Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.
Cứ tạm cho là câu ca cổ, có từ mấy trăm năm về trước. Còn chặt chẽ, ra đời vào khoảng thời gian nào, thì sẽ cần trở lại bàn cụ thể sau.
Có hai điểm cần bàn về nội dung của lời ca cổ này.
1. Một là, "nuôi cái cùng con". Xưa nay, đa phần cho rằng là "nuôi mẹ, rất có thể là mẹ chồng, tức mẹ của anh lính, và những đứa con của anh chị". Tức cái ở đây là mẹ, hay mẹ già. Nhưng bác Đặng Việt Bích lại cho rằng "cái" là con lớn, tức đứa nhớn, đứa cả. Và như vậy, "nuôi cái cùng con", theo bác, là "nuôi đứa con lớn/con cả, cùng với con nhỏ" (bác Bích là người đã từng chỉ ra cách phân kì lịch sử Việt Nam rất lạ của ông cụ thân sinh, xem lại ở đây).
Quan điểm của bác Đặng Việt Bích đã chạy trên một vài bài tạp chí, để tìm lại, nhưng hình như cũng đã lâu (khoảng chục năm về trước). Chưa thấy ai trao đổi lại, mà cũng có thể, chẳng ai buồn trao đổi lại làm gì.
Tôi thì, từ hồi lần đầu đầu tiên lang thang ở mạn Mục Mã, Quảng Uyên, cỡ hơn 20 năm về trước, vẫn đinh ninh "cái" chính là mẹ. Không thể khác. Vì: chỉ cần đặt lời ca cổ ấy trong các dị bản là rõ, không cần phân tích nhiều. Chẳng hạn, có lời khác, mở đầu là "Cái cò lặn lội bờ sông" (ở trên là "Con cò lặn lội bờ sông").
Ca dao thường phải nén ý, nên rất súc tích, chẳng có chỗ cho việc trình bày dài dòng "con lớn với con nhỏ" cả. Cái xúc động chúng ta, chính là hình ảnh của "cái", tức bà bủ, bà bầm, bà mế, bà bu ở hậu phương, trong tâm trạng ra đi của anh lính.
2. Hai là, "trẩy nước non Cao Bằng" ("trảy nước non Cao Bằng") thực chất là chỉ hành động gì ?
Trảy/trẩy là gì ? Là xây dựng, là gìn giữ, hay là phá bỏ, hay lại là giành lấy/tranh lấy ?
Có lẽ cần thảo luận thêm.
Ở cuối entry này, đăng lại một bài của một tác giả nào đó (tôi không biết) vốn xuất hiện trên báo Biên phòng.
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Cây Thanh Thảo (Qinghao, artemisisa annua) và công dụng trị bệnh
- Trống đồng Cao Bằng, của người Lô Lô
- Hát Phưn của người Nùng ở Yên Bái
- Người Tày - Nùng nói về LÍ và LẼ
- Hậu duệ của khối Lạc Việt không có người Kinh (quan điểm của Trung Quốc)
- Quảng Tây khẳng định phát hiện chữ cổ Lạc Việt, có sớm hơn chữ Giáp Cốt (tháng 1 năm 2012)
- Người Nùng ở Yên Bái
- Ma túy ở vùng Bản Thang và Bản Giốc (Cao Bằng)
- nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày
- Văn bia lăng mộ ở Cao Bằng (2014)
- "Đầu rau" có nghĩa là gì ?
- Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)
- Quảng Tây khẳng định phát hiện chữ cổ Lạc Việt, có sớm hơn chữ Giáp Cốt (tháng 1 năm 2012)
- Người Nùng ở Yên Bái
- Ma túy ở vùng Bản Thang và Bản Giốc (Cao Bằng)
- nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày
- Văn bia lăng mộ ở Cao Bằng (2014)
- "Đầu rau" có nghĩa là gì ?
- Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)
---
Bài của tác giả Phan Phú Yên trên báo Biên phòng
"Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng"
20/02/2014 16:04
"Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng". Câu ca dao xưa không biết từ lúc nào đã trở thành niềm thôi thúc mạnh mẽ chúng tôi về với vùng địa đầu Tổ quốc. Nhìn lên bản đồ, ta thấy 7 tỉnh biên giới: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh trải dài theo hình vòng cung từ Tây sang Đông, trong đó, Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc. Đây là vùng đất đặc biệt, từng là kinh đô, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và những truyền thuyết dân gian độc đáo.
Một vùng "địa linh"
Từ Hà Nội, xe đưa chúng tôi vượt đèo Giàng, đèo Gió, đèo Mã Phục để đến với non nước Cao Bằng - vùng đất hợp cùng Lạng Sơn thành châu Quảng Nguyên dưới thời Lý - Trần. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Khánh, trong lịch sử không nơi nào trên đất nước ta có được vị thế như Cao Bằng, khi gần như liên tục mang tư cách kinh đô, một vùng đất "phát sáng", tùy theo vai trò và mức độ rộng hẹp khác nhau. Điều đó không phải không có lý. Truyền thuyết dân tộc Tày kể rằng, từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, vùng Cao Bằng là địa phận nước Nam Cương của cư dân Tây Âu, với kinh đô đặt ở Hòa An. Trong câu chuyện Chín chúa tranh ngôi vua, Thục Phán sau khi đánh bại các đối thủ đã thống nhất hai thành phần cư dân Lạc Việt và Tây Âu lập nên nước Âu Lạc, lên ngôi vua An Dương Vương, chuyển thủ đô về Cổ Loa. Nghĩa là từ thời kỳ đầu lập quốc, Cao Bằng đã từng là một trung tâm chính trị, văn hóa.
Cho tới thế kỷ XI, vùng đất này lại trở thành trung tâm của quốc gia "tự trị" Trường Sinh, có khi lấy quốc hiệu Đại Nam, thủ phủ đặt tại Nà Lư, với các thủ lĩnh đứng đầu là cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. Vương quốc này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi thì bị diệt vong. Đến cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc thất thế bỏ Thăng Long chạy lên miền ngược đã chiếm cứ Cao Bằng, thiết lập nên vương triều riêng, tách hẳn khỏi sự quản lý của chính quyền Lê - Trịnh. Gần 100 năm vừa chống chọi với nhà Lê, các vua nhà Mạc vừa xây dựng Cao Bằng trở thành một trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế. Chỉ sau khi nhà Mạc bị tiêu diệt, Cao Bằng mới đổi thành một trấn, rồi một tỉnh biên giới.
Lịch sử bao giờ cũng là dòng chảy liên tục và Cao Bằng vẫn tiếp tục giữ sứ mệnh "phát sáng" của mình. Ngày 8-2-1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, nơi đầu tiên vị lãnh tụ đặt chân đến là Cao Bằng. Cũng từ đó, vùng "địa linh" này biến thành một căn cứ địa, một thủ đô kháng chiến, hội tụ tinh hoa trí tuệ và khí phách của những người con ưu tú. Và cũng từ nơi đây, các chủ trương, đường lối và cả nhân lực đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cao Bằng cũng chính là nơi ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày 22-12-1944, do Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp thành lập và chỉ huy.
