"Ai mà không đau xót khi biết rằng, vẫn còn gần 40 vạn liệt sĩ đã hy sinh nhưng thân thể của họ vẫn còn thất lạc đâu đó, chưa được về với gia đình. Những gần 40 vạn ngôi mộ chứ không ít ỏi gì. Tôi được biết, có những nơi người ta đã lập được hẳn một nghĩa trang, như ở Đồng Nai, đề bia họ tên, quê quán đầy đủ nhưng hài cốt thì vẫn chưa tìm được và chưa biết bao giờ mới tìm được".(Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, 2013)
Nhắc lại hai sự kiện, của năm 2011 và năm 2013, vốn đã đi một lượt trên blog này. Nhưng trước mới để rời, nay ghép lại vào một chỗ.
Nguyên chú (năm 2013): Nguyên TBT Lê Khả Phiêu tại buổi giao lưu giữa Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người với những người có khả năng đặc biệt |
1. Tên của các nhà ngoại cảm, như Lê Trung Tuấn, được nêu và nhận định rằng có khả năng tìm mộ nhanh (lời tướng Nguyễn Chu Phác).
Sự kiện của năm 2011, xem lại trên chính báo Quân đội Nhân dân (ở đây).
Bức thư của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có đoạn viết: “Hai mươi năm qua, các đồng chí đã tìm được gần 20 vạn hài cốt liệt sĩ trên cả nước và cả ở Cam-pu-chia và Lào. Anh chị em ngoại cảm đã vượt rất nhiều gian nan, lên rừng, xuống biển; anh chị em văn hóa phương Đông đã góp phần phối hợp xác minh, kiểm tra chéo; các đồng chí là cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo quản lý, các cựu chiến binh đã nghỉ hưu, tất cả đều làm việc với tấm lòng tự nguyện…”.
2. Tiếp nữa, vào năm 2013, cụ Lê Khả Phiêu đã cho biết (xem thêm tư liệu lưu ở bên dưới):
Chủ trương của chúng ta là tìm mộ liệt sĩ bằng nhiều nguồn và trong đó tìm mộ bằng khả năng ngoại cảm cũng là một trong những cách tìm. Đương nhiên phải xét nghiệm ADN để khẳng định tính chính xác."
GẶP GỠ GIAO LƯU GIỮA VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIỀM NĂNG CON NGƯỜI VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT
"Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Năm 1998, khi tôi ký giấy phép thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và gần đây là Viện Nghiên nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cũng được cấp phép thành lập, tôi có đưa ý kiến của mình rằng, hoạt động ngoại cảm là một hoạt động nhạy cảm nên chúng ta cứ làm nhưng chưa tuyên truyền vội và Nhà nước cũng không cấm chuyện đó. Với lĩnh vực mới mẻ này, ai tin thì cứ tin, ai không tin thì vẫn sẽ không tin. Có những khái niệm khoa học sau nhiều năm mới được sáng tỏ mà.
Một định hướng đã có từ cuối thập niên 1990. Đặc biệt, vào năm 1998 (tức trước khi có kĩ thuật giám định gen), chính Tổng Bí thư đã kí giấy phép để Trung tâm Ngoại cảm (gọi tắt) hoạt động, chứ không phải ai khác.
---
LƯU TƯ LIỆU
GẶP GỠ GIAO LƯU GIỮA VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIỀM NĂNG CON NGƯỜI VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT
Nhà giáo Quan Lệ Lan
thay mặt đoàn thư ký
Sáng ngày 18/8/2013, buổi gặp gỡ giao lưu giữa Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người (Viện) với những người có khả năng đặc biệt đã được tổ chức tại Hội trường lớn Học viện Thủy lợi, số 175 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Đúng 8 giờ 30, PGS, TS nguyễn thị Ngọc Quyên, Phó Viện trưởng, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu đoàn chủ tich, đoàn thư ký.
Đoàn chủ tịch gồm: – GS, TSKH, Viện trưởng Phạm Minh Hạc.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Viện phó.
- PGS, TS Ngô Tiến Quý,
– TS Nguyễn Chu Phác, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện.
- GS, TS Đoàn Xuân Mượu.
