Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

21/12/2014

Nhà cầm quân tuyển Việt Nam, anh Miura, nói về Việt Nam

Ở trên là tóm tắt các ý chính và ở dưới là nguyên ý của anh Miura. Chú ý: bản nguyên ý ở dưới chỉ là một bản lược dịch, không biết từ tiếng gì, và không biết rõ ai lược dịch, dù đăng chính thức trên trang thể thao.

Mà góp ý với nhóm Biên Cương của VTV là: tên của anh Miura, là phải đọc đúng là Mi-ura (hay Mi ura). Tức là tròn rõ từng âm tiết, tách làm hai (một là mi và một là ura). Chứ không đọc nhẹ phều thành "miêura" như đang phát trên VTV.




1. Bản tóm tắt: Đã đi ở trên.

2. Nguyên ý:


ĐỐI THOẠI: HLV Miura đã nói gì về bóng đá Việt, cầu thủ Việt và người Việt?

Chủ Nhật, 21/12/2014 06:06


 (Thethaovanhoa.vn) - Đây là bài trả lời phỏng vấn của HLV Toshiya Miura với kênh truyền hình trả tiền Jsports vào tháng 10 vừa qua, hé lộ rất nhiều quan điểm, triết lý bóng đá và cách nhìn của cá nhân ông với môi trường bóng đá ở Việt Nam, cũng như cảm nhận về quãng thời gian làm việc với tư cách là HLV trưởng các ĐTQG Việt Nam.


Bài phỏng vấn được thực hiện tại trung tâm huấn luyện J-Green Sakai, nơi đội tuyển Việt Nam đóng quân trong chuyến tập huấn tại Nhật Bản vào tháng 10. Chúng tôi xin lược dịch và trân trọng gửi đến bạn đọc.
“V-League là giải đấu kinh khủng”
Đầu tiên, xin ông cho biết quá trình nhậm chức HLV trưởng đội tuyển Việt Nam?
- Tôi được biết thông tin là LĐBĐ Việt Nam đang tìm HLV cho đội tuyển bóng đá thông qua Honda, doanh nghiệp tài trợ của đội, và qua đó biết rằng Liên đoàn rất hoan nghênh những HLV người Nhật. Tuy nhiên, quá trình ký hợp đồng diễn ra rất khó khăn, xuất phát từ vấn đề tiền lương hoặc điều gì đó mà tôi không rõ.
Từ trước đến nay, LĐBĐ Việt Nam cũng chỉ thường liên hệ với các HLV có kinh nghiệm ở các giải Bundesliga, hạng nhất Bồ Đào Nha, với chế độ đãi ngộ phù hợp với lai lịch của họ. Những HLV đó cứ nửa năm 1 lần lại bị thay đổi bởi đòi hỏi của LĐBĐ Việt Nam. Vì thế, giải đấu AFF Cup 2 năm 1 lần này quan trọng, không giống như Nhật Bản hướng đến giải đấu 4 năm 1 lần.


