Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

13/12/2015

Báo Thanh Niên với Nguyễn Công Khế : dư luận đa chiều

Mình có một vài kỉ niệm với tờ Thanh Niên thời bác Khế làm Tổng Biên tập.

Bởi vậy, liếc xéo tư liệu, theo đa chiều. 

Dưới là tư liệu, xếp ngược. 


---


TƯ LIỆU


II. Chiều phản luận, bênh vực Nguyễn Công Khế 
(bổ sung dần dần):

2.

1.


12/12/2015


PHẢN HỒI BÀI VIẾT BỊA ĐẶT “NGUYỄN CÔNG KHẾ ĐÃ CHIẾM ĐOẠT TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN NHƯ THẾ NÀO?”
Dân Luận: Chúng tôi nhận được bài viết sau đây từ độc giả, với ý định phản biện bài viết đã đăng trên Dân Luận về cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế. Để đảm bảo tính đa chiều, chúng tôi chấp nhận đăng bài viết này, và vì không có điều kiện kiểm chứng, mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết.
Gần đây, trên mạng internet xuất hiện bài viết “Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên như thế nào? ” nói về nhà báo Nguyễn Công Khế (Nguyên Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên, hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên). Bài viết được thực hiện với lối hành văn quy chụp nhằm mục đích bôi nhọ uy tín của Nhà báo Nguyễn Công Khế - một trong những cây đại thụ của ngành báo chí Việt Nam, là một trong những cây viết có tên tuổi, thẳng thắn và khí phách anh hùng, luôn đau đáu trước vận mệnh đất nước. Chúng tôi, gồm nhiều nhà báo, nhà văn biết rất rõ về nhà báo Nguyễn Công Khế và cả những người xung quanh ông, nay viết loạt bài này nhằm vạch trần bản chất xấu xa của bọn đê hèn đang “ném đá giấu tay” vào người quân tử.
Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và Báo Thanh Niên là của ai?
Có thể nói, trên thị trường báo chí Việt Nam, nhắc đến báo Thanh Niên thì ai cũng biết rất rõ về một tờ báo có bản lĩnh, sức chiến đấu, tầm ảnh hưởng và cả uy tín chính trị. Thế nhưng khi nhắc lại quá khứ và lịch sử hình thành tờ báo này, nhiều người - kể cả những người đang sống và người đã khuất - ai cũng đều ghi nhận công lao và vai trò của Anh Công Khế. Có thể nói trong một quá trình lịch sử dài lê thê trên 20 năm, tờ báo Thanh Niên và thương hiệu Nguyễn Công Khế đã gắn liền như “máu thịt” với nhau. Nói là “máu thịt” là bởi vì chính Nguyễn Công Khế đã một tay tuyển dụng, đào tạo và nâng đỡ cho hầu hết những nhà báo tại tòa báo này, từ những người như Nguyễn Quang Thông (Tổng Biên Tập đương nhiệm), Đặng Việt Hoa (Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung), Hải Thành (Phó Tổng Biên tập phụ trách Thanh Niên Online), Nguyễn Ngọc Toàn (Phó Tổng Biên Tập phụ trách trị sự), Đặng Thị Phương Thảo (Phó Tổng Biên tập phụ trách Tòa soạn Hà Nội), Võ Khối (Tổng Thư ký Tòa soạn Báo in), Nguyên Hằng (Trưởng Ban Kinh tế), Cao Minh Hiển (Nguyên Trưởng Ban Văn hóa) đều từng chịu ơn của nhà báo Nguyễn Công Khế…
Ngay cả hoạt động kinh tế báo chí, chính anh Nguyễn Công Khế (khi đương chức lẫn khi thôi chức Tổng Biên Tập) là người nhiệt huyết tạo nên các chương trình xã hội, văn hóa nghệ thuật và cả những sự kiện thể thao cấp quốc gia, góp phần xây dựng củng cố uy tín Báo Thanh Niên vững chắc trong lòng bạn đọc cả nước. Nhắc đến Thanh Niên, người ta nhớ đến thương hiệu Nguyễn Công Khế, và ngược lại. Và hơn hết, chính Nguyễn Công Khế là người quân tử đã tạo nên một khối lượng tài sản, gia sản và di sản lớn cho Thanh Niên ngày nay. Từ một tờ báo không hề được cấp bất kỳ đồng tiền nào, trong suốt giai đoạn lịch sử vừa qua Báo đã tự mua nhà đất, tự hoạt động kinh tế báo chí để tạo ra di sản ngày nay. Tuyệt nhiên những suy nghĩ tờ báo này được Nhà nước bao cấp hay tài trợ tiền… đều là những suy nghĩ ấu trĩ. Tờ báo này đã tự sống, tự tồn tại và gầy dựng sức ảnh hưởng từ chính uy tín của mình và tập thể những người làm báo, từ tâm huyết của cả nhiều thế hệ - trong đó người đau đáu và công lao nhiều nhất chính là nhà báo Nguyễn Công Khế.
Nếu không có Nguyễn Công Khế, Thanh Niên ngày nay có thể vẫn chỉ là một tờ báo sống thoi thóp giữa một rừng 880 tờ báo hiện nay, hoặc có lẽ nó cũng đã bị đình bản, xóa sổ như rất nhiều tờ báo khác. Cũng cần nhìn nhận thực tế, hàng trăm tờ báo của Nhà nước như Tiền Phong, Sài Gòn Giải Phóng, Hà Nội Mới, Pháp Luật TP, Người Lao Động…. chỉ đang sống một cách khó khăn vật vã, thua lỗ chực chờ. Hiếm có tờ nào như Báo Thanh Niên hàng năm vẫn đạt lợi nhuận trên 60 tỷ đồng. Rất nhiều năm trước đây, tờ báo này đạt mức lợi nhuận nhiều trăm tỷ đồng, không lấy một đồng tiền ngân sách nhưng lại nộp nhiều tỷ đồng thuế cho Nhà nước, tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động (cán bộ phóng viên, in ấn, phát hành, quảng cáo) qua các thế hệ… Đó là chưa kể với sứ mệnh lịch sử của mình, Báo Thanh Niên đã giúp cho biết bao người có hoàn cảnh khó khăn có được sự bảo trợ, giúp những người oan sai, oan khuất, nâng đỡ chính trị cho biết bao quan chức thành danh ngày nay.
Tóm lại, nói về danh nghĩa, Báo Thanh Niên chính là tờ báo của chủ bút Nguyễn Công Khế cũng không sai. Đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi đất nước cập nhật văn hóa tự do, có báo chí tư nhân, chắc chắn người như nhà báo Nguyễn Công Khế xứng đáng làm chủ bút của Thanh Niên Nhật Báo.
Về Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên – tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên, được thai nghén và thành lập với mục đích thị trường và đảm bảo một phần đời sống cho cán bộ, nhân viên, phóng viên Báo Thanh Niên. Kể từ khi thành lập vào ngày 4/1/2006, tiền thân là Công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Niên đã tạo ra rất nhiều giá trị cho Báo Thanh Niên. Chính chủ trương quyết liệt ra đời công ty vào thời điểm ít có tờ báo nào đủ lực ra doanh nghiệp, Công ty của Báo Thanh Niên đã thực sự tạo nên một dấu ấn thời kỳ đó, tạo nên sự hưng phấn cho các cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên. Còn nhớ giai đoạn đó, trong tòa soạn mọi người đều vui mừng khôn xiết khi được đăng ký mua cổ phần, xin được mua cổ phần. Không ít người mới vào làm việc tại Báo Thanh Niên chưa lâu cũng được tạo những điều kiện này, mọi người đều thầm nghĩ về ơn của nhà báo Nguyễn Công Khế. Nếu không có ông Khế, chưa chắc Công ty đã được ra đời, các cán bộ, nhân viên, phóng viên cũng không được chia lợi tức nhiều như vậy trong suốt khoảng thời gian dài.
Cũng xin lưu ý, mặc dù với thương hiệu của Báo Thanh Niên, Công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Niên và ngày nay là Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên chưa hề “sống ký sinh” trên Báo Thanh Niên. Ngược lại, chính Nguyễn Công Khế đã thổi bùng ngọn lửa đam mê của một người làm báo nhạy bén vào một công ty, đưa công ty gắn liền, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh tế của tờ báo. Chính công ty đã vận hành hàng loạt chương trình như Duyên Dáng Việt Nam, Giải Bóng Đá U21 Báo Thanh Niên Quốc tế… giúp thương hiệu tờ báo lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, lan ra quốc tế. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty tự phát triển và vận hành, đảm bảo khả năng in ấn ổn định cho Báo Thanh Niên, tạo ra công ăn việc làm của nhiều người thân của cán bộ, nhân viên, phóng viên Báo. Đặc biệt, chính Nguyễn Công Khế và những người đồng sự của mình đã vất vả, ngay cả những thời điểm kinh tế khó khăn nhất vẫn ráng tổ chức các chương trình, mang về lợi nhuận cho công ty.
Kể cả việc chia lợi tức cho các cổ đông. Mọi người đều biết những gì Nguyễn Công Khế làm là vì tập thể và những người đồng sự cũ của mình. Một thực tế, không ít người biết rằng với quan hệ rộng và uy tín của mình, không cần đến cái công ty Thanh Niên thì ông Khế cũng có thể dễ dàng kiếm ra rất nhiều tiền.
Kết luận lại, Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên cũng như Báo Thanh Niên thực chất cũng chỉ tồn tại và có thương hiệu nhờ Nguyễn Công Khế.
Lập lờ đánh lận con đen và thủ đoạn tồi tệ của bọn “chó cắn chủ”
Về bài viết với tên gọi rất kêu “Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên như thế nào? ” - thực chất chỉ là một bài viết mang tính vu khống, công kích cá nhân, thiển cận và thiếu hiểu biết. Thực tế, những văn bản scanner (sao chụp) đăng trong bài viết này gồm Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh, Biên bản kiểm phiếu và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (Biên bản tăng vốn điều lệ), Nghị quyết Hội đồng Quản trị, Công văn của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước. Đây hoàn toàn là những văn bản mang tính công khai theo ý kiến chỉ đạo của chính ông Nguyễn Công Khế.
Mọi người đều biết tính cách rộng rãi, khoáng đạt của ông Khế, trong quản trị doanh nghiệp ông này rất công khai và giao cho nhân viên cấp dưới bảo quản toàn bộ hệ thống văn bản. Các văn bản này cũng được cung cấp kịp thời cho nhiều cổ đông, thành viên hội đồng quản trị và các cơ quan chức năng. Thậm chí, các văn bản này còn được Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (Thanh Niên Media Corp) Nguyễn Công Khế chỉ đạo cập nhật công khai trên website Tập đoàn Thanh Niên. Có thể nói, việc quản trị của Chủ tịch Nguyễn Công Khế hoàn toàn đúng pháp luật, minh bạch. Bài viết quy chụp Nguyễn Công Khế “chiếm đoạt” là sự ngu dốt, thiển cận vì nếu có một chút âm mưu “chiếm đoạt” thật sự thì không ai lại đi quản trị doanh nghiệp theo kiểu minh bạch và công khai như ông Khế.
Hơn hết, sự ấu trĩ của tác giả bài viết, tự nhận mình là CLB Nhà báo trẻ thật ra chỉ là một bọn tri thức nửa mùa, đần độn, không có kiến thức về kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, việc tăng vốn của doanh nghiệp Thanh Niên được thực hiện theo đúng trình tự, có xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, có phương án cụ thể để tăng vốn thì làm sao lại gọi là “chiếm đoạt”! ?
Việc tăng vốn chỉ là một quy trình bình thường nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của một doanh nghiệp, làm gì có chuyện chiếm đoạt như cách mô tả thô thiển của bọn bồi bút ngồi bịa đặt viết ra. Ngoài ra, bản thân người viết loạt bài xuyên tạc cho rằng Nguyễn Công Khế muốn chiếm đoạt Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên cũng chẳng khác nào sỉ nhục lại hàng loạt doanh nhân trong nước, sỉ nhục những cổ đông hiện tại của Tập đoàn. Bởi vì việc triển khai thống nhất tăng vốn còn được thông qua tại Đại hội Đồng Cổ đông, biểu quyết công khai. Mà như phân tích tại phần trên, Công ty Thanh Niên vốn dĩ là doanh nghiệp của ông Khế chiếm cổ phần chi phối, việc ông này bỏ tiền ra đầu tư cho doanh nghiệp của mình thì sao gọi là chiếm đoạt.
Sau khi bài viết ra đời với giọng điệu của những kẻ phản chủ, mọi người đã ngầm hiểu Nguyễn Công Khế đang bị chơi xấu bằng những trò tiểu nhân.
Có thể, thời gian vừa qua, khi mà một số cá nhân làm việc cho Báo Điện tử Một Thế Giới bị sa thải vì tắc trách, đã có một sự thù oán dồn nén vào cá nhân Nguyễn Công Khế. Anh Khế với phong cách đàn anh quân tử đã không ngờ việc mình bao bọc một số cá nhân như Lê Ngọc Thịnh (Tổng Biên Tập Báo Một Thế Giới), sau thời gian bòn rút công ty không thành công đã liên minh với một số thế lực xấu để chà đạp Nguyễn Công Khế, quay trở lại cùng bọn xấu để cắn vào chủ cũ của mình.
Tuy nhiên, vấn đề là nhiều người đọc cũng nhận ra rằng, không hiểu lý do gì mà loạt bài viết bôi xấu ông Khế được viết ra vào đúng thời điểm này. Nếu xâu chuỗi lại sẽ biết rằng thời gian mới đây, chính là lúc cuối năm 2015, thời điểm mà Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên đánh giá lại kết quả kinh doanh hoạt động, đã nhận ra nhiều sai phạm, sai sót của một số cá nhân trong Tập đoàn, chính vì vậy, những cá nhân này đã bị sa thải theo đúng luật. Tuy nhiên, có thể họ đã âm thầm oán hận, dùng dạ tiểu nhân để quay lại hãm hại người quân tử.
Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi cũng sẽ vạch mặt một số cá nhân đang âm thầm liên kết với bọn xấu, ăn cắp tư liệu quản trị nội bộ trong tập đoàn nhằm bôi nhọ nhà báo Nguyễn Công Khế. Để thành công với chiến lược này, loạt bài viết nói xấu ông Nguyễn Công Khế chắc chắn đã được “bật đèn xanh” từ một số cá nhân đang công tác tại Báo Thanh Niên. Nói trắng ra, người mâu thuẫn lợi ích lớn nhất với Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên lúc này chính là người chủ trương ra đời Công ty Cổ phần Báo Thanh Niên (Mã số thuế 0313335029), địa chỉ công ty đặt tại 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 06, Quận 3, TP.HCM. Mà Công ty này không ai khác hơn chính là Nguyễn Quang Thông - Tổng Biên Tập đương nhiệm Báo Thanh Niên làm Giám đốc.
Nguyễn Quang Thông là con người như thế nào, liệu rằng có liên quan gì đến việc nhà báo Nguyễn Công Khế bị chơi xấu hay không? Liệu rằng uy tín của nhà báo Nguyễn Công Khế xuống mức thấp và uy tín Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên bị ảnh hưởng, ai sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất? Xin mọi người chờ đợi trong các bài viết tiếp theo.
CLB Những người quân tử
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151212/phan-hoi-bai-viet-bia-dat-nguyen-cong-khe-da-chiem-doat-tap-doan-truyen-thong-thanh#sthash.Qw3Krqcj.dpuf




