Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

11/12/2014

Tiếng lục lạc (Nguyễn Quang Lập, 1985)

Ở cuối truyện, nhà văn ghi lạc khoản là viết ra truyện này tại Huế vào năm 1984, tức là ở đêm trước của Đổi Mới.

Huế, tháng 10 năm 1984
N.Q.L
(12/4-85)

Truyện đơn tuyến. Đọc cũng được mà không đọc cũng không sao. 

Nhiều chỗ cảm giác là hư cấu quá đà (chẳng hạn tuổi tham chiến của ông đại tá tới 36 năm, lúc về gặp vợ đã 57 tuổi và vợ đã 46, mà bằng ấy năm không một lần gặp, không một lá thư, không một lời nhắn. Đánh giặc cả 36 năm thì là đánh cả Pháp và cả Mĩ. Bác nào tính toán tốt, thử cho một vài bài toán và lời giải về tuổi của hai nhân vật trong chuyện giúp với).

Hiện chưa rõ truyện đăng lần đầu tiên ở đâu (tựa như là Tạp chí Sông Hương). Khi có điều kiện đưa bản chụp từ bản in trên giấy, tôi sẽ bổ sung. Còn bây giờ là bản chép từ mạng (website của Tc Sông Hương, blog Trần Kỳ Trung).

Từ đây trở xuống là thuần của Nguyễn Quang Lập, trừ bức họa của Phạm Đại. 




---
Tiếng lục lạc
Minh họa: Phạm Đại


08:29 | 11/03/2011

TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG - SỐ 12 (T.4-1985)


Nguyễn Quang Lập



Quá nửa đời người anh chị mới gặp nhau. Âu đó cũng là chuyện thường tình. Sau hai mươi mốt phát đại bác vang trời báo tin ngày toàn thắng, có hàng ngàn cặp vợ chồng cách biệt hàng chục năm đã tìm lại nhau.

Chồng Bắc vợ Nam, chồng vợ trong ngoài song sắt nhà tù Mỹ - Ngụy, trên rừng d­ưới biển… ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Thế là may mắn lắm rồi, còn bao nhiêu cặp vợ chồng cách nhau một thước đất mà gọi hoài có nghe tiếng nhau đâu!

Anh tìm chị ở Nha Trang, không có, ở Phan Thiết không có. Ra Đà Nẵng, mất mười ngày long đong, tất tả ngược xuôi thì gặp chị ở khu tập thể Ban quân quản phường Minh Hiếu. Chị đang đứng giữa sân, tay ômmột đứa bé lên hai. Hình như­ chị đang nói gì với nó.

Anh đứng sững lại ở cổng, ngực nh­ư bị kim châm hỏa đập mạnh. Ngày anh chị xa nhau hai người nào đã có con…

Nhưng anh đã bước lên 
- từng bước chậm và chắc, “Tiến lên đi, không có gì đáng sợ cả” đó là khẩu hiệu của riêng anh suốt ba mươi sáu năm mặc áo lính. Chị chưa nhận ra anh- “Lại một ông nào đến ban quân quản đề nghị, hợp đồng, trách móc, kiện cáo chi đây”. Anh thấy chị rõ lắm. Chao ôi, chị vẫn trẻ, trắng xanh thế kia.

-
Lành! - Anh kêu khẽ. 

Chị mở to mắt nhìn. Chị lúng túng đặt đứa bé xuống đất, vừa sửa lại mái tóc vừa nhìn anh chằm chằm. Anh dừng lại, cúi xuống sửa lại quai dép. “Khỉ! Tại sao mình lại làm cái trò này nhỉ?” - Anh ngước lên. 

- Ơ! Trời!

Chị nhận ra anh, kêu lên và đứng ôm mặt khóc. Anh chạy bổ tới, dang rộng tay ôm ghì lấy chị. Chị bỗng giật mình đẩy mạnh anh ra. Anh kinh ngạc, ngẩn ngơ… Chị ngẩng lên: “Ơ, chồng mình kia mà, chồng mình đó chớ ai!”Thì ra đó là phản ứng tự vệ bản năng của chị - hai mươi mốt năm ròng có ai ôm ấp chị đâu! 

Chị sà vào ngực anh nấc lên: “Anh ơi!’ Sao lâu…thế?…” Ngày chia tay anh hứa với chị chỉ hai năm là gặp nhau thôi mà…

Anh đưa chị về khu gia binh s­ư đoàn. Anh là đại tá tham mưu trưởng sư­ đoàn. Còn chị, ròng rã hai mươi mốt năm xa anh, chì vẫn là một cấp dưỡng của các binh trạm 17, 26, 34… Tin anh tìm được chị chỉ một ngày sau tất cả cán bộ, chiến sĩ trong sư­ đoàn đều biết đến chúc mừng.
 Sư­ trưởng Hùng, người đã cùng anh chiến đấu mười năm nay, đến chơi liên tục chín mười tối liền ông không giấu diếm tình cảm đặc biệt của mình đối với vợ chồng người cán bộ cấp dưới này. Một lần, ngần ngừ mãi, ông hỏi anh: “Hỏi thực, chị vẫn còn có thể… có con chứ?”. Anh mỉm cười: “Còn anh ạ. Cũng lạ… nhà tôi đã bốn sáu tuổi rồi!”. Sư trưởng nắm hai bả vai anh lắc lắc: “Tốt quá? Tốt quá!”

Chị vẫn còn sinh nở được nhưng yếu sức lắm rồi.

Mư­ời sáu năm ở rừng chị nhiễm bệnh sốt rét kinh niên. Da chị xanh nhọt, tóc rụng nhiều, vàng ợt. Đêm đêm, anh ôm chị vào lòng. Chị lắng tai nghe nhịp tim anh còn khỏe không. Anh cũng đã già rồi, năm nay đã năm bảy tuổi chứ ít đâu.

Rất nhiều lần chị ngước lên, thấy kề sát mình khuôn mặt già nua của anh, những nốt sầncủa tuổi già cùng với mồ hôi cộm lên…
Chị ôm anh, sờ thấy da lưng anh trơn khô - những lớp tế bào chết ngày mỗi dày thêm. Chị thở dài, chỉ một năm nữa, nếu anh chị không có con, coi như­ hết. Tuổi sinh nở của phụ nữ mấy ai tới được tuổi năm mươi!

Sáu tháng trôi qua, vẫn chẳng có dấu hiệu gì báo cho anh chị rằng sẽ có một đứa con. Anh mỏi mệt nhìn chị mỏng như­ tờ giấy, ngủ khó nhọc. Một đôi lần: chị kêu chóng mặt, buồn nôn. Và nôn thật. Nôn thốc tháo. Anh cuống lên, nhưng cũng khấp khởi mừng thầm…

-
Không phải đâu anh ạ. - Chị buồn rầu nói: - Em đã sáu lần ngộ độc chất độc hóa học của Mỹ thả dạo em còn ở “xanh”, từ đó em vẫn hay bị thế này!

Cổ họng anh nghẹn tắc.

Sư trư­ởng Hùng vẫn đến thăm anh chị thư­ờng xuyên. Ông hay nói về những bài thuốc bắc “kéo dài tuổi trẻ, hạn chế tuổi già”. Ông tự tay đánh xe ra viện 17 mời trung tá bác sĩ Lê Giàu, bạn chiến đấu của ông thời kháng Pháp, một chuyên gia có tiếng về khoa sản, vào khám bệnh cho chị. 

Bác sĩ Giàu là một người hiền lành, đa cảm. Nghe sư trưởng kể lại hoàn cảnh của anh chị, ông vui vẻ nhận làm một “bác sĩ riêng” cho chị. Ông tỉ mỉ kê đơn tất cả các loại thuốc có thể có trong thành phố này để chị uống, gia tăng thêm sức khỏe. Anh cầm thư­ giới thiệu và đơn thuốc của bác sĩ đi lùng khắp nơi và kiếm được không thiếu một thứ thuốc gì trong đơn kê, kể cả những thứ thuốc quý hiếm nhất.

Đêm đêm, anh vẫn ôm chị vào lòng. Mỗi đêm trôi qua chị càng thấy sự bất lực của hai người trước hy vọng của mình. Có đêm chị đã để tay lên mũi anh, cố tình đánh thức anh dậy, rồi chị lại nằm ôm anh khóc. Chị đâu nỡ đày đọa anh như­ thế nếu trước khi chia tay anh kịp để lại cho chị một dứa con. 

Một đứa con! Thiếu nó mà nỗi nhớ thương xa xót của chị về anh suốt bao nhiêu năm đã tăng lên gấp bội. Những ngày ở rừng, cứ nghe tin có một đoàn cán binh nào sắp đi qua là chị lại thấp thỏm mong chờ. Mong chờ và ngồi khóc với bếp lửa rừng. 

Có một lần, dạo chị còn cấp dưỡng ở binh trạm 26, nghe tin anh đang nghỉ chân ở binh trạm 34, chị gói cơm, một mình cắt rừng, đi suốt hai ngày đêm. Đến nơi chị kiệt sức và xỉu đi vì người đàn ông tên Chi đó không phải chồng chị. Anh ấy đã cầm tay chị nói một câu mà chị không thể quên được: “Thôi chị về đi. Vui vẻ mà về chị ạ. Chị cứ coi như­ chị đã gặp anh ấy rồi. Và tôi, tôi cũng coi như­ đã gặp vợ tôi rồi. Chị ơi! Trong chiến tranh đôi khi cũng phải có những giả sử huyễn hoặc như­ thế để mà sống, để mà trụ vững được…”. 

