, thay nước thì khác gì phá bỏ môi trường sống đã quen thuộc hàng trăm năm của rùa?” – PGS Hà Đình Đức rành rọt từng mốc ngày tháng.
Cái duyên gắn với rùa hồ Gươm của ông Đức bắt đầu như thế.
Nhớ từng ngày tháng không cần giở sổ
Những bức tượng rùa bằng đủ loại chất liệu trong phòng làm việc của ông Đức
|
Gần 20 năm sau, ngày 11/1/2011, PGS Hà Đình Đức lại là người đầu tiên “khởi xướng”, trực tiếp kiến nghị với Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về việc phải trị bệnh cho Cụ Rùa, khi hình ảnh cụ rùa với bệnh tật, lở loét khắp người được báo chí phản ánh.
Một tuần sau, ngày 17/01/2011, Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ cụ rùa Hồ Gươm tại QĐ số 807 do ông Nguyễn Thế Thảo ký.
Ông Đức “rùa” là một trong 9 thành viên của Ban này, bên cạnh 1 phó chủ tịch TP và 7 Giám đốc, Phó giám đốc các Sở, ban, ngành của Hà Nội.
Câu chuyện chữa bệnh cho rùa Hồ Gươm xảy ra gần 5 năm trước. Thế nhưng, ông Đức vẫn rành rẽ từng ngày tháng mà không cần giở sổ.
Ông Đức sinh năm 1940. Xung quanh bàn làm việc, chỗ ông ngồi, những bức ảnh, những bức tượng rùa bằng đủ loại chất liệu; tranh ảnh về rùa, về Hồ Gươm, về Tháp Rùa ngồn ngộn… Tưởng như, chúng có thể đủ để lập thành một phòng trưng bày về cụ rùa của riêng ông Đức.
Kiên Trung
Bài 2: Cụ rùa Hồ Gươm linh thiêng như thế nào?
9.
Bất ngờ: Sẽ lưu giữ tinh trùng nếu "cụ rùa" Hồ Gươm là giống đực?
Hoàng Đan |
Trái ngược với các thông tin trước đây, theo thông tin chúng tôi có được từ Bảo tàng Thiên nhiên, qua quá trình kiểm tra xác "cụ rùa" cho thấy khả năng cao đây là cá thể đực.
Là cá thể đực (!?)
Sau khi qua đời, hiện xác rùa Hồ Gươm đang được lưu giữ trong kho lạnh của Bảo tàng Thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để nghiên cứu và bảo quản lâu dài.
Theo TS Nguyễn Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cụ rùa năm 2011, khi đưa cụ rùa lên bờ, vấn đề xác định giống đực hay cái không được thực hiện.
"Nhiều người bảo cụ rùa giống cái. Thực ra, việc đưa ra nhận định cụ rùa có thể là giống cái chỉ dựa trên quan sát hình thái học nên tính chính xác không cao", TS Tề nói.
Còn nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), GS.TSKH Lê Trần Bình, người chủ trì việc xét nghiệm ADN “cụ rùa" Hồ Gươm cho rằng:
“Cụ” là một loài mới hoàn toàn, không liên quan đến loài giải Thượng Hải (Trung Quốc) hay rùa Đồng Mô.
Đồng thời, là một “cụ bà” giống với tiêu bản rùa đang được trưng bày tại đền Ngọc Sơn
Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi có được từ Bảo tàng Thiên nhiên, qua quá trình kiểm tra xác "cụ rùa", khả năng cao "cụ rùa" là giống đực, trái với các ý kiến từ trước cho rằng, "cụ" là giống cái.
Cùng với đó, xác "cụ rùa" có kích thước dài 2,08m; rộng 1,08 mét, nặng 169kg.
Ông Tim McCormack, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á - Tổ chức Indo-Myanmar Conservation cũng đưa ra khẳng định, "cụ rùa" hồ Gươm là cá thể đực.
Trước thông tin này, PGS.TS Lê Xuân Cảnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN VN cho rằng, nếu "cụ rùa" là giống đực cần lưu giữ mẫu phân tử ADN của tinh trùng.
"Cần nhanh chóng lấy và bảo quản tinh trùng trong điều kiện đặt biệt để khi khoa học phát triển, có thể sử dụng phối giống. Cách này cũng như nhiều nam giới hiện nay lưu giữ tinh trùng để thụ tinh”, PGS Cảnh nói.