Đoàn thư ký gồm: – Kỹ sư Trần Thị Phúc, Phó phòng Hành chính Tổng hợp Viện.
- Nhà giáo Quan Lệ Lan, Trưởng phòng Thông tin Tư liệu Viện.
Viện và các đại biểu tham dự cuộc gặp gỡ vui mừng được đón đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ chính trị – Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đại diện các cơ quan lãnh đạo cấp trên và nhiều cơ quan bạn.
Thành phần tham dự cuộc gặp gỡ giao lưu gồm gần 100 cán bộ của Viện bao gồm Hội đồng Viện, Hội đồng Khoa học, Ban Giám đốc, Lãnh đạo các đơn vị quản lý và chuyên môn, cán bộ khoa học và nghiên cứu, cán bộ triển khai ứng dụng, trên bốn chục nhà ngoại cảm – những người có khả năng đặc biệt đã và đang được Viện nghiên cứu và trắc nghiệm khả năng, các GS, TS, các nhà nghiên cứu, và đông đảo các đơn vị, cá nhân quan tâm đến công việc của Viện. Số người tham dự trên 8oo (vượt trên số 600 giấy mời Viện gửi).
Tài liệu của buổi gặp gỡ giao lưu có 95 trang với 18 bài viết và 4 bài trong phần phụ lục.
Sau nghi thức khai mạc, Đoàn Chủ tịch điều dẫn chương trình gồm 13 bài phát biểu.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu đầu tiên. Ông là người đã nhiều năm quan tâm việc nghiên cứu tiềm năng con người ở nước ta, quyết định và ủng hộ việc ra đời tổ chức nghiên cứu tiềm năng con người của các nhà khoa học. Với sự thân ái,,chân tình và thẳng thắn, nguyên TBT đã căn dặn nhiều điều về nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người Việt Nam.
Trước khi đọc lời khai mạc “Cuộc gặp gỡ giao lưu…”, Viện trưởng Phạm Minh Hạc đã phát biểu cảm ơn sự có mặt của nguyên TBT Lê khả Phiêu, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Đây là sự cổ vũ, quan tâm to lớn cho Viện. Nguyên TBT Lê Khả Phêu là người cách đây 17 năm với tư cách là Tổng bí thư đã góp phần dẫn tới quyết định thành lập cơ quan nghiên cứu về Tiềm năng con người. Trong quá trình phát triển, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người và Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người nhận được sự quan tâm của của đồng chí Lê Khả Phiêu. Thay mặt cho Viện, Viện trưởng Phạm Minh Hạc xin ghi nhớ những lời động viên, khuyến khích, ủng hộ đối với sự nghiệp NC&ƯD TNCN của Viện và hứa cố gắng thực hiện những điều mà Nguyên TBT đã căn dặn.
Bên cạnh bài phát biểu của một số nhà ngoại cảm, nổi lên bài phát biểu của hai nhà khoa học có một quá trình nghiên cứu lâu dài, uy tín về khả năng đặc biệt của con người:
-GS,TSKH Đoàn Xuân Mượu, một nhà nghiên cứu đã có tới 5 đầu sách, nội dung hướng tới trả lời vấn đề ”Chúng ta là ai”- một công trình nghiên cứu to lớn về con người. Với bài phát biểu tựa đề “Trả lời những dấu hỏi về ngoại cảm”. GS nói: đây là những “Phản biện thận trọng”. Với những dẫn chứng cụ thể, chi tiết, GS chỉ ra rằng: Một hai cá nhân nào đó đang có những lời tuyên bố thiếu hiểu biết về ngoại cảm, thực chất đó là sự thiếu hiểu biết về khoa học. Mọi lập luận chỉ dựa vào nền Vật lý cổ điển, Tâm lý học cổ điển, không hề cập nhật được những kiến thức khoa học hiện đại về con người,về sự phát triển của nền Vật lý học hiện đại, Tâm lý học hiện đại (Cận tâm lý).
-GS,TS Phan Đăng Nhật với bài phát biểu “Khoa học cần có phản biện và phản biện cần có tính khoa học, nhân văn và văn hóa”. GS nói: “Nếu coi nghiên cứu Tiềm năng con người là một khoa học thì khoa học này gắn bó chặt chẽ với con người về nhiều mặt. Người chủ sự thực hành là những người đặc biệt, người thụ hưởng khoa học này là đông đảo quần chúng. Vậy không thể coi hai đối tượng trên như máy móc, phải đối xử nhân văn và có văn hóa.
