Hồi đó, đầu những năm 1990, một người thầy của chúng tôi được huy động đi khảo sát biên giới. Đoàn ấy có cả các nhà ngôn ngữ học và dân tộc học. Thầy nhận được máy ảnh để đi làm việc. Lúc về, ông có ới tôi đi ngồi quán. Còn nhớ rất rõ, ông đãi học trò nước trà đá, thuốc lá vinataba, và nhất là trứng vịt lộn. Khu chợ cóc ngày đó hiện đã bị dẹp bỏ để mở đường.
Trong một bài viết gần đây (dạng văn nói nhưng có thể xem là bản soạn văn viết), như để đối thoại với bài của ông Mai Thái Lĩnh (một người chưa từng đến thác Bản Giốc bao giờ, tính đến khi công bố bài), ông Trần Công Trục có đưa ảnh:
Nguyên chú: Tiến sĩ Trần Công Trục và một người dân địa phương bên cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ thời Pháp - Thanh để lại. |
và viết như sau (trích đoạn dài để khỏi khác ý của ông):
"
Khi cả ta và TQ không đủ chứng cứ, tài liệu pháp lý để bảo vệ yêu sách chủ quyền đối với cồn Pò Thoong, 2 bên phải dựa vào nguyên tắc chung thỏa thuận ban đầu, đối với đường biên giới di qua sông suối tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi qua trung tuyến dòng chảy chính. Khi phân giới cắm mốc, 2 bên đo đạc xác định dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam, nếu căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên thì cả cồn Pò Thoong sẽ thuộc về Trung Quốc.
Khi cả ta và TQ không đủ chứng cứ, tài liệu pháp lý để bảo vệ yêu sách chủ quyền đối với cồn Pò Thoong, 2 bên phải dựa vào nguyên tắc chung thỏa thuận ban đầu, đối với đường biên giới di qua sông suối tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi qua trung tuyến dòng chảy chính. Khi phân giới cắm mốc, 2 bên đo đạc xác định dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam, nếu căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên thì cả cồn Pò Thoong sẽ thuộc về Trung Quốc.
Khi giải quyết, vấn đề này động chạm đến tình cảm, tiềm thức của người dân Việt Nam nên 2 bên có sự trao đổi, chiếu cố lợi ích của nhau để giải quyết tranh chấp một cách thích hợp. Cuối cùng 2 bên thống nhất đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, hai phần ba thuộc về TQ và một phần ba thuộc về Việt Nam. Đó là giải pháp đã tính đến lợi ích của đôi bên, liên quan đến tình cảm và quá trình quản lý.
Tuy nhiên khu vực này là 1 cảnh quan có giá trị đối với cả 2 bên, không ai xây dựng cột mốc ở khu vực giữa dòng sông suối nên theo thông lệ quốc tế, chúng ta và TQ thỏa thuận hợp tác khai thác du lịch tại khu vực thác Bản Giốc vì lợi ích đôi bên, cụ thể 2 bên sẽ đàm phán và có phương án hợp lý. Tôi cho rằng kết quả đàm phán là hoàn toàn phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế.
Chính tôi đã từng lội sông, lội suối lên khu vực thượng nguồn sông Quây Sơn, thác Bản Giốc, tận tay sờ vào cột mốc 53 và rõ ràng cồn Pò Thoong không được mô tả trong tài liệu 2 bên dựa vào làm căn cứ. Không có chuyện mốc 53 cắm trên cồn Pò Thoong.
Sở dĩ có những hiểu lầm trong dư luận là toàn bộ thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam là vì trong quá trình quản lý biên giới, theo quy định và cũng như thông lệ, không ai đem cột mốc cắm giữa dòng sông biên giới, những khu vực đường biên giới đi qua sông suối như khu vực thác Bản Giốc thì mốc được cắm so le.
Tuy nhiên quá trình quản lý biên giới, biến thiên lịch sử, do chiến tranh, hoặc do nguyên nhân nào đó khu vực thác Bản Giốc, cột mốc biên giới từ thời Pháp - Thanh xác lập bị mất cột mốc bên phía Việt Nam, chỉ còn cột mốc bên phía TQ nên người dân đến đây có cảm giác toàn bộ thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam vì chỉ nhìn thấy cột mốc bên phía TQ.
Trong khi đó Công ước Pháp - Thanh mô tả đường biên giới qua thác Bản Giốc bằng tiếng Pháp và tiếng TQ thì không được dịch và phổ biến ra cộng đồng, nên sự nghi ngờ, mơ hồ của dư luận về khu vực này là có thể hiểu được.
"
Nhưng tôi chưa hẳn tin với nội dung đó.
Ông lội lúc nào (ngày tháng năm), và tấm ảnh ở trên là lúc nào, và nhất là có phải khu vực thác Bản Giốc hay không. Bởi vì, bức ở dưới đây, thì ông ghi rất rõ ngày tháng, địa điểm:
Ông lội lúc nào (ngày tháng năm), và tấm ảnh ở trên là lúc nào, và nhất là có phải khu vực thác Bản Giốc hay không. Bởi vì, bức ở dưới đây, thì ông ghi rất rõ ngày tháng, địa điểm:
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.