Một vùng "nhân kiệt"
Nhắc đến Cao Bằng, là nhắc đến vùng đất sản sinh nhiều nhân kiệt trong quá trình đấu tranh sinh tồn trước sự hung bạo của thiên nhiên và các thế lực ngoại xâm, thổ phỉ cướp phá. Những người quê quán Cao Bằng mà tôi có dịp quen biết hay thổ lộ rằng, khi đi xa, họ nhớ nhất là danh thắng thiên nhiên cùng những câu chuyện dã sử ly kỳ độc đáo về những vị anh hùng của quê hương. Đó là những nhân vật xa xưa trấn thủ biên cương như Nùng Trí Cao, Dương Tự Minh, Tông Đản, Nùng Trí Viễn, Hoàng Lục… từng tham gia đánh quân Tống, rồi Bế Công Lượng chống quân Minh, Mã Quốc Anh tập hợp nghĩa quân đánh Pháp xâm lược. Tiếp đến là những thủ lĩnh tiểu phỉ trừ gian bảo vệ bản làng như Bế Nguyên Luận, Thang Trường Hợp... Không chỉ các thủ lĩnh quân sự, mà Cao Bằng còn sản sinh những nhân vật văn hóa, danh y tài giỏi như Hoàng Quỳnh Vân được suy tôn là Vua Ca Đáng, Bế Văn Phùng tức Trạng Tư Thiên, Bế Hựu Cung - tác giả của sách Cao Bằng thực lục, Trần Quý - Trần Kiên có tài bốc thuốc cứu người…
Giống như các vùng văn hóa khác, ký ức dân gian qua dã sử ở Cao Bằng có nhiều điểm rất khác biệt với chính sử. Có những nhân vật mà các sử gia phong kiến cho là phản nghịch thì lại được nhân dân tôn thờ, thần thánh hóa như những người có công lớn với xứ sở, cộng đồng. Một trong những nhân vật mang nhiều huyền thoại nhất là Nùng Trí Cao, được nhân dân bản địa tôn vinh là Khâu Sầm Đại Vương, có nhiều nét tương đồng với Phù Đổng Thiên Vương trong truyền thuyết người Việt. Nùng Trí Cao là một nhân vật lịch sử có thật từng được ghi chép vào sử sách Việt Nam lẫn Trung Hoa, nhưng lai lịch sinh ra ông không rõ ràng. Theo truyền thuyết, ông từng cưỡi ngựa thần và dùng cây trúc trăm đốt mà mỗi đốt nảy ra một kỵ sĩ (binh thần) để đánh quân Tống. Sau khi bị thất trận, ông đã phóng ngựa thần về núi Khâu Sầm, bay lên đỉnh núi Thống, biến vào đám mây hồng để lên trời. Từ đó đỉnh núi này được gọi là Mã Bân, tức Ngựa Bay.
Sự khác biệt giữa chính sử với truyền thuyết dân gian còn thể hiện sinh động qua hình tượng Dương Tự Minh, phò mã nhà Lý, có công lớn đánh đuổi quân Tống xâm lược năm 1145. Theo sử liệu, năm 1150, phò mã Dương Tự Minh hợp cùng Vũ Đãi, Đàm Dĩ Mộng… mưu bắt viên quan Đỗ Anh Vũ chuyên quyền. Do bọn Vũ Đãi ăn hối lộ của bà thái hậu nên Đỗ Anh Vũ chỉ bị tạm giam mà không giết. Sau đó, Đỗ Anh Vũ được triều đình tha, trở lại nắm quyền binh và tiêu diệt nhóm Vũ Đãi. Chịu chung số phận, phò mã Dương Tự Minh bị đày đi chốn rừng thiêng nước độc, mất tung tích… Tuy nhiên, vì yêu mến công đức của vị anh hùng Dương Tự Minh mà dân gian đã "bịa" ra nhiều truyền thuyết khác nhau về ông, đặc biệt là cái chết của ông rất có hậu chứ không bi thảm!
Không chỉ đối với người xưa, mà trong đồng bào các dân tộc Cao Bằng còn truyền tụng nhiều giai thoại về "Ông Ké" Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều chiến sĩ cách mạng, tướng lĩnh nổi tiếng từng gắn bó với suối Lê Nin, núi Các Mác ở cái nôi của cách mạng. Đặc biệt, người Cao Bằng rất tự hào khi nói về những người con của quê hương mình như các tướng lĩnh Vũ Đức (Hoàng Đình Giong), Nam Long, Đàm Quang Trung, Vũ Lăng, Vũ Lập… từng là những thành viên sáng lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, rồi sau đó đưa quân Nam tiến xuyên suốt chiều dài Tổ quốc để đánh Pháp.