Phần cuối chương trình, mọi người được chứng kiến cháu Trần Tuấn Minh, 4 tuổi, người “có bộ óc máy tính” lên trình diễn khả năng nhanh chóng chuyển đổi năm Dương lịch sang năm Âm lịch.
Phó Viện trưởng Nguyễn Phúc Giác Hải đọc kiến nghị của Viện với Nhà nước về một Đại lễ Cầu siêu có quy mô toàn quốc.
Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Ngọc Quyên thay mặt Viện lên cám ơn các vị khách quý, các cán bộ khoa học, các nhà quản lý, các nhà ngoại cảm đã đến dự buổi gặp gỡ, giao lưu..lời cám ơn chân thành tới Hiệu trưởng Đại học Thủy lợi GS TS Nguyễn Quang Kim và các phòng ban của trường đã rất tận tình giúp đỡ Viện tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu này.
Chương trình buổi gặp gỡ giao lưu kết thúc lúc 12h15, Viện mời các đại biểu đến dự bữa cơm thân mật.
06:00 | 24/08/2013
(PetroTimes) - Sáng ngày 18/8, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa Viện với những người có khả năng đặc biệt. Đến dự buổi gặp gỡ có nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Trò chuyện với Báo điện tử PetroTimes, nguyên Tổng bí thư (TBT) Lê Khả Phiêu cho rằng, việc quy tập, tìm kiếm mộ liệt sĩ là một quá trình vô cùng gian nan nhưng phải làm cho kỳ được. Cần tận dụng mọi phương tiện, cách thức kể cả áp dụng những khả năng đặc biệt của con người để tìm mộ liệt sĩ.
PV: Thưa ông, được biết ông là người rất tâm huyết với việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ thất lạc về với gia đình của họ. Nhiều năm qua, ông cũng từng đưa ra nhiều ý kiến thể hiện quyết tâm trong việc tìm hết mộ liệt sĩ thất lạc trên cả nước. Ông đánh giá như thế nào về thành quả và quá trình tìm mộ liệt sĩ thời gian qua?
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Chúng ta đều biết, trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, đã có hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta đã anh dũng hy sinh. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là nhiệm vụ quan trọng là trách nhiệm của những người đang sống và thể hiện đạo lý của cả dân tộc. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Tuy nhiên công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ vẫn còn một số hạn chế, chưa được như mong muốn.
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu tại buổi giao lưu giữa Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người với những người có khả năng đặc biệt
Ai mà không đau xót khi biết rằng, vẫn còn gần 40 vạn liệt sĩ đã hy sinh nhưng thân thể của họ vẫn còn thất lạc đâu đó, chưa được về với gia đình. Những gần 40 vạn ngôi mộ chứ không ít ỏi gì. Tôi được biết, có những nơi người ta đã lập được hẳn một nghĩa trang, như ở Đồng Nai, đề bia họ tên, quê quán đầy đủ nhưng hài cốt thì vẫn chưa tìm được và chưa biết bao giờ mới tìm được.
Trách nhiệm của những người đang sống, hưởng thụ hòa bình là phải tìm bằng được những ngôi mộ thất lạc ấy. Và chúng ta vẫn đang tiếp tục tìm kiếm mộ liệt sĩ và tìm bằng nhiều cách. Nhà nước ta tổ chức tìm mộ liệt sĩ, có nhiều nơi đơn vị cựu chiến binh làm và rất nhiều gia đình tự đi tìm con em mình. Chúng ta phải kết hợp nhiều biện pháp và phải làm nhiều năm nữa chứ không phải 5-10 năm mà đã xong. Đó là tình nghĩa của nhân dân với liệt sĩ.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta nên đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nghĩa là công việc này sẽ buộc phải kết thúc dù nó đã hoàn tất hay chưa. Thưa ông, ý kiến của ông về việc này thế nào?
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Dân tộc ta không khi nào quên, không khi nào bỏ những liệt sĩ đã đổ xương máu giành lại hòa bình nên trách nhiệm của chúng ta sẽ phải tìm đến khi nào trên lãnh thổ Việt Nam không còn một hài cốt liệt sĩ thất lạc nào nữa. Một thời, từng có ý kiến cho rằng, việc tìm kiếm liệt sĩ đến năm 2000 là chấm dứt. Nghĩa là đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho công cuộc này. Tôi cực lực phản đối chuyện ấy. Người Mỹ bao năm nay họ miệt mài tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của họ tại tất cả các chiến trường họ từng tham chiến. Lẽ nào chúng ta không thể tìm kiếm được hết con em mình ngay trên đất nước chúng ta.
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu trò chuyện với một số nhà ngoại cảm
PV: Thưa ông, ông vừa cho rằng, việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ sẽ phải áp dụng nhiều hình thức tìm kiếm khác nhau. Việc tìm mộ liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt liệu có phát huy được nhiều tác dụng? Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Quá trình nghiên cứu về khả năng tiềm tàng của con người giúp chúng ta hiểu được sự thật mà trước đó chúng ta chưa hề biết. Những người có khả năng đặc biệt là vốn quý của xã hội nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng khả năng ấy một cách đúng đắn. Đó là việc rất cần thiết chúng ta đang làm. Về lĩnh vực này, chúng ta đã có Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người chịu trách nhiệm tìm kiếm, kiểm tra những người có khả năng đặc biệt và ứng dụng khả năng đặc biệt ấy, đặc biệt là việc tìm mộ liệt sĩ. Nhiều người khẳng định việc sử dụng khả năng đặc biệt vào tìm mộ liệt sĩ là việc làm sai trái, là không đúng. Tuy nhiên, Đảng ta, Chính phủ ta, nhân dân ta không hề khẳng định đó là việc làm sai trái.
Đương nhiên, trong nghiên cứu có cái chính xác, có cái chưa chính xác, có cái chúng ta biết, có cái chưa thể biết, thậm chí có những điều hàng trăm năm nữa chúng ta mới hiểu được. Rất đơn giản, vì đó là khoa học. Trên thực tế, hoạt động của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người trong những năm qua cũng có nhiều thành quả thiết thực, đặc biệt với việc nghiên cứu, quy tụ được những người có khả năng đặc biệt để tìm hài cốt liệt sĩ đang bị thất lạc.
PV: Có người cho rằng, hoạt động của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người là không có thành quả gì và hoạt động ngoại cảm tìm mộ là vô căn cứ, ý kiến của ông về việc này thế nào?
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Năm 1998, khi tôi ký giấy phép thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và gần đây là Viện Nghiên nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cũng được cấp phép thành lập, tôi có đưa ý kiến của mình rằng, hoạt động ngoại cảm là một hoạt động nhạy cảm nên chúng ta cứ làm nhưng chưa tuyên truyền vội và Nhà nước cũng không cấm chuyện đó. Với lĩnh vực mới mẻ này, ai tin thì cứ tin, ai không tin thì vẫn sẽ không tin. Có những khái niệm khoa học sau nhiều năm mới được sáng tỏ mà.
Chủ trương của chúng ta là tìm mộ liệt sĩ bằng nhiều nguồn và trong đó tìm mộ bằng khả năng ngoại cảm cũng là một trong những cách tìm. Đương nhiên phải xét nghiệm ADN để khẳng định tính chính xác.
PV: Xin cám ơn ông và chúc ông sức khỏe!
Phát biểu trong buổi gặp gỡ giao lưu giữa Viện và những người có khả năng đặc biệt, GS. TSKH Phạm Minh Hạc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người khẳng định: Với nhiều khả năng tiềm tàng của con người, đến nay mới có giả định này, giả định kia chứ chưa đủ căn cứ để đi đến một kết luận nào đó.
Có một điều chúng ta đều không thể đồng tình, hơn thế, rất cần lên án những ai giả hiệu, giả danh "ngoại cảm", "tâm linh" nhằm trục lợi, kiếm chác. Vấn đề tìm mộ, nhất là tìm mộ các liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, hiện là nhu cầu - nhu cầu tinh thần - tâm linh, tri ân "người trước, để phúc đời sau", một nhu cầu rất cao quý.
Chúng ta cũng đang nói nhiều về vấn đề "chữa bệnh không dùng thuốc" (ở một số nước gọi là tâm lý trị liệu); hay phong thủy nữa cũng được rất nhiều người quan tâm. Đúng là, cả ba vấn đề này đều còn nhiều bí ẩn và sứ mệnh của khoa học là khám phá bí ẩn. Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người là một viện khoa học nên sẽ gắng hết sức để giải đáp những vấn đề khoa học mà xã hội đang có nhu cầu".
|
Minh Tiến (thực hiện)
"Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Năm 1998, khi tôi ký giấy phép thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và gần đây là Viện Nghiên nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cũng được cấp phép thành lập, tôi có đưa ý kiến của mình rằng, hoạt động ngoại cảm là một hoạt động nhạy cảm nên chúng ta cứ làm nhưng chưa tuyên truyền vội và Nhà nước cũng không cấm chuyện đó. Với lĩnh vực mới mẻ này, ai tin thì cứ tin, ai không tin thì vẫn sẽ không tin. Có những khái niệm khoa học sau nhiều năm mới được sáng tỏ mà.
Trả lờiXóa====
Năm 1988 chúng ta chưa biết đến kĩ thuật giám định gen, với mong muốn tìm nhanh, tìm hết hài cốt LS thất lạc nên ta không thể trách cụ Lê Khả Phiêu khi ký giấy phép thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.
Nhưng từ 1988 đến nay là thời gian quá đủ để cho thấy ngoại cảm là biện pháp hão huyền, biến tướng của dạng ông đồng bà cốt xưa khoác áo khoa học.
Vậy nên cần phải sớm quyết định giải thể cái Trung tâm này, càng sớm càng tốt.
Ông Phạm Minh Hạc là Giám đốc Viện đó (lưu ý là Trung tâm đã chuyển thành Viện, tức là đã phát triển lên nhiều từ năm 1998) đã phát biểu như sau (chính từ cái bài lưu trên):
XóaPhát biểu trong buổi gặp gỡ giao lưu giữa Viện và những người có khả năng đặc biệt, GS. TSKH Phạm Minh Hạc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người khẳng định: Với nhiều khả năng tiềm tàng của con người, đến nay mới có giả định này, giả định kia chứ chưa đủ căn cứ để đi đến một kết luận nào đó.
Có một điều chúng ta đều không thể đồng tình, hơn thế, rất cần lên án những ai giả hiệu, giả danh "ngoại cảm", "tâm linh" nhằm trục lợi, kiếm chác. Vấn đề tìm mộ, nhất là tìm mộ các liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, hiện là nhu cầu - nhu cầu tinh thần - tâm linh, tri ân "người trước, để phúc đời sau", một nhu cầu rất cao quý.
Chúng ta cũng đang nói nhiều về vấn đề "chữa bệnh không dùng thuốc" (ở một số nước gọi là tâm lý trị liệu); hay phong thủy nữa cũng được rất nhiều người quan tâm. Đúng là, cả ba vấn đề này đều còn nhiều bí ẩn và sứ mệnh của khoa học là khám phá bí ẩn. Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người là một viện khoa học nên sẽ gắng hết sức để giải đáp những vấn đề khoa học mà xã hội đang có nhu cầu".
Bác Giao sai rồi.
XóaCái Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người là khác với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.
Cái Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người vẫn còn, chưa ai xóa bỏ hay thay thế nó cả. Trung tâm do ông Giáo sư Tiến sĩ Đào Vọng Đức, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý (Việt Nam), hiện nay do ông Phan Anh làm Giám đốc nằm tại số 25 ngõ 294, Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội).
Khôi hài hơn là nội bộ cái Trung tâm này từ giữa năm 2012 xảy ra đấu đá, tranh ăn. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải khi đó chỉ là trưởng 1 bộ môn tự ý nhân danh Trung tâm tổ chúc rình rang cái Hội thảo khoa học về hiện tượng bé gái tự cháy ở TP HCM. Sau đó, những phát biểu của ông Giác Hải bị vạch mặt, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó GĐ Trung tâm ký công văn không chịu trách nhiệm trước việc ông Nguyễn Phúc Giác Hải nghiên cứu cháu bé phát cháy.
Phe ông Giác Hải cay cú, tìm đến ông cựu Bộ trưởng Phạm Minh Hạc, nhờ ông Hạc đứng tên và ông Hải làm hồ sơ thành lập Viện Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người. Một số người rời Trung Tâm đi theo ông Giác Hải.
Một số khác vẫn ở lại Trung tâm tại số 25 ngõ 294, Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) do ông Phan Anh đứng tên giám đốc.
Cùng với đó, cũng ngay từ năm 2012, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó GĐ Trung tâm lấy tư cách Hội đồng trung tâm quyết định chuyển trụ sở đến số nhà 12, ngách 43, ngõ 64 đường Nguyễn Lương Bằng (Đống Đa, Hà Nội). Tại đây cũng treo biển Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Theo bà Mai, Hội đồng Trung tâm gồm những người khai sinh ra trung tâm, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của trung tâm. Hiện, Hội đồng trung tâm có năm người. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, quyết định chiến lược và phương hướng hoạt động của Trung tâm. Cũng theo bà Mai, những người làm việc ở văn phòng trên đường Kim Mã là những người chống đối lại Hội đồng trung tâm, tồn tại, hoạt động trái điều lệnh của Trung tâm, trái luật.
Cho mình cái link nhé.
XóaVì năm 2011 thì có hội nghị của cái Trung tâm (xem tư liệu báo QĐND mình dẫn ở trên), và chính trên bài trên, cụ Lê Khả Phiêu đã nói như sau vào năm 2013:
PV: Có người cho rằng, hoạt động của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người là không có thành quả gì và hoạt động ngoại cảm tìm mộ là vô căn cứ, ý kiến của ông về việc này thế nào?
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Năm 1998, khi tôi ký giấy phép thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và gần đây là Viện Nghiên nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cũng được cấp phép thành lập, tôi có đưa ý kiến của mình rằng, hoạt động ngoại cảm là một hoạt động nhạy cảm nên chúng ta cứ làm nhưng chưa tuyên truyền vội và Nhà nước cũng không cấm chuyện đó. Với lĩnh vực mới mẻ này, ai tin thì cứ tin, ai không tin thì vẫn sẽ không tin. Có những khái niệm khoa học sau nhiều năm mới được sáng tỏ mà.
Chủ trương của chúng ta là tìm mộ liệt sĩ bằng nhiều nguồn và trong đó tìm mộ bằng khả năng ngoại cảm cũng là một trong những cách tìm. Đương nhiên phải xét nghiệm ADN để khẳng định tính chính xác.
Vậy có thể năm 2012 đã có gì đó.
Mình thấy qua một chút ở đây:
Xóahttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/tranh-nhau-hai-chu-tiem-nang-580078.tpo
Như vậy, đúng như dự đoán, sự kiện "tranh nhau" là năm 2012:
Xóa08:40 ngày 15 tháng 06 năm 2012
TPO–Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai–Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người ký văn bản không chịu trách nhiệm trước phát ngôn của ông Nguyễn Phúc Giác Hải về cô bé phát cháy do mâu thuẫn nội bộ.
Mâu thuẫn nội bộ
Cũng vì những “vấn đề nội bộ", mà hiện nay, tồn tại hai địa điểm đều mang tên Trung tâm nghiên cứu tiềm năng của con người thuộc Liên hiệp hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam: một nằm tại số 25 ngõ 294, Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), một địa điểm đặt ở số nhà 12, ngách 43, ngõ 64 đường Nguyễn Lương Bằng (Đống Đa, Hà Nội).
Ở địa điểm trên phố Kim Mã hiện do ông Phan Anh làm giám đốc, điều hành các phòng, ban nghiên cứu, trong khi đó, địa điểm trên đường Nguyễn Lương Bằng là “trụ sở” của Hội đồng Trung tâm và bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hội đồng trung tâm gồm những người khai sinh ra trung tâm, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của trung tâm.
Hiện, Hội đồng trung tâm có năm người. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, quyết định chiến lược và phương hướng hoạt động của Trung tâm.
(tiếp)
XóaCũng theo bà Mai, những người làm việc ở văn phòng trên đường Kim Mã là những người chống đối lại Hội đồng trung tâm, tồn tại, hoạt động trái điều lệnh của Trung tâm, trái luật.
Tuy nhiên, những người đang làm việc tại trụ sở trên đường Kim Mã cho rằng, từ lâu, đã không còn tôn trọng và để ý đến sự tồn tại của Hội đồng Trung tâm, cũng như không công nhận bà Nguyễn Thị Tuyết Mai là Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.
“Suốt từ khi được cấp trên phê duyệt (31 – 5 – 2010), Hội đồng trung tâm không làm bất cứ điều gì để Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người phát triển, trái lại còn ra nhiều văn bản sai điều lệ của Trung tâm, sai Luật, cản trở hoạt động của trung tâm, hạ bệ và tìm cách lật đổ giám đốc Phan Anh…” – Bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên – Trưởng phòng Quản lý tổng hợp cho biết.
Tự ý chuyển trụ sở, giữ con dấu trái phép?
Cũng theo bà Quyên, bà Tuyết Mai đã hai lần tổ chức di chuyển văn phòng Trung tâm một cách bí mật, giữ con dấu trái phép, không đúng quy định về việc quản lý con dấu của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công an, sử dụng con dấu ra nhiều văn bản sai trái, đã bị Liên hiệp hội phủ định…
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết, việc bà giữ con dấu là phù hợp với quyết định của Liên hiệp hội và pháp luật.
“Cơ quan công an đã vào đây kiểm tra, mọi thứ đều đúng luật. Ngay cả ông Phan Anh cũng ký vào biên bản kiểm tra con dấu” – Bà Mai nói.
Về việc chuyển trụ sở, bà Mai cho hay, do địa điểm đang thuê ở Kim Mã tăng tiền nhà, nên bà chuyển về đường Nguyễn Lương Bằng để giảm chi phí.
Trái ngược điều này, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng, bà Mai tự ý cắt hợp đồng thuê ngôi nhà này, dẫn đến việc trung tâm phải tái ký hợp đồng và trả thêm tiền.
Bà Mai cũng viện dẫn, do ông Phan Anh đã nhiều lần làm sai thể lệ, quy định của trung tâm, cũng như không đi theo định hướng chỉ đạo của hội đồng trung tâm, nên Hội đồng trung tâm nhiều lần làm đề nghị lên Liên hiệp hội để bãi miễn chức vụ giám đốc của ông Anh.
“Ngày 12-7-2011, Thường trực Liên hiệp hội có quyết định số 355 đình chỉ chức vụ giám đốc của ông Phan Anh, đồng thời giao cho Hội đồng Trung tâm và tôi chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ của Trung tâm” – Bà Mai cho biết.
Bà Mai nói rằng, do lúc đó, ông Anh đang ở Mỹ, nên Thường trực Liên hiệp hội quyết định chờ ông về nước mới có quyết định nhân sự.
“Tuy nhiên, sau khi ông ấy về nước cho đến thời điểm hiện tại, Liên hiệp hội lại không ra quyết định bãi nhiệm ông Phan Anh” – Bà Mai nói.
Sau đó, ngày 11 – 10 – 2011, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phan Thị Phi Phi – Giám đốc Hội đồng Trung tâm ký quyết định của Hội đồng Trung tâm đình chỉ mọi hoạt động tổ chức, điều hành trung tâm của ông Phan Anh.
Tuy nhiên, những người hoạt động ở văn phòng trên phố Kim Mã cho rằng, những văn bản của Hội đồng Trung tâm đưa ra đều không có hiệu lực và đã bị Liên hiệp hội khoa học & kỹ thuật bác bỏ.
Vì vậy, hiện tất cả cán bộ trong trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người vẫn hoạt động dưới sự lãnh đạo của giám đốc là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phan Anh tại trụ sở trên đường Kim Mã.
Cũng vì những mâu thuẫn nói trên, hiện tại có hai địa điểm đều nhận là trụ sở của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người tại Hà Nội. Do bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nắm con dấu của Trung tâm, nên những hoạt động của văn phòng trên đường Kim Mã đều không có dấu. Bà Mai cho rằng, hoạt động này là trái luật.
“Chúng tôi, kể cả giáo sư Phan Anh, tướng Chu Phác... đã thống nhất sẽ thành lập một trung tâm mới, dù thương hiệu của trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người mất bao công sức gây dựng sẽ bị mất vào tay người khác” – Ông Nguyễn Phúc Giác Hải nói.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai khẳng định, dù thành lập trung tâm mới, không ai được phép sử dụng tên có hai chữ “tiềm năng”.
(tiếp)
XóaLàm ngơ?
Để làm rõ sự việc này, phóng viên Tiền Phong đã nhiều lần đến trụ sở Liên hiệp Hội Khoa học & Kỹ thuật - Cơ quan chủ quản của Hội đồng Trung tâm và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để xin ý kiến.
Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, đại diện cơ quan này đều từ chối tiếp phóng viên với lý do, lãnh đạo "xử lý vấn đề này" đi vắng, bận họp.
Trưa 12 - 6, phóng viên tiếp tục đến Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người xin liên hệ công việc, nhưng vẫn với lý do "lãnh đạo đi vắng", nhân viên văn phòng hẹn lịch buổi chiều với phóng viên. Đến buổi chiều, vẫn chỉ có nhân viên văn phòng này làm việc với phóng viên, các lãnh đạo khác đều "đi vắng".
Trao đổi với phóng viên, người phụ nữ này nói lại quan điểm của lãnh đạo Viện rằng, hai trung tâm nghiên cứu tiềm năng cùng tồn tại đều là thật, và đây là chuyện nội bộ của Viện, nên không muốn cung cấp thông tin cho báo chí.
Phóng viên tiếp tục đề nghị có một buổi làm việc khác trực tiếp với lãnh đạo Viện, nhưng người phụ nữ này dẫn lại lời cấp trên cho rằng, sẽ không tiếp phóng viên nữa.
Việc lùm xùm của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã diễn ra thời gian khá dài, tuy nhiên, vẫn chưa thấy động thái gì của cơ quan chủ quản đứng ra giải quyết.
Ngay cả bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cũng hết sức khó hiểu về tình trạng chậm trễ này của cơ quan chủ quản.
Cũng vì sự chậm trễ này, đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chẳng biết đâu là địa chỉ đúng của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.
(tiếp theo và hết)
XóaTháng 5 vừa qua, Trong khi ông Nguyễn Phúc Giác Hải – Chủ nhiệm Bộ môn Thông tin - Dự báo của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người dẫn một đoàn nhà khoa học, nhà ngoại cảm đến nghiên cứu về em bé phát cháy tên Th ở TP HCM thì bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người ký công văn gửi tới cơ quan chức năng và báo chí cho rằng “không chịu trách nhiệm về những công bố nghiên cứu của ông Nguyễn Phúc Giác Hải”.
Theo công văn của bà Mai, ông Hải tự ý tham gia tuyên truyền về cô bé gây cháy với tư cách cá nhân, và ông Hải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận, Trung tâm không liên quan tới việc này” - bà Mai cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, ông tham gia trong đoàn với tư cách là chủ nhiệm của bộ môn Thông tin - dự báo. Tuy không được bà Mai chấp nhận nhưng giám đốc của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người là ông Phan Anh đồng ý.
Được biết, bà Mai đang làm việc ở trụ sở 12/43/64 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) còn ông Nguyễn Phúc Giác Hải đang làm việc ở trụ sở số 25 ngõ 294, Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội).
Hai trụ sở này đều có biển đề tên: Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.
Tạm kết luận: Như vậy, có sự khúc múc trong nội bộ trong quá trình vận động từ "Trung tâm Nghiên cứu" lên "Viện Nghiên cứu".
XóaViệc này diễn ra trong khoảng 2012-2013.
Một bộ phận cũ của "Trung tâm Nghiên cứu" đã phát triển thành "Viện Nghiên cứu" (bây giờ, ông Phạm Minh Hạc là Viện trưởng, có thành phần gồm các ông như Phan Anh, Nguyễn Phúc Giác Hải, Ngô Tiến Quý, Bùi Tiến Quý,...).
Một bộ phận cũ nữa (như bà Tuyết Mai) thì không rõ ra sao. Không biết là còn "Trung tâm Nghiên cứu" nữa không, ở thời điểm hiện tại (tháng 10/2014).