I. Chiều tố cáo Nguyễn Công Khế (bổ sung dần dần):



7.



6.

TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên

Nếu nhà báo Minh Diện không viết bài “Nguyễn Công Khế đã dùng tiểu xảo chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm như thế nào?” thì ít ai biết được chuyện Nguyễn Công Khế dùng “tiểu xảo” nhằm chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm. Để làm rõ bản chất sự việc, nhóm phóng viên CLB Nhà báo trẻ đã tìm lại từng trang của tàng thư công văn, giấy tờ liên quan từ 30 năm trước. Xin công khai đến quý độc giả, nhất là đội ngũ cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên để thấy được thói ti tiện, bất chấp thủ đoạn vốn nằm trong bản chất con người Nguyễn Công Khế từ ngày xưa và không hề thay đổi cho đến tận bây giờ.
Huỳnh Tấn Mẫm trong phong trào sinh viên trước giải phóng
Huỳnh Tấn Mẫm là người kiên quyết bảo vệ Nguyễn Công Khế

Cuối năm 1985, Nguyễn Công Khế đang là phóng viên báo Phụ Nữ Việt Nam, đang chuẩn bị hồ sơ xin kết nạp Đảng thì xuất hiện thông tin tố cáo Khế tư thông với địch trong thời gian bị tù (từ tháng 5/1972 đến tháng 2/1975), nội dung tố cáo Khế đã thành khẩn khai báo, cung cấp nhiều thông tin về tổ chức, hoạt động của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng khiến hàng loạt đồng chí bị bắt, cầm tù, thủ tiêu ngay sau thời điểm Khế bị bắt. 

Dù chưa có kết luận chính thức của TW Đoàn nhưng nhờ biên bản xác nhận, bảo lãnh của những người đồng chí, đồng đội trong khoảng thời gian cùng bị giam cầm với Khế tại nhà giam Chí Hòa như Lê Văn Nuôi, Đặng Thanh Tịnh, Đoàn Khắc Xuyên và đặc biệt là Huỳnh Tấn Mẫm (Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) mà Khế được kết nạp vào Đảng ngày 3/2/1986 tại Chi bộ Văn phòng 2, Phụ nữ Trung ương (Quận ủy Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh). Thời ấy, được kết nạp vào Đảng là sự tự hào ghê gớm và cũng là điều kiện tiên quyết nếu muốn thăng hoa sự nghiệp.
Huỳnh Tấn Mẫm đã dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất để bảo vệ Nguyễn Công Khế trước các lời dèm pha, đồn thổi về việc Khế đầu hàng địch
Sự ra đời của Tuần tin Thanh Niên, tiền thân của Báo Thanh Niên

Từ năm 1984, sau khi hoàn thành luận án Phó tiến sĩ tại Viện Hàm lâm Khoa học Xã hội Liên Xô, Huỳnh Tấn Mẫm về nước, tiếp tục công tác tại TW Đoàn với chức danh Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và bắt đầu nung nấu ý tưởng hình thành một tờ báo để làm diễn đàn nhằm tập hợp, tổ chức thanh niên, cũng vừa là phương tiện để trao đổi, tuyên truyền, hướng dẫn thanh niên trong giai đoạn mới. Khi anh trình bày ý tưởng, ngoài Lê Quang Vịnh (Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam), hầu hết các lãnh đạo của TW Đoàn đều gạt phắt vì khi ấy TW Đoàn đã có 2 tờ báo là Tiền Phong và Thiếu niên Tiền phong. 