HLV Toshiya Miura cho rằng V-League vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện.Ảnh: Quang Nhựt
Khi đến Việt Nam, ấn tượng mạnh nhất của ông về nền bóng đá đất nước này là gì?
- Nếu nói thẳng thắn, thì V-League là giải đấu kinh khủng. Cầu thủ trên sân không chịu chạy, điều hành giải đấu cũng qua loa. Trận đấu bắt đầu lúc 17h00 trên mặt sân oi bức. Điều này cũng có lý do của nó. Một là do lên sóng truyền hình 2, 3 trận đấu cùng một lúc. Hai là do lúc 19h00 có chương trình thời sự nên không thể tổ chức trận đấu. Nói chung là không đảm bảo được khung thời gian phát sóng.
Xem trận đấu hôm nay (tức trận giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và tuyển sinh viên Nhật Bản vào tháng 10 – Thể thao & Văn hóa) thì thấy cầu thủ dù thường xuyên bị việt vị, nhưng vẫn có ý thức chuyền bóng. Sau khi nhậm chức HLV đội tuyển Việt Nam thì ông đã rèn luyện thêm cho cầu thủ kỹ năng này đúng không?
- Tôi đã rèn luyện cho cầu thủ sự gắn kết giữa các vị trí trên sân khi phòng thủ. Nhưng thực sự rất là kinh khủng. Các cầu thủ đá giống như là bóng đá Brazil. Do bóng đá có nguyên tắc là 5 cầu thủ phòng ngự 5 cầu thủ tấn công, nên tôi phải nói “no” (không) với thói quen của họ. Cầu thủ chơi bóng ở Đông Nam Á khi bị việt vị thật là thú vị. 
Ở Nhật, cầu thủ sẽ không bị rơi vào tình huống như thế. Ở đây, khi tấn công, cầu thủ tự ý cầm bóng di chuyển chầm chậm dựa trên kỹ thuật cá nhân, nên tôi đã lưu ý nhắc nhở để họ chuyền nhanh sau chỉ 1 hoặc 2 chạm.
Ông có cảm thấy sự ảnh hưởng lớn của tính quần chúng đến bóng đá Việt Nam không?
- Điều này quả nhiên là thế nhỉ. Tôi nghĩ là xem bóng đá Việt Nam, sẽ hiểu được tính quần chúng là như thế nào.
“Không thể sánh với người Việt Nam về đam mê bóng đá”
Giải bóng đá nam tại ASIAD 2014 tổ chức ở Hàn Quốc vừa qua thì thế nào, thưa ông?
- Tôi đã nghĩ là đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ không thắng được Iran, nhưng nhờ có những cầu thủ dẫn dắt tốt, chúng tôi đã có kết quả khả quan. Đây cũng là câu trả lời cho những phán đoán của tôi. Nếu đội tuyển Việt Nam vượt qua vòng 1/8 sẽ gặp CHDCND Triều Tiên ở tứ kết. 
Và lúc đó tôi cũng muốn biết đội tuyển có thể làm được những gì khi đối đầu với các đội bóng ở Đông Á. Chúng tôi đã có thể thắng trong trận đấu với UAE, dù thực tế là đã thua. Vốn là, tôi nghĩ có thể thi đấu sòng phẳng với đội bóng Trung Đông ở sân trung lập, nhưng có vài điểm xuất phát từ các cầu thủ khiến tôi phải xem lại.