Còn nếu cụ rùa là giống cái có thể lưu giữ buồng trứng để bảo quản lâu dài nhưng khả năng thực hiện chức năng duy trì nòi giống sẽ khó hơn nhiều.
Bảo quản xác "cụ rùa" như thế nào?
Theo PGS.TS Cảnh, việc bảo quản mẫu vật rùa trên thế giới khá phổ biến và không phức tạp.
Tuy nhiên, cụ rùa ở Việt Nam có kích thước, trọng lượng lớn, chết trong khoảng thời gian tương đối lâu mới phát hiện nên cần nhanh chóng xử lý, nếu không các bộ phận bên trong có thể hư hại.
Về phương án xử lý, theo PGS.TS Cảnh có thể áp dụng hai phương án mà thế giới thường làm là bảo quản ướt và bảo quản khô.
Bảo quản ướt bằng cách xây dựng bể chứa, ngâm mẫu vật trong cồn. Ưu điểm của phương pháp này là mẫu vật được bảo quản nguyên trạng, nằm trong bể nên gần gũi với điều kiện ngoài tự nhiên, chi phí rẻ, yêu cầu kỹ thuật bảo quản không phức tạp.
Mẫu vật được bảo quản lâu dài, có thể phục vụ để làm các nghiên cứu khác như phân tích gen, bảo tồn gen.
Phương án hai là bảo quản khô, làm tiêu bản, phương án này yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, chế tác phải đảm bảo, không làm hư hại, việc bảo quản phải đáp ứng một số điều kiện.
PGS Cảnh cho rằng, phương án nào cũng được, nhưng quan trọng là Hà Nội phải vào cuộc nhanh chóng, giao cho cơ quan khoa học có đủ chuyên môn thực hiện bảo quản sớm.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện KH-CN Việt Nam) cũng cho hay, các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra những tư vấn còn việc quyết định cụ thể như thế nào phụ thuộc vào thành phố Hà Nội.
"Nếu TP Hà Nội có quyết định và mời chúng tôi tham gia thì chắc chắn chúng tôi sẽ tư vấn phương pháp bảo quản xác của "cụ rùa" đảm bảo lâu dài, hiệu quả, phù hợp với phương thức các nước tiên tiến đang thực hiện", TS Trường nói.
---
Các tin cũ
13:51 ngày 10 tháng 10 năm 2014
Hà Đình Đức
Cụ Rùa và những lần nổi không ngẫu nhiên
TP - Xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội. Hồ Gươm xanh… vẫn xanh màu Lục Thủy (tên cổ của Hồ Gươm). Không biết bao nhiêu thế hệ từng trông thấy Rùa Hồ Gươm như một nhân chứng lịch sử thời Lê xuất hiện trên làn nước xanh ấy.
Đã gần 600 năm trôi qua, với biết bao thăng trầm của thời gian, màu xanh Hồ Gươm vẫn thế. Vào thế kỷ 15, sau khi quét sạch quân xâm lược phương Bắc mang lại nền độc lập tự do quốc gia Đại Việt, theo giai thoại trên làn nước xanh hồ Lục Thủy, Rùa Thần xuất hiện nhận lại thanh Bảo Kiếm từ vua Lê, từ đó hồ mang tên hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm) hay nôm na là Hồ Gươm, kể từ đó trong Hồ Gươm có cụ Rùakhổng lồ sinh sống.
Không biết bao nhiêu thế hệ từng trông thấy Rùa Hồ Gươm như một nhân chứng lịch sử thời Lê xuất hiện trên làn nước xanh ấy. Không ít lần Rùa Hồ Gươm xuất hiện gắn liền với những sự kiện của đất nước cũng như của Hà Nội mà nhiều người đã từng chứng kiến.
Cuối năm 1991, Hà Nội đưa ra dự án đưa máy cuốc đào 100.000 m3 bùn từ đáy Hồ Gươm đổ ra sông Hồng, rồi bơm nước sông Hồng vào hồ. Tôi đã viết tờ trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phản đối. Ngày 3/3/1992, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra công văn số 753/KG yêu cầu dừng nạo vét lòng hồ Hoàn Kiếm. Ngày 10/3/1992, cụ Rùa nổi. Thay vì nạo vét bằng cơ giới TP Hà Nội phải chấp thuận dọn dẹp theo phương pháp thủ công với khối lượng 7.300 m3 bùn rác ven bờ hoàn tất vào ngày 15/11/1993.