Để có giấy phép thành lập tờ báo, suốt gần 02 năm ròng rã, bất chấp mọi sự ngăn cản, phản đối, Huỳnh Tấn Mẫm đã ra bắc vào nam gõ cửa khắp nơi để bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình. Mãi đến đầu năm 1986, Ban Tuyên huấn TW mới ra công văn cho phép xuất bản “Tuần tin Thanh Niên”. Nếu không có cái bản lĩnh mang tên “Huỳnh Tấn Mẫm” ấy thì chắc chắn tờ “Thanh Niên” không bao giờ xuất hiện.
Ngày 2/1/1986, Ban Tuyên huấn, Ban Chấp hành TW ra quyết định cho phép xuất bản Tuần tin Thanh Niên
Biết Khế có khả năng viết lách, Huỳnh Tấn Mẫm đã làm thủ tục cho Khế về Tuần tin Thanh Niên, đầu tiên bị báo Phụ Nữ Việt Nam, nơi Khế đang công tác từ chối. Nhờ sự kiên trì của Huỳnh Tấn Mẫm, Đặng Thanh Tịnh mà cuối cùng Khế được về Thanh Niên làm việc. Huỳnh Tấn Mẫm không ngờ việc anh nỗ lực để bảo vệ và đưa Nguyễn Công Khế về Tuần tin Thanh Niên lại là một quyết định sai lầm lớn nhất và không thể sửa chữa suốt cuộc đời làm báo.

Thủ đoạn ti tiện của Nguyễn Công Khế đã chấm dứt sự nghiệp báo chí của Huỳnh Tấn Mẫm

Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm đã đưa những ý tưởng cải cách, đổi mới của mình làm tiêu chí hoạt động của Tuần tin Thanh Niên, nhờ thế tờ báo tìm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc ngay từ những số đầu tiên và phát triển nhanh chóng, tia-ra liên tục tăng.

Sau khi đưa Nguyễn Công Khế về Tuần tin Thanh Niên, Huỳnh Tấn Mẫm tiếp tục nâng đỡ, giúp đỡ Khế. Tháng 6/1987, qua sự đề nghị của anh Mẫm, Khế được thăng chức Phó tổng biên tập và tham vọng quyền lực của Khế cũng bắt đầu từ đấy.
Ngày 8/6/1987, TW Đoàn ra quyết định đề bạt Nguyễn Công Khế làm Phó Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên theo đề nghị của Huỳnh Tấn Mẫm
Chỉ ít lâu sau khi được cất nhắc lên ghế Phó tổng biên tập, Khế bỗng “phát hiện” mình có tài lãnh đạo, quyết không cam chịu làm cái bóng cho Huỳnh Tấn Mẫm. Từng bước, từng bước một Khế tìm đủ mọi cách để triệt hạ uy tín Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm nhưng không thành công. Bằng bản lĩnh, khí chất của mình, Huỳnh Tấn Mẫm đã vượt qua tất cả.

Để đạt được mục đích, Khế đã giở mánh khóe cuối cùng và nhơ bẩn, ti tiện nhất để hạ gục bằng được Huỳnh Tấn Mẫm bằng yếu tố “gia đình”. Thủ đoạn của Khế cùng đồng bọn là vu vạ cho chị Nguyễn Lương Dung (vợ anh Huỳnh Tấn Mẫm) đã “giật hụi hơn cả trăm cây vàng” (!?) để chị dính vào vòng lao lý và lấy đó làm cái cớ để triệt uy tín Huỳnh Tấn Mẫm trong các cuộc họp giao ban cán bộ TW Đoàn phía nam. Nghe một số cán bộ TW Đoàn kể lại, thời điểm đó Khế đã rỉ tai, tạo dư luận khắp nơi nhằm bêu rếu Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm. Quá thất vọng trước tình đời đen bạc, Huỳnh Tấn Mẫm chỉ cười nhạt và lạnh lùng ra đi, bỏ lại Tuần tin Thanh niên mà anh đã tốn bao tâm huyết gầy dựng. Nhà báo Minh Diện nhớ lại: Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng  ở số nhà 27 - Cao Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh  khi!. Thiếu sâu sát, quá nhẹ dạ cả tin vào những lời đường mật của Nguyễn Công Khế, ngày 1/11/1988, TW Đoàn đã vội vã ra quyết định số 88 TB/TWĐTN, chính thức kết thúc sự nghiệp báo chí của Huỳnh Tấn Mẫm và giao cho Nguyễn Công Khế “phụ trách toàn diện” mọi hoạt động của Tuần tin Thanh niên.
Quyết định vội vã của TW Đoàn đã chính thức kết thúc cuộc đời làm báo của Huỳnh Tấn Mẫm và giao cho Khế "phụ trách toàn diện" Tuần tin Thanh Niên
Tin vào những lời đường mật của Khế, chỉ 03 ngày sau, Bí thư thứ nhất TW Đoàn Hà Quang Dự tiếp tục ký công văn gửi Ban Tuyên huấn TW về việc đề cử Nguyễn Công Khế làm quyền Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên
Thủ đoạn bỉ ổi của Nguyễn Công Khế bị bại lộ khi chỉ vài tháng sau, chị Nguyễn Lương Dung (vợ anh Mẫm) được minh oan, lúc này TW Đoàn mới ngã ngửa nhưng tất cả đều đã quá muộn. Ngày 3/6/1989, Bí thư Trịnh Tố Tâm đã ký thông báo / nghị quyết thi hành kỷ luật đảng viên với hình thức “khiển trách” đối với Nguyễn Công Khế. Tuy nhiên, vì vấn đề “bảo vệ nội bộ” nên văn bản hoàn toàn không nhắc đến bản chất sự việc mà chỉ nêu một số khuyết điểm nhẹ nhàng của Khế:
  • Phong cách lãnh đạo mang tính chất gia trưởng thiếu dân chủ, thể hiện mối quan hệ giữa đồng chí với đồng chí Mẫm, giữa đồng chí với anh chị em dưới quyền, nói năng thiếu cân nhắc chín chắn, nóng nảy thiếu bình tĩnh.
  • Ý thức tổ chức kỷ luật yếu: cũng là một nguyên nhân của việc gây mất đoàn kết nội bộ. Đồng chí và đồng chí Mẫm tìm mọi cách chống phá nhau, là đối địch của nhau, ý thức tự phê bình yếu, phê bình người khác thiếu thuyết phục.
  • Suốt một thời gian dài là người phụ trách tờ báo nhưng không quan tâm đến công tác quần chúng, không tổ chức công đoàn. Hội nhà báo tuy có nhưng hoạt động yếu, quản lý cơ quan mang tính cách gia đình chủ nghĩa.
Thông báo về việc xử lý kỷ luật đảng viên đối với Nguyễn Công Khế (trang 1)
Thông báo về việc xử lý kỷ luật đảng viên đối với Nguyễn Công Khế (trang 2)
Nghị quyết về việc thi hành kỷ luật đảng viên đối với Nguyễn Công Khế (trang 1)
Nghị quyết về việc thi hành kỷ luật đảng viên đối với Nguyễn Công Khế (trang 2)
Án kỷ luật của TW Đoàn chỉ làm chậm bước tiến của Khế và cũng không hề được Khế kê khai trong những bản kiểm điểm đảng viên hàng năm. Bằng “năng khiếu” chạy chọt, y đã dàn xếp thành công cho Lương Ngọc Bộ (Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong) tạm thời “giữ giúp” ghế Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên dưới hình thức kiêm nhiệm và phải trả lại cho Khế chỉ 01 năm sau đó.
Quyết định đề bạt Lương Ngọc Bộ kiêm nhiệm Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên do Bí thư thứ nhất Hà Quang Dự ký ngày 25/9/1989
Tháng 9/1990, Lương Ngọc Bộ đã “trả lại” Quyền Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên cho Khế
Đúng một năm sau, Nguyễn Công Khế chính thức trở thành Tổng biên tập Báo Thanh Niên. Những cái tên “Tuần tin Thanh Niên” và “Huỳnh Tấn Mẫm” trong nghề báo chỉ còn là quá khứ...
Qua câu chuyện từ 30 năm trước, cho thấy tính phàm ăn tục uống, thượng đội hạ đạp, lừa thầy phản bạn đã nằm trong máu của Khế từ ngày xưa. Bản năng loài linh cẩu đó, đến tận bây giờ vẫn chưa từng thay đổi. Về quá khứ Nguyễn Công Khế thì còn nhiều chuyện kinh thiên động địa, nhất là giai đoạn mà y đã đánh lừa cả lịch sử, chúng tôi sẽ quay lại trong một thiên phóng sự khác.

Đón xem kỳ tiếp: Nguyễn Công Khế xử lý việc phải ra tòa vì trốn nợ như thế nào? 

CLB Nhà báo trẻ


5.