Chị về cố gắng níu kéo cái niềm vui “giả sử” ấy để vượt qua 39 cây số rừng. Khu rừng chị đi qua vừa bị chất dốc hóa học dội xuống, lá rừng bắt đầu rụng. Chị chạy sấp ngửa và ngã sấp bên một con suối. Tỉnh dậy, chị gặp ngay ánh mắt người binh trạm trưởng: “Có… gặp không?”. Chị ứa nước mắt, khẽ gật đầu: “Gặp rồi”. Mới đó đã mười một năm… Có lẽ vì chất độc ma quỷ ấy mà chị không có con chăng? Câu hỏi đột ngột ập đến cuối ký ức của chị làm chị bất ngờ ngồi dậy, mồ hôi ướt đẫm.

Nhưng cuối cùng chị đã mơ hồ nhận thấy hạnh phúc đã về với anh chị. Khi đó, chị ngước lên, vẫn khuôn mặt già nua của anh lấm tấm mồ hôi. Chị rơm rớm nước mắt. Tự nhiên chị khẽ rùng mình. Một cảm giác mát rượi chạy từ gót chân lên môi chị. Chị níu anh xuống, hôn đến nghẹt thở và chị òa khóc. Một chút ngơ ngác của anh. Mặc kệ. Chị rúc đầu vào nách anh, mỉm cười.

Hạnh phúc đã thực sự đến với chị. Nhưng chị chưa thông báo cho anh hay. Chị phấp phỏng chờ đợi cho đến khi nó hoàn toàn chắc chắn. Một tháng sau, chị vén áo lên thấy hai núm vú của mình đã chuyển màu tím sẫm. Chị ngắm say sưa bầu vú của chì đang căng dần… lúc đó chị mới nở một nụ cười mãn nguyện.
Chị đ­ổ bệnh, nôn và nhiệt độ tăng cao. Anh phải nghỉ việc một ngày. Trong sự mệt mỏi, nhức nhối của cơn bệnh, chị nhận ra đứa con thân yêu của chị đang thành hình. Đến ngày thứ ba, chị tỉnh dậy, ngồi tựa vào lưng anh thì thầm:

- Em… đã… có… mang…

Anh rú lên, ôm chặt chị, hỏi:

- Có đúng không? Xem nào!

- Xem gì kia? Vô duyên. - Chị đỏ mặt đẩy anh ra. Anh ngượng nghịu ngồi bên, ôm vai chị lắc lắc:

Đúng thế hả em?

Chị không trả lời, lặng lẽ hôn lên đôi gò má cao gầy của anh. Đêm đó, anh ngồi hút thuốc cho đến sáng, chị giục anh mấy chục lần anh cũng chẳng chịu chợp mắt.

…Cuối buổi giao ban hàng ngày, anh quay sang nói với sư­ trưởng:

Anh Hùng này, vợ tôi… có thai rồi?

Sư­ trưởng Hùng ngửa người ra sau: 

Thế hả? Có chắc không? Anh đã kiểm tra chưa?

Anh cười, gãi đầu:

Tối biết thế nào mà kiểm tra. Vợ tôi nói thế… chắc đúng. Một tháng năm ngày rồi…

Ông Hùng đưa tay giật giật cổ áo, mỗi lần xúc động ông thường làm thế

-
Tốt quá! Tốt quá rồi!

Ông quay sang thông báo “tin mới nhận được trong ngày” cho các sĩ quan dự giao ban 

- Tin mới toanh: Đại tá Chi sắp có con!

Mọi người ồ lên. Bắt tay. Bắt tay. Bắt tay. Cười. Cười râm ran. Anh cười… ứa nước mắt. 

Ngày sau đó, khu gia binh râm ran chuyện vợ chồng đại tá Chi sắp có con. Vợ các sĩ quan kéo đến chia vui với chị. Chị ngồi lặng lẽ nghe các chị đã có con bày vẽ cho cách giữ gìn thai: ăn thứ gì, kiêng thứ gì đi đứng, ngủ ngáy ra sao. Chị nghe rồi mường tựa thấy đứa con của mình: khôi ngô, bụ bẫm, nó chập chững lần thành gi­ường đi về phía ba nó. Chợt nó kêu: “Pa! Pa!” và vẫy vẫy tay nhờ ba nó dắt qua một quãng khó đi… Tiếng người nói quanh chị nhỏ dần, quyện lại bồng bềnh trôi mơ màng như­ một bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu…

Đêm khuya, khichị đã chợp mắt được một lúc, tỉnh dậy thấy anh đang lục lọi va li riêng của mình. “Tìm gì vào lúc này nhỉ?”. Chị nghiêng người nhìn anh. Anh ngẩng lên, hớn hở:

- Đây rồi!

Anh chìa cho chị xem tấm ảnh của anh thời còn bé: 

- Thằng con của chúng ta sẽ giống nh­ư tôi… như thế này.

Chị lườm anh:

- Biết là “thằng” hay “con” mà đã…

Anh ngẩn người “ờ nhỉ! ” rồi cười xòa.

- Nhưng thế nào nó cũng giống tôi.

Tháng sau, tháng sau nữa… Chị bắt đầu đi lại khó khăn. Da chị đã xanh càng tái xanh hơn. Anh tích cực bồi dư­ỡng cho chị. Sư­ trư­ởng Hùng tặng chị một lít lật ong trộn rư­ợu trắng với lòng đỏ trứng gà. Bác sĩ Giàu vẫn thường xuyên đạp xe đến thăm thai cho chị. Chị đang sống trong thời kỳ sung mãn nhất của hạnh phúc thì đột nhiên đổ bệnh. Lần này nặng hơn, đến nỗi sư trưởng Hùng có đêm phải thức trắng với anh ngoài hành lang phòng hồi sức. Bác sĩ Giàu trực tiếp chạy chữa cho chị, ông nhận thấy khát vọng của chị đã trở thành nhiệm vụ khắc nghiệt đối với ông. 

Bệnh của chị khá trầm trọng. Không chỉ suy dinh dưỡng thiếu máu vì tuổi già như­ một số ca bệnh thường gặp, chị còn có một căn bệnh đáng sợ hơn, đấy là chất điôxin của chất độc màu da cam đã ngấm toàn thân chị. Tất cả các bảng phân tích hóa nghiệm về chị đã cho ông khẳng định như vậy. Cố nhiên điều này thì ông giấu mọi người ông bình tĩnh chống trả quyết liệt với căn bệnh nguy hiểm của chị. Tin tưởng vào tay nghề của mình, không bao giờ ông mất hy vọng.

Và rồi chị cũng đã khỏi bệnh. Chị ra viện, tuy có yếu hơn, vàng vọt hơn. Khi sắp đến ngày sinh nở hầu nh­ư chị đi lại không vững nữa. Anh dành tất cả thời gian rảnh ở bên chị. Anh trở thành cái nạng chống thực sự của chị. Chị mỗi ngày mỗi mệt nhọc, uể oải hơn nhưng trên nét mặt vẫn không hề giảm đi niềm hân hoan của một phụ nữ đến cuối kỳ sinh nở bỗng nhiên có một đứa con.

Đêm anh vén áo chị lên, ghé tai nghe tiếng đập của con mình. Anh nghe một cách nghiêm túc và kiên nhẫn. Rồi anh nằm xuống, ngó lên cái lục lạc treo ở trần nhà. Cái lục lạc đã theo anh mười bốn năm nay khắp tất cả các chiến trường. Một người bạn chiến đấu trước lúc hy sinh đã trao lại cho anh: “Cứ mỗi lần thắng trận mày lại rung lên cho tao nghe thấy, tao mừng”. Anh dã làm theo lời dặn đó chưa lúc nào quên.

Cái lục lạc làm bằng sừng dê, được chuốt, chạm trổ bằng bàn tay nghệ nhân, mỗi lần rung lên nghe nh­ư tiếng trẻ con cười. Sau ngày toàn thắng nó được treo ở trần nhà. Ngày mai, thằng con anh - không hiểu sao anh cứ nghĩ đó là “thằng” - lớn lên, chỉ cần một tuổi thôi là anh đã giao lại cái lục lạc cho nó rồi. Nó có ngh
ĩa vụ phải giữ gìn cái lục lạc cho hết đời mình. Để khi bố mẹ nó đã yên nghỉ dưới “suối vàng”, mỗi lần thành công được một việc gì, nó phải rung lên cho bố mẹ nó mừng…

Anh lại nhổm dậy, vén áo chị, ghé tai nghe tiếng con mình.

Thôi mà!- Chị dịu dàng phản đối: - Anh làm phiền con quá.

Anh không chịu:

- Yên nào! Để anh xem con nó có ý kiến gì không?

Chị phì cười. Rồi chị cũng tự nhiên tò mò.

- Nó có “ý kiến” gì không? 

Anh ngẩng lên, đáp tỉnh khô:

- Không. Nó nhất trì hoàn toàn. Nhưng tại sao anh lại nghe “te- è, te- è”… hay nó đang thổi kèn?

 Chị đập khẽ vào vai anh:

- Ông già ơi… ma bắt ông đi cho rồi.

Anh cười khà:

Ngày mai anh sẽ giao cái lục lạc cho nó, nó khỏi cần phải thổi kèn mệt 

Và anh ôm hôn chị.

Lão già này sẽ hỏi vợ cho thằng con lúc nó mười sáu tuổi.

- Lại “thằng”.

Nhất định là “thằng”lão già này đã nằm mơ thấy lão và con lão đến nhà bố vợ nó rồi!

*
**

Ngày đứa trẻ ra đời đã đến. 

Chị run rẩy bước vào phòng hộ sinh. Hai nữ y tá dìu chị từng bước một lên bậc tam cấp. Bác sĩ Giàu đứng chờ ở cửa, ông trực tiếp đỡ đẻ cho chị bởi vì ông biết chắc đây là một ca đẻ khó. Sau lưng chị là anh, sư­ trư­ởng Hùng và gần sáu mư­ơi sĩ quan cùng s­ư đoàn. Họ hồi hộp ngóng theo bóng chị. Bác sĩ Giàu khép cửa, ông giơ tay chào, ra hiệu cho mọi người “cứ yên tâm”.

