Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

15/12/2015

anh Châu về Nghệ, tâm sự từng thi trượt chuyên Toán


Địa điểm tâm sự là ở Nghệ An, theo ảnh của Fb Chau Ngo đưa lên:






Còn ở dưới là bài của Dân Trí.

---


GS Ngô Bảo Châu tâm sự chuyện thi trượt... chuyên Toán với SV Nghệ An



Dân trí Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ cởi mở, trả lời những câu hỏi của học sinh, sinh viên hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bằng tình cảm thân mật, gần gũi.

Chiều ngày 14/12, Giáo sư Ngô Bảo Châu và các giáo sư đầu ngành đang công tác tại Học viện nghiên cứu cao cấp về Toán học đã có chuyến thăm, giao lưu với sinh viên hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Cũng trong buổi chiều nay, giáo sư đã có buổi nói chuyện thân mật, cởi mở với hàng trăm học sinh, sinh viên hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cùng Ban giám hiệu, cán bộ công nhân viên trường Đại học Vinh.
giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu tại buổi gặp gỡ nói chuyện với sinh viên, học sinh hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu tại buổi gặp gỡ nói chuyện với sinh viên, học sinh hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã đánh giá cao sự hiện diện của giáo sư cùng các đồng sự đang công tác tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán học quốc gia. Đây cũng là dịp để ban giám hiệu nhà trường cũng như các cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục có dịp được học hỏi trao đổi về kinh nghiệm trong công tác giáo dục đang ngày được đổi mới.  
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Xuân Đường gửi đến GS Ngô Bảo Châu hai món quà mang đậm chất xứ Nghệ, bao gồm một đĩa DVD ghi những ca khúc dân ca ví dặm di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận. Món quà thứ hai là hình tượng con cá gỗ, biểu tượng cho truyền thống hiếu học của những người dân xứ Nghệ vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập.
Trở lại mảnh đất mà GS Ngô Bảo Châu đã từng có thời gian gắn bó học tập, vị giáo sư đầu ngành Toán học Việt Nam cảm thấy vô cùng xúc động. Ông bày tỏ sự ngỡ ngàng trước những đổi thay của tỉnh Nghệ An.
Giáo sư chia sẻ: “Cơ sở hạ tầng của Nghệ An đã đổi thay rất nhiều, tôi rất vui về những sự phát triển của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Tôi mong rằng cơ sở hạ tầng tri thức nơi đây cũng được thay đổi và phát triển hơn nữa. Như vậy mới có được sự phát triển bền vững”.
Trả lời câu hỏi của một học sinh về niềm đam mê, cái duyên đến với bộ môn Toán học, GS Ngô Bảo Châu cho biết: “Tôi đến với môn Toán, đam mê môn Toán rất bình thường. Thời học cấp hai tôi thi vào chuyên Toán nhưng lúc đó tôi lại bị đánh trượt.
Lúc đó tôi tự đặt ra cho mình một câu hỏi tại sao mọi người làm được còn mình lại không. Câu hỏi đó thúc đẩy tôi, tôi bắt đầu lao vào giải các bài toán tìm tòi những phương pháp giải mới, tìm đến những bài toán khó hơn để học hỏi, rèn luyện bản thân. Học toán nếu không gặp được những bài toán khó, mình không thể phát triển được”.
Một học sinh trường chuyên Phan Bội Châu, TP Vinh đặt câu hỏi đến giáo sư Ngô Bảo Châu: Làm thế nào để học tốt môn Toán và duy trì niềm đam mê môn Toán học.
Một học sinh trường chuyên Phan Bội Châu, TP Vinh đặt câu hỏi đến giáo sư Ngô Bảo Châu: Làm thế nào để học tốt môn Toán và duy trì niềm đam mê môn Toán học.
Cả hội trường chật kín người, hàng trăm bạn học sinh, sinh viên “chậm chân” phải đứng suốt buổi giao lưu nhưng không ai bỏ qua một lời nói nào của giáo sư. Cũng chẳng ai có thể ngờ đến việc vị giáo sư đầu ngành trong môn Toán học của Việt Nam, người từng hai lần giành huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế, người Việt Nam đầu tiên giành giải thưởng Fields, giải thưởng danh giá nhất về Toán học Quốc tế lại từng thi trượt vào một trường chuyên môn Toán.
Tuy nhiên trong thất bại đầu tiên, GS Ngô Bảo Châu đã tự chất vấn mình bằng những câu hỏi và chính những câu hỏi đó đã giúp giáo sư gặt hái được những thành công sau này.
“Đã bao giờ giáo sư cảm thấy chán nản và không còn yêu Toán học và muốn chuyển sang một lĩnh vực khác”, một học sinh đặt ra câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, GS Ngô Bảo Châu cho biết: “Cũng đã có lúc tôi cảm thấy mệt mỏi và thử làm một số công việc khác như tin học, tuy nhiên tôi cảm thấy nếu mình tiếp tục làm việc trong ngành Toán học sẽ có những đóng góp lớn hơn và đó là việc tôi làm tốt nhất nên tôi tiếp tục làm việc, nghiên cứu, gắn bó với môn Toán”.
Trả lời trước câu hỏi tưởng chừng như “trái khoáy” của một bạn học sinh, khi bạn này đưa ra câu hỏi: “Em nghĩ môn Lịch sử là một trong những bộ môn rất quan trọng, giáo sư nghĩ thế nào về phương pháp dạy và làm thế nào để học sinh yêu môn sử hơn?”, GS Ngô Bảo Châu cho biết: “Cách đây 3 – 4 năm, vấn đề học môn Lịch sử, học sinh yêu sử đã trở thành một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của dư luận.
Lúc đó tôi cũng tò mò lật từng trang sách giáo khoa của môn Lịch sử để xem. Tôi nghĩ nếu thầy cô cứ áp đặt, rồi dạy đúng như sách giáo khoa thời đó thì rất khó để học sinh nước ta yêu môn sử. Tôi nghĩ cần có những phương pháp dạy trực quan, sinh động hơn, không chỉ gò bó ép buộc vào những con số, ngày tháng. Môn lịch sử cũng là một trong những bộ môn giúp hình thành nhân cách con người, đây là một trong những bộ môn rất quan trọng”.
Một số hình ảnh phóng viên ghi lại tại buổi gặp gỡ, nói chuyện giữa học sinh, sinh viên hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Giáo sư Ngô Bảo Châu:

Phát biểu trong buổi gặp gỡ, nói chuyện Giáo sư Ngô Bảo Châu, bày tỏ tình cảm, sự xúc động của mình khi được trở lại Nghệ An nơi ông từng có thời gian học tập.
Phát biểu trong buổi gặp gỡ, nói chuyện Giáo sư Ngô Bảo Châu, bày tỏ tình cảm, sự xúc động của mình khi được trở lại Nghệ An nơi ông từng có thời gian học tập.
Nhiều bạn học sinh, sinh viên chậm chân phải đứng cả buổi nói chuyện nhưng ai cũng chăm chú lắng nghe từng lời nói của vị giáo sư.
Nhiều bạn học sinh, sinh viên "chậm chân" phải đứng cả buổi nói chuyện nhưng ai cũng chăm chú lắng nghe từng lời nói của vị giáo sư.
Ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thay mặt lãnh đạo tỉnh gửi tặng Giáo sư Ngô Bảo Châu những món quà ý nghĩa mang đậm chất xứ Nghệ.
Ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thay mặt lãnh đạo tỉnh gửi tặng Giáo sư Ngô Bảo Châu những món quà ý nghĩa mang đậm "chất" xứ Nghệ.

Giáo sư Nguyễn Qúy Di - nguyên giảng viên trường ĐH Vinh đặt câu hỏi tại buổi giao lưu.
Giáo sư Nguyễn Qúy Di - nguyên giảng viên trường ĐH Vinh đặt câu hỏi tại buổi giao lưu.
Giáo sư Ngô Bảo Châu cởi mở trở lời những câu hỏi của các bạn học sinh, sinh viên trong buổi giao lưu. Vị giáo sư cho biết ở cấp 2 bản thân đã thi trượt vào chuyên toán, điều mà ít ai ngờ đến.
Giáo sư Ngô Bảo Châu cởi mở trở lời những câu hỏi của các bạn học sinh, sinh viên trong buổi giao lưu. Vị giáo sư cho biết ở cấp 2 bản thân đã thi trượt vào chuyên toán, điều mà ít ai ngờ đến.
Giáo sư Ngô Bảo Châu trong vòng vây của hàng trăm bạn học sinh, sinh viên. Ai cũng muốn ghi lại thời khắc được gặp vị giáo sư mà mình mến mộ.
Giáo sư Ngô Bảo Châu trong "vòng vây" của hàng trăm bạn học sinh, sinh viên. Ai cũng muốn ghi lại thời khắc được gặp vị giáo sư mà mình mến mộ.
Nguyễn Duy - Nguyễn Tình 

1 nhận xét:

  1. Đậm chất xứ Nghệ, anh châu coi mấy em công nông binh xoạc cánh thấy mà rầu!

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.