Trong các phóng sự trước, bạn đọc đã rõ Nguyễn Công Khế làm giàu bằng nhiều mánh khóe lừa đảo táo tợn đối với các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhưng tán tận lương tâm hơn, ngay cả người trong nhà, đó là tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên - những người đồng chí, đồng đội đã gắn bó với Khế hơn chục năm qua cũng bị y nhẫn tâm lừa gạt, lợi dụng để làm giàu bất chính. Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ phân tích dự án bất động sản “Khu nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công đoàn Báo Thanh Niên, với dự án này, Nguyễn Công Khế đã bỏ túi hàng trăm tỷ đồng. Ấy vậy mà, nhiều cán bộ tờ báo vẫn còn “tri ân” Khế vì đã giúp họ thu hồi vốn mà không hề hay biết rằng, họ chỉ là những chú chim non rơi vào miệng con linh cẩu phàm ăn tục uống…
Ngày 02/06/2006, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản số 3570/UBND-ĐT về việc chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án “Khu nhà ở Cán bộ - phóng viên - nhân viên Báo Thanh Niên” tại phường Long Phước, Quận 9. Đây là niềm vui lớn đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên tờ báo khi việc sở hữu một mảnh đất, một căn nhà so với mức lương của nghề báo lúc đó vẫn chỉ là một ước mơ ngoài tầm với. Sau nhiều lần họp bình xét, Công đoàn mới quyết định được danh sách nhân sự được hưởng quyền lợi gồm58 cán bộ có đóng góp, thâm niên, có thể kể đến như: Lê Văn Quý (văn phòng), Đàm Văn Thanh Huy (Ban Chính trị-Xã hội), Võ Thị Tạo (Ban Bạn đọc), Cao Minh Phát (Thanh Niên tiếng Anh), Trần T.Hoàng Anh (Ban Văn nghệ), Dương Quốc Hùng (Phòng Quảng cáo), Trương Nguyễn Mỹ Hạnh (Ban Thư ký),… Những cán bộ, công nhân viên này đã tìm mọi cách gom góp, vay mượn nhằm kiếm đủ số tiền góp vốn mua đất với giá từ 100-300 triệu đồng/lô, đây là những khoản tiền lớn vào thời điểm đó. Tổng số tiền huy động được từ cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên lên tới 12,75 tỷ đồng. Mỗi cán bộ, công nhân viên đều háo hức, chờ đón ngày cầm trong tay quyển sổ đỏ mang tên chính mình nhưng có ngờ đâu…
Vị trí khu đất hơn 5,6 ha được UBND Thành phố chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên

Chây ì không thực hiện dự án nhằm chiếm dụng vốn

Dù Nguyễn Công Khế đã ký quyết định số 09/QĐ-TN về việc thành lập Ban quản lý dự án ngay sau khi  UBND Thành phố có chủ trương về việc trao cho Báo Thanh Niên sử dụng khu đất, nhưng sau khi gom được 12,75 tỷ đồng từ CB-CNV, Khế chuyển ngay khoản vốn này vào ngân hàng để lấy lãi đồng thời chỉ đạo Ban quản lý dự án “án binh bất động” suốt một năm ròng với lý do chưa tìm được nhà đầu tư. 

Hơn một năm, ngày 19/10/2007, công ty Vincom đã góp 54,3 tỷ đồng vào dự án qua hợp đồng nguyên tắc hợp tác đầu tư, cộng thêm khoản bán 1 thửa đất của dự án cho bên ngoài được 3,9 tỷ đồng, khoản lãi 161 triệu đồng (khoản gửi ngân hàng hơn 1 năm từ tiền huy động vốn của cán bộ Báo Thanh Niên), vay thêm từ Báo Thanh Niên 400 triệu, tổng cộng Khế đã huy động được 71,52 tỷ đồng và dự án vẫn “treo”. Đầu năm 2008, công ty Vincom rút lui khỏi dự án, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan cho công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sinh Thái tiếp tục thực hiện hợp đồng nguyên tắc trên.
Công ty Vincom rút lui, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan dự án cho công ty Sinh Thái (trang 1)

Công ty Vincom rút lui, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan dự án cho công ty Sinh Thái (trang 2)
Đến đây mọi thủ tục pháp lý, vốn đều đã hoàn tất nhưng Nguyễn Công Khế vẫn chưa cho triển khai dự án với lý do “thị trường bất động sản đang đóng băng, mong anh chị em thông cảm”… và dự án tiếp tục im lìm thêm 2 năm nữa. Như vậy, sau 04 năm từ ngày góp vốn, cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn chưa thấy hình dạng mảnh đất của mình như thế nào, nằm ở đâu!? Đơn thư chất vấn, khiếu nại tới tấp gửi về Văn phòng Công đoàn với tần suất dày đặc, thậm chí nhiều cán bộ, công nhân viên chính thức lên tiếng đòi thu hồi vốn và phạt vi phạm hợp đồng.

Đoạt đất ở của cán bộ, công nhân viên, chiếm dụng vốn của cá nhân, tổ chức

Năm 2010, sau khi rời khỏi chức danh Tổng biên tập Báo Thanh Niên để chính thức tập trung làm “kinh tế” với TNCorp, Nguyễn Công Khế đã nuôi dã tâm nuốt trọn khu đất mang đẫm mồ hôi, nước mắt của cán bộ, công nhân viên tờ báo. Tháng 8/2010, Nguyễn Ngọc Toàn, Chủ tịch Công đoàn Báo Thanh Niên đã ký ủy quyềncho Nguyễn Công Khế thay mặt Công đoàn Báo Thanh niên tiếp tục thực hiện dự án “Nhà ở cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Khế đã ngay lập tức thực hiện 2 việc:

Đầu tiên, ngay sau khi nhận ủy quyền, Nguyễn Công Khế tìm cách “hất cẳng” nhà đầu tư Sinh Thái bằng cách thuyết phục doanh nghiệp này tự nguyện rút khỏi dự án. Không còn đủ kiên nhẫn theo đuổi, với hi vọng thu hồi khoản vốn đầu tư 54,3 tỷ đồng, công ty Sinh Thái đã đáp ứng theo yêu cầu của Khế.
Công ty Sinh Thái chấp nhận tự nguyện rút lui và xin thu hồi khoản vốn 54,3 tỷ đã đầu tư vào dự án
Ngay sau đó, đầu tháng 9/2010, Nguyễn Công Khế tiếp tục “thuyết phục” Công đoàn Báo Thanh Niên giải thích với những cán bộ, công nhân viên đã góp vốn về những khó khăn, không thể thực hiện dự án và đồng ý “chơi đẹp” bằng cách bồi thường 60% theo hợp đồng và yêu cầu Công đoàn bàn giao dự án cho TNCorp.
Biên bản thỏa thuận bàn giao dự án khu nhà ở của Báo Thanh Niên cho TNCorp
Dù thất vọng vì ước mơ không thể thành hiện thực, nhưng cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn tri ân Nguyễn Công Khế, vì dù sao họ cũng thu hồi lại được vốn với khoản bồi thường hợp đồng khá “hời”. Về phần Nguyễn Công Khế, nghiễm nhiên có khu đất hơn 5,6 ha đầy tiềm năng, tiền trả vốn góp và bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên thì Khế đắp từ khoản đầu tư 54,3 tỷ đồng của công ty Sinh Thái. Còn khoản nợ công ty Sinh Thái thì treo mãi đó, chây ì không chịu trả dù bị nhắc nhở nhiều lần.
Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 21, ghi rõ các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, trong đó khoản nợ của công ty Sinh Thái vẫn y nguyên con số 54,3 tỷ đồng kéo dài suốt từ 2010 đến nay
Công ty “ma” mang tên Long Phước Garden và khoản lợi tức kếch sù đến từ tập đoàn Trung Nguyên

Sau khi có biên bản thỏa thuận bàn giao của Công đoàn Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế lập tức chỉ đạo thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi mục đích dự án, từ “Nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” thành “Khu nhà ở kinh doanh thương mại” để tìm kiếm đối tác góp vốn mới. Ngày 13/02/2012, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 558/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án. Tháng 5/2012, Nguyễn Công Khế thành lập công ty TNHH 1TV BĐS Long Phước Garden thuộc TNCorp và ban hành quyết định số 04/QĐ-HĐQT/12 giao dự án trên cho công ty “ma” này thực hiện. Ngày 6/9/2012, UBND Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục ban hành văn bản số 4492/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án “Khu nhà ở thương mại Long Phước Garden”. Tới đây, Nguyễn Công Khế đã chính thức chiếm đoạt hoàn toàn khu đất và thay đổi thành công mục đích sử dụng.

Tháng 4/2013, Nguyễn Công Khế bắt tay với “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Khế lại tiếp tục thành công với chiêu bài “hợp tác đầu tư” (tương tự như công ty Sinh Thái từ hơn 8 năm trước) nhưng với nguồn ngân sách lớn hơn nhiều. Tổng vốn mà Khế huy động được từ Trung Nguyên lên tới 103 tỷ đồng.
Nguyễn Công Khế trong loạt bài PR vụ “thiền, tuyệt thực 49 ngày” của “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ trên tờ báo “dự án” Một Thế Giới
Quyết định việc hợp tác đầu tư với Trung Nguyên, trước mắt tạm ứng 90 tỷ để “thanh lý và chi trả các khoản chi phí liên quan”(!?)
Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 20, cho thấy, đến cuối năm 2014, Trung Nguyên đã chuyển toàn bộ nguồn vốn hợp tác đầu tư lên tới 103 tỷ đồng cho TNCorp
Với nguồn lợi tức khổng lồ thu được, Nguyễn Công Khế quyết định nhượng luôn khu đất dự án cho tập đoàn Trung Nguyên như đã trình bày trong báo Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông diễn ra ngày 29/5/2015. Đến đây, công ty “ma” Long Phước Garden cũng đã hết sứ mệnh lịch sử, tháng 9/2015, Nguyễn Công Khế quyết định giải thể công ty này.

Sau 9 năm “chiến đấu” với khu đất dự án “nhà ở cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Nguyễn Công Khế đã hút cạn máu và nước mắt của những người đồng đội, đồng chí đã từng gắn bó suốt mấy chục năm qua. Số tiền kếch sù mà Khế kiếm được bộ phận tài chính tập đoàn thống kê lại như sau:
  • Năm 2006-2007: Thu từ huy động vốn của cán bộ công nhân viên và đầu tư của công ty Sinh Thái:71,52 tỷ đồng.
  • Năm 2010: Chi trả vốn, bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên: 19,04 tỷ đồng.
  • Năm 2013: Thu từ huy động vốn (lần 1) từ tập đoàn Trung Nguyên: 90 tỷ đồng.
  • Năm 2014: Thu từ huy động vốn (lần 2) từ tập đoàn Trung Nguyên: 13 tỷ đồng.
Từ dự án khu đất dành cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế đã chiếm dụng được 155,48 tỷ đồng. Dù có bị ép phải trả nợ cho công ty Sinh Thái (54,3 tỷ đồng) thì Khế vẫn ẵm trọn 101,18 tỷ đồng tiền mặt. Các cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên không những bị tước đi quyền lợi mà họ đáng được hưởng từ dự án chính sách, mà ngược lại, họ phải nai lưng huy động vốn để mang lại khoản lợi nhuận bất chính khổng lồ cho Nguyễn Công Khế mà không hề hay biết. Trong khi đó, dù đã thỏa thuận sẽ trích 3 tỷ đồng lợi nhuận dự án cho Công đoàn Báo Thanh Niên nhưng Khế đã lờ tịt, xem như không có.