Một giờ… hai giờ… ba giờ,.. Anh đã uống liền mấy cốc nước đầy. Sư­ trưởng Hùng thỉnh thoảng lại đưa tay rung rung cổ áo. Một vài sĩ quan ghé tai vào khe hở căn phòng chờ nghe tiếng trẻ khóc. Bốn giờ… năm giờ… một nữ y tá mở cửa bước ra, lập tức chị bị giữ lại:

- Ra sao rồi?

- Chị Lành sinh rồi. - Chị y tá mỉm cười, nói run run - Con trai

- A! Hoan hô!

Mọi người nhẩy lên. Sư­ trưởng Hùng ôm lấy anh lắc rất mạnh. Anh quay cuồng trong niềm vui sướng tột độ. Chợt anh nghĩ đến cái lục lạc mà anh nhớ mang theo khi đem chị vào vào viện…

Trong phòng hộ sinh. Chị nằm lịm đi sau khi đã hỏi “trai hay gái” và mỉm cười sung sướng được bác sĩ Giàu cho biết: con chị là con trai. Đứa bé đã được đưa sang phòng hồi sức thai nhi. Người hộ sinh già đang “tắm” cho thai nhi trong bể nước hấp nhiệt. Bác sĩ Giàu đứng dựa vào tủ thuốc thở dốc. 

Điều mà ông cố gạt đi trong tiềm thức có lý của ông đã đến… Đứa bé là một con người dị dạng! Chân trái cháu bị bẻ gập ra sau, cứng ngắc. Mặt cháu bị bóp méo đến ghê gớm: mí mắt trái phình ra rất lớn kéo xuống bịt kín toàn bộ gò má. Môi dư­ới cháu cũng phình to, trệ xuống quá cằm.

 Không! Tạo hóa không tàn nhẫn như vậy. Chỉ có chất độc màu da cam đã ngấm với nồng độ rất cao trong cơ thể người đàn bà tội nghiệp kia mới gây ra như­ thế.

Người hộ sinh già làm việc với một thái độ điềm tĩnh kỳ lạ. Tự nhiên ông thấy ghét người hộ sinh kia. Ông cảm thấy bức bối, khó thở:

- Nước! Cho tôi ly nước.

Ông kêu to. Một trợ tá từ phòng trực vội vàng cầm ly nước bước vào. Đi ngang qua đứa bé, chị đứng sững lại giật lùi… Choang! Ly nước vỡ tan tành. Chị ngồi thụp xuống, lặng lẽ ngước lên nhìn bác sĩ Giàu.

Ông không nói gì, khẽ thở dài, đi về phía cửa sổ. Ông mở hé cửa nhìn ra. Ngoài sân, mấy chục người lính đang quay tròn bên bố của đứa bé mới sinh. Anh đang giơ cao cái lục lạc rung rung, nói như­ reo:

- Tôi sẽ hỏi vợ cho nó lúc mười sáu tuổi.

Tiếng lục lạc vang lên, nghe như tiếng trẻ con cười.

Huế, tháng 10 năm 1984
N.Q.L
(12/4-85)




---


Bổ sung 2 (11/12/2014): Bổ sung luôn một truyện nữa, theo chính NQL thì đây là truyện đầu tay của anh. Đã đăng trên Tạp chí Sông Hương.

TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG - SỐ 9 (T.10-1984)
14:25 | 27/12/2010




Đời tôi có chi mà kể ông, sau khi thoát chết hàng trăm trận, vốn có chút ít kinh nghiệm tác chiến, được học qua học viện quân sự cao cấp, tôi về làm tư lệnh sư đoàn, thế thôi.

Viết báo, làm văn cứ nhằm vào mấy thằng có nhiều huân chương để khai thác, là dại. Nhảy xuống tụi lính kia kìa! Ở đấy các ông sẽ kiếm được khối chuyện. Khi ông đã được chúng nó cho gia nhập hội, nghĩa là khi ông được chúng nó coi như một thằng lính thực thụ thì ông cứ phải há hốc mồm mà nghe chúng nó nói. Sao ông cười?... Thôi được, tôi xin hiến cho ông một chuyện, từ thời tôi còn là một thằng lính, nhưng không phải chuyện của tôi… Chuyện một thằng bạn của tôi. 

Cậu ta tên là Phạm, Nguyễn Phạm. Nó có nước da đen, đen một cách khủng khiếp. Chúng tôi thường trêu nó: “ Phạm từ lọ mực chui ra, lại còn nói láo con nhà võ lâm”. Đầu tiên nghe thế nó cáu lắm, sau nhàm tai, nó chỉ nhe răng cười. Phạm hay nói trạng. Nó nói trạng giỏi như thánh. Ôi sao ông lại cười? Thật đấy! Dạo đó, chúng tôi đang ở Nghệ An, chuẩn bị cho một chiến dịch lớn. Một hôm nó được lệnh đi đón một cán bộ cao cấp. Biết Phạm hay nói trạng, đại đội trưởng Thắng dặn đi dặn lại: “Mày đừng có ngứa mồm nói bà láp nhé! Ông ấy … khạc ra lửa đó, coi chừng!” Phạm gật đầu: “anh yên chí, tôi cũng khạc ra lửa!” Anh Thắng nghe hắn nói thế thì chán ngán, đe một lần nữa “Làm sao… tao không chịu trách nhiệm đâu đó! Đồ khỉ!” Nó cười khì. Thế là Phạm đi. Người cán bộ cao cấp ấy là phó tư lệnh. Dọc đường dẫn ông về nó câm như hến, một tay cầm gậy, một tay cầm tựa phát cây con, cứ thế Phạm lầm lũi đi không hé răng chi hết. Phó tư lệnh buồn bã theo hắn mệt quá, không khí xem ra nặng nề, kiếm chuyện nói cho vui:

- Cậu Phạm này…

- Dạ?

- Tớ hỏi thật nhé?

- Dạ thủ trưởng cứ hỏi thoải mái.

- Nói cậu đừng giận… chứ cậu đen quá! Đời tớ chưa thấy ai đen như cậu.

Chỉ cần có thể, coi như đã vào “gam” trạng của nó rồi! Phạm quay lại nhìn Phó tư lệnh với một bộ mặt bi thảm hết mức.

- Thủ trưởng tưởng tôi đen thật đấy à? Tôi ngụy trang bộ da của tôi đấy thôi.

- Thế ra cậu trắng?

- Dạ… Phạm gãi đầu - không những trắng mà còn óng ánh lân tin nữa. Thật khổ, cha mẹ tôi sinh ra tôi không lường trước sau này có chiến tranh…

- Óng ánh lân tinh? Phó tư lệnh ngờ vực hỏi. Hắn tỉnh bơ, vừa đi vừa nói:

- Dạ. Cho nên … trước khi nhập ngũ, mẹ tôi bắt tôi phải nhuộm da. Mẹ tôi mượn thùng phi về, mua một cân thuốc nhuộm thả vào, đổ nước đun thật sôi. Xong, tôi nhảy vào đó… đậy nắp lại. Có phèn chua nữa, màu bền phải biết! Chỉ tiếc mẹ tôi không mua được màu xanh lá cây, phải nhuộm màu đen.

Phó tư lệnh nghe đến đó phải đứng lại dựa vào gốc cây mà cười:

- Cái thằng nói láo vừa vừa chứ! Nước sôi.. hì hì… nhảy vào… đồ nói … hì hì láo!

 Phạm nói trạng với bất kỳ đối tượng nào, bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần có thời cơ là hắn nói. Sau này tôi mới biết Phạm sinh ra ở cái nơi “nhà nhà nói trạng, người người nói trạng”, đấy là thôn Huỳnh Công, xã Vĩnh Tú, Vĩnh Linh. Những chuyện trạng của Phạm không phải trăm phần trăm nó bịa ra, một phần là gia tài của bà con cô bác ở cái làng ấy. Phạm là thằng trinh sát có nghề, khỏe thua voi một chút, chỉ có đều là vụng chân vụng tay vô kể. Những việc vặt đại loại như đục đẽo, đan lát, gò hàn… không ai dám giao cho nó làm. Vì thế nó đâm ra sướng. Mỗi lần trinh sát về hoặc là nó ngủ, hoặc là nó đút tay túi quần tha thẩn hết lán này sang lán nọ để có dịp là nói trạng. Suy cho cùng đời cũng phải có những thằng như thế mới thực là đời, nếu không thì chán chết!