Sự cuồng nhiệt của các CĐV Việt Nam là điều khiến ông Miura ngỡ ngàng
Có một giải đấu quan trọng với đội tuyển Việt Nam trong tháng 11 là AFF Cup?
- Đây là giải đấu rất sôi động, giống như là World Cup của khu vực Đông Nam Á. Nghe nói, năm 2008, khi Việt Nam vô địch, bình thường khi đi từ sân vận động về khách sạn mất 20 phút thì hôm đó mất 4 tiếng đồng hồ. Niềm đam mê bóng đá của người Việt Nam, tôi nghĩ Nhật Bản hoàn toàn không thể sánh bằng. Nếu đội tuyển thắng, không khí sẽ cực kỳ cuồng nhiệt.
Cuộc sống của ông ở Việt Nam hiện như thế nào?
- Có khoảng 10 ngàn người  Nhật Bản ở Hà Nội. Vì thế, ở đó cũng có sẵn nhà hàng Nhật sẵn sàng phục vụ đồ ăn Nhật. Vì tôi là HLV đội tuyển quốc gia nên chế độ đãi ngộ hoàn toàn khác (chế độ VIP). LĐBĐ Việt Nam thông báo rằng tôi không cần phải tự lái xe, và cấp cho tài xế, xe riêng.
 Lái xe của tôi bị bắt 5 lần do vi phạm giao thông, nhưng lái xe nói: “Ông này là HLV đội tuyển quốc gia”, nên cảnh sát giao thông cũng cho qua. Ngoài ra, khi tôi đi cùng đội tuyển đến sân thi đấu cũng có cảnh sát dẫn đường. Ở Việt Nam, xe máy lộn xộn, nên tôi cũng được khuyên là không nên đi lung tung. Tôi nghĩ làm HLV ĐTQG Việt Nam đúng là đặc biệt thật!
Có phải ông cũng nhiều lần được lên truyền thông Việt Nam đúng không?
-Phóng viên phỏng vấn viết bài cũng không nhiều đến thế, nhưng tôi cũng có nghe là mình được đưa lên truyền thông. Nhưng dù có xem những chương trình đó thì tôi cũng hoàn toàn không hiểu vì không biết tiếng. Về nhà, do không xem được truyền hình Nhật Bản, nên tôi toàn xem kênh Bóng đá TV, cũng là để cập nhật thông tin, và xem lại những cuộc phỏng vấn của mình. Những trận đấu hay những thông tin liên quan đến ĐTQG, đội tuyển Olympic, đội U19, giải đấu V-League đều được đưa lên TV.
Ông có thể nói về những lúc thảnh thơi nhất trong cuộc sống hiện nay?
- Lúc thảnh thơi là những lúc xem bóng đá mà tự nhiên hiểu được thêm điều gì đó. Người Việt Nam nói chung không thích đả kích cho lắm, nên giống người Nhật ở điểm là không thích va chạm. Tôi cảm thấy vui vì điểm chung đó. Bữa trưa ở Việt Nam cũng có cảm giác thư thả hơn so với cách người Nhật ăn cơm hộp, mua từ cửa hàng đồ ăn nhanh, rồi ăn trong khoảng từ 15-20 phút. 
Trong bữa trưa, tất cả mọi người đều uống bia. Uống bia thực sự đấy. Sau bữa trưa là thời gian ngủ trưa. Mọi người sẽ ngủ trưa khoảng 1 tiếng. Đây là thói quen từ bé. Về thói quen này, thì ở công ty cũng như thế. LĐBĐVN 8h30 bắt đầu làm việc, nhưng từ 8h30 đến 9h00 mọi người mới đến chỗ làm; từ 12h00 đến 14h00 là thời gian nghỉ trưa. Và 16h30 kết thúc công việc.
Có trợ lý nói với tôi là anh ta muốn cái ghế tốt hơn, tôi nghĩ trong bụng là: “Nếu anh muốn cái ghế tốt hơn thì hãy làm việc đi”. Cảm giác về cuộc sống ở Đông Nam Á là như thế. Người bình thường thì khoảng 17h00 là kết thúc công việc.
“Phải phấn đấu dự World Cup và Olympic
Tự nhiên phong cách Đông Nam Á ngấm dần vào thói quen của ông có phải không?
- Trong cuộc sống, tôi vẫn không thể thay đổi được nếp sống vốn có của mình nên không còn cách nào khác là phải từ từ thay đổi thời gian biểu. Đây cũng là điều bắt buộc phải làm. Vì lịch thi đấu cũng thay đổi thường xuyên. Khi tôi hỏi ông Tashima Kohzo – Phó chủ tịch LĐBĐ Nhật là “như thế này được không” thì ông có trả lời là: “Được, không vấn đề gì”.
Một câu hỏi ngẫu nhiên, hiện tại ông có cảm thấy vui không?
- Đây là đội tuyển quốc gia lần đầu tiên tôi dẫn dắt, nên tôi cũng có quan tâm sâu sắc, vì cấp ĐTQG khác với cấp CLB. Tôi cũng hoàn toàn không biết đến giải bóng đá nam ở ASIAD, nên cũng có cái hay là có thể xem đội bóng của nhiều quốc gia thi đấu. Tôi đã xem bóng đá châu Âu và Nhật Bản, nên cảm thấy là quả nhiên là châu Á rộng lớn, có nhiều ĐTQG, nhưng đẳng cấp vẫn chưa thể so sánh với Nhật Bản, châu Âu. 