Tháng 11/1993, hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ nhất tổ chức từ ngày 14 - 20, thì trưa ngày 19/11, cụ Rùa lên nằm bên chân Tháp Rùa, đầu ngẫng cao như đang nhìn về phía tượng vua Lê. Tháng 11/1994, hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ hai được tổ chức từ ngày 6 - 13, cụ Rùa xuất hiện hai lần vào các ngày 10 và 11/11.
Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 65 QĐ/BT công nhận "Di tích Lịch sử Công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ” (ngày 6/1/1995). Đến ngày 20/1/1996, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội tổ chức dọn dẹp phá dỡ dãy nhà cấp 4 bên chân tượng vua Lê, cụ Rùa lại nổi!
Sáng ngày 27/9/2000 Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội tổ chức khánh thành Khu Di tích tưởng niệm vua Lê bên Hồ Gươm, cụ Rùa nằm gối đầu vào gốc si bên chân đền Ngọc Sơn từ 8h20 - 10h20 trước sự chứng kiến của nhiều quan chức Hà Nội. Đài truyền hình Hà Nội đã ghi được hình và đưa vào chương trình thời sự ngay tối hôm đó.
Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khóa IX họp từ 18/2 - 2/3/2002.
Ngày 2/3/2002, cụ Rùa nổi từ 8h00 - 9h30 và 13h20 -14h00.(Reuters: Sat. 2 Mar 2002;14:24:03 đưa tin và bình luận). Ngày 3/3 báo Nhân Dân (số 17027) và Sài Gòn Giải phóng (số 8858) đưa tin.
Kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng Thủ Đô 10/10/1954 - 10/10/2002. Cụ Rùa xuất hiện vào ngày 9/10 (Nhân Dân số 17.246 ngày 10/10/2002 và Hà Nội Mới số 12.095 ngày 10/10/2002) và VNExpress đưa tin lúc 8h50 ngày 10/10/2002.
Ông Phạm Quang Long GĐ Sở VH & TT Hà Nội báo cụ Rùa nổi lúc 08h30 ngày 02/9, đúng Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc Khánh 2/9/1945 – 2/9/2005.
Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 21 đến 24/3/2006, cụ Rùa nổi hai lần vàongày 20/3/2006 và 24/3/2006.
Đại hội Đảng CS Việt Nam lần thứ X từ 18 – 25/4/2006, cụ Rùa nổi đúng ngày khai mạc và bế mạc Đại hội, lúc 10h00 ngày 18/4/2006 và ngày 25/4/2006 lúc 7h40 phía bến xe Đinh Tiên Hoàng.
Kỷ niệm 52 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 – 10/10/2006, cụ Rùa nổi 6h00 đến 6h30 ở khu vực bến xe Đinh Tiên Hoàng.
Ngày 8/11/2006, Tiền Phong đưa tin: “Đúng dịp Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động đón mừng Hội nghị APEC và mừng Việt Nam gia nhập WTO, hôm nay (8/11) lúc gần 11 giờ trưa, Rùa Hồ Gươm đã bò lên nằm trên chân Tháp Rùa”.
Sáng 5/1/2009, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khai mạc tại Hà Nội, trưa hôm sau ngày 6/1cụ Rùa nổi khu vực Đinh Tiên Hoàng lúc 10h50.
Đặc biệt năm 2010 cụ Rùa xuất hiện nhiều lần nhất lên tới 124 lần trong đó các tháng 10: 18 lần, tháng 11: 15 lần, tháng 12: 23 lần.
Dịp Quốc khánh 2/9/2010, theo thông tin từ đội An ninh Trật tự hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), đúng ngày Quốc khánh 2/9, cụ Rùa nổi gần dốc Bảo Khánh (theo Tiền Phong).
Sáng ngày 1/10/2010, Khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long, cụ Rùa nổi. Rất nhiều báo đã đưa về thông tin này. Suốt thời gian diễn ra Đại lễ cụ Rùa lên liên tục tất cả các ngày từ 1 đến 10/10. Hầu như các báo: Tuổi trẻ, VNNet,VNEpress, VNMedia, Đất Việt, Hoa học trò, PhunuNet, PL TP HCM, An ninh Thủ đô, báo Điện tử ĐCS, Kinh tế Đô thị, Bee.net và Dân trí đều đưa tin.
Năm 2011, cụ Rùa xuất hiện với nhiều vết thương trên mai, UBND TP Hà Nội đã quyết định đưa cụ lên cứu chữa. Sau 100 ngày điều trị, cụ được đưa trở lại Hồ Gươm.