***

Trong sư đoàn bộ của chúng tôi hồi đó có hơn chục cô gái làm thông tin vô tuyến 15 oát. Cô nào cũng khá gái cả. Hết thảy đều mê Phạm. Xung quanh các cô có hàng trăm thằng vui tính, nhiều tài vặt. Phạm không vui tính theo nghĩa thông thường. Nghĩa là không bao giờ nó nói bông lơn. Phạm không phải là khách thường xuyên của lán “mì chính cánh” kia. Trông bề ngoài nó như một thằng lầm lì ít nói. Phạm chỉ nói khi người ta hỏi nó. Hầu như tất cả mọi sự trả lời của nó đều là mở đầu của một huyền thoại. Không ai có thể bắt chước được, Phạm cứ mở mồm là đá cũng phải cười. Các cô gái thích hắn lắm. Mỗi lần gặp Phạm, các cô hồi hộp chờ nó nói để được cười ré lên, túm áo nhau mà cười, đấm lưng nhau mà cười… Không cô nào biết Phạm mấy tuổi, ở đâu, hoàn cảnh gia đình ra sao. Phạm đứng ngoài cuộc tất cả những lần anh em đàm luận về tình yêu, về những đặc điểm, những yêu cầu “đối tượng” cần “nghiên cứu”. “Cái thằng Phạm thế mà khô khan”, anh em thường nói thế. Tôi cũng nghĩ thế mặc dù không nói ra. Ấy thế mà nhầm, nhầm to hết! Đó là cái đêm tôi thấy Phạm ngủ sau cùng mặc dù xưa nay nó vẫn được mệnh danh là kẻ có một lịch sử ngủ sớm. Tôi để ý xem nó làm gì. Thấy Phạm lục trong ba lô ra một cuốn sổ ngồi hí hoáy viết. Nó viết lâu lắm, có đến ba tiếng đồng hồ mới xong. “Chắc cu cậu nổi máu văn chương!” Tôi nghĩ vậy rồi nằm đợi cho Phạm cất tiếng ngáy pho pho mới lẻn dậy. Lính trinh sát lấy một mảnh giấy trên túi áo ngực của một người đã ngủ say có gì là khó. Tôi lật ra xem: “Kiều Vân, em yêu quí nhất của đời anh!” và tôi cười, ôm bụng mà cười. Cười, không phải vì đó là chuyện hài hước mà vì bất ngờ quá, thú vị quá. Có điều không dám cười to. Cắn lưỡi, bịt mũi mà cười. Cứ khục khục. Hơn mười phút tôi mới đọc tiếp được bức thư tình của Phạm gửi cho Kiều Vân, một hoa hậu của sư đoàn tôi. Té ra bức thư rất ngắn, chỉ thế này thôi: “Kiều Vân đừng nghĩ rằng thằng nói trạng là thằng nói láo. Trong rừng lạnh quá, tôi nói trạng cho anh em cười, cười thiệt to, vậy thôi. Đời có nhiều chuyện để khóc nhưng rất ít chuyện để cười. Kẻ nào tìm được nhiều chuyện đáng cười để cho mọi người phấn chấn vui vẻ mà quên hết nhọc nhằn, kẻ đó thực có ích cho đời có phải không Kiều Vân? Hôm qua Minh Thủy túm áo tôi nói: “em vừa đi lấy gạo về, em mệt quá!” anh nói trạng đi. Hôm trước Phương Thanh chạy đến tìm tôi nói: “em nhớ nhà quá, anh nói trạng đi!” Chỉ riêng Kiều Vân là hiểu sai vai trò gây cười của tôi. Tại sao Kiều Vân lại gọi tôi là: “ Phạm nói láo”? Tôi buồn. Nhưng tôi không ghét Kiều Vân đâu. Tôi yêu Kiều Vân, yêu ghê lắm. Yêu đến muốn chết đi được. Nếu không phải là người lính đang đánh nhau với Mỹ - ngụy có lẽ tôi chết mất vì sự lạnh nhạt của Kiều Vân. Kiều Vân ạ:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không muốn em bận lòng thêm nữa 
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc giận hờn lúc hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em 
            Nhà thơ Liên Xô: Gooc-ki 

Tôi lại phì cười. Trời ơi có ngần ấy chữ mà hí hoáy hơn ba tiếng đồng hồ. Trời ơi “nhà thơ Liên 

Xô: Gooc-ki”! Phạm ơi là Phạm, tao muốn chết vì buồn cười quá! Tôi đang khoái chí bỗng bị ngã dúi vì một lực đẩy rất mạnh.

- Tổ cha mi! Mi đọc … đồ khỉ!

Tôi quay lại, vội vàng chìa tay trả bức thư cho Phạm. Ngỡ Phạm sẽ chửi um lên, chẳng ngờ sau khi nhận được thư, cậu ta lẳng lặng ngồi xuống cạnh tôi. 

- Ông viết thư hay quá!

- Tao yêu con Vân… răng mi cười?

- Ai người ta cười chuyện ấy! Cười là cười thơ Pus-kin thì ông nói thơ Goor-ki. May con Vân nó chưa đọc… Kiều Vân là sinh viên năm thứ nhất đại học sư phạm văn Hà Nội đó.

Tao biết. Đại học… Kệ! Tao yêu nó chứ yêu chi cái “đại học” của nó. Có điều mi phải bí mật… Nếu không tao chém chết.

- Yên chí, tôi sẽ giúp ông. Tôi làm “bè trầm” tốt lắm.

Chúng tôi ngồi với nhau cho đến sáng thì thầm vạch một kế hoạch “tác chiến”, bước một sẽ … bước hai sẽ … Nhưng toàn bộ kế hoạch tạm thời bị trì hoãn vì chúng tôi được lệnh đi trinh sát cứ điểm 174 ở Tây bắc Quảng Trị. Cũng may cuộc đi lần đó không ai mệnh hệ gì. Về đến đơn vị, báo cáo với chỉ huy sư đoàn xong, chúng tôi đi luôn đến lán nữ. Tụi con gái vừa thấy cái mũi đen chũi của Phạm chạm ngõ nhà mình, đã hét toáng lên:

- A! Ơ! Anh Phạm! Anh Phạm! Tụi bay ơi!...

- Chào anh nói trạng vĩ đại!

- Anh Phạm ơi… chúng em “dớ” anh lắm! Anh phải kể thiệt “diều” chuyện hí, anh Phạm.

Tụi con gái bao vây lấy Phạm. Phạm ngồi xuống giường của Kiều Vân (theo kế hoạch đã duyệt ở bước một). Kiều Vân thấy Phạm ngồi cạnh mình thích lắm, cầm tay Phạm lay lay:

- Bắt đầu đi anh Phạm!

Phạm không nói gì, với tay lên giá đỡ lấy cái lược của Kiều Vân chải đại tóc mình. Tôi ngồi nghĩ thầm: Kiều Vân nó niềm nở với Phạm thế sao trong thư cậu ta bảo cô ta lạnh nhạt? Có lẽ cậu ta quá bi quan thôi! Quá bi quan, có lẽ… Thấy Phạm cứ cầm lược chải tóc miết, Kiều Vân sốt ruột giục:

- Gớm! Chải gì mà chải khiếp rứa! Tóc con trai có một nhúm mà cứ làm đỏm mãi à…

- Bậy. Có sao người ta mới chải!

- Hay là chấy? Kiều Vân nheo mắt hỏi, tụi con gái cười rúc rích.

- Đâu có! Hỏi ông này mà xem. Hôm qua đi trinh sát 174 về, dọc đường bị trực thăng đuổi bắn chạy gần chết. Đang chạy mình nghe choang choang trên mũ sắt, lật mũ ra thấy năm sáu lỗ thủng đạn 12 ly 7. Sờ tay lên đầu, úi chà đầu đạn cắm đầy, tóc rối quá về mượn lược chải thôi.

Phạm chìa tay ra, đúng là năm cái đầu đạn nằm lỏng chỏng trên tay nó thật. Phạm cất lược lên giá đỡ. Tụi con gái đấm Phạm, xô Phạm, lay Phạm, cười chảy nước mắt.

- Khỉ này! Gớm! Cứ làm như thánh lắm!

- Đồ ma bắt!.. “dưng” mà tức cười quá!

Sau hôm đó, bẵng đi một tuần không thấy Phạm nhắc gì về Kiều Vân nữa. Tôi sốt ruột chờ Phạm kể về tiến trình phát triển tình cảm của hai người. Phạm vẫn lặng lẽ như xưa. Đến hôm chuẩn bị đi trinh sát lần cuối cùng toàn bộ những cứ điểm đã trinh sát để chuẩn bị cho chiến dịch lớn của sư đoàn sắp mở màn, tôi mới có dịp hỏi lại chuyện ấy. Sau bữa cơm chiều, tôi thấy Phạm đi ra sau nhà ngồi tựa vào một cây táo nhìn xa xôi vào khoảng tối của cánh rừng săng lẻ. Tôi chạy đến, không nói gì, ngồi xuống cạnh. Phạm cúi đầu hí hoáy viết xuống đất “Kiều Vân - Cần viêu, Kiều Vân - Cần viêu…”, có đến hàng chục chữ như thế.

- Đã đưa thư cho… ấy chưa? Tôi hỏi.

- Đưa rồi.

- Nó nói sao?

- Nó nói tao nói trạng.

- Sao nữa?

- Hết.

- Tầm bậy… ông phải quẳng cho nó thêm vài lá thư nữa.

- Thôi.

- Chấm hết?

- Không, tạm thời chấm lửng..

Sau đó tôi biết thực ra chuyện không đơn giản như thế. Phạm đã phục suốt năm buổi tối để chọn đúng một buổi tối chỉ có mỗi mình Kiều Vân ở nhà. Phạm bước vào, hít một hơi thật sâu rồi bắt đầu nói. Cậu ta nói bạt mạng, lung tung, “đầu ngô mình sở”, rằng yêu Kiều Vân như thế này, đau khổ vì Kiều Vân như thế nọ… rằng đã nhiều đêm không ngủ, nhiều ngày không ăn… rằng vì Kiều Vân mà Phạm “ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa”… toàn những lời tán tỉnh của giới mày râu thời trung cổ. Kiều Vân há mồm nghe, thích thú như một cô bé đang thưởng thức một tấn hề tuồng, và khi Phạm nhắm mắt dúi vào tay Kiều Vân lá thư tình thì cô ta phá lên cười:

- Anh Phạm ơi anh Phạm! Hay quá! Lần sau… lại như thế này nữa nhé! Em thích lắm! Anh nói trạng giỏi hơn trạng Quỳnh đó.

Phạm lẳng lặng rút lui. Còn Kiều Vân xem đó như một tác phẩm mới của Phạm … cô ta thì thào với tụi con gái để rồi nằm ôm lưng nhau rúc rích cười suốt đêm hôm đó.