Thay vì chức vô địch AFF Cup hay HCV SEA Games, HLV Toshiya Miura cho rằng bóng đá Việt Nam cần hướng đến những mục tiêu lớn hơn.Ảnh: Thanh Hà
Dường như là ông muốn dồn hết tâm sức dẫn dắt đội tuyển Việt Nam?
- Nói đi nói lại thì nơi làm việc hiện tại cũng hỗ trợ tôi nhiều. Trong tương lai, tôi nhận thấy rằng LĐBĐ không hướng đến mục đích tham gia World Cup cũng như Olympic, nên tôi càng dẫn dắt thì càng cảm thấy căng thẳng. Trình độ bóng đá Nhật Bản thì tôi có cảm giác là vượt trội so với châu Á. Trường hợp đội tuyển Việt Nam muốn vượt qua đẳng cấp Đông Nam Á, thì sẽ đi đến đâu? 
Dù LĐBĐ nói là từng bước từng bước một, nhưng LĐBĐ đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam từ năm ngoái, thì hoàn toàn không phải “từng bước từng bước một”. Ngược lại, chính nội bộ những “người lớn” trong LĐBĐ phải đi từng bước từng bước một hơn là cầu thủ. Ví dụ, LĐBĐ, giải đấu V-League cũng cần phải nâng cấp độ huấn luyện lên. Vì là, khi xem V-League, tôi cũng tự hỏi là các đội bóng trong giải đấu này đã luyện tập như thế nào nhỉ?!
Đội tuyển U19 đã đi tập huấn châu Âu, và cũng gây được tiếng vang nhất định. Với lứa tài năng trẻ này, ông có đánh giá như thế nào?
- Thời của Lê Công Vinh năm 2008, có những cầu thủ giỏi, và họ đã vô địch AFF Cup năm đó. Từ đó, có vẻ như hoàn toàn không có sự tìm kiếm tài năng, nên thế hệ được kỳ vọng tiếp theo là lứa U19. Nghe nói lứa cầu thủ này duy trì sẽ được khoảng 10 năm.
Ông  có thể chịu được áp lực không?
- Nếu nói về tính nhẫn nại, hay khả năng chịu đựng áp lực thì sẽ có những trận đấu sắp tới để thử thách mà. Hơn nữa, ông Tashima cũng nói với tôi là “không được cãi nhau”. Tôi luôn tự nhủ như vậy và cố gắng hơn nữa.
Khi ông dẫn dắt đội bóng nước ngoài, thì cách nhìn nhận về bóng đá Nhật Bản có thay đổi không?
- Tất nhiên, tôi cũng từng so sánh đội tuyển Việt Nam với Nhật Bản, nhưng người Việt Nam có những điều mà Nhật Bản đã đánh mất đi ít nhiều. Họ mải chơi, trẻ con hơn người Nhật. Họ ghét việc nặng nhọc, thường làm những việc thực sự vui vẻ.
Với tư cách là HLV đội tuyển Việt Nam, ông mong đợi điều gì?
- Để một ĐTQG đi lên thì phải phấn đấu để có thể tham dự Olympic và World Cup. Đặc biệt, nếu ĐTQG tham dự World Cup, Olympic không phải Nhật cũng không vấn đề gì đối với tôi. Tôi nghĩ là HLV làm công tác huấn luyện ở ĐTQG khác là điều bình thường. Đó là nhu cầu thị trường khắp trên thế giới, ngay cả cầu thủ cũng ra nước ngoài thi đấu mà…
Xin cảm ơn ông!

Thanh Tú (theo Jsports)



---

Bổ sung 1 (21/12/2014): Có vẻ như là bản lược dịch từ tiếng Nhật ở dưới đây.


