Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

21/12/2015

Lễ hội Mặt Nhọ và tục xoay ngang quan tài ở Lạng Sơn (bài Bàn Tuấn Năng)

Tác là người Dao ở Cao Bằng.

Lễ hội có tên tiếng Tày là Ná Nhém (dịch từng từ là Mặt Nhọ). Khi tham gia lễ cần phải bôi mặt cho lem nhem, nên có tên như vậy.


Toàn văn lấy về từ trang Mạc tộc.

---


Tác giả: Thạc sĩ Bàn Tuấn Năng, Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Mình chính thức đến địa danh Bắc Sơn từ những năm 2008, thông qua việc khảo sát di tích Cứu Quốc quân Bắc Sơn và sự kiện thành lập Trung đội Cứu quốc quân 1 vào ngày 23/02/1941 tại khu vực suối Khuổi Nọi và rừng Tam Tấu thuộc địa bàn xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ngày nay. 
Vốn trực tiếp lặn lội, sưu tầm và nghiên cứu lịch sử - văn hóa, đặc biệt là văn hóa tộc người, nên trên thực tế, địa danh Bắc Sơn từ lâu tôi đã biết đến thông qua hai sự kiện chính: - một của kháo cổ học Việt Nam là dấu tích người tiền sử, với công cụ tiêu biểu là chày nghiền và mảnh tước…tại văn hóa Bắc Sơn; Một của lịch sử - cách mạng là sự kiện khởi nghĩa Bắc Sơn và việc thành lập Trung đội Cứu quốc quân 1, lực lượng vũ trang tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Kế đó, từ câu chuyện của anh Hoàng Thế Vinh, khi đó đang là phó phòng VHTT huyện Bắc Sơn, tôi được biết sơ lược về một lễ hội đã thất truyền: Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày nghĩa đen là Mặt nhọ - những vai diễn tại lễ hội này đều phải hóa trang, nôi nhọ đen đỏ…).
Mọi ấp ủ về việc khôi phục một lễ hội hay, bị thất truyền hơn nửa thế kỷ được hình thành khi chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa ghi vốn cho việc khôi phục lễ hội này.Và công việc bắt đầu từ năm 2011.
Thoạt đầu, tôi nghĩ mọi việc cũng chả khó, chả hay và hấp dẫn đến vậy…Bởi dù sao, mình đã có gần 20 năm làm cái nghề khôi phục và bảo tồn này rồi….Ấy vậy mà….vạn sự khởi đầu nan, bởi cái sự thất truyền đã hơn 50 năm, nên lứa các cụ khoảng 70 tuổi cũng nhớ không được nhiều lắm. Tìm mãi, tìm mãi..mới ra cụ ta Trung, vốn nặng tai và đã gần 90 tuổi còn thạo việc xưa con cháu diễu võ, đánh đại đao và gươm trận….Ra giữa đồng dạy các cháu, cụ đi được hai đường đã đứng dậy chống gậy thở hồng hộc…May mà trong quá trình tập luyện, không có sự lo ngại nào xảy ra….
Rồi cuối cùng lễ hội cũng hoàn thành, vui và hay, cho dù sau này, các cụ nhớ dần và bảo mới chỉ phục dựng được khoảng 70% nội dung chính của lế hội Ná Nhèm – một lễ hội vốn dành để tưởng niệm vua Mạc và răn dạy con cháu về việc rèn tập, đánh trận giữ làng, giữ nước….
  1. 1.                 Về nguồn gốc dòng họ:
Các cụ họ Hoàng ở đây cho biết, cách đây 9 đời (đời các cụ hiện đnag còn sống là đời thứ 10), từ vùng đất Võ Nhai, Thái Nguyên ngày nay, hai an hem là Hoàng Văn Nhân và Hoàng Văn Nhơ đã cùng nhau về đây khai khẩn đất đai và lập nghiệp.
Sau khi họ Hoàng đến một thời gian ngắn, thì họ Bế cũng chạy loạn từ Cao Bằng về đây khai khẩn đất đai và kết nghĩa anh em. Họ Bế vốn là con cụ tổ Bế Đức Lộc (hoặc Bế Đắc Lộc), khi về đất này có hai anh em là Bế Hữu Cương và Bế Hữu Nhu. Vì họ Hoàng đến trước, nên họ Bế tôn họ Hoàng là anh, họ Bế là em và cùng chung sức chung tay để dựng nên đình Làng Mỏ, thuộc địa phận xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn ngày nay. Theo lệ, họ Hoàng họp ở chái đình bên Đông, họ Bế họp ở chái đình bên Tây. Trong cuộc đièn dã, khảo sát – cả họ Hoàng và họ Bế đều khẳng định hiện đến nay, đời đang còn sống là đời thứ 10 – nghĩa là họ đã quy tụ về đây trong khoảng 250 – 300 năm. Điều đáng tiếc là gia phả của cả hai họ từ xưa chả có ai ghi chép lại, nên chứng cứ lịch sử chỉ căn cứ vào sự trao đổi, thống nhất giữa các bậc cao niên của từng dòng họ.