Chúng tôi lại lên đường. Đời thằng trinh sát là vậy. Cuộc sống của hắn, nỗi đau khổ, niềm vui sướng của hắn chính là nơi ranh giới giữa cái sống và cái chết. Tiểu đội trinh sát chúng tôi có chín người. Bao giờ cũng vậy, lượt đi tôi dẫn đầu, Phạm đi cuối, lượt về thì ngược lại. Hai đứa tôi là “gạo trên sàng” của tiểu đội trinh sát này…

Đợt này chúng tôi đi dài ngày. Phải khảo sát kỹ tất cả các dữ kiện cho một chiến dịch lớn, chúng tôi gọi đó là khảo sát tổng hợp. Chui qua một rừng le, đến rừng dẻ tía thì Phạm mất tích. Chúng tôi buộc dừng lại. Trinh sát lạc rừng, lạc đường là chuyện cơm bữa.

Phạm bò về khi chúng tôi đã mất hết hy vọng tìm kiếm. Áo quần nó rách bươm, đấy là bằng chứng của việc băng rừng, cắt lối.

- Lạc hả?- tôi hỏi.

- Ừ lạc… tổ cha hắn chỉ sẩy chân một cái mà mò mãi không tìm được lối ra - Phạm nằm ngửa, dạng cả chân tay lên đám lá mục - Lạc… nhưng mà hay ghê gớm.

Tôi biết sắp được nghe một chuyện trạng của Phạm nên ngồi im, vểnh tai lên.

- Tao đang loay hoay tìm đường thì nghe tiếng con gái léo nhéo. Ngỡ là cánh thanh niên xung phong, chẳng dè.. tiên! Tiên tắm tụi bay ạ. Mười sáu nàng tiên cả thảy. Họ đang tắm, áo quần, cánh đuôi, cánh tay dăng đầy bờ suối. Tao trố mắt nhìn. Chà, ngắm đã thôi…

- Có giống … phụ nữ hạ giới không? Về mặt… cấu trúc ấy?

- Đại loại cũng gần giống. Khỉ quá! Tao động mạnh mấy cô tiên giật mình vơ vội áo quần bay mất. Vừa bay vừa mặc áo quần… có một cô đánh rơi chiếc khăn mùi xoa, tao nhặt được đây này.

Phạm xòe ra chiếc khăn mùi xoa trắng tinh. Có trời mà biết được nó kiếm ở đâu ra. Chỉ biết chắc chắn không phải của nó. Làm sao nó lại có cái khăn trắng, sạch như thế được.

***

Tôi không phải là anh làm văn nghệ nên tuyệt nhiên không biết giấu tình tiết câu chuyện. Tôi nói toạc ra cho ông hay đó là chuyện trạng cuối cùng của đời Phạm. Sau đó thì Phạm hy sinh. Rất nhiều cái chết của người lính thực ra không rắc rối, phiền phức như trong văn chương các ông viết đâu. Nhiều khi nó giản dị lắm. Thằng lính nào đi đánh giặc cũng tâm niệm, cầu mong mình đừng chết hoặc có chết thì phải chết trong một tư thế thật đàng hoàng, chững chạc… Nhưng cái chết thường đến bất ngờ quá, chóng vánh quá!... Phạm chết ngay trên đường quay trở về đơn vị, cách doanh trại chỉ 6 km thôi. Nghĩa là, khi chúng tôi tưởng có thể thở phào nhẹ nhõm sau bao nhiêu nguy hiểm đã vượt qua… Tiểu đội trinh sát chúng tôi dẫm phải một bãi mìn bọn thám báo vừa gài. Mìn nổ, tôi đi sau cùng nên chỉ bị sức ép…

Tôi có cái hạnh phúc cay đắng này: được nhìn thấy đôi mắt Phạm ánh lên lần cuối cùng, được nghe Phạm nói những lời cuối cùng, được chứng kiến cái rùng mình cuối cùng của Phạm … Đấy là khi tôi tỉnh dậy, bò đến chỗ Phạm. Nó nằm sấp, hai tay bấu vào một cái rễ cây. Phạm mở mắt trân trân nhìn tôi, mồm mấp máy. Tôi ghé tai sát xuống, ghé sát xuống nữa.

- Trong túi áo.. khăn mùi xoa… trả … Kiều Vân… tao ăn cắp của nó… xin lỗi … bảo nó… chuyện của tao nói … lá thư tình… Tao nói trạng - Phạm ngừng lại một chút rồi nói to hẳn - nói trạng … xin… đừng… bận… tâm…

Tôi lặng lẽ vuốt mắt cho Phạm rồi vừa đi, vừa bò đến đơn vị thì kiệt sức, ngất xỉu…

Vâng! Cái điều mà ông hỏi thì tôi cũng đang muốn kể. Kiều Vân đến thăm tôi trong trạm xá sư đoàn. Trông mặt cô ta bơ phờ, mệt mỏi. Tôi không nói gì hết. Kiều Vân cũng vậy. Cả hai cứ nhìn nhau. Cuối cùng tôi rút khăn mùi xoa đưa cho Kiều Vân.

- Phạm gởi trả lại Kiều Vân đấy, nó xin lỗi.

Tôi định nói thêm với Kiều Vân rằng Phạm nhắn với cô ta tất cả những hành động, những lời thổ lộ, bức thư tình kia chỉ là nó thích bịa ra cho vui như là một chuyện trạng vậy. Nhưng nghĩ lại, tôi không nói. Kiều Vân đón lấy khăn mùi xoa, và khi thấy một vệt máu chạy dài từ góc khăn này đến góc khăn kia thì cô kêu lên thảng thốt:

- Chết!... Chết thật rồi!

Và cô đứng bật dậy, ấp chiếc khăn mùi xoa trước ngực, đi giật lùi vài bước rồi xoay mình bỏ chạy.

Tối hôm sau Kiều Vân lại đến. Cô lặng lẽ ngồi xuống bên tôi, đầu cúi xuống, nước mắt cứ rơi từng giọt. Một lúc Kiều Vân hỏi mà không nhìn tôi.

- Anh ấy có nói gì… nói gì cũng được… về em không?

Tôi định lắc đầu, nhưng không hiểu sao, tôi lại nói:

- Phạm nó nói… nếu Kiều Vân có thương nó thì cứ nghĩ là nó đang đi đánh giặc và nói trạng ở một miền đất khác.

Đột nhiên Kiều Vân ngẩng mặt lên:

- Ờ nhỉ! Rứa mà em không nghĩ ra… suốt đêm qua em không nghĩ ra… Anh ấy làm sao mà chết được anh nhỉ? Đạn 12 ly 7 bắn vào đầu không thủng kia mà…

Kiều Vân chợt phá lên cười, như là cô đang vừa nghe xong một chuyện trạng của Phạm vậy. Rồi đột ngột im bặt. Một tiếng nấc từ trong lồng ngực còn rất non trẻ của cô bỗng bật lên, sâu thẳm.
Huế, 3-1984.
N.Q.L.
(9/10-84)
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c226/n7030/Nguoi-linh-hay-noi-trang.html



Bổ sung 1 (11/12/2014): Thêm một truyện nữa viết năm 1986 của NQL đăng trên Văn nghệ Quân đội. Truyện này được chỉ dẫn bởi Mr. Khoằm ở dưới comment. 

Nhà văn Nguyễn Quang Lập với truyện ngắn "Đò ơi"


11/10/2013

Đây là truyện ngắn thứ ba của tôi, sau “Người lính hay nói trạng” và “Tiếng lục lạc”. Tết năm 1985 (tháng 2 năm 1986) tôi về quê, đi đò qua thăm bà chị ruột ở bên kia sông Gianh. Cả đi lẫn về tôi đều thấy túp lều lá mía bỏ hoang năm bơ vơ mom bờ sông. Đêm đó đúng giao thừa tôi khai bút viết truyện ngắn này. Viết rấtnhanh, đến hai giờ sáng thì xong. Cùng với “Tiếng lục lạc”, đây là truyện ngắn hiếm hoi tôi viết được một mạch trong vòng hai tiếng, không phải sửa chữa gì.  
        