Đón xem kỳ tiếp: [TƯ LIỆU LỊCH SỬ] Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên.

CLB Nhà báo trẻ
http://nguyencongkhe.blogspot.com/2015/12/cu-lua-tang-tan-luong-tam-cua-nguyen-cong-khe.html


4.


Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục!
Trong phóng sự đầu, CLB Nhà báo trẻ đã phanh phui việc Nguyễn Công Khế đã dùng thủ đoạn “đầu tư” thêm 300 tỷ đồng (khống) vào tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (TNCorp), nâng sở hữu cổ phần cá nhân lên tới 74,39% (chưa kể số cổ phần của vợ, con, công ty “ma” Quế Mi do vợ đứng tên,…). Như vậy, Nguyễn Công Khế đã chính thức “hô biến” tập đoàn kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân, điều hành theo mô típ gia đình trị. Trong phóng sự này, chúng tôi sẽ làm rõ nguồn gốc của nguồn vốn 300 tỷ và thủ đoạn “lấy mỡ cá rán cá”, “đảo nợ” của Nguyễn Công Khế nhằm chiếm đoạt tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và tài sản của tổ chức, cá nhân.
Vợ chồng Nguyễn Công Khế - Đặng Thị Thanh Xuân
Nhắc lại việc tăng vốn thêm 300 tỷ của TNCorp nhằm thực hiện việc xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Theo phóng sự trước, độc giả đã biết, Nguyễn Công Khế là nhà đầu tư “chiến lược” duy nhất góp toàn bộ khoản vốn khống trên, nâng sở hữu cổ phần cá nhân lên 74,39%.
Danh sách cổ đông nội bộ và người có liên quan sau thời điểm tăng vốn cho thấy, chưa tính anh em, dâu, rể, riêng vợ chồng Khế đã sở hữu tới 75,793% CP của TNCorp

Dự án đã hết hạn nhưng vẫn chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư?

Ngày 09/12/2011 TNCorp được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 43121000162 với mục đích đầu tư xây dựng Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy trên lô đất 29,65 ha tọa lạc tại Bãi Lớn và Bải Hời, thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng. Theo giấy CNĐT, tiến độ thực hiện dự án phải thực hiện trong vòng 30 tháng, tức là khoảng thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014 dự án phải hoàn tất và đưa vào hoạt động kinh doanh.  
Giấy chứng nhận đầu tư của dự án Vĩnh Hy (trang 1)
Theo Giấy chứng nhận đầu tư, dự án của TNCorp đã quá hạn 18 tháng nhưng chưa hiểu vì lý do gì mà vẫn chưa bị thu hồi giấy phép. Mãi đến Quý 3/2014, TNCorp mới làm thủ tục “tăng vốn” nhằm triển khai dự án này và đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn còn nằm trên giấy ngoài việc ký hợp đồng với công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Ninh Thuận nhằm “khảo sát địa hình”. Trình bày bản Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông TNCorp tổ chức ngày 29/5/2015, Nguyễn Công Khế lớn tiếng khẳng định: “Dự án "cơ bản" đã xong các bước hoàn thiện thủ tục để xin cấp phép và "dự kiến" vào Quý 3/2015 dự án sẽ khởi công xây dựng” (!?)
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy đã quá hạn 18 tháng mà vẫn còn nằm trên giấy  với những ý tưởng thiết kế cóp nhặt từ nhiều nơi
Nguồn gốc nguồn vốn khống 300 tỷ Nguyễn Công Khế đầu tư nhằm chiếm đoạt Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên

Tham khảo các hồ sơ, chứng từ tài chính, chúng tôi đã phát hiện thủ đoạn gian lận vô cùng táo tợn và tinh vi của Nguyễn Công Khế nhằm hợp thức hóa việc chiếm đoạt TNCorp và hàng loạt hành vi “đảo nợ” nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng, tổ chức.

Tháng 11/2014, dùng quyền của Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Công Khế đã dùng chính nguồn lợi tức của các cổ đông và các khoản vay ngân hàng của TNCorp để “góp vốn”, mua cổ phần của của chính tập đoàn này dưới danh nghĩa cá nhân.

Trích bản sao kê tài khoản của TNCorp tại Eximbank do chính Nguyễn Công Khế chỉ đạo mở, chuyển tiền từ TNCorp vào dưới danh nghĩa “góp vốn mua cổ phần công ty CP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên”
Tháng 3/2015, dưới áp lực Đại hội Cổ đông TNCorp đã gần kề, để làm đẹp báo cáo tài chính và hợp thức hóa khoản 300 tỷ góp vốn, Nguyễn Công Khế cùng vợ là Đặng Thị Thanh Xuân đã liều lĩnh móc nối cùng Nguyễn Văn Thu  (sinh ngày 4/3/1960, thường trú tại 154 Ngõ 158, phố Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, Q. Bà Đình, Hà Nội) - Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Kinh doanh Bất động sản NewStar để lập hồ sơ hợp tác đầu tư khống nhằm thuyết phục tỷ phú Phạm Nhật Vượng (ông chủ VinGroup) bảo lãnh cho vợ chồng Khế vay 300 tỷ của Sacombank nhằm “trả nợ” TNCorp.
Hợp đồng “hợp tác đầu tư” giữa vợ chồng Nguyễn Công Khế và công ty New Star (trang 1)
Hợp đồng “hợp tác đầu tư” giữa vợ chồng Nguyễn Công Khế và công ty New Star (trang 2)
Hợp đồng “hợp tác đầu tư” giữa vợ chồng Nguyễn Công Khế và công ty New Star (trang 5)
“Phương án vay vốn” của Khế lập ra để thuyết phục ông Phạm Nhật Vượng đứng tên bảo lãnh cho khoản vay 300 tỷ tại Sacombank (trang 1)

“Phương án vay vốn” của Khế lập ra để thuyết phục ông Phạm Nhật Vượng đứng tên bảo lãnh cho khoản vay 300 tỷ tại Sacombank (trang 2)
Bằng hợp đồng hợp tác đầu tư và phương án vay vốn trên cùng với “uy tín” sẵn có, Khế đã thuyết phục ông Phạm Nhật Vượng (vốn là nhà đầu tư, nhà tài trợ lâu năm cho TNCorp, đã nhiều lần góp vốn, tài trợ cho các “dự án truyền thông” của tập đoàn này) dùng 13 triệu cổ phiếu của VinGroup (trị giá 637 tỷ đồng) để làm tài sản bảo lãnh cho khoản vay 300 tỷ của vợ chồng Khế tại Sacombank.
Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 1)
Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 2)
Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 3)

Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 4)
Tháng 6/2015, Nguyễn Công Khế chuyển vào tài khoản của TNCorp khoản 300 tỷ từ nguồn vay của Sacombank. Đến tháng 9/2015, trước áp lực trả lãi cho Sacombank khoảng 2,4 tỷ đồng/tháng, Nguyễn Công Khế đã gửi 300 tỷ của TNCorp vào ngân hàng Kiên Long (chi nhánh Sài Gòn) theo hợp đồng tiền gửi sốHD0078-2015 mở ngày 29/9/2015. Ngay sau đó, Khế lại tiếp tục làm thủ tục vay 300 tỷ từ Ngân hàng Kiên Long theo hợp đồng tín dụng số 964/15/HĐTD/1500-5121 với mục đích được ghi rõ: “Góp vốn vào Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên”(!?) với lãi suất đầu tư ưu đãi 3,5%/năm và tài sản thế chấp lại là sổ tiền gửi của TNCorp (!?).
Bản Đề nghị vay vốn của Nguyễn Công Khế tại Ngân hàng Kiên Long ghi rõ vay để “góp vốn” vào TNCorp với lãi suất 3,5%/năm và tài sản bảo đảm là Hợp đồng tiền gửi của chính TNCorp
 Như vậy, thủ đoạn của Khế từ chỗ không có một đồng nào, đi lừa tỷ phú Phạm Nhật Vượng bảo lãnh lấy 300 tỷ tiền mặt. Sau đó dùng 300 tỷ chuyển vào tài khoản TNCorp để chứng minh đã nộp tiền mua cổ phần, nâng khống số cổ phần cá nhân lên 74,36% nhằm chiếm đoạt TNCorp làm của riêng. Sau đó tiếp tục dùng 300 tỷ này đưa qua ngân hàng Kiên Long cầm cố để lấy tiền mặt ra sử dụng cá nhân. Đến đây bạn đọc đã rõ chiêu trò “lấy mỡ cá rán cá” và dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Công Khế. Theo các nguồn tin từ Phòng Tài chính – Kế toán cho biết, chị Bùi Thị Hồng Minh, Kế toán trưởng tập đoàn đã nhiều lần kiến nghị, cảnh báo nhưng Khế phớt lờ tất cả, táo tợn thực hiện hành vi lừa đảo kể trên, đẩy TNCorp vào một vòng tài chính luẩn quẩn, không có lối thoát.

