Ma cây đa và ma cây gạo.
Tin ở dưới lấy về từ các báo.
---
Thứ tư, 9/9/2015 | 14:49 GMT+7
http://vnexpress.net/photo/giao-thong/duong-hon-6-000-ty-dong-ne-cay-da-co-thu-3276580.html
Dù cây đa hàng trăm năm tuổi án ngữ giữa đường nối từ cầu Nhật Tân đến Cầu Giấy, nhưng Hà Nội quyết định giữ lại để bảo tồn.
Dự án xây dựng đường vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy dài 6,4 km có tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6,4 nghìn tỷ đồng). Được khởi công từ tháng 3/2012, đến nay dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và hoàn thiện đoạn nối từ cầu Nhật Tân tới Xuân La, còn đoạn Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy đang gấp rút những công đoạn cuối cùng.
Trên tuyến đường này, đoạn qua cổng làng Nghĩa Đô (Cầu Giấy) có một cây đa cao hơn 20 m, tán rộng hơn 100 m2, nằm án ngữ. Bà Hương, người bán nước ở đây cho biết, cách đây 50 năm, các cụ đã kể lại cây đa này hơn 100 tuổi. "Cây như linh hồn của cả khu dân cư nên việc giữ lại để bảo tồn là việc làm đúng đắn của Hà Nội", bà Hương nói.
Ngoài thân chính đường kính hơn 2 m, cây có 5-6 rễ phụ, có rễ vừa hai người lớn ôm.
3 rễ phụ của cây nằm cách thân chính hơn 2 m, cũng có chiều cao hơn 20 m và tán rộng vài chục mét. Ông Nguyễn Văn Hiền ở Nghĩa Đô (Cầu Giấy) cho hay, cây đa gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. "Khi còn nhỏ, tôi cùng nhóm bạn vui đùa dưới gốc cây, những trò chơi dân gian, đến giờ gần đất xa trời rồi nhưng trong tâm niệm lúc nào cũng muốn cây này mãi trường tồn với thời gian để che chở cho dân làng", ông Hiền nói.
Để phục vụ dự án đường nối từ Nhật Tân về Cầu Giấy, Hà Nội phải giải phóng trên 1.500 hộ dân, trong đó có cả những cơ quan tổ chức và các công trình văn hóa. Đình làng Nghĩa Đô, cách cây đa trăm tuổi vài chục mét đã được giải phóng để lấy mặt bằng làm đường dẫn lên cầu vượt Bưởi.
Đến nay tại nút giao Bưởi - Hoàng Quốc Việt, một cầu vượt đang được hoàn thiện. Hệ thống đường dẫn dưới gầm cầu từ Xuân La - Bưởi xuống đường Hoàng Quốc Việt về cơ bản đã hoàn thiện, đến sáng 9/9 bắt đầu được trải một lớp nhựa để hoàn thiện trải lớp đá nhựa.
Trên trục đường nối từ cầu Nhật Tân về Cầu Giấy (đường Võ Chí Công), đoạn qua Nghĩa Đô, một số cây xanh lớn án ngữ một bên đường theo hướng từ trung tâm Hà Nội lên cầu Nhật Tân cũng chưa được giải phóng.
Trên đường Võ Chí Công, cách cây đa cổ thụ ở làng Nghĩa Đô khoảng hơn một km có một cây đa khác nhỏ hơn cũng được giữ lại ở dải phân cách giữa. Trao đổi với VnExpress, ông Vũ Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư đầu tư và phát triển giao thông đô thị (đại diện chủ đầu tư) cho biết, khi lập dự án cách đây 4-5 năm nay, đơn vị đã tính toán đến phương án tối ưu nhất để bảo tồn những cây đa cổ thụ này và việc giữ lại những cây đa không ảnh hưởng đến giao thông cũng như phát sinh thêm chi phí giải phóng mặt bằng của dự án.
Về tiến độ của dự án, theo ông Hà, hiện giờ các đơn vị đã và đang hoàn tất cả gói thầu làm đường dẫn, cầu vượt Bưởi, cầu vượt Cầu Giấy, để sớm nhất có thể thông xe kỹ thuật vào Tết âm lịch năm nay.
Trên VTV2 có chiếu chương trình "Những người thợ chuyên nghiệp" tôi từng xem các công ty của Nhật làm nghệ di chuyển nhà cổ, cây cổ thụ, đền đài...khi vướng vào quy hoạch. Các hiện vật vẫn được giữ nguyên khi di dời đến vị trí mới phù hợp. Nghề này có từ Nhật từ sau 1950 và phát triển mạnh.
Trả lờiXóaở Việt Nam một thời báo chí cũng ca ngợi "thần đèn Lũy" di dời nhà, cây...từ cách đây hàng chục năm rồi..Sao một việc cỏn con các nhà quy hoạch cũng không làm được nhỉ, cần bảo tồn thì di dời cây đó đến một vị trí trang trọng hơn hoặc đưa vào đình, chùa gần đấy..vừa đẹp con đường vừa giữ được cây.
Tại sao