Nhà văn Nguyễn Quang Lập  
     
Người lái đò cắm sào đẩy con thuyền tiến thêm chừng một sải nước rồi nhảy xuống, neo thuyền vào một gốc cây bần mọc chìa ra ngoài mé nước. Nắng chư­a tắt hẳn, hãy còn vài giọt bấu víu trên những ngọn cây bần. Phía bên kia sông, một dải nước sáng vàng lấp loáng chạy dài ra cửa sông, trong khi phía bên này, dòng sông đã sẫm màu hoàng hôn. Một vài con bìm bịp đã cất tiếng gọi bạn, đó là âm thanh duy nhất trường tồn trên bến sông này.
Người lái đò đó leo lên bờ, đứng trên một mô đất cao, chống nạnh ngó trân trân về phía bên kia bờ sông, ông đứng yên như­ một pho tượng đúc sẵn hàng giờ liền. Và khi nắng tắt hẳn, dòng sông trở lên phẳng lặng, chuyển sang mầu nâu nhạt thì ông lẫn vào hàng trăm cây bần mọc rậm rạp ở đây. Đến gần có thể nhầm đó là một cây bần chết, rụng lá đã lâu ngày.
Ông đứng như vậy để làm gì? Không ai biết. Hình như­ đó là một công việc bắt buộc thường nhật của ông trước khi kết thúc một ngày lao lực trên sông nước. Đã mười sáu năm, không sót một buổi chiều nào ông không chôn chân mình nơi mô đất quen thuộc đấy.Và cũng chỉ một dáng dấp, một hướng nhìn đau đáu mong chờ, thấp thỏm ấy, mười sáu năm rồi không đổi.
 Điều gì khác chăng, có lẽ cái bức tượng sống ấy bị lớp bụi thời gian bám vào làm cho nặng nề già nua, và người đời dường như đã quên có bức tượng sống ấy trên đời...
Một chiều mưa phùn, dòng sông vốn đã tĩnh lặng u buồn, qua làn mưa ngầu đục đã trở nên hiu quạnh, xa xôi. Một đoàn ca nô chở đầy lính Pháp từ cửa sông chạy xộc vào. Những người dân chài lưới ven sông cho đó là chuyện bình thường chẳng ai để ý đến chúng. Nào ngờ đó là một sơ hở nghiêm trọng dẫn đến cái chết ba trăm nhân mạng xưa nay vẫn cắm cúi làm ăn, ít ai ý thức được rằng mình đang dẫm chân trong cuộc chiến tranh ghê gớm nhất nửa bán cầu này.
Chín chiếc ca nô Pháp vừa bại trận thảm hại ở QK trở về. Trước mắt chúng cảnh thanh bình trên sông nước của những người dân chài lưới là một nghịch cảnh vô lý cần phải xoá bỏ. Súng nổ. Hàng vạn viên đạn xả vào những người dân lương thiện kia. Không một ai kịp ẩn nấp...
Mới đó mà đã ba mươi năm.
Năm ấy người lái đò mới mười ba tuổi. Ông không hiểu sao ông lại không hề trúng một viên đạn nào. Ông đứng chết giấc trên dọi cát cho đến khi đoàn ca nô đã lùi về QV mới sực tỉnh. Ông cúi xuống nhặt hòn đá chạy như­ điên dại về phía đoàn ca nô. Ông dồn sức ném hòn đá về phía đó. Bây giờ mỗi lần nhớ lại cái hành động điên dại đó ông lại cười gằn, văng ra một tiếng chửi khô khốc: “Ng­u!”.
Từ buổi chiều đó ông còn lại một mình trên đời, không cha mẹ anh em bà con cật ruột. Ông bỏ nghề chài lưới về bến sông làm người chở khách đò ngang. Đưa khách qua sông - cái nghề buồn tẻ chán ngắt đối với những ai yêu mến sự xê dịch. Còn ông, ông coi đó là công việc không thể chối bỏ. Đến nỗi ông nghĩ rằng ông không thể chết được nếu còn khách quá giang.
 Ngày ngày, từ túp lều cất tạm đơn sơ giữa mấy khóm dứa lưng chừng con đê, ông bước ra bến cắm cúi chèo. Tên thật của ông dường như­ đã chìm xuống dưới đáy sông, mọi người đều hờ hững gọi ông là Bác lái đò. Người ta gọi ông bằng cái tên đó không phải khi ông ngoài năm mươi mà lúc ông đang là một chàng trai lực lưỡng…
Quãng sông này rất rộng, rộng hơn bất cứ quãng sông nào người ta thường dùng để sang ngang suốt dải đất miền Trung, đã một thời gắn bó với tên tuổi của ông. Ấy là thời máy bay Mỹ đang oanh tạc ở khắp nơi trên miền Bắc Việt Nam. Quãng sông mà ông đã sống chết cùng với nó có cái tên mà người ta thường dùng trong cuộc chiến để chỉ những nơi cực kỳ ác liệt: Tọa độ lửa.
 Tên tuổi người lái đò đã chìm lấp dưới đáy sông được người đời vớt lên đặt trang trọng trên các mặt báo trung ­ương và địa phương: “Bùi Việt Pháo, người anh hùng trên sông nước”, “Người lái đò kiên cường Bùi Việt Pháo”... Thậm chí có một nhà báo nào đó quá hưng phấn gọi ông là “Người đảng viên trung kiên Bùi Việt Pháo”, dù ông chưa hề có tên trong một tổ chức đoàn thể nào. Ông chỉ là xã viên hợp tác xã H, vậy thôi.
Đối với ông, cái chết chẳng có nghĩa lý gì. Sở dĩ ông dầm trong sóng nước và bom đạn mà không chết chỉ vì người đời còn cần đến ông. Chừng nào ông chỉ là thằng vô tích sự thì ông sẽ chết, chết một cách lặng lẽ như­ mảnh ván thuyền chìm xuống đáy sông này.
Người ta kể lại rằng, vào một đêm, đâu vào khoảng giữa năm 1968, có một vị tướng cùng một đoàn các sĩ quan trung cao cấp qua sông. Khi ông vừa đẩy thuyền đi được vài chục sải bước thì máy bay Mỹ đột nhiên thả pháo sáng. Con thuyền của ông khác nào một vệt mực đen giữa tờ giấy trắng tinh.
 Các phi công Mỹ đã phát hiện ra con thuyền, chúng bắt đầu quần lượn. Mọi người đều nghĩ rằng ông sẽ dừng thuyền cho họ nhảy xuống sông bơi ngược lại. Nhưng không, ông vẫn cắm cúi chèo.
- Quay ngược thuyền lái - Vị tướng nói như ra lệnh.
Người lái đò quay lại nhìn vị tướng rồi chẳng nói chẳng rằng tháo tung dây buộc buồm dự phòng cho những chuyến đò dọc. Ông chẳng còn kịp giải thích cho mọi người hiểu rằng chỉ lát nữa bến thuyền xuất phát sẽ nát như­ tương vì bom Mỹ, rằng ở đây không ai hiểu các quy luật ném bom bằng ông, rằng trên mặt sông trống trải này cũng có nhiều vùng mù, đưa thuyền lọt vào đó coi như­ an toàn trăm phần trăm. Buồm được gió căng phồng, thuyền bắt đầu lao dọc dòng sông với một tốc độ tăng dần theo một góc áng chừng ba mươi độ.
- Tại sao lại làm thế hả, hả?
Tất cả đều nhao nhao phản đối hành động liều lĩnh của ông. Người lái đò không đáp lại, ông nghiến răng điều khiển con thuyền. Máy bay Mỹ cắt bom. Những khối lửa và nước bốc lên đổ ập xuống. Con thuyền chòng chành như­ muốn lật úp xuống.
- Quay lại đi! Hạ buồm! – Vị tướng quát. Trong tình huống cực kỳ nguy hiểm ấy vị tướng quên mình đang “thuộc quyền chỉ huy” của người lái đò. Và khi con thuyền bị một khối nước hất cao, vị tướng hét to:
- Quay lại đi! Có quay lại không? Đồ ngu!
Người lái đò đứng vụt dậy, ông quay người kéo căng dây buồm, ngoái cổ lại, gầm lên :
- Ông mới là đồ ngu!
Minh họa: Vũ Đình Tuấn
Rồi như­ vận động viên thuyền buồm cấp kiện tướng, ông bình tĩnh điều khiển con thuyền vượt qua nửa con sông lọt vào “vùng mù” của các phi công Mỹ. Chúng điên cuồng quần lượn, thả hàng lượt pháo sáng, cuối cùng chúng bỏ bom một dọc dài bên xuất phát rồi bỏ đi. Người lái đò mỉm cười rung đùi thong thả hạ buồm cho thuyền luồn qua bãi bần cập bến an toàn. Vị tướng bước lên bờ, đi được một đoạn, ông gật gù với các trợ lý của mình:
- Té ra không phải lúc nào mình cũng làm tướng được các ông ạ? Thằng cha ấy khá đấy chứ nhẩy!
Không biết câu chuyện hư­ thực ra sao. Cũng có thể đó chỉ là một trong rất nhiều huyền thoại về ông. Bây giờ chiến tranh qua lâu rồi, chẳng ai nhắc đến cái tên Bùi Việt Pháo nữa, người ta trở lại cái tên nguyên thuỷ của ông: Bác lái đò. Chiến tranh càng lùi xa về dĩ vãng thì tên thật của ông càng chìm sâu khuất lấp dưới đáy sông. Nhưng đối với ông, điều đó thực chẳng có ý nghĩa gì hết.
*
*    *
Gần khuya, người lái đò mới chui vào túp lều lá mía. Túp lều quá ọp ẹp, xiêu vẹo. Thế mà nó vẫn đứng hết năm này qua năm khác. Ngay cả cơn bão số mười năm ngoái thổi bay hàng chục ngôi nhà lớn nhỏ ở xã H, riêng nó chỉ rung lên chút thôi. Có lẽ bờ đê và bãi bến đã che chở cho nó. Nó như­ là bóng dáng của lão lái đò: cũ kỹ, già nua, đơn độc...