Từ việc kết nghĩa anh em, cùng nhau xây dựng cuộc sống, hai họ còn sử dụng chung một mỏ nước là mỏ nước Bó Vằn. Tại mỏ nước, họ dựng một miếu thờ nhỏ để thờ đức vua Miêu tĩnh. Hàng năm, hai họ ở đây có tục vào đem giao thừa, các hộ gia đình phải ra mỏ nước Bó Vằn lấy “nước tiên” về để đặt lên bàn thờ trong mấy ngày Tết. Đó là một tục thờ lạ, so với văn hóa của người Tày nơi này.
  1. 2.                 Khái lược về Lễ hội Ná Nhèm do hai dòng họ Hoàng và Bế tại cửa đình làng Mỏ đảm trách.
Để tiến hành lễ hội Ná Nhèm vào ngày 15 tháng giêng hàng năm, vào lúc tang tảng sang, đại điện khóa Lềnh (hàng phe) phải ra mỏ nước Bó Vằn thắp hương cho đức Vua Miêu Tĩnh và làm thủ tục rước nước về cửa đình để tế lễ. Ống nước này sẽ được để thờ tại đình và rước đi đến miếu thiêng Xa Vùn cho đến khi hết lễ hội thì để ông Thiên Lôi đem rắc, vẩy ra bốn phưogn, tám hướng cho mùa màng tưoi tốt, nhân an vật thịnh... Tại cửa đình làng Mỏ, cho dù đình thờ đức thánh Cao Sơn, Quý Minh làm thành hoàng, nhưng khi cúng, ông Mo lại xướng là cúng, tế đức Vua Cao Quyết ????? Đó cũng là điều đặc biệt.
Tiếp đó là các trò diễn đánh đại đao, gươm giáo….và rước, cung tiến lễ vật…(cây giống, linh vật…) cùng với các trò diễn sĩ – nông – công – thương, ngư – tiều – canh – mục…thông qua việc hóa trang, bôi mặt nhọ…hết sức đặc sắc. Các trò cung tiến được diễn ra trong tiếng hô “Vạn tuế”????
Trong đoàn đánh đại đao, gươm mác….dẫn đầu là mỗi đoàn là hai ông tướng, có tay áo thụng – to, dài trùm ra ngoài, tương tự như áo của quan chầu ngày trước mỗi khi đức Vua thiết triều.
Đó là vài nét sơ lược về lễ hội Ná Nhèm, một lễ hội đặc sắc và ẩn chứa nhiều tầng văn hóa, vừa được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Cấp Quốc gia, và sẽ làm lễ công bố, đón nhận danh hiệu quý này tại chính hội – ngày 15 tháng giêng năm Bính Thân.
3. Một vài tín hiệu văn hóa có liên quan đến Đức Vua.
Trong dòng họ Bế, người ta còn quy định rõ có hai họ Bế là Bế dọc và Bế ngang. Họ Bế dọc là khi có người mất, quan tài đặt quay theo hướng từ bàn thừo ra cửa. Họ Bế ngang là họ Bế khi trong nhà có người mất, quan tài phải để năm ngang trước bàn thờ. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là để phân biệt họ Bế gốc Nguyễn (Bế dọc – hậu duệ của Nguyễn Trãi ở đất Cao Bằng, Lạng Sơn…). Còn họ Bế ngang là khi mất, quan tài để nằm ngang trước bàn thờ - hai bên đặt hai cây chuối là để tạo nên bộ “thảo đầu” – ký tự liên quan đến chữ Mạc, bởi họ Bế này là con cháu nhà Mạc phải cải họ sau khi triều đình thất thủ, ly tán. (Bế = bề tôi nhỏ mọn nhưng được vua yêu quý; Nghĩa giống như từ Bế ẵm, Bế bồng…).
Trong việc tang của họ Hoàng và họ Bế ở cửa đình Làng Mỏ, từ xưa tới nay, quan tài vẫn luôn được bày ngang bàn thờ là vậy. Cũng theo tư liệu các cụ cho biết – ban tang lễ ở đây có 8 người mặc quần áo trắng, tay thụng, tựa như áo của Vua quan ngày xưa. Nhiều tuần tế của họ Hoàng và họ Bế có những nghi thức tựa như dành cho Vua chúa (hiện chúng tôi đang đề nghị các cụ chép lại).
  1. Vĩ thanh.Từ những nhận biết ban đầu đó, sau khi liên lạc được với anh Phan Đăng Long, nguyên giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội, nguyên phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội, Phó chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Trưởng ban liên lạc họ Mạc tại Hà Nội – chúng tôi và đại diện UBND huyện Bắc Sơn đã được tham gia lễ gắn biển tên đường phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông và tham dự vào một số cuộc trao đổi về nguồn gốc con cháu họ Mạc rất có ý nghĩa.