Ngay sáng hôm nay, ngày 10/12/2015, như con linh cẩu đánh hơi thấy mùi nguy hiểm, Nguyễn Công Khế đã chỉ đạo cho đội ngũ tài chính thực hiện việc xóa dấu vết, hợp thức hóa các hành vi gian lận:
  • Rà soát lại xem đã có văn bản xin ý kiến cổ đông về việc ủy quyền cho chủ tịch HĐQT cách sử dụng “hiệu quả” khoản 300 tỷ vốn góp khi dự án Vĩnh Huy chưa triển khai hay chưa? Nếu chưa có cần phải làm ngay, đảo ngày để ký và đóng dấu.
  • Tìm hướng tiếp tục đảo nợ bằng cách hủy các hồ sơ Chủ tịch HĐQT vay tập đoàn hoặc dùng khoản tiền gửi của tập đoàn để bảo lãnh vay. Chuyển chủ thể đứng vay, được bảo lãnh bằng người khác (không phải là cổ đông hoặc người có liên quan).
  • Bầu "bổ sung" thành viên HĐQT, trong đó phải có tối thiểu 2 thành viên độc lập để khách quan hóa Hội đồng quản trị.

Liệu thủ đoạn nhằm che dấu hành vi lừa đảo này của Nguyễn Công Khế có thành công? Ai dám liều lĩnh đứng tên thay cho vợ chồng Khế trong cả 02 khoản vay lên tới 600 tỷ đồng này? Ai dám đứng "bổ sung" làm thành viên “chân gỗ” trong Hội đồng Quản trị khi Khế nắm trong tay mọi quyền sinh sát? 

CLB Nhà báo trẻ
http://nguyencongkhe.blogspot.com/2015/12/nguyen-cong-khe-va-cu-lua-300-ty.html

3.





Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (TNCorp), hàng chục công ty con đều làm ăn thua lỗ mà theo phát ngôn của các nhân sự tài chính – kế toán của TNCorp là “không có lối ra”, áp lực doanh thu chung của tập đoàn đều đặt oằn vai trên công ty mẹ. Trớ trêu thay, từ ngày lấn sân sang thị trường bất động sản, nguồn thu chính của TNCorp vẫn đến từ lá bài “tài trợ” đều đặn hàng năm từ các doanh nghiệp cho các chương trình truyền thông…
Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin phân tích đại diện một trong những thương hiệu truyền thông của Nguyễn Công Khế và TNCorp, đó là giải đấu “U21 Quốc gia / Quốc tế báo Thanh Niên 2015” (10-11/2015) vừa diễn ra “thành công tốt đẹp” để độc giả và các doanh nghiệp nạn nhân có thể thấy Khế có biệt tài “hút máu” như thế nào.
Nguyễn Công Khế, Trưởng ban tổ chức giải U21 Quốc tế báo Thanh Niên
Tổng nguồn tiền tài trợ cho 2 giải đấu U21 Quốc gia / Quốc tế: Trên 16 tỷ đồng

Theo bảng Tổng hợp nguồn tiền tài trợ của bộ phận tài chính TNCorp thống kê cho thấy tổng nguồn tài trợ cho 2 giải đấu lên tới 15,23 tỷ đồng, trong đó, riêng công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tài trợ 11 tỷ đồng (tài trợ kim cương), công ty CP Tôn Đông Á tài trợ 2,1 tỷ đồng (tài trợ vàng) và hàng loạt doanh nghiệp khác. Và tất nhiên, khoản tài trợ này do TNCorp độc quyền quản lý và điều phối.

Bảng tổng hợp tài trợ giải U21 Quốc gia & Quốc tế năm 2015 với tổng ngân sách lên tới 15,23 tỷ đồng
Hóa đơn nộp tiền đợt 1 (5,5 tỷ đồng) của Unilever cho TNCorp
Nào đã hết, TNCorp còn đào thêm từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thêm 500 triệu nữa, nâng tổng ngân sách tài trợ lên trên 16 tỷ đồng cho 2 giải đấu. Chưa kể nguồn lợi nhuận khổng lồ đến từ bán véquảng cáo,… cũng “may” mà chỉ là giải quốc tế dạng “ao làng” nên Nguyễn Công Khế chưa tính đến thu phí bản quyền truyền hình, truyền thanh(!?).
Nguyễn Công Khế còn đào thêm được từ LĐBĐ Việt Nam thêm 500 triệu đồng với lý do “chi phí tổ chức” phát sinh tăng(!?)
Nếu TNCorp dùng toàn bộ nguồn tiền này với mục tiêu phát triển bóng đá nước nhà vốn đang được xem là “nỗi nhục quốc thể” đối với người hâm mộ thì chúng ta cũng không có gì để nói, nhưng hãy xem, thực tế chi phí cho giải đấu này là bao nhiêu? Các cầu thủ được hưởng bao nhiêu? phần “thặng dư” còn lại được Nguyễn Công Khế chia chác thế nào?

Chi phí thực tế chỉ bằng số lẻ của nguồn tiền tài trợ: 5.65 tỷ đồng

Nhìn bảng dự/quyết toán của phòng tài chính mà giật mình, tổng toàn bộ chi phí cho cả 2 giải đấu chỉ có5,655,183,600 đồng (chưa tới con số lẻ của nguồn ngân sách tài trợ), cụ thể các khoản chi phí được thống kê:
  • Phải trả cho nhà cung cấp: 555,509,300 đồng (làm cờ, phướn, cúp, huy chương, băng rôn,  trang phục cho đội bóng,…)
  • Quyền lợi cho các nhà tài trợ: 322,500,000 đồng (quảng cáo, quay phim, sang băng đĩa,…
  • Chi phí văn phòng của giải đấu: 211,103,555 đồng (vé máy bay, tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, tiêu vặt, giặt ủi, quà tặng,… cho cầu thủ quốc tế (các tuyển thủ U21 quốc gia không có khoản này))
  • Chi giải thưởng cho giải đấu: 1,301,990,000 đồng (U21 quốc gia: 624 triệu, U21 quốc tế 677.99 triệu)
  • Thù lao giám sát trọng tài: 528,150,000 đồng
  • Thù lao ban chỉ đạo, ban điều hành giải: 335,280,000 đồng
  • Chi phí phóng viên: 702,100,000 đồng
  • Chi phí khác: 405,000,000 đồng (tiếp khách, xin giấy phép, tiêu vặt cho ban chỉ đạo / điều hành,…)
  • Chi phí cổ động viên: 569,394,300 đồng (tiếp khách cổ động, banh đạp, áo thun, cờ, phướn, nước uống,…)
Dù có bị “ép” hay không thì các nhà “tài trợ kim cương”, “tài trợ vàng” khi bỏ ra các khoản ngân sách lớn để tài trợ cho giải đấu này, ngoài việc được đánh bóng thương hiệu thì cũng mong muốn được góp phần phát triển bóng đá nước nhà, nhưng có lẽ họ cũng không ngờ đến, nguồn ngân sách của họ chỉ có phần rất ít để thưởng cho cầu thủ, phần lớn còn lại chỉ nhằm “vỗ béo” cho TNCorp và Nguyễn Công Khế. Hãy xem định chế tài chính về giải thưởng cho các giải U21 Quốc gia / Quốc tế 2015 mà VEF thiết lập:
Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc gia 2015 của VEF (trang 1)
Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc gia 2015 của VEF (trang 2)
Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc tế 2015 của VEF (trang 1)

Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc tế 2015 của VEF (trang 2)
Gần 11 tỷ thặng dư từ nguồn ngân sách tài trợ đi đâu, về đâu?

Khấu trừ toàn bộ chi phí, qua giải đấu U21 vừa rồi, TNCorp nhiễm nhiên là chủ sở hữu của phần thặng dư từ nguồn ngân sách tài trợ lên đến gần 11 tỷ đồng. Ngoài khoản chung chi cho vài lãnh đạo VEF (chuyện bình thường ở huyện, xin miễn đề cập), một phần Khế phải dùng để “khóa mõm” đàn em, phần lớn còn lại thì được tính vào “doanh thu” của TNCorp, nói cách khác là vào túi riêng của Nguyễn Công Khế. Xem qua cuốn sổ bìa đen mang tên “hoa hồng” chúng tôi bỗng giật mình, thì ra có một luật bất thành văn mà Nguyễn Công Khế thiết lập tại TNCorp từ năm 2009 đến nay, đội ngũ săn “tài trợ” dùng mọi thủ đoạn, kể cả hăm dọa “đăng báo” để o ép doanh nghiệp phải “cúng hiến”, mỗi nhân sự đem tiền tài trợ về sẽ được hưởng20%-30% “hoa hồng” từ nguồn tài trợ ấy (tính theo số thực thu).
Trích sổ bộ “hoa hồng” U21 của Nguyễn Công Khế
Văn hóa “hoa hồng” mà Nguyễn Công Khế thiếp lập khiến túi riêng ngày một đầy, tuy nhiên cũng dẫn đến cảnh “nhồi da xáo thịt” khiến TNCorp lâm vào cơn khủng hoảng…
Có thể nói, Nguyễn Công Khế đã rất thành công khi sáng tạo ra giải “U21 Quốc gia / Quốc tế báo Thanh Niên” hoạt động suốt từ 2007 đến nay, mỗi năm một kỳ theo đúng vòng đời của TNCorp đã đem lại những nguồn thu đáng kể. Bên cạnh đó, hàng loạt các thương hiệu truyền thông khác như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”,… cũng là những con gà đẻ trứng vàng đều đặn, góp phần vào khối tài sản khổng lồ của gia đình Nguyễn Công Khế, chúng tôi sẽ đề cập đến vào một dịp khác.
Ngoài tiền, Nguyễn Công Khế còn được hưởng nhiều “thứ khác” trên thân xác các người đẹp
Đến đây, độc giả đã thấy khuôn mặt con linh cẩu dần dần xuất hiện, mời đón đọc kỳ tiếp: Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục! 