ベトナム代表・三浦俊也監督インタビュー(2014/10/8)

October 10, 2014 6:57 PM



今月8日にJ-GREEN堺でトレーニングキャンプを実施している
ベトナム代表の三浦俊也監督にインタビューを行ってきました。
興味深いお話を伺ってきましたので、是非ご覧下さい!

Q、最初に監督へ就任された経緯を教えて下さい。

A、ベトナム協会が監督を探しているということで私の所に情報が入って、
代表をスポンサードしている企業がホンダなので、
サッカー協会的にも日本人を選んでくれるというのはウェルカムだった訳です。
ただ、契約は難航を極めましたね。サラリーから何から全部。
というのは、経歴を見るとブンデスやポルトガル1部の監督経験者のような
ちゃんとした人を今までも呼んでいるので、
それなりの待遇な訳ですよ。
そんな監督たちがここ半年ごとくらいで変わっているから、
「それはどういう理由だ?」という所から始まって、
「何が求められているのか?」とか。
結局、今回のAFFスズキカップという大会が重要で、
日本のように4年を見てというのではなくて、
2年に1回の大会が彼らにとってメインのようですね。

Q、実際ベトナムに行ってみて、
ベトナムのサッカー自体の第一印象はどうでしたか?

A、まあ正直に言うと、リーグはひどいリーグだなと。
選手は走らないし、運営もイマイチ。
暑い所で17時キックオフとかあるんですよね。
それは理由が一応あって、
TVのオンエアを2試合とか3試合とかやるためなんですけど、
19時は大事なニュースがあるとかでキックオフできないんですって。
放送枠が確保できないということですね。

Q、代表チーム自体の第一印象はいかがでしたか?

A、こんなことを言うのもアレですけど
日本だったら誰を落とすかで議論になりますよね。
「何でこの選手を選ばないんだ?」とか。
ベトナムでは逆で、俺の目に適うやつはほぼいなくて、
消去法で「だったらこれか」とか(笑)
そこからのスタートでしたね。だって、走らないですから。
今日のトレーニングマッチも後半なんかそうですけど、
攻撃になるとイキイキするのに、嫌なことはやらない訳です。
ASEAN特有というか、走るとか守備するというのは嫌なことなんですね。
上手いと言われる選手も30年前の日本みたいに
ボールを持った時だけ上手い選手を評価していて、
これではプロとして全然ダメだと。
ある程度走れる選手や戦える選手を残したは残した感じです。
それでも、まだ厳しいですね。

Q、今日のゲームを見てもオフサイドも取れていましたし、
割とボールを繋ぐ意識もありましたが、
あれは監督が就任されてから植え付けた部分ですか?

A、守備のコンパクトさは私が植え付けたかな。
あまりにもヒドかったですから。
ブラジルのサッカーみたいでしたよ。
5人が守って5人が攻めるみたいなサッカーだったから、
それはノーと言って。
ASEANでやると面白いようにオフサイドが取れるんですよ。
日本ではそんなに掛からなかったですけど。
攻撃に関しては好きではあるもののボールをゆっくり持つので、
早くワンタッチやツータッチでというプレーは
一応心がけさせています。

Q、やはり国民性がサッカーに与える影響を
感じる所は大きいですか?

A、それは絶対ですね。
サッカーを見れば国民性がわかると思います。

Q、先日韓国で行われたアジア大会はいかがでしたか?

A、イランとか全然敵わないのかなと思いましたけど、
ウチらの方が走れたというか、走れるメンバーを連れて行ったので、
それはちょっと正解だったかなと。UAEやイランより走れましたよね。
あとは、北朝鮮とはやってみたかったです。
東アジアの強豪とどれくらいできるか知りたかったですね。
実際、負けたUAE戦も勝てる内容だったんですよ。
だから、ニュートラルな場所だったら中東のチームとはやれるんだなと、
ちょっと彼らを見直した所はありました。
全然手も足も出ないと思っていましたから。

Q、11月からAFFスズキカップという重要な大会があると思いますが、
それに向けてはいかがですか?