Sau gần 3 tháng sắp lịch, ngày 16/12/2015 tôi, TS. Phan Đăng Long Phó chủ tịch Hội đồng Mactoc Việt Nam – trưởng ban liên lạc họ Mạc tại Hà Nội, anh Hoàng Minh Tuấn – phó ban liên lạc họ Mạc tại Hà Nội, Ts. Phạm Quốc Toàn – phó ban liên lạc họ Mạc tại Hà Nội lên đường tới huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Sau khi trao đổi với Đảng ủy, UBND xã Trấn Yên, nơi có lễ hội Ná Nhèm, các anh đã cùng tôi chia sẻ các thông tin từ thực địa.
Anh Tuấn nói:
- Trong nhiều dòng họ, thì chỉ có họ Hoàng và họ Bế ở cửa đình này có tục thờ nước và có tục thờ “Đức Vua” Miêu Tĩnh. Đó là điều lạ.
Tôi bổ sung: 
- Ngoài tục thờ nước tại bàn thờ của dòng họ vào ngày Tết, còn có có tục rước nước về cửa đình cầu khấn “bí mật” trước khi tổ chức lễ hội Ná Nhèm (mặt nhọ). Sau đó, cho dù đình thờ Thành hoàng là đức thánh Cao Sơn – Quý Minh, nhưng khi cúng ông Mo lại cúng là đức vua Cao Quyết. Khi cung tiến lễ vật thì mọi người cùng hô “vạn tuế” – một câu khẩu ngữ chỉ dành cho Vua chúa đời xưa.
Anh Hoàng Minh Tuấn khi xem đến đạo cụ dành cho trò diễn – thấy có một loạt cây đại đao liền bảo:
- Thái tổ Mạc Đăng Dung khi xưa cũng là người đánh đại đao có tiếng. Ngoài việc trên, các câu hộ “vạn tuế”, cách tổ chức trò diễn”sĩ, nông công, thương” cũng làm liên tưởng tới nhà Mạc. Vì trong lịch sử, vương triều Mạc khá coi trọng việc thông thương và mở rộng giao lưu, buôn bán tại các cửa biển. Phải chăng, đó cũng là lý do để tín ngưỡng thờ nước, sự nuối tiếc vì “mất nước” của một vương triều có lý do cắm rễ ở trong tín ngưỡng vừa hư vừa thực của hai dòng họ ở nơi này?
Đưa mọi người đi tham quan các địa điễm diễn ra từng nhóm nghi lễ tại lễ hội Ná Nhèm, anh Phan Đăng Long đại diện đoàn đã thắp hương dâng dến thánh thần và tiên tổ tại cửa đình Làng Mỏ cuốn sách “Vương triều Mạc với sự nghiệp canh tân đất nước” trong niềm kính trọng.
Trở về nhà, chuẩn bị cho việc thưởng thức bữa trưa tại làng Mỏ bằng một chú lợn rừng nho nhỏ, chúng tôi được các cụ cho biết thêm hai thông tin quan trọng”:
Một là, quần áo và nghi lễ tang của họ Hoàng và họ Bế ở đây có nhiều điểm giống nghi thức tang lễ của vua chúa. Các cụ đã nhận ra điều ấy khi xem phim lịch sử.
Hai là, các bậc tiền nhân luôn nhắc con cháu giữ bí mật về dòng họ, nếu nhỡ nói ra “sẽ bị chém đầu”. Lời truyền đó vẫn được truyền đến tận hôm nay. Nhưng qua cuộc làm việc này, những người trong họ sẽ về tìm hiểu thêm qua các bậc cao tuổi, để nếu ai đó còn gia phả, sấm truyền…thì cùng thông báo cho UBND xã Trấn Yên và Ban liên lạc họ Mạc tại Hà Nội, để việc xác định gốc họ cho dòng họ nơi này được cụ thể và chính xác hơn. Nhất là khi UBND huyện đã và đang xúc tiến tổ chức lễ hội Ná Nhèm ở quy mô cấp huyện để đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Cấp Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm” vào dịp xuân Bính Thân này. Hy vọng, đến lúc đó, các chi họ Mạc sẽ không quản ngại đường xa, tự tìm về chứng kiến sự sáng tạo kiêu hãnh và bác học của tiền nhân trong việc trao truyền ý thức về cộng đồng, dòng tộc, quốc gia…qua những tầng nấc văn hóa ẩn chứa trong một lễ hội cực kỳ đặc biệt và đặc sắc này.
Và lúc đó, cho dù là người dân tộc Dao quê ở Cao Bằng, chắc tôi cũng sẽ cực kỳ hạnh phúc khi tìm lại được sự sang trọng từ gốc họ cho họ Hoàng, họ Bế nơi này. Đó là hạnh phúc thực sự của một người làm khoa học, ở mảnh đất Bắc Sơn nhiều kỷ niệm này.
Hà Nội, tháng 12/2015.
Vài hình ảnh về buổi làm việc giữa đại diện lãnh đạo Hội đồng Mạc tộc Việt Nam và đại diện Ban Liên lạc họ Mạc ở Hà Nội với Đảng ủy, UBND xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn và địa diện của hai dòng họ Hoàng và họ Bế của cửa đình Làng Mỏ ngày 17/12/2015:
 