CLB Nhà báo trẻ
http://nguyencongkhe.blogspot.com/2015/12/thu-doan-cuop-tien-doanh-nghiep-cua-nguyen-cong-khe.html


2.



Thai nghén từ Báo Thanh Niên từ năm 2006 đến nay, “Tập đoàn” Truyền thông Thanh Niên (Thanh Nien Media Group Corporation – TNCorp) đang là một tập đoàn kinh tế “hùng mạnh” khoác trên mình bộ cánh đỏm dáng với hàng loạt các thương hiệu truyền thông như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”, “U21 Quốc gia”, “Quốc tế cúp báo Thanh Niên”, “Báo điện tử Một Thế Giới”,… ngoài ra, TNCorp còn lấn sân qua thị trường bất động sản với các dự án lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Ninh Thuận. Ít ai biết rằng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Báo Thanh Niên (thuộc Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam) đến nay bị teo tóp chỉ còn 11,89% (từ 51% ban đầu), chủ sở hữu thật sự của TNCorp không ngoài ai khác là Nguyễn Công Khế và gia đình. Riêng Nguyễn Công Khế đang sở hữu tới 74,39% CP TNCorp và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ngày 4/1/2006, Báo Thanh Niên đứng tên thành lập công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Niên, tiền thân của Tập đoàn Thanh Niên ngày nay với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, Nguyễn Công Khế được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT. Cuối năm 2006, TNCorp nâng vốn lên 50 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty Cổ phần Truyền thông Thanh Niên, hoạt động ban đầu của TNCorp khá thuận buồm xuôi gió nhờ mảnh đất màu mỡ mà Báo Thanh Niên mang lại, đó là mảng quảng cáo và in ấn.
Nguyễn Công Khế và tờ giấy khen "tự cấp" trong lễ tổng kết năm 2014 của TNCorp

Năm 2009, Nguyễn Công Khế rút một chân ra khỏi báo Thanh Niên, đây là chiêu lùi một bước để tiến nhiều bước, bắt đầu giai đoạn làm giàu của Khế, chứ không phải vì “đấu tranh” rồi bị “phế truất” như người đời lầm tưởng. Tháng 6/2009, TNCorp đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Năm 2010, Nguyễn Công Khế nhậm chức Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT. Đến nay, TNCorp đã thành lập hàng chục công ty con và lấn sân kinh doanh ngoài ngành:
  • Năm 2008: Thành lập công ty cổ phần BĐS Thanh Niên và công ty cổ phần Cao ốc Thanh Niên – Detesco.
  • Năm 2009: Mở chi nhánh tại California, Mỹ. Cùng năm, TNCorp cũng thành lập công ty TNHH MTV Quảng cáo – Phát hành Thanh Niên và công ty TNHH MTV Giải trí Thanh Niên đồng thời đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  • Năm 2011: Thành lập công ty cổ phần Duyên dáng Việt Nam và công ty cổ phần BĐS Long Phước.
  • Năm 2012: Thành lập công ty TNHH MTV BĐS Long Phước Garden.
  • Năm 2013: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Một Thế Giới nhằm thực hiện những “dự án” truyền thông riêng của Nguyễn Công Khế mà báo Thanh Niên không thể đáp ứng.
  • Năm 2014: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên Filmcông ty cổ phần dịch vụ Thanh Niêncông ty TNHH Thanh Niên Investment và công ty cổ phần truyền thông giải trí AMI Thanh Niên.
Giai đoạn 2012 đến cuối năm 2014, TNCorp có vốn điều lệ 103,4 tỷ đồng, báo Thanh Niên vẫn giữ quyền kiểm soát với 51%, phần còn lại thuộc cán bộ công nhân viên của Báo Thanh Niên là chủ yếu. Phần Nguyễn Công Khế cũng chỉ sở hữu vỏn vẹn 8.506 cổ phiếu, tương đương với 0,082% CP.
Giấy ĐKKD TNCorp thay đổi lần thứ 11 (trang 3)

Giấy ĐKKD TNCorp thay đổi lần thứ 11 (trang 4)
Tháng 4/2015, TNCorp thay đổi GPKD lần thứ 12, xuất hiện sự tăng đột biến về vốn điều lệ và thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần. Theo đó, vốn điều lệ của TNCorp đã tăng từ 103,4 tỷ lên đến 403,4 tỷ đồng. Phần vốn góp thêm 300 tỷ đồng là của nhà đầu tư chiến lược nào và mục đích làm gì?
Giấy ĐKKD TNCorp thay đổi lần thứ 12 (trang 4)
Ngày 16/9/2014, TNCorp thông qua Biên bản tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm 30 triệu cổ phiếu (giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu) tương đương với 300 tỷ đồng nhằm xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (Ninh Thuận).
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 1)
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 2)
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 3)
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 5)
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 6)

Ngày 20/9/2014, TNCorp thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ với danh sách nhà đầu tư chiến lược chỉ gồm 01 người duy nhất, không ai khác ngoài Nguyễn Công Khế. 
Nghị quyết chọn đối tượng được chào bán cổ phiếu riêng lẻ của TNCorp
Ngày 27/10/2014, nhằm hợp thức hóa “theo luật định”, TNCorp gửi công văn 06/CV-HDQT/14 đến Ủy ban CKNN để đăng ký chào bán cổ phần. Ngày 31/10/2014, UBCKNN mới cập nhật thông tin “chào bán” ra cho công chúng tại website của UBCKNN. Công chúng chưa kịp trở tay thì “nhà đầu tư chiến lược” Nguyễn Công Khế đã sở hữu gần như toàn bộ TNCorp trước đó hơn 1 tháng (nguồn vốn góp theo chiêu bài “lấy mỡ cá rán cá” mà chúng tôi sẽ làm rõ trong một phóng sự khác).
Thông báo phát hành cổ phiếu TNCorp ra công chúng của UBCKNN(!?)
Như vậy, Nguyễn Công Khế gần như đã hoàn tất giai đoạn chuyển sở hữu TNCorp từ Báo Thanh Niên thành tài sản cá nhân khi sở hữu tới 74,39% CP và biến TNCorp thành tập đoàn kinh tế “gia đình trị”, trong đó, gia đình Khế gồm vợ, 2 con ruột, 2 em ruột đều đóng vai trò nhất định.

Vợ Nguyễn Công Khế là bà Đặng Thị Thanh Xuân (sinh năm1955), vốn chỉ là nhân viên văn phòng nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội được Khế đưa về TNCorp và phong cho chức danh “Phụ trách đối ngoại”, nay đã nghỉ hưu về làm “kinh tế gia đình” (Giám đốc công ty TNHH Quế Mi, thực ra đây là công ty “ma” có trụ sở tại nhà riêng Nguyễn Công Khế - 365 An Dương Vương, P3, Q5, TP HCM), doanh nghiệp “ma” Quế Mi hiện cũng đang sở hữu 500.000 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 1,24% CP) của TNCorp. Dù đã về hưu nhưng bà Xuân vẫn là vị “phu nhân chủ tịch” hét ra lửa tại tập đoàn này.

Em gái lớn của Khế là cô Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1973) được giao “trấn ải” báo Một Thế Giới với chức danh thủ quỹ còn cô em gái út Nguyễn Tú Anh (sinh năm 1975) được cắm lại báo Thanh Niên để giúp Khế “nắm tình hình” sau khi rút lui vào hậu trường truyền thông.

Cô con gái lớn là Nguyễn Quế Trà Mi (sinh năm 1981) và cậu con trai Nguyễn Sơn Trà (sinh năm 1986) đã được Nguyễn Công Khế gửi gắm ra nước ngoài dưới hình thức “công tác” tại chi nhánh TNCorp, Hoa Kỳ (địa chỉ 3565 Seven Hill Road, Castro Valley, CA 94546), chi nhánh này do chồng của Trà Mi là Nguyễn Tú(quốc tịch Mỹ) đứng tên trưởng đại diện. Trên thực tế, đây là căn biệt thự của gia đình Khế tại Mỹ.
Toàn thể gia đình Nguyễn Công Khế tại “trụ sở - nhà riêng” TNCorp, California, Hoa Kỳ
Hãy xem bản khai của Nguyễn Công Khế ngay trước thời điểm rút chân khỏi báo Thanh Niên để làm “kinh tế” (năm 2009):
Trích bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 2009
Theo bản lý lịch này, Nguyễn Công Khế đã khai báo về hoàn cảnh kinh tế gia đình vào thời điểm đó:
  • Về bất động sản: Gồm 01 căn nhà được nhà nước hóa giá tại số 365 An Dương Vương và mảnh đất 5.000m2 (đất nông nghiệp) tại Tăng Nhơn Phú, Quận 9 (mua 35 cây vàng) thuộc khu công nghiệp kỹ thuật cao.
  • Thu nhập gồm lương và lao động ngoài giờ: 10 triệu/tháng. Thu nhập của vợ: 2-3 triệu/tháng.
  • Tiền cho thuê mặt tiền nhà 365 An Dương Vương: 4 triệu/tháng.
Với khởi đầu như thế, dấu chấm hỏi to tướng đặt ra là “tiền ở đâu?” mà sau 07 năm, từ một viên chức Nhà nước mà Nguyễn Công Khế đã làm nên một sự nghiệp “vĩ đại” tại Việt Nam và cả một cơ ngơi vững chãi ở Mỹ, con cái đều định cư ở nước ngoài, quốc tịch Mỹ. Một gia đình như thế, có thể xem là viên mãn, đại thành công?! Chẳng vậy mà Nguyễn Công Khế từng tâm sự với Nguyễn Xuân Anh khi “hạt giống” này nhậm chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “Bây giờ anh em mình có phải thiếu thốn gì ấy đâu mà phải tiêu cực, phải này nọ…”.