Ngày 13/10/2013, cụ Rùa nổi đúng ngày đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình.
Từ đó đến nay cụ đã khỏe mạnh và thi thoảng nổi lên trước sự chứng kiến của người dân Hà Nội và khách thập phương.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/cu-rua-va-nhung-lan-noi-khong-ngau-nhien-769519.tpo
Thứ Sáu, 1/10/2010 11:21'(GMT+7)
http://www.tuyengiao.vn/Home/Tulieu/thanglonghanoi/24356/Cu-rua-xuat-hien-dung-thoi-khac-khai-mac-Dai-le
Thứ Sáu, 1/10/2010 11:21'(GMT+7)
Cụ rùa xuất hiện đúng thời khắc khai mạc Đại lễ
Cụ rùa nổi đúng thời khắc khai mạc Đại lễ ngàn năm
Trong khi người người đang hướng về Thủ đô, hướng về Đại lễ ngàn năm, chuẩn bị đón chờ thời khắc khai mạc thì cụ rùa đã xuất hiện đúng lúc, như muốn chứng kiến và hướng về một sự kiện trọng đại của cả dân tộc.
Đúng 8 giờ sáng nay, tại Tượng đài Lý Thái Tổ, hiệu lệnh “Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long” đã vang lên, mở màn cho một loạt sự kiện chào mừng ngày hội lớn của cả nước.
Nơi cụ rùa nổi là trước đền Ngọc Sơn. |
Sau khi nổi cụ di chuyển sang hướng cửa hàng kem Thủy Tạ. |
Việc cụ nổi vào ngày đầu năm mới đã thu hút ngày trăm người. |
Cụ rùa nổi trong ngày giá rét
16/02/2014 18:07 GMT+7
Một nhóm sinh viên đang sinh hoạt nhóm ở gần hồ Hoàn Kiếm đã kịp lôi điện thoại di động ra để ghi lại hình ảnh cụ rùa nổi lên trong ngày giá rét.
Hơn 14h ngày 16/2, cụ rùa bất ngờ ngoi lên mặt nước, tiến sát vào gần bờ đoạn trước Bưu điện Hà Nội. Rất nhiều người dân kéo đến theo dõi.
Thời điểm này, cụ rùa nổi nhô lên cả phần mai. Sau chừng vài phút, cụ rùa lại chìm dần xuống nước.
Hình ảnh cụ rùa nổi vào chiều 16/2 |
Nguyễn Thị Hiền (20 tuổi, sinh viên trường ĐHQG Hà Nội) cùng nhiều thành viên đang sinh hoạt nhóm gần đó tỏ ra thích thú khi lần đầu tận mắt chứng kiến cụ rùa nổi cả mai lên mặt nước. Họ đã lôi những chiếc điện thoại di động ra để ghi lại khoảnh khắc này.
Gần đây nhất, 10h ngày 13/10/2013, khi linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa lên chuyên cơ để Người về Quảng Bình, cụ rùa cũng nổi lên. Bức ảnh trên được PGS.TS Hà Đình Đức cung cấp.
Theo ông Đức, lần đó cụ nổi gần một giờ, đầu hướng về đền Ngọc Sơn.
(Theo Zing)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/161638/cu-rua-noi-trong-ngay-gia-ret.html
7.
Trả lờiXóaPGS Hà Đình Đức: Cụ rùa Hồ Gươm chết do quy luật sinh tồn
18:41 20/01/2016
Sáng 20- 1, phóng viên Báo CAND có cuộc trao đổi với PGS Hà Đình Đức, người được biết đến với danh xưng nhà rùa học xung quanh việc cụ rùa Hồ Gươm chết chiều 19-1.
Cụ rùa hồ Gươm về trời
Phóng viên (Pv): Thưa PGS, ông biết cụ rùa Hồ Gươm chết từ bao giờ?
PGS Hà Đình Đức: Lúc 18h37 ngày 19- 1, tôi nhận được cuộc gọi của anh Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng ban Quản lý Hồ Gươm về việc cụ rùa chết. Ngay lập tức, tôi lên taxi đến hiện trường. Trên đường đi, có rất nhiều phóng viên báo chí gọi cho tôi để hỏi về thông tin này.
Pv: Khi đến Hồ Gươm, ông đã đến ngay với cụ rùa?