A、ASEANのワールドカップですから。
凄い盛り上がりらしいですよ。
2008年にベトナムが優勝した時は、
スタジアムからホテルまで普段は20分の所が、4時間掛かったらしいです(笑)
サッカー人気は日本とまったく比べられないですからね。
勝つと凄く盛り上がりますよ。
今回の大会は楽しみな部分もありますし、、
ノルマ的には準決勝以降までということになっています。
もちろん力は紙一重らしいですし、
しかもハノイとシンガポールの共催になるので、
こっちも勝ちたい訳ですよね。
呼んだ方も日本人監督を初めて呼んだというプレッシャーもあるようですし。
だから、遠征費は高いですけど
こうやって日本でキャンプをやってくれたり、
ある程度私のリクエストを聞いてくれたりというのはありますね。
向こうでもちゃんとホテルとグラウンドはあるし、
ホテルや食事は日本より良いくらいですよ。
グラウンドはちょっと厳しいですけど、そこは仕方ないですね。

Q、ベトナムでの生活自体に関してはどうですか?

A、日本人がハノイにだいたい1万人いるんですよね。
だから、日本食を食べようと思えばありますし、
マンションも外国人用の所で、日本人が7割くらい住んでいるんですけど。
日本の俺のマンションより立派でしたよ(笑)
まあ、代表監督は待遇が全然違います。VIPですよ。
私は「運転するな」って言われているので、
運転手がいて、車があってという。
もうその運転手は私に付いてから
交通違反で5回くらい捕まっているけど、
その運転手が「この人は代表監督です」って言うと、
警官も「ああ、どうぞどうぞ」だからね(笑)
あと面白かったのは、代表の試合に行くのにポリスエスコートが付くんですよ。
ベトナムはバイクがゴチャゴチャ凄いので、それも蹴散らしながらね(笑)
「ああ、代表って特別なんだな」と思いましたね。

Q、メディアに取り上げられる回数も多いですか?

A、取材はそんなに多くないですけど、
聞くと取り上げられているみたいですね。
でも、それを見ても全然わからないですし、
家に行くと日本のTVは見られないので『サッカーTV』を見ていると、
アップデイトはされながら、リピートされながらという感じで。
代表のことやオリンピックのことやU-19とか、
Vリーグとかはやっぱり流れていますね。

Q、生活で一番ギャップを感じるのはどんな部分ですか?

A、ギャップというか、良く言えばみんなおっとりしているというか、
今日のサッカーを見れば何となくわかるかもしれないですけど、
あまり攻撃的な国民性じゃないので
ぶつかり合いが嫌いな所は日本人に似ていますね。
そういう意味では楽です。
ランチなんかも日本人が15分とか20分くらいで
コンビニ弁当を食べているのと比べると、
ゆったりという感じですね。みんなビールを飲んでいますし。
ビールは本当に飲んでいますね(笑)
あと、昼寝の時間があるんですよ。小さい頃から。
それは会社もそうで、サッカー協会は8時半始業ですけど、
8時半から9時の間にみんなが来て、
12時から14時まで休みですからね。
1時間は昼寝で、ビールを飲んでいる人もたくさんいるし、
それで16時半で終業ですから。
それなのに「もっと良い椅子が欲しい」とか何とか言っていて。
「オマエ、良い椅子が欲しかったらもっと働けよ」とか思うけど(笑)
ASEANはそんな感じですかね。
一般の人たちも17時くらいが終業ですから。

Q、何となくそういうASEANスタイルに染まりつつありますか?

A、いや、生活は私が文化を変えられないので仕方ないですけど、
スケジュールが平気ですぐ変わってしまうのは辟易していて、
そこが嫌になる日本人はいるでしょうね。
リーグのスケジュールも平気で変わりますから。
「いいんですか、コレで?」と田嶋(幸三JFA副会長)さんに聞いたら、
「いいんだよ、別に」って(笑)

Q、ざっくりした質問ですが、今は楽しいですか?