 
 


Đăng tải: BBT Mactoc.com - HSH








Vương triều Mạc với lễ hội Ná Nhèm và mối liên hệ giữa hai dòng họ Bế – Hoàng tại Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn

Ngày 17/12/2015 BLL họ Mạc Hà Nội kết nối gặp gỡ với hai chi họ Bế và họ Hoàng có liên quan đến lễ hội Ná Nhèm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, với nhiều yếu tố văn hóa có liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng.
Chiều ngày 16/12/2015 đoàn công tác của BLL họ Mạc Hà Nội đã khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Sơn – Lạng Sơn, với chương trình công tác kết nối xác định chi họ gốc Mạc với hai họ Bế và họ Hoàng tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đoàn do TS. Phan Đăng Long – trưởng đoàn dẫn đầu, cùng đi có TS. Phạm Quốc Toàn, anh Hoàng Minh Tuấn và nhà nghiên cứu văn hóa Bàn Tuấn Năng. Đến 18h30 đoàn đã đến nhà khách của UBND huyện Bắc Sơn và nhận được sự đón tiếp nhiệt tình thân mật của lãnh đạo huyện Bắc Sơn.
Theo chương trình làm việc sáng ngày 17/12/2015 đoàn công tác đi xuống xã Trấn Yên, đón tiếp chúng tôi, Phó chủ tịch xã Bế Văn Đốc đã hồ hởi trao đổi với mọi người và đưa chúng tôi đến giếng nước thiêng, nơi khởi nguồn rước nước của lễ hội Ná Nhèm mới được phục dựng lại sau 50 năm.
TS. Phan Đăng Long trao đổi với Phó chủ tịch xã Bế Văn Đốc tại UBND xã
TS. Phan Đăng Long trao đổi với Phó chủ tịch xã Bế Văn Đốc tại UBND xã
Gặp gỡ và trao đổi cùng hai họ Bế và họ Hoàng
Gặp gỡ và trao đổi cùng hai họ Bế và họ Hoàng
Giếng nước thiêng khởi đầu cho tục rước nước của lễ hội Ná Nhèm
Giếng nước thiêng khởi đầu cho tục rước nước của lễ hội Ná Nhèm
TS. Phan Đăng Long tặng sách nghiên cứu về Vương triều Mạc cho đại diện UBND xã Trấn Yên tại Đình làng Mỏ
TS. Phan Đăng Long tặng sách nghiên cứu về Vương triều Mạc cho đại diện UBND xã Trấn Yên tại Đình làng Mỏ
Tặng sách nghiên cứu về Vương triều Mạc cho đại diện chi họ Hoàng
Tặng sách nghiên cứu về Vương triều Mạc cho đại diện chi họ Hoàng
Tặng sách nghiên cứu về Vương triều Mạc cho đại diện chi họ Bế
Tặng sách nghiên cứu về Vương triều Mạc cho đại diện chi họ Bế
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Đình làng Mỏ
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Đình làng Mỏ
Đoàn qua thắp hương tại miếu thờ
Đoàn qua thắp hương tại miếu thờ
Sau đó đoàn qua thăm quan và chụp ảnh vùng hoa tam giác mạch của xã Trấn Yên
9
15h30 đoàn khởi hành về Hà Nội, trên đường về Hội đồng Mạc tộc tỉnh Thái Nguyên đã tiếp đón đoàn chu đáo và thân thiết tình cảm nội tộc
10
Bài và ảnh: Phạm Quốc Toàn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.