Đón xem kỳ tiếp: Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông

CLB Nhà báo trẻ
http://nguyencongkhe.blogspot.com/2015/12/nguyen-cong-khe-chiem-doat-tap-doan-thanh-nien.html

1.



Tôi viết bài báo đầu tiên về Huỳnh Tấn Mẫm năm 1976, kể lại cuộc dấn thân của anh trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn trước giải phóng. Sau đó không lâu, tôi cùng công tác với anh ở cơ quan Trung ương đoàn. Đó là một người  nhanh nhẹn, có gương mặt thanh tú, đôi mắt hiền, tính nết hòa đồng, nhưng ẩn chứa một sức mạnh nội tâm, một thái độ khinh bạc.
Một chuyện còn hằn trong trí nhớ của tôi.

Khi được bầu vào Ban thường vụ Trung ương đoàn,  làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Viêt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm muốn Hội là một tổ chức quần chúng, phải khác đoàn, chứ khộng theo kiểu “B phẩy”. Và Hội cần có tiếng nói riêng.

Huỳnh Tấn Mẫm lãnh đạo phong trào TNSV biểu tình ở Sài Gòn trước 1975
Những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, ra một tờ báo khó như bắc thang lên trời! Người ta nói Trung ương đoàn  chỉ cần hai tờ báo, chỉ hai tờ mà thôi, đó là tờ Tiền Phong và Thiến Niên Tiền Phong. Ngay trong cơ quan Trung ương đoàn cũng ít người ủng hộ Huỳnh Tấn Mẫm. Nhưng Huỳnh Tấn Mẫm đã nói là làm, làm kỳ được, bất chấp sự can ngăn không bỏ cuộc. Hình như đó chính là cái khí phách đã tạo nên một Huỳnh Tấn Mẫm hiên ngang, sống có bản lĩnh, rõ chủ đích và chính kiến, tuy có luc như lì lợm trong phong trào đấu trang trước giải phóng, nhưng đó là những phẩm chất cần có của người làm cách mạng.


Như con thoi, Huỳnh Tấn Mẫm từ Nam ra Bắc, mò mẫm gõ cửa từ ông Tố Hữu đến ông Phạm Văn Đồng. Chỉ có anh, ngày ấy,  mới ra được tờ bán nguyệt san Thanh Niên.

Có giấy phép trong tay, Huỳnh Tấn Mẫm quy tụ một số anh em chiến hữu trong phong trào sinh viên học sinh trước giải phóng lại làm báo. Một trong số đó là Nguyễn Công Khế, lúc đó đang ở báo Phụ Nữ Việt Nam và hình như chưa viết được gì nhiều.

Nguyển Công Khế trở thành Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên. Với hình thức, nội dung ít bảo thủ hơn tờ Tiền Phong, tờ Thanh Niên tìm được chỗ đứng trong bạn đọc ngay từ ngày đầu, và sau đó mỗi ngày một khởi sắc, tia-ra phát hành tăng vùn vụt.

Nhưng ngược chiều với sự đi lên cùa tờ báo là sự đi xuống cùa tình người! Mối quan hệ giữa Huỳnh Tấn Mẫm - Nguyễn Công Khế tưởng keo sơn, bị rạn nứt dần, rồi vỡ ra, thành một cuộc chiến một mất một còn.

Ngày ấy, ít có cuộc họp giao ban cán bộ Trung ương đoàn phía Nam nào không nhắc tới chuyện Mẫm, Khế. Rồi những cuộc họp kiềm điềm trong nội bộ đảng căng thẳng như sợi dây đàn không phân thắng bại. Nguyễn Công Khế mang cả chuyện gia đình của Huỳnh Tấn Mẫm ra đề  triệt uy tín Mẫm.

Ngày đó tôi bảo vệ Huỳnh Tấn Mẫm, vì tôi cho rằng, anh là người có công ra tờ báo Thanh Niên, không nên cướp giật thành quả của người khác. Cùng quan điểm với tôi là Trần Quang, Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong, Phó bí thư Đảng ủy trung ương đoàn phía Nam. Nhưng sau đó Nguyễn Công Khế thường xuyên gặp riêng Trần Quang, hai người trở nên thân thiết, và Trần Quang ngả về phía Nguyễn Công Khế.

Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng  ở số nhà 27 - Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh  khi!
Mấy ngay sau, tôi hiểu  động cơ Trần Quang bỏ Huỳnh Tấn Mẫn ngả sang Nguyễn Cống Khế. Đó là cái quyết định đề bạt Trần Quang làm Tổng biên tập báo Thanh Niên, do bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Hà Quang Dự ký.

Anh Trần Quang bàn giao Ban đại diện báo Tiền Phong cho tôi, chuẩn bị làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Quyết định đã nắm chắc trong tay còn chạy đằng  nào ? Nhưng cái anh nông dân Trần Quang ham lợi nhỏ, đâm cả tin, bị mắc lừa!

Nguyễn Công Khế phát hiện ra một thủ tục nhỏ, bị bỏ quên, là chưa lấy phiếu tín nhiệm đồng chí Trần Quang. Thế có chết không cơ chứ? Nhẽ ra Nguyễn Công Khế phải phát hiện sớm hơn, phải chủ động làm cái thủ tục đó,  đằng này đề đồng chí Trần Quang cầm quyết định trong tay  rồi mới lôi ra. Thôi, đành phải làm ngược một tý vậy! Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của  báo Thanh Niên diễn ra chóng vánh như có sự chuẩn bị trước, và  đồng chí Trần Quang chỉ được vài phiếu chiếu lệ.  Cái quyết định bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Thanh Niên bị vứt  vào sọt rác,  khi Trần Quang chưa được ngồi ghế Tổng biên tập một ngày. Thế mới biết cái “sức mạnh tập thể”, tỉ lệ phiéu bầu của “dân chủ” nó mạnh cỡ nào khi mà ngừoi ta có thủ đoạn (!?).

Nguyễn Công Khế bay ra Hà Nội, và sau những ngày dàn xếp , Lương Ngọc Bộ, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong nhận quyết định làm Tổng biên tập báo Thanh Niên.  Đây là một trò chơi quyền lực rất “sến” của Trung ương đoàn nói chung, Nguyễn Công Khế, Lương Ngọc Bộ nói riêng Đó là quyết định Lương Ngọc Bộ vừa làm Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, vừa làm Tổng biên tập báo Thanh Niên 6 tháng , rồi bàn giao cho Nguyễn Công Khế.

Anh Nguyễn Công Khế đã làm cho tờ báo Thanh Niên nổi tiếng. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng, người mang nặng đẻ đau và sinh ra tờ báo Thanh Niên là Huỳnh Tấn Mẫm.

Ngày 3/1/2006, tại Hà Nội, Báo Thanh Niên tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng để ghi nhận thành tựu trong 20 năm Báo Thanh niên đồng hành cùng bạn đọc.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng.  Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng gửi thư chung vui cùng những người làm báo Thanh niên. Bức thư có đoạn viết: "Thanh niên là tờ báo trẻ của làng báo Cách mạng Việt Nam nhưng đã có nhiều cố gắng vượt bậc trong công tác tổ chức đội ngũ, tổ chức nghiệp vụ nên đã sớm khẳng định được vị trí của mình, sớm trở thành người bạn gần gũi, tin cậy của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước".

Có mặt đầu tiên khi buổi lễ còn chưa bắt đầu là những nhà lãnh đạo qua các thời kỳ của Đoàn thanh niên: các ông Vũ Oanh, ông Đặng Quốc Bảo, Vũ Mão, Hà Quang Dự... Mọi người đã "thảo luận" rất sôi nổi về bài thơ mà ông Vũ Mão vừa "xuất khẩu thành chương" tặng Thanh Niên tròn 20 tuổi. Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh niên - anh Huỳnh Tấn Mẫm, đặc biệt tâm đắc với mấy câu thơ:

"Nêu cao gương tốt hiển vinh
Thương người như thể chính mình gian nan
Bước chân vượt mấy suối ngàn
Trái tim nồng cháy chứa chan phúc đời".

Ông Nguyễn Khoa Điềm gắn Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tổng biên tập báo Thanh niên Nguyễn Công Khế. Khi ấy, tôi nhìn anh Mẫm và nghĩ: Công Khế được khen thuwỏng, anh Mẫm phải có phần thưởng xứng đáng mới phải, công đầu phải thuộc về anh.

Mấy chục năm qua rồi. Chủ nhật vừa qua tôi lại thấy Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện trong vai trò một trong những trí thức, nhân sĩ yêu nước cầm chịch cuộc mít tinh trước Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh phàn đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Mái tóc anh đã điềm bạc, không còn nhanh nhẹn như xưa, nhưng ánh mắt vẫn có sức thu hút mọi người, và trong anh vẫn như còn lưu giữ sức mạnh tiềm ẩn.

Cái sức mạnh tiềm ẩn ấy không thể giấu được, chí hướng không phai mờ, cũng không vì biết bao thăng trầm biến trải và tuổi tác mà mất đi. Nhân cách, chính kiến và nghị lực sống của anh là như thế, người của dân, của cách mạng chân chính, người yêu nước thực thụ dù trong bất kỳ chế độ, bối cảnh xã hội nào. Anh vẫn là một Huỳnh Tấn Mẫm tràn đầy nhiệt huyết, đáng trân trọng. Thế mới biết "gừng càng già càng cay". Bây giờ càng hiểu cội nguồn sinh ra tố chất và độ bền nghĩa khí trong anh. Và bây giờ, Huỳnh Tấn Mẫm lại dấn thân vào chông gai!

MINH DIỆN
http://nguyencongkhe.blogspot.com/2012/12/huynh-tan-mam-lai-phai-dan-than-vao.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.