---
Thứ Năm 05:56 02/04/2015
TIN LIÊN QUAN
(HNM) - Câu chuyện cải tạo cây xanh ở Hà Nội bỗng chốc đã trở thành đề tài "nóng" trong dư luận thời gian qua. Thậm chí, sự việc còn bị đẩy đi quá xa so với "mốc" khởi phát, đó là có một số quan điểm cho rằng Hà Nội đã phạm luật, hoặc có ý kiến đòi phải truy tố trách nhiệm hình sự những người có liên quan về các hành vi như "thiếu trách nhiệm", "cố ý làm trái", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"...
Tâm tư, nuối tiếc là điều dễ hiểu. Cái gì đã xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày và đi cùng năm tháng, rõ ràng không dễ gì dứt bỏ ngay một lúc. Cây xanh đã gắn bó với đời sống của người Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Từ việc thay thế cây xanh ở một số tuyến phố vừa qua có thể thấy rõ hơn tình cảm của người dân Hà Nội với những con phố, những hàng cây. Tình cảm đó rất đáng trân quý. Từ nhiều thế hệ trước, Người Hà Nội đã thể hiện tình cảm với mảnh đất và không gian đang sống, mong muốn ươm trồng để thành phố ngày càng xanh hơn. Hàng vạn người đã tham gia, trồng cây để hình thành nên những không gian xanh đang hiện hữu trong cuộc sống, trong từng hơi thở của Hà Nội ngày nay; đó là con đường Thanh Niên rợp bóng mát, là Công viên Thống Nhất tốt tươi, xanh ngắt giữa lòng Thủ đô…
Người Hà Nội yêu cây xanh, yêu thiên nhiên và tất cả chúng ta đều tự hào về một thành phố biểu tượng của màu xanh. Và để Hà Nội mãi giữ được danh hiệu "Thành phố xanh" thì khi thực hiện việc thay thế cây xanh theo quy hoạch rất cần những quyết sách, những tư duy đổi mới để làm thay đổi, để chuyển sang một trạng thái tốt hơn, đẹp hơn, vì lợi ích chung của mọi người. Ở góc độ "phương pháp luận sáng tạo và đổi mới" thì mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Ở đây, sự sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới, ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Và đôi khi có thể phải chấp nhận mất đi một điều gì đó ở mức độ nào đó để hướng tới cái mới tốt hơn, nhất là khi thành phố ngày càng có nhiều cây mục, rỗng, nghiêng đổ nguy hiểm, nhiều tuyến phố có cây không phù hợp với đô thị... Liên quan đến kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội trong vòng 3 năm, có thể thấy việc thay thế cây mới để chỉnh trang đô thị là hết sức cần thiết. Thực tế, dù Hà Nội đã thực hiện việc thay thế cây từ khá lâu, và đó cũng là chuyện thường phải làm hàng tháng, hàng năm… Có điều không mấy ai để ý mà chỉ đến khi chứng kiến việc chặt cây với tốc độ ồ ạt thì nhiều người mới giật mình. Và có lẽ trong lúc cảm xúc dâng cao, một số người nóng vội cho rằng chính quyền Hà Nội đã "phạm luật" khi chiểu theo Nghị định 64 năm 2010 về quản lý cây xanh đô thị. Có người viện dẫn những quy định về điều kiện chặt cây trong văn bản này, nhưng lại bỏ qua việc chính Nghị định 64 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chính quyền, trách nhiệm người dân và định hướng phát triển cây xanh đô thị.
Trước khi thực hiện việc quy hoạch hệ thống cây xanh, từ nhiều năm trước Hà Nội đã có đề tài nghiên cứu khoa học về cây xanh, trong đó làm rõ những chủng loại cây phù hợp. Từ kết quả của những đề tài này, thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành "Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ" đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Năm 2013, UBND TP Hà Nội cũng phê duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường giai đoạn 2014-2015, giao trách nhiệm cho từng sở, ngành, địa phương thực hiện. Sau quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, thành phố có quy hoạch về công viên cây xanh và nhiều thiết kế đô thị, tuyến đường, nhiều quy hoạch phân khu được phê duyệt. Dự án này cũng nằm trong khuôn khổ, định hướng quy định của Thủ tướng Chính phủ. Và lần triển khai thay thế cây xanh gây ồn ào trong dư luận vừa qua chỉ là sự cụ thể hóa những quy hoạch, đề án nói trên, chỉ khác hơn và cũng là nguyên nhân gây nên bức xúc của người dân là làm ồ ạt, không giải thích, không tuyên truyền ...
Theo Đề án thay thế cây xanh của Sở Xây dựng thực hiện từ tháng 9-2013, trong đợt cải tạo sẽ chặt tỉa những cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị, sai quy hoạch, nghiêng, cong xấu, cản trở giao thông; trồng lại cây thay thế theo loài cây chủ đạo của tuyến phố; bó vỉa gốc cây; hoàn trả vỉa hè; phát triển cây xanh tầm thấp trên dải phân cách, đảo giao thông, trụ cầu, gầm cầu… Tiêu chuẩn cây trồng thay thế được Sở Xây dựng đưa ra có chiều cao từ 6 đến 8m, đường kính thân cây (tại vị trí 1,3m tính từ mặt đất) tối thiểu 10cm. Cây được trồng thay thế phải thẳng, phân cành cao, dáng cân đối, không sâu bệnh, có hoa đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, ít rụng lá trơ cành, xanh tốt quanh năm. Tuyến phố dài 2km chỉ trồng một loại cây, có thể trồng 2 loại cây nếu đường dài trên 2km. Cây trồng thành hàng khoảng cách 5-10m…
Qua khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội với 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố. Các quận có nhiều cây được thay thế nhất là Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, ít nhất là các quận Long Biên, Tây Hồ, Hà Đông.
Trong kế hoạch được phê duyệt, đường Nguyễn Chí Thanh là tuyến đầu tiên thực hiện thay thế cây. Nguyên trạng ban đầu, con phố này có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài, trong đó chiếm số nhiều là cây hoa sữa với 228 cây, keo có 81 cây, số còn lại thuộc 13 loài khác nhau. Đây đều là những cây trồng mới khoảng hơn chục năm nay, từ sau khi cải tạo, mở rộng phố Láng Trung thành đường Nguyễn Chí Thanh. Chính do sự thiếu đồng bộ của hệ thống cây xanh nên đề xuất thay thế cây trên con đường này đã được thành phố chấp thuận.
Trong các văn bản liên quan đến kế hoạch thay thế cây xanh trên một số tuyến phố của UBND TP Hà Nội cũng đã nêu rõ căn cứ quyết định gồm: Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11-6-2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20-12-2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30-6-2009 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20-12-2005; Chương trình số 07-CTr/TU ngày 18-10-2011 của Thành ủy Hà Nội Chương trình tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015; Chương trình số 06-CTr/TU về "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý đô thị"; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16-8-2013 của UBND thành phố về đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015… Như vậy, có thể thấy, thành phố có đủ các yếu tố pháp lý và các yếu tố khoa học, đủ cơ sở quy hoạch để triển khai. Điều này hoàn toàn không trái với các quy định của pháp luật.
Thế nhưng, khi triển khai đã vấp phải sự phản ứng khá mạnh của dư luận, và câu hỏi "vì sao" cũng đã được nhiều người đặt ra. Ở đây, có thể nhìn theo hai hướng. Một là sự bức xúc chính đáng từ chính tình yêu cây xanh của người Hà Nội. Nhiều người cảm thấy bị tổn thương và bỡ ngỡ, không hiểu vì sao ra đường bỗng thấy người ta ào ạt chặt bỏ cả những cây đang xum xuê bóng mát. Người dân đã không có được thông tin sớm và đầy đủ; đồng thời cũng chưa nhận được những lời giải thích thỏa đáng về sự việc, buộc họ phải bộc lộ trạng thái tình cảm một cách quyết liệt. Hướng thứ hai, đó là "phản ứng" từ những cái "đầu quá nóng", có phần vội vã và thiếu căn cứ. Một số người khác thì tỏ ra "cố tình" không hiểu vấn đề, suy diễn thiếu căn cứ xác đáng. Hướng thứ ba là lợi dụng sự việc để kích động, tập hợp người nhằm mục đích bội nhọ, chống phá chế độ.
Điển hình của hướng thứ hai là suy diễn rằng Hà Nội phạm luật và rồi đòi truy tố một số cá nhân về một số tội danh. Thực chất mục đích của các suy diễn này là gây nhiễu thông tin nên họ cố tình viện dẫn luật một cách thiếu chính xác. Ví dụ, có quan điểm đòi truy tố người có trách nhiệm với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (Điều 281 Bộ luật Hình sự). Đây là tội danh thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, đây là điều luật mà cấu thành tội phạm bắt buộc người phạm tội phải "cố ý trực tiếp", nghĩa là người đó nhận thức rõ hành vi của mình làm là có nguy hiểm cho Nhà nước, xã hội, cho người khác nhưng vẫn làm với mong muốn hậu quả xấu ấy xảy ra. Nói cách khác, người phạm tội cố ý làm trái công vụ được giao và trong lòng có mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhà nước, xã hội, người khác... Ngoài ra, một yếu tố nữa trong tội danh này bắt buộc người phạm tội phải có động cơ "vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác". Nếu không có một trong hai yếu tố này thì không đủ yếu tố kết tội. Hoặc có quan điểm quy kết rằng việc tổ chức thực hiện thay thế cây xanh vừa qua có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 165 Bộ luật Hình sự). Đây có thể nói là sự cố tình "đánh tráo" khái niệm bởi điều luật này quy định về tội phạm kinh tế, trong khi các quyết định liên quan đến cây xanh là quyết định hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hành chính. Hay có người cho rằng phải truy tố hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 285 Bộ luật Hình sự) hoặc "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước" (Điều 144 Bộ luật Hình sự) thì thấy rằng dường như họ chỉ đang muốn hùa theo dư luận. Bởi xét trên các căn cứ pháp lý thì việc xây dựng chủ trương, đề án, quy hoạch quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đã được tính toán kỹ, qua nhiều cấp, nhiều ngành, được sự thông qua của Hội đồng nhân dân thành phố, trong đó đã tính toán đến cả giải pháp, cách thức, nhân lực và kinh phí thực hiện thì không thể nói là sự "vô ý" hay "thiếu trách nhiệm" của một cá nhân nào…
Nói như vậy để thấy, trước khi quy kết trách nhiệm hay đòi truy cứu trách nhiệm hình sự một ai đó cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, phải có sự đối chiếu với hành vi cụ thể và hậu quả do hành vi đã gây ra cũng như động cơ, mục đích của những người ban hành chủ trương và tổ chức thi hành chủ trương đó. Tránh việc suy diễn gây hiểu nhầm trong dư luận.
Trong vụ việc này, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã thực sự cầu thị, lắng nghe, nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc để rút ra những bài học kinh nghiệm. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng: Việc thay thế cây xanh đã làm không tốt vì giản đơn, nóng vội, nếu xử lý vội nữa, thì hai cái vội cộng lại thành cái sai nữa. Và cũng vì thế mà công tác thanh tra phải theo đúng quy định của pháp luật, đó là: khách quan, công minh, xử lý các vấn đề liên quan phải đúng mức, không làm oan sai, nhưng cũng không bao che, né tránh cho những sai sót, khuyết điểm! Mỗi người trong chúng ta cần nhận thức đúng hơn bản chất của vụ việc để có tư duy đúng và những hành động đúng pháp luật, không gây tổn thương danh dự người khác, và cũng không để kẻ xấu lợi dụng cho mục đích chống chế độ.
Tuấn Kiệt
---
Bổ sung 1 (5/4/2015): Bác Đỗ Minh Tuấn "cáu tiết" phản luận lại Tuấn Kiệt.
DỪNG NÚP BÓNG THỦ TƯỚNG, MẠO DANH CHẾ ĐỘ VÀ LỢI DỤNG CÔNG AN
Thằng tác giả Tuấn Kiệt nào đó nghe đây! Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Tao đang rất mệt và rất bận nhưng vẫn phải gõ vài dòng để vạch mặt chúng mày đây.
Thứ nhất, đừng có hèn hạ đặt các lãnh đạo Thủ đô núp sau đít Thủ tướng để trốn tội như vậy Tuấn Kiệt ạ! Mày ma mãnh lôi Thủ tướng vào vụ này, nói rằng các việc đều liên quan đến Nghị định này văn bản nọ của Thủ tướng. Thật thô bỉ. Dự án tàu qua đường Nguyễn Trãi chỉ cho chặt 9 cây, mà chúng mày chặt 500 cây. Chúng mày coi các văn bản, các quy định là cái gì đâu mà lôi Thủ tướng vào đây! Thủ tướng không thèm đánh kẻ ngã ngựa, nên ông nói về vụ này rất mức độ, đừng có lợi dụng điều đó để nói láo, lôi công an rồi lôi Thủ tướng vào việc phá hoại trục lợi của chúng mày. Luật Thủ đô có những quy định cụ thể về bảo vệ cây xanh chúng mày có theo đâu! Chúng mày nhân danh Tầm nhìn này nọ. Chúng tao không tin và không cần tầm nhìn trục lợi của bọn tham nhũng phá hoại vô văn hoá. Chúng mày hãy nhìn về 1000 năm lịch sử, xem cây xanh có bao giờ dán nhãn chế độ mà bị huỷ hoại trắng trợn như bây giờ không?
Thứ hai, đừng có núp bóng chế độ một cách trơ trẽn như trẻ con có tội chui vào núp váy mẹ như cách mày viết nhé! Mày coi tất cả những việc chặt cây làm toàn dân phẫn nộ, những việc đi trái lại chủ trương của Hồ Chí Minh - người đầu tiên trong nhân loại đưa ra tư tưởng trồng cây để làm kinh tế Phật Giáo - việc huỷ hoại di sản của tổ tiên, phá tài sản văn hoá của nhân loại khi Hà Nội được vinh danh là Thành phố cây xanh, là việc làm đúng đắn của chế độ này, qua đó mày quy tội những người lên án vụ chặt cây là chống chế độ. Thằng bồi bút trơ trẽn! Bọn chặt cây và bọn biện hộ cho việc chặt cây như chúng mày mới là những kẻ chống chế độ, chống Bác Hồ. Tao hỏi, nếu chặt cây là đúng sao còn thanh tra, sao còn đình chỉ công việc để điều tra mấy thằng mưu mánh vụ chặt cây?
Thứ ba, đừng có núp bóng công an. Mày có nghĩ bọn đầu sỏ chủ trương vụ này lợi dụng lòng tốt của cả các chiến sỹ công an, lực lượng nòng cốt bảo vệ chế độ không? Chúng lôi họ vào để ra vẻ đây là việc của chế độ. Nhưng hãy bình tính tính toán xem. Mỗi công an Hà Nội góp 15.000 đ đến 20.000đ để thay cây. 2000 công an góp được 30 triệu-40 triệu, chỉ đủ tiền chặt MỘT CÂY được công bố là 35.000.00đ. Vậy cứ cho cả Hà Nội có 20.000 công an góp tiền thì cũng chỉ đủ tiền cưa chặt 10 cây trên tổng số 6700 cây. Trên thực tế liệu có được 5.000 công an góp tiền phá cây xanh không mà mày định dựa dẫm vào quyền lực của họ để chửi bới quy kết dư luận nhân dân, trong đó có cả ý kiến phản đối của Nguyên TBT Lê Khả Phiêu? Thực ra, bọn chặt cây và những thằng bồi bút như mày, thằng Tuấn Kiệt, rất coi thường công an của chế độ, chúng mày lợi dụng tình cảm với Hà Nội của những người công an chân thành, làm cái việc bôi mỡ vào miệng họ, để vu cho họ tội dây máu ăn phần. Thật kinh tởm cho những âm mưu và những lý lẽ biện hộ của bọn người trục lợi ở Thủ đô.
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Ý kiến công dân : một nhóm luật sư yêu cầu về cây xanh Hà Nội
- Cây xanh ở Ba Đình sẽ hỏi thăm chú bé Khoa
- Thời "phàm là cây thì phát quang" và "thay bằng cỏ" : tin mới
- Cây xanh ở Ba Đình sẽ hỏi thăm chú bé Khoa
- Thời "phàm là cây thì phát quang" và "thay bằng cỏ" : tin mới
- Bầy sâu
- "Hà Nội" năm 1969 của Trần Đăng Khoa : "mấy năm giặc bắn phá, Ba Đình vẫn xanh cây"
- Cụ rùa Hồ Gươm cất gươm ở đâu, trong thời gian qua ?
- Cụ rùa Hồ Gươm cất gươm ở đâu, trong thời gian qua ?
- Gỗ quí của Việt Nam dựng chùa ở Trung Quốc : tòa tam bảo tồn tại từ thập niên 1660 đến nay
- Mạng cây mạng người, diễn biến tiếp theo
- Không nói nhiều : mỗi cây là một mạng người đó, các ông các bà ạ
Bổ sung 1 (5/4/2015): Bác Đỗ Minh Tuấn "cáu tiết" phản luận lại Tuấn Kiệt.