A、まあ、初めての代表なので、
単独チームと違う部分では興味深いというか、
アジア大会とかまったく知らなかったですし、
色々な国を見られるので良いかなというのはありますけど、
俺はヨーロッパと日本を見ていたので、
やっぱりアジアは広くてたくさんあるものの、
レベルはそこまで高くないんだなというのは感じています。
「これは日本が勝つな」と。
中東とやってみてもそこまで強くないですし、
「これなら日韓の方が強いだろうな」と思いましたね。

Q、やりがいはありそうですね。

A、色々言えば今の所は全部やってくれますけど、
国民性的にどこかで妥協が入ったりするので(笑)
それをどこまで受け入れられるかなんじゃないですかね。
あとは彼らはあまりワールドカップとか
オリンピック出場とかを現実的に見ていないので、
私の中ではやればやるほどストレスに感じて来る所が
あるかもしれないですね。
日本はアジアを超えてという感じですけど、
彼らがASEANを飛び出そうとしているかと言えば、
どこまでなのかなと。
"ステップバイステップ"とは口で言っていても、
去年と一緒だったら全然"ステップバイステップ"ではないし、
逆に選手というよりも大人の部分、
協会だったりリーグだったり、コーチングのレベルが上がる必要は感じていますね。
あとはVリーグを見ていると、チームでの練習もどうなんだろうなとは思います。

Q、U-19の代表チームはヨーロッパ遠征も重ねてきているようですし、
アジア大会でも一定の結果が出ていますが、
若年層のタレントに関してはどうですか?

A、2008年のレ・コン・ビンたちの時代に
凄く良い選手がいて、スズキカップで優勝したんですよ。
そこから全然発掘されていないらしく、
次に期待されている世代が今の19歳たちだから、
谷間が10年くらいあるという(笑)

Q、ストレスの耐性が付きそうですね(笑)

A、まあ耐性というか、我慢できるかできないかなので、
もちろん戦いはありますけど、
田嶋さんには「ケンカするな」って言われてますよ(笑)
そう言いながらバチバチやってます。

Q、外に出てみると、日本の見え方も変わってきたりしていますか?

A、もちろん日本と比べたらというのはありますが、
ベトナムの人たちには日本が多少失った部分というか、
遊び心みたいなものはありますね。
日本人より少し子供ですし、
苦しいことは嫌いですけど、楽しいことは本当によくやりますし、
そういう純粋さは残っているかもしれないですね。

Q、ベトナム代表監督をやることで
個人としてはどういう部分を自分に期待していますか?

A、ステップアップの1つとして代表ということで、
オリンピックだったりワールドカップに出られるような、
そこに接近できるような所までというのはありますね。
別にACLに出るんだったら日本じゃなくてもいいですし、
ワールドカップに出るのもオリンピックに出るのも
別に日本じゃなくてもいい訳でしょうから、
やっぱり監督も"外"に出ないとなというのは常々思っていたので。
マーケットは世界中にあって、選手だって"外"に出ている訳ですからね。
miura.jpg

まずは11月から開催される
AFFスズキカップが当面の目標ということです。
なお、トレーニングキャンプ中の強化試合は
以下のようになります。

10月11日(土) 13:00キックオフ
VSヴィッセル神戸@いぶきの森
10月15日(水) 13:00キックオフ
VS京都サンガ@東城陽グラウンド

三浦監督率いるベトナム代表の今後に
是非注目してみて下さい!

土屋

http://www.jsports.co.jp/football/jleague/blog/staff-blog/post-179/

1 nhận xét:

  1. Bây giờ mới kịp liếc bản tiếng Nhật ở dưới, thì thấy bản lược dịch của đồng chí nào cố tình sửa chữa ý của anh Mi-ura thế !

    Trường hợp mà lược dịch rồi mà chỉnh theo ý mình một chút, thì sẽ như thế nào nhỉ ?

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.