Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2011, tức là từ năm mà ông Lý nhậm chức Thủ tướng (đời đầu tiên của Singgapo độc lập) đến lúc ông từ giã chính trường, thì thu nhập bình quân theo đầu người của nước này tăng 90 lần. Đây là thành tích không một nước châu Á nào có được.
Ông được xem là người cha của Sing, nhà lãnh đạo vĩ đại của châu Á bởi đã biến một quốc đảo vốn nghèo nàn về tài nguyên đã đạt sự phát triển ở mức cao nhất về mậu dịch và tiền tệ. Hiện Sing có khoảng 3, 3 triệu người. Chủ yếu đó là con cháu của người di cư từ Mã Lai, Ấn Độ và Trung Quốc.
Thế nhưng, mặc dù với thành công như vậy, người ta đang nghi ngờ về cái gọi là "hạnh phúc" của người dân quốc đảo này. Người Sing đang thực sự hạnh phúc ?
Di sản của Lý chính là đô thị quốc tế có sức cạnh tranh (giàu có) và quốc gia có an sinh xã hội ở mức cao (nhân dân có hạnh phúc), sẽ được tiếp tục duy trì như thế nào từ đây trở đi.
(trên là tóm tắt ý của Andy ở tư liệu số 1 dưới đây).
1. Bài của phóng viên Andy cho Reuters
2015年 03月 23日 14:25 JST
Andy Mukherjee
[シンガポール 23日 ロイター] - シンガポールのリー・クアンユー元首相(91)が23日、入院先の病院で死去した。建国の父とされるリー氏は、資源の限られた島国を、金融や貿易の一大拠点に発展させた。しかし、こうした疑いようのない功績をもってしても、同氏が遺したシンガポールは幸福とはほど遠いと言える。
リー氏の最大の功績は、シンガポールを豊かな国にしたことだ。独立国家となった1965年から、同氏が政治の表舞台から引退した2011年までの間に、シンガポールの国民1人当たりの所得は米ドル換算で90倍にも跳ね上がった。同期間にこれほど所得を伸ばしたアジアの国はほかにない。香港さえも上回っている。
建国50年をまもなく迎えるシンガポールだが、国民の足並みがそろっているとは言い難い。シンガポール国籍保有者は現在330万人で、その多くはマレー系先住民や中国やインドからの移民の子孫。彼らはリー氏が体現した繁栄をひたすら追求する社会にますます懐疑的になっている。
リー氏の長男であるリー・シェンロン首相が率いる現政権は、野党などへの厳しい統制を緩めた一方、成長至上主義の副産物に頭を悩ませるようになった。それには、所得格差の拡大、外国人労働者と現地雇用者の賃金格差、人口過密化、不動産価格の高騰などが含まれる。
高等教育を受け裕福になったシンガポール人たちは、政府に支出を増やすよう求めるとともに、かつてリー氏が主張していた「国家は国民にとって何が有益かを一番よく分かっている」と主張するのをやめてもらいたいと思っている。リー氏が結成した与党・人民行動党(PAP)の力はもはや盤石ではなく、同党の議員たちですら、有権者の不満を鎮めるため、より穏やかな資本主義を求めている。
振り子が違う方向に行き過ぎてしまうリスクはある。高齢化が進み、労働人口は2020年までに縮小し始める。リー氏が残した遺産の真の評価は、競争力ある国際都市と福祉国家をうまく両立できるかにかかっていると言えるだろう。
*筆者はロイターBreakingviewsのコラムニストです。本コラムは筆者の個人的見解に基づいて書かれています。
*このドキュメントにおけるニュース、取引価格、データ及びその他の情報などのコンテンツはあくまでも利用者の個人使用のみのためにロイターのコラムニストによって提供されているものであって、商用目的のために提供されているものではありません。このドキュメントの当コンテンツは、投資活動を勧誘又は誘引するものではなく、また当コンテンツを取引又は売買を行う際の意思決定の目的で使用することは適切ではありません。当コンテンツは投資助言となる投資、税金、法律等のいかなる助言も提供せず、また、特定の金融の個別銘柄、金融投資あるいは金融商品に関するいかなる勧告もしません。このドキュメントの使用は、資格のある投資専門家の投資助言に取って代わるものではありません。ロイターはコンテンツの信頼性を確保するよう合理的な努力をしていますが、コラムニストによって提供されたいかなる見解又は意見は当該コラムニスト自身の見解や分析であって、ロイターの見解、分析ではありません。
© Thomson Reuters 2015 All rights reserved.
http://jp.reuters.com/article/jpchina/idJPKBN0MJ0BU20150323
2. Bài của VnEx.
Thứ hai, 23/3/2015 | 06:55 GMT+7
Từ một sinh viên luật trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore và tiếp tục có sức ảnh hưởng chính trị lớn sau khi rời ghế, Lý Quang Diệu thực hiện thành công nhiều cải cách, đưa đất nước trở thành một trong những "con hổ châu Á".
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình khá giả ở Singapore. Ông học luật tại Đại học Fitzwilliam, thuộc Đại học Cambridge, Anh, sau Thế chiến II và tốt nghiệp với kết quả xuất sắc. Ông trở về Singapore năm 1949 và làm việc cho một công ty luật. Ảnh: Corbis
Tháng 9/1950, ông Lý kết hôn với bà Kha Ngọc Chi. Hai người có hai con trai và một con gái. Trong ảnh, ông Lý bế con trai đầu, Lý Hiển Long vào khoảng những năm 1950. Ảnh: Straitstimes
Ông Lý tháng 11/1954 cùng một nhóm trí thức trung lưu từng hưởng nền học vấn Anh thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP). PAP chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức tháng 5/1959, giành được 43 trong tổng số 51 ghế trong hội đồng lập pháp. Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, chấm dứt quãng thời gian là thuộc địa của Anh từ năm 1819.