Một địa chỉ hấp dẫn
"…Núi đi trong sương lạnh/ núi đi trong mây mù/ núi đi trong gió cuốn/ núi lặng lẽ ngắm mình thung sâu/ núi bí ẩn đàn đàn mã phục/ núi trùng trùng muôn vạn hùng binh…". Cao Bằng là tỉnh nằm trên cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, độ cao trung bình trên 200m so với mực nước biển, diện tích gần 6.691km2, địa hình phức tạp, có tới 90% diện tích là núi rừng; có hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, với đường biên giới dài tới 311km. Ngoài thị xã Cao Bằng, tỉnh này còn có 12 huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên, Hòa An, Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Trà Lĩnh. Các dân tộc bản địa như Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Lô Lô, Sán Chỉ, Sán Dìu… và cả người Kinh đều có đóng góp nhất định làm phong phú bản sắc văn hóa Cao Bằng.
Theo chị Hoàng Thị Huệ, một hướng dẫn viên du lịch, thì du khách trong và ngoài nước khi đến đây luôn quan tâm các di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng nằm sát đường biên giới Việt - Trung, nơi có hang Cốc Bó bên núi Các Mác và suối Lê Nin mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm nơi ở khi mới về nước hoạt động bí mật. Cách hang Cốc Bó khoảng 1km là lán Khuổi Nậm, nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941, ra quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh và các căn cứ địa cách mạng. Ngoài ra, Cao Bằng còn có một số địa chỉ về nguồn đáng chú ý như rừng Trần Hưng Đạo, Đồn Phai Khắt, di tích Đông Khê, đền vua Lê, đền Xuân Lĩnh… Và tất nhiên không thể quên khu di tích Kim Đồng dưới chân một rặng núi đá đồ sộ, gồm phần mộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo dân tộc Nùng trong hình dáng thanh thoát, tay nâng cao chim bồ câu đưa thư, cùng 14 cây lát, trong đó có một cây rất cao trồng chính nơi anh Kim Đồng đã hy sinh. Vào dịp hè, thiếu niên, nhi đồng khắp cả nước thường về đây viếng mộ anh Kim Đồng và cắm trại, vui chơi ở khoảng sân rộng trong khu dí tích.
Ngoài sự hấp dẫn về di tích lịch sử - văn hóa, nơi đây còn có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, với nhiều danh thắng mà nổi bật nhất là thác Bản Giốc, kế đến là hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao... Là thác nước đẹp hàng đầu nước ta, thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn đổ những khối nước từ độ cao 30m xuống qua nhiều tầng đá vôi, thành các luồng nước như các dải lụa trắng phau, ầm vang ngày đêm giữa núi rừng hùng vĩ của biên giới Việt - Trung. Còn hồ Thang Hen ở độ cao hàng ngàn mét so với mực nước biển là một trong những hồ đẹp nhất trong 36 hồ nằm ở trên núi nước ta, có hình thoi, phía đầu nguồn là cái hang rộng với nguồn nước chảy ra triền miên. Động Ngườm Ngao là thế giới của nhũ đá thiên nhiên với hàng ngàn hình khối sinh động khác nhau: Rồng, hổ, voi, các loài chim, đụn vàng, đụn gạo…
Bên cạnh đó, Cao Bằng còn khá phong phú về văn hóa ẩm thực, mà chủ yếu là những món ăn, thức uống của người Tày bản địa. Các món rau rừng ở đây thật đa dạng, ngoài giá trị ẩm thực còn chữa được bệnh, thường được dùng trong các bữa ăn như: Măng đắng, rau chuối rừng, rau ngót, hoa ban, cỏ mần trầu, rêu đá, rau bò khoai, rau dớn, rau dạ hiến… Đối với người Tày, rượu là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc lâu đời, được chế biến từ gạo, sắn, khoai, ngô, mật mía, trái chuối… đem ủ men làm bằng các loại lá rừng.
Do nằm ở vị trí xa xôi, hạ tầng cơ sở mới vừa được đầu tư, nên Cao Bằng vẫn chưa phải là nơi thu hút đông đảo du khách. Tuy nhiên, với những lợi thế về thiên nhiên và bề dày lịch sử - văn hoá hiếm có, vùng non nước Cao Bằng là địa chỉ về nguồn, là điểm đến lý tưởng cho những ai ham hiểu biết, nghiên cứu và khám phá về một vùng đất còn hoang sơ, chất chứa nhiều bí ