Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

29/04/2015

Vẫn song hành một Viện và một Trung tâm về tâm linh

Đợt trước, cùng chủ đề này, đã bàn ở đây.

Bây giờ, vào đầu năm 2015, như vậy, theo tin dưới đây, vẫn có Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người (cụ Đào Vọng Đức).

Nguyên chú:  Giáo sư, Viện sỹ Đào Vọng Đức – Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người phát biểu tại Hội thảo

Toàn văn tin thì đính ở dưới.

---

Hội thảo khoa học các chuyên đề thuộc Đề tài nghiên cứu “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản”.
10:35' 8/4/2015

   Ngày 4 tháng 4 năm 2015, Sở khoa học và công nghệ Nam Định phối hợp với UBND huyện Vụ Bản tổ chức Hội thảo khoa học Đề tài “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản” với chuyên đề: “Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán” và chuyên đề: “Thần tích các đền làng huyện Vụ Bản”.


 
Toàn cảnh Hội thảo khoa học Đề tài “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản”.

   Dự buổi hội thảo có ông Trần Huy Quang – Phó giám đốc Sở khoa học và công nghệ Nam Định; ông Nguyễn Danh Cường – Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định; ông Phạm Đình Mậu - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Vụ Bản.
   Tham dự Hội thảo có đại diện Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, Hội văn học nghệ thuật, Hội văn nghệ dân gian, Sở Văn hóa – thể thao – du lịch và Bảo tàng tỉnh Nam Định; đại diện một số cơ quan, ban nghành của huyện Vụ Bản cùng các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa trong và ngoài huyện.
 


 
Các đại biểu dự Hội thảo khoa học Đề tài “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản”.

   “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản” là đề tài khoa học cấp tỉnh do nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam là chủ nhiệm. Đề tài có 5 chuyên đề lớn; trong đó chuyên đề 1: “Đất và người Vụ Bản” đã hoàn thành. Tiếp sau đó, Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề hai: “Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán” và chuyên đề 3: “Thần tích các đền làng huyện Vụ Bản”.

 
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam giới thiệu nội dung 2 chuyên đề của
Đề tài “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản”.

   Chuyên đề 2 của “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản” nghiên cứu văn hóa tâm linh của nhân dân trong huyện qua các thời kỳ; trong đó tập trung vào các nội dung: việc thờ cúng các nhiên thần, tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, sự xuất hiện và ảnh hưởng của các tôn giáo trên địa bàn huyện, nổi bật là tín ngưỡng thờ Mẫu và Lễ hội Phủ Dầy.
   Chuyên đề 3: “Thần tích các đền làng huyện Vụ Bản” với 5 chương, 365 trang nghiên cứu 85 thần tích được thờ phụng ở các đình, đền, miếu, phủ trên địa bàn huyện, được chia theo các thời kỳ lịch sử, từ thời Hùng Vương đến thời Lê –Nguyễn.
 
Ông Nguyễn Danh Cường – Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định phát biểu tại Hội thảo.

   Chuyên đề 2 và chuyên đề 3 trong công trình nghiên cứu “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản” do nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam làm chủ nhiệm đã khẳng định: Kể từ khi dựng ấp, dựng làng trên vùng đất cổ, nhân dân huyện Vụ Bản đã cần cù, sáng tạo trong lao động, chế ngự thiên nhiên và anh dũng chống chọi với các thế lực thù địch. Trải qua mấy ngàn năm liên tục, các thế hệ người dân vùng đất Thiên Bản xưa (Vụ Bản ngày nay) đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa bản địa phong phú, độc đáo, thể hiện những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
 
Giáo sư, Viện sỹ Đào Vọng Đức – Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người phát biểu tại Hội thảo.

   Tại Hội thảo khoa học chuyên đề 2 và 3 trong công trình nghiên cứu “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản”, các đại biểu đại diện các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định và huyện Vụ Bản, cùng các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã tham luận khẳng định giá trị khoa học của công trình nghiên cứu; đồng thời cũng đóng góp, bổ xung nhiều ý kiến về nội dung tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán và thần tích các đền làng ở huyện Vụ Bản.
   Các ý kiến tham luận tại hội thảo đã được nhà nhiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam và Ban chủ nhiệm đề tài tiếp thu để bổ xung hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
 
Ông Phạm Đình Mậu - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Vụ Bản phát biểu tại Hội thảo.

   Phát biểu tại Hội thảo khoa học, ông Phạm Đình Mậu - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Vụ Bản đánh giá cao giá trị văn hóa của 2 chuyên đề trong Đề tài kho học “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản”; ghi nhận tâm huyết của nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam – người con của quê hương Vụ Bản, dù tuổi cao vẫn say mê nghiên cứu, giúp huyện nhà có một công trình nghiên cứu văn hóa giá trị. Ông Phó chủ tịch UBND huyện cũng giới thiệu tới các nhà nghiên cứu về những nỗ lực của huyện trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, đồng thời mong muốn các nhà nghiên cứu và Ban chủ nhiệm đề tài “Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản” tiếp tục làm sáng tỏ những giá trị văn hóa trên địa bàn huyện, từ đó sớm hoàn thiện công trình nghiên cứu đảm bảo tính khoa học. ./.
Tin và ảnh: Vũ Quốc Huy
( Đài phát thanh Vụ Bản)

http://vuban.namdinh.gov.vn/Home/vh/2015/219/Hoi-thao-khoa-hoc-cac-chuyen-de-thuoc-De-tai-nghien-cuu.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.