Trong ảnh, thứ hai và thứ ba từ trái sang, ông Lý Quang Diệu đứng cạnh Tổng thống đầu tiên của Singapore, Yang di-Pertuan Negara trong lễ ký kết tháng 12/1959. Ảnh: Straitstimes
Ông Lý trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore vào tháng 6/1959 và giữ vị trí này cho đến năm 1990. Ông là chính khách đảm nhận cương vị thủ tướng lâu nhất thế giới. Ảnh: Gamma Keystone
Singapore năm 1963 sáp nhập với Malaysia nhưng tách khỏi nước này vào năm 1965, giữa những căng thẳng về chính trị và sắc tộc. Singapore sau đó trở thành cộng hòa độc lập ngày 9/8/1965. Trong ảnh, ông Lý có mặt tại một cuộc họp năm 1963. Ảnh: Ktwop
Sau khi giành được độc lập, Singapore phải đối mặt với những thách thức như thiếu thốn tài nguyên, nguồn cấp nước và khả năng phòng thủ hạn chế. Ông Lý đã chỉ đạo chương trình cải cách Singapore thành nước xuất khẩu hàng hóa thành phẩm lớn, nâng cao mức sống của công nhân và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ông đưa Singapore trở thành một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất ở châu Á. Ảnh: bart.bogaert.com
Tháng 11/1990, ông Lý Quang Diệu (giữa) về hưu và bàn giao chức vụ thủ tướng cho ông Ngô Tác Đống (trái). Ông Lý vẫn tiếp tục ở lại nội các với cương vị Bộ trưởng Cấp cao và đưa ra tư vấn. Ảnh: Straitstimes
Ngô Tác Đống tháng 8/2004 rút lui và bàn giao chức vụ thủ tướng cho Lý Hiển Long (trái, hàng trên), con trai đầu của Lý Quang Diệu. Ông Lý đảm nhiệm chức vụ mới là Bộ trưởng Cố vấn. Ảnh: The New Paper
Ông Lý rút khỏi chính trường năm 2011, sau khi đảng Hành động Nhân dân mà ông đồng sáng lập nhận được kết quả bầu cử tồi tệ nhất trong 50 năm. Ảnh: AP
Lý Quang Diệu đã viết hai cuốn hồi ký dài hai tập: Câu chuyện Singapore, trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore, thuật lại sự cải cách của đất nước. Ảnh: Jiayingisunartsy
Ông nhận được sự kính trọng của nhiều người Singapore, đặc biệt là những người lớn tuổi, họ luôn nhớ đến khả năng lãnh đạo của ông trong thời kỳ độc lập và tách rời khỏi Malaysia. Lý Quang Diệu được quốc tế nhiều lần vinh danh như nhận huân chương Mặt trời mọc năm 1967, giải thưởng Woodrow Wilson cho dịch vụ công do Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson trao tặng. Tổng thống Obama gọi là ông Lý là "người giúp thúc đẩy các phép màu kinh tế Châu Á" và "huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21". Ảnh: AP
Ông Lý nhận được sự kính trọng của các nhà lãnh đạo thế giới và sự yêu mến của công chúng. Trong ảnh, ông Lý tiếp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tháng 4/2014. Ảnh: Yahoo News
Ông Lý Quang Diệu tháng 2/2015 điều trị ở bệnh viện vì bị viêm phổi nặng. Văn phòng Thủ tướng Singapore hôm 17/3 thông báo sức khỏe của cựu lãnh đạo 91 tuổi chuyển biến xấu do nhiễm trùng. Ông qua đời ngày 23/3/2015.
Phương Vũ
http://vnexpress.net/photo/tu-lieu/su-nghiep-cua-ly-quang-dieu-huyen-thoai-chau-a-the-ky-20-va-21-3159394.html
Theo con số thống kê của chính phủ Singapore năm.2013 thì có khoảng 105.000 hộ gia đình ở Singapore (1/10 hộ gia đình ở đất nước này) tương đương 387.000 người chỉ có thu nhập trung bình hàng tháng là 1.323 đôla Sing và khoảng 114.000 công dân chỉ kiếm được ít hơn 805 đôla Sing một tháng.
Trả lờiXóa5 đôla Sing một ngày là số tiền (không mua được một bữa ăn bình thường) mà gần 400.000 người Singapore còn giữ lại được sau khi đã trả hết các khoản tiền cho các dịch vụ tiện ích thiết yếu, trường học, góp vốn vay và chăm sóc sức khỏe.
Tầng lớp nghèo có thu nhập dưới 1.500 đôla Sing một tháng đang ngày càng gia tăng, từ 16% dân số trong năm 2002 tăng lên đến 28% dân số trong năm 2013.
Thật là những con số gây sốc ở một đất nước bình quân đầu người $ 52.305 một năm, một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.
Rõ ràng người nghèo không có chỗ đứng trong huyền thoại thành công của Singapore
http://thehearttruths.com/2013/10/28/poverty-in-singapore-grew-from-16-in-2002-to-28-in-2013/