Người lái đò lục suất cơm mà hợp tác xã cho người nấu nướng cẩn thận đư­a ra tận nơi cho ông. Ông gắp mấy con tôm to để riêng ra rồi với tay lấy xị rượu ở góc lều, cũng của hợp tác xã dành cho, bắt đầu nhấp từng ngụm rượu một. Khi rượu đã ngấm, ông nhai vội mấy miếng cơm rồi nằm gác chân lên một thanh gỗ nhỏ, cất tiếng hát.
Ông không thuộc một bài hát nào hết, ông chỉ hát đi hát lại mỗi câu thuộc từ thời chống Pháp với làn điệu dân ca của riêng ông:
Ai (ờ) đưa (ư hư­ ừ) con sáo (mà) qua (á á a) sông (tòm tòm cắc).
Để cho (ó o ò) con (mà) sáo (í ì i) sổ lồng (úi trời là) bay ngang!
(Tòm tòm cắc!Tùm!)
Tiếng hát của ông nhỏ dần, rời rạc dần rồi lịm tắt. Ấy là khi ông đã ngủ say.
Nhưng có rất nhiều đêm, tỉ như­ đêm nay chẳng hạn, sau khi hát chán chê, ông ngồi bó gối nhìn chăm chăm vào ngọn đèn. Ông nhìn mãi... đột nhiên ngửa cổ cười khậc khậc và gầm lên: “Ngu”.
 Mới nghe có thể nhầm ông hoài niệm về cái thời ca nô Pháp chạy qua sông và cái chết của ba trăm người dân chài lưới... Nhưng không, có một nỗi đau ghê gớm đang gợi thức cho ông. Đúng hơn, ông đang đau xót nhớ về một tội lỗi của mình.
Ông có năm mươi hai năm sống lương thiện và một giờ gây tội ác. Ông cho đó là tội ác ghê tởm nhất mà tổng số những điều thiện ông có không sao bù đắp nổi. Chuyện đó xảy ra chính trong túp lều lá mía này.
…Vào khoảng nửa đêm, gió bỗng nhiên chuyển hướng, mạnh dần lên. Và mưa.Và sấm chớp. Người lái đò chui vào lều, lấy chăn trùm kín đầu. Mặc cho mọi đột biến ngoài túp lều, ông rỉ rả hát cái câu hát muôn thủa của ông. Quá quen với rất nhiều cơn bão kiểu này, ông chẳng lo sợ gì, nhưng bao giờ ông cũng buồn.
Ngoài túp lều gió giật từng cơn, m­ưa dập xuống sông vỡ tan như­ tiếng nứa vỡ. Mái lều làm bằng lá mía rung bần bật, ­ướt đẫm, nhỏ từng giọt xuống một góc chiếu. Tiếng bìm bịp tắt ngấm, khắp nơi ồn ào một thứ âm thanh hỗn tạp. Bỗng thấy mình trống trải, cô đơn, ông nhắm nghiền mắt thương nhớ về một kỉ niệm xa lắc...
Cô gái có khuôn mặt trắng hồng, mái tóc dày buông xuống quá gấu áo, đôi mắt tươi sáng và nụ cười. Ôi chao, cái nụ cười làm cho ngực ông nhói lên... Cô gái ngồi ở mui thuyền, thò tay xuống vốc nước hắt lên áo ông. Cười. Vầng trăng vỡ tan rồi chập lại lấp lánh... “Hò ơi… ví dầu cha mẹ em có đánh chín chục, một trăm… roi, đánh xong rồi (mà) em đứng dậy… ơ… hờ… một hai (là) em vẫn theo… ơ… chàng!”.
Con thuyền nghiêng ngửa giữa dòng. Bàn tay trắng muốt đặt vào ngực ông. Vầng trăng đảo nửa vòng... “Đừng!... Liều!”. Vầng trăng bỗng trồi lên, bay chơi vơi trên mặt nước sương mù:... “Có thương không?...Thiệt thương không?”. Con thuyền quay vòng tròn, trôi vô hướng... “Ghét ghê... này! Đừng anh...”. Lại một lần nữa vầng trăng chao. Gió nổi. Bao nhiêu là gió. “Thôi anh. Kìa...!”.
Thế mà đã qua rồi. Qua lâu rồi. Qua từ lúc nào ông cũng không biết nữa...À ơi... lạnh lùng thay láng giềng ơi… (chứ) Láng giềng lạnh ít… ơi… à… sao tôi lạnh nhiều…”
- Đò ơi… đò!
Tiếng gọi đò bất chợt mọc lên giữa đêm mưa bão. Người lái đò uể oải chui ra khỏi lều. Gió giật, áo ông bay phần phật. Một bóng người đứng ở mép sông, tấm áo mưa trùm kín từ đầu đến chân.
- Ai đó? Vô đây!
Người lái đò giơ cao đèn bão ngang tầm mắt. Bóng người đó chuyển động chậm chạp về phía ông.
- Cháu ở đư­ờng 12 mới về... muốn qua sông...- Tiếng một phụ nữ cất lên trong trẻo. Dưới quầng sáng đỏ quạch của đèn dầu, ông nhận ra một cô gái khoảng hai mươi nhăm tuổi. Khuôn mặt hơi dài, ư­ớt đẫm nước mưa.
- Muốn cũng không được. Chị vào lều trú tạm, khi mô lặng gió tôi đưa qua.
Nói rồi ông chui vào lều, để lại cô gái đứng nh­ư trời trồng giữa cơn gió. Một lát sau chị lặng lẽ chui vào lều. Chị ngồi xuống mép chiếu, vắt áo mưa ngoài cửa lều che gió, khẽ thở dài:
- Ôi dào... mưa với gió! Nếu không có chiến tranh người ta đã làm một cái cầu qua đây rồi.
- Cầu mô cho thấu, sông ni rộng hơn một cây số - Vừa nói, ông vừa ném cái chăn chiên về phía chị - Trùm vào người cho nó ấm. Muốn ngủ thì cứ ngủ.
Chị đón tấm chăn, vui vẻ quấn hết vào người, ngồi tựa vào vách lều.
- Bác biết cữ này mưa gió còn lâu không?
- Tùy... tùy ông thiên lôi.
- Ông trời cứ thế này đến sáng thì gay, bác nhỉ?
- Ừ.
Người lái đò uể oải trả lời, ông cúi xuống tìm xị rượu dự trữ giấu ở dư­ới tấm gỗ mục. Bây giờ đã hết tôm tươi, chỉ còn mấy con cá khô nướng. Ông xé nhỏ, bỏ vào miệng nhai nhóp nhép. Chợt nhớ đến người khách ông ngẩng lên:
- Chị đã cơm nước chi chưa? Còn cơm nguội đó, nhiều lắm.
Người khách buồn ngủ ríu mắt, nghe ông hỏi, nhìn ông cười gắng:
- Dạ cám ơn bác. Cháu ăn rồi
Người khách ngửa cổ ngáp, rồi không chịu được cơn buồn ngủ đang đến, chị nghẹo đầu thiếp di.
Người lái đò trở lại thú vui thường nhật của ông: Uống rượu từng ngụm nhỏ, nhai hết mấy con cá khô... và rỉ rả hát. Ngoài kia gió vẫn giật liên hồi. Mưa mỗi lúc một to hơn. Ông hát mãi cho đến khi tai ông chỉ còn nghe tiếng u u. Ông ngủ, ngáy nh­ư sấm.
Mái lều tự nhiên trổ một lỗ nhỏ, những giọt m­ưa lọt qua rơi đúng vào cổ ông. Ông mở mắt nhìn, chưa hiểu lý do vì sao mình thấy lạnh. Chợt ông thấy một gương mặt phụ nữ đang tươi tắn mỉm cười - có lẽ người khách đang có một giấc mơ vui - những sợi tóc mai rung rung.
Ông quay mặt đi cố nhớ vì sao lại có một gương mặt phụ nữ ở đây? Và lờ mờ nhớ ra. Ông nhắm mắt thở đều. Nhưng bấy giờ ngọn đèn bão lại làm cho ông chói mắt. Ông mở to mắt nhìn chằm chằm ngọn đèn. Ngọn đèn tỏa ra thứ ánh sáng yếu ớt, vàng nhợt. Khuôn mặt phụ nữ đang cười. Mấy giọt nước mưa còn đọng lại hai bên cánh mũi và đuôi mắt chợt lóng lánh.
Gió thổi ngọn đèn khẽ lay, những giọt nước m­ưa bỗng chuyển dộng... Phất phơ những sợi tóc mai... Ngọn đèn trước mắt ông bỗng nhoè dần... Tiếng sóng vỗ. Gió. Túp lều nh­ư chao đảo. Bỗng mọc lên một vầng trăng vỡ tan ra rồi chập lại, lấp lánh lấp lánh...
Trước mắt ông gương mặt người phụ nữ bỗng nhạt nhòa trong ánh sáng mơ hồ của ký ức xa xôi... Thốt nhiên vọng về tiếng hát “hò ơi… ví dầu chau mẹ có đánh chín chục, một trăm roi, đánh xong rồi (mà) em đứng dậy… ơ hờ… một hai (là)_ em vẫn theo… ơ… chàng”.
Vầng trăng vẫn trồi lên bay chơi vơi giữa mặt nước sương mù. Con thuyền vẫn nghiêng ngửa giữa dòng. Vầng trăng đảo nửa vòng, lại nửa vòng trăng chao... Người phụ nữ khẽ cựa mình, đ­ưa tay vuốt nhẹ tóc, rồi ngủ yên. Một giọt nước từ trán lăn xuống khoé môi, sáng vàng lóng lánh... “À ơi… lạnh lùng thay láng giềng ơi… (chứ) láng giềng lạnh ít… ơi à… sao tôi… mà tôi… ư… lạnh (ơ) nhiều…”.
Ông lao về phía khuôn mặt t­ươi tắn đang cười. Ông ghì chặt. Một tiếng kêu thất thanh. Ngoài túp lều mưa bão vẫn đầy trời.
*
*    *
Đồ chó!
Người lái đò bừng lỉnh. Tiếng chửi vừa ném xuống mặt ông hình như­ bay ra từ phía góc mái lều. Ông sững sờ ngồi dậy. Ngoài kia vẫn tiếng bìm bịp đập với tiếng sóng. Tiếng kêu kiên nhẫn, sầu não của loài chim ấy đêm nào cũng vọng về làm cho ông ngày mỗi mệt mỏi, rã rời. Ông nằm xuống gối đầu lên hai tay mình, cố quên đi tiếng vọng vừa phát ra. Ông thở đều đều lẩm nhẩm đếm từng tiếng sóng...
Đồ chó!
Người lái đò ngồi bật dậy, ông hoảng hốt sờ soạng khắp lều. Ông ngồi ngẩn ngơ không biết mình muốn tìm gì. Ông thấy sợ. Ngồi co ro vào một góc lều, trông ông giống như­ một con mèo đói rình mồi. Ông biết tiếng chửi ấy là của người đàn bà kia. Mười sáu năm về trước, tiếng chửi ấy đã ném vào mặt ông cùng với những cái tát điên dại của chị.
Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu tiếng chửi ấy vọng về ông cũng chẳng còn nhớ nữa. Ông có cảm giác tiếng chửi ấy dường nh­ư lưu trữ khắp nơi, nó thường trực ở bất cứ nơi nào ông tìm đến để kiếm sự yên tĩnh.
Sau cái đêm dữ đội ấy, ông như­ một kẻ câm. Ông lặng lẽ cắm cúi chèo, chèo và chèo. Bom đạn Mỹ cứ giáng xuống còn ông cứ chèo. Đôi khi ông cầu trời cho một mảnh bom nào đó cắm sâu vào ngực. Thế mà suốt tám năm chiến tranh phá hoại ông không hề bị một vết xước.
Tin tức về số phận người đàn bà ấy, qua những người đi đò như­ một mạch nước ngầm âm thầm chảy qua đời ông. Người ta kể rằng, ở xã N. vợ ông chủ tịch xã có thai với một thằng vô lại nào đó đã bị ông chủ tịch xã ruồng bỏ. Cô ta ẵm đứa con vô thừa nhận chưa tròn tháng tuổi lang thang phiêu bạt khắp nơi. Giờ không biết về đâu.
 Sau người ta lại kháo rằng, tự cô ta trốn đi, đâu như­ trốn theo người tình thì phải. Ông chồng của cô căm lắm, thề tìm được cái thằng chung chạ với vợ ông thì ông sẽ chém ra ba khúc vứt xuống sông.
Cuối cùng, người lái đò hay rằng, người đàn bà ấy tên là Túc. Chị là trung đội trưởng thanh niên xung phong được đơn vị cho về thăm chồng hai ngày. Chẳng ngờ khi về đến nhà anh chồng đi vắng. Chị quay lại đơn vị rồi chín tháng mư­ời ngày sau chị sinh được một đứa con trai. Chị ôm con trốn đơn vị lang thang hơn tháng trong rừng, chị quay về gõ cửa nhà mình thì anh chồng đã đẩy chị ra khỏi ngõ…
Từ đấy đến nay không còn ai nhắc đến chuyện ấy nữa. Đối với tất cả đó có thể là tai biến nhỏ nhoi trong chiến tranh, nhưng người lái đò thì nhớ lắm, nhớ từng chi tiết nhỏ chuyện kể của người đời.
 Thế ra mư­ời sáu năm qua, người đàn bà tội nghiệp kia bị bao nhiêu nước bọt của người đời phỉ nhổ vào mặt. Còn ông? Chưa một ai nghĩ ông một là thằng đàn ông khốn nạn. Những năm chiến tranh, ông là một anh hùng trên sông nước. Chính ông đã cứu thoát cho bao nhiêu sinh mạng. Hàng ngàn người đang sống cùng thời với ông mang ơn ông. Hòa bình lập lại, ông là người đàn ông hiền lành, cần cù, không vợ con; không họ bàng thân thích... và ông đã được sống trong sự đùm bọc thương yêu của mọi người.
Chỉ đêm về khi tất cả âm thanh của cuộc sống đã hoà tan trong sóng nước, khi một mình ông đối diện trong tĩnh lặng u buồn và ngọn đèn dầu đỏ quạch thì tiếng chửi của người đàn bà tội nghiệp kia ở đâu đó lại dồn về...
Mấy tháng sau hoà bình, lấy cớ với ban quản trị hợp tác xã là ông muốn đi đây đó một thời gian, ông cố cất công đi tìm người đàn bà đó. Tìm, nhưng ông cũng khá mơ hồ về mục đích.Tìm để làm gì? Ông không biết, không biết đâu, đừng hỏi ông điều ấy.
Gần ba chục lâm, nông trường, nhà máy xí nghiệp phụ nữ tên là Túc ông đã gặp, đều một lần chồng đều đang rất hạnh phúc. Khi đã cạn tiền, kiệt sức ông trở về với bến đò của ông, lại cắm cúi chèo và chèo. Và chiều chiều ông lại đứng trên mô đất cao ngóng về phía bờ bên kia. Ông ngóng đợi người đàn bà kia trở về. Ông đứng trong nỗi mong chờ tuyệt vọng đã mười sáu năm nay.
Đã gần ba giờ sáng rồi mà người lái đò không hề chợp mắt. Ông uống rượu nhiều hơn mọi đêm. Uống miết mà không thấy say. Đêm nay trong ông đang xảy ra những xáo động ghê gớm.
Chiều qua ông vừa hay tin rằng người chồng của người đàn bà kia đã về ở thị trấn B. Cách bến đò bên kia chừng một cây số. Anh ấy tên là Tâm, trước làm chủ lịch xã N nay về làm phó chủ tịch huyện. Thế là ông sẽ biết người đàn bà ấy ở đâu, nếu nh­ư ông liều mạng đến tự thú, ông nghĩ vậy. Nhưng ông sợ. Một cảm giác ghê rợn tự nhiên chạy dọc sống lưng khi nghĩ đến giây lát tìm gặp người đàn ông ấy. Rồi ngày mai cả huyện sẽ biết đến chuyện của ông. Và ông – “Vị anh hùng trên sông nước” sẽ bị coi là một thằng khốn nạn.
- Một thằng khốn nạn! Khơ! Khơ! ... Người lái đò bỗng bật ra tiếng cười chua chát.
Bây giờ người đàn bà ấy ở đâu? Có thể cô đã chết vì không chịu được sự sỉ nhục của người đời. Có thể cô ta đáng sống cơ cực cùng với đứa con trai ở một nơi heo hút nào đó... Tại sao cô ta không được sống hạnh phúc? Tại sao?... Ông khẽ lắc đầu, ngửa cổ uống hết số rượu còn lại trong chai. Rồi ông nhớ về cái đêm ấy... Khuôn mặt thanh tú của người đàn bà bỗng nhăn nhó.
Đôi mắt to sáng của chị đỏ rực dữ tợn, man dại:
- Đồ chó!
Một cái vỏ chai đập vào thái dương ông.Vô hồi những cái tát. Người đàn bà vùng chạy ra khỏi lều giữa lúc cao điểm của cơn bão, chị giật tung dây neo thuyền, đẩy thuyền ra sông. Người lái đò ngồi đờ đẫn, rũ rượi một lúc lâu rồi chợt nhớ ra mình phải làm gì, ông chạy ào ra bến. Con thuyền đã rời bến một quãng xa. Ông nhảy xuống sông gắng sức bơi đuổi theo.
Ông bám vào mạn thuyền chực leo lên.
- Buông ra!
- Chị không đi một mình được đâu.
- Mày còn nói được câu ấy à?
- Chị để tôi chèo...
- Buông ra không? Đồ chó.
Người đàn bà vung mái chèo dáng hết sức xuống đầu ông. Ông rú lên, buông mạn thuyền, chìm hẳn xuống dòng sông. Tỉnh dậy, ông ngơ ngác thấy mình nằm trần truồng trơ trọi trên dòi cát bên kia cùng với con thuyền đã neo buộc cẩn thận. Ông không cách nào giải thích được tại sao lại như­ thế. Chỉ có điều là ông nhớ, nhớ ghê lắm...
Bây giờ rượu không còn một giọt. Ông thấy cổ ông ngứa quá. Ông thò tay gãi nhưng tìm mãi không biết cổ mình ở đâu Ông nhắm nghiền mắt “Cố mà ngủ, ngủ là chết... chết là hết... là quên hết. Khỏe!”.
Ông thấy người nhẹ hẳn, bập bềnh, bập bềnh...
Đò ơi… đò! Đò ơi… đò! Đò ơi…!
Tiếng gọi vang lên ào ạt như­ tiếng sóng nhịp ba vô hồi đập vào bến. Người lái đò ngồi bật dậy, chạy ào ra. Rõ ràng là ông vừa nghe tiếng gọi đò trong vắt của một phụ nữ trẻ. Tiếng gọi ấy lâu nay đã tiềm ẩn trong ngực ông, đó chính là tiếng gọi đò của người đàn bà mà ông đang chờ đợi, làm sao ông nhầm lẫn được.
Ông nhảy lên thuyền hối hả chống thuyền đi. Rồi ông ném cây sào vào lòng thuyền, cầm lấy mái chèo nghiến răng chèo. Mồ hôi ông ­ướt đẫm. Con thuyền lao trong sương mù với tốc độ hiếm có từ ngày người lái đò chỉ huy nó.
Thuyền cập bến. Một dải cát dài ­ướt đẫm sương đêm. Tịnh không một bóng người. Người lái đò khuỵu chân, gục đầu xuống bờ cát. Ông biết ông đã nhầm lẫn. Thực ra đó là dư­ vang ký ức đau buồn của ông vọng về.
Ông gượng đứng dậy, ngửa mặt lên trời, lảo đảo xiêu vẹo như­ một kẻ trọng thương sắp ngã gục. Nhưng ông không ngã. Ông đi, cứ đi... Rồi ông kinh ngạc thấy mình đang đứng trước của nhà ông Tâm phó chủ tịch huyện. Ông dập cửa. Nghiến răng đập cửa.
Cửa vẫn đóng kín mít. Trong kia, mọi người đang ngủ say, họ mơ hồ nghe tiếng đập cửa nhưng không ai chịu trở mình. Có lẽ họ cho rằng đó là tiếng của những ngọn gió ngoài bờ sông, thỉnh thoảng vẫn dội về...
Ba Đồn 2-1986

N.Q.L

2 nhận xét:

  1. Trên Văn Nghệ Quân Đội (về truyện thứ 3 sau truyện ngắn đầu tay "Người lính hay nói trạng" đăng trên Sông Hương, và sau đó là Tiếng lục lạc) http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/820029/tac-gia-tac-pham/nha-van-nguyen-quang-lap-voi-truyen-ngan-do-oi-.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Khoằm ! Mình đã bổ sung truyện mới này lên chính văn, ở Bổ sung 1.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.