Trả lờiXóaDỪNG NÚP BÓNG THỦ TƯỚNG, MẠO DANH CHẾ ĐỘ VÀ LỢI DỤNG CÔNG AN
Thằng tác giả Tuấn Kiệt nào đó nghe đây! Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Tao đang rất mệt và rất bận nhưng vẫn phải gõ vài dòng để vạch mặt chúng mày đây.
Thứ nhất, đừng có hèn hạ đặt các lãnh đạo Thủ đô núp sau đít Thủ tướng để trốn tội như vậy Tuấn Kiệt ạ! Mày ma mãnh lôi Thủ tướng vào vụ này, nói rằng các việc đều liên quan đến Nghị định này văn bản nọ của Thủ tướng. Thật thô bỉ. Dự án tàu qua đường Nguyễn Trãi chỉ cho chặt 9 cây, mà chúng mày chặt 500 cây. Chúng mày coi các văn bản, các quy định là cái gì đâu mà lôi Thủ tướng vào đây! Thủ tướng không thèm đánh kẻ ngã ngựa, nên ông nói về vụ này rất mức độ, đừng có lợi dụng điều đó để nói láo, lôi công an rồi lôi Thủ tướng vào việc phá hoại trục lợi của chúng mày. Luật Thủ đô có những quy định cụ thể về bảo vệ cây xanh chúng mày có theo đâu! Chúng mày nhân danh Tầm nhìn này nọ. Chúng tao không tin và không cần tầm nhìn trục lợi của bọn tham nhũng phá hoại vô văn hoá. Chúng mày hãy nhìn về 1000 năm lịch sử, xem cây xanh có bao giờ dán nhãn chế độ mà bị huỷ hoại trắng trợn như bây giờ không?
Thứ hai, đừng có núp bóng chế độ một cách trơ trẽn như trẻ con có tội chui vào núp váy mẹ như cách mày viết nhé! Mày coi tất cả những việc chặt cây làm toàn dân phẫn nộ, những việc đi trái lại chủ trương của Hồ Chí Minh - người đầu tiên trong nhân loại đưa ra tư tưởng trồng cây để làm kinh tế Phật Giáo - việc huỷ hoại di sản của tổ tiên, phá tài sản văn hoá của nhân loại khi Hà Nội được vinh danh là Thành phố cây xanh, là việc làm đúng đắn của chế độ này, qua đó mày quy tội những người lên án vụ chặt cây là chống chế độ. Thằng bồi bút trơ trẽn! Bọn chặt cây và bọn biện hộ cho việc chặt cây như chúng mày mới là những kẻ chống chế độ, chống Bác Hồ. Tao hỏi, nếu chặt cây là đúng sao còn thanh tra, sao còn đình chỉ công việc để điều tra mấy thằng mưu mánh vụ chặt cây?
Thứ ba, đừng có núp bóng công an. Mày có nghĩ bọn đầu sỏ chủ trương vụ này lợi dụng lòng tốt của cả các chiến sỹ công an, lực lượng nòng cốt bảo vệ chế độ không? Chúng lôi họ vào để ra vẻ đây là việc của chế độ. Nhưng hãy bình tính tính toán xem. Mỗi công an Hà Nội góp 15.000 đ đến 20.000đ để thay cây. 2000 công an góp được 30 triệu-40 triệu, chỉ đủ tiền chặt MỘT CÂY được công bố là 35.000.00đ. Vậy cứ cho cả Hà Nội có 20.000 công an góp tiền thì cũng chỉ đủ tiền cưa chặt 10 cây trên tổng số 6700 cây. Trên thực tế liệu có được 5.000 công an góp tiền phá cây xanh không mà mày định dựa dẫm vào quyền lực của họ để chửi bới quy kết dư luận nhân dân, trong đó có cả ý kiến phản đối của Nguyên TBT Lê Khả Phiêu? Thực ra, bọn chặt cây và những thằng bồi bút như mày, thằng Tuấn Kiệt, rất coi thường công an của chế độ, chúng mày lợi dụng tình cảm với Hà Nội của những người công an chân thành, làm cái việc bôi mỡ vào miệng họ, để vu cho họ tội dây máu ăn phần. Thật kinh tởm cho những âm mưu và những lý lẽ biện hộ của bọn người trục lợi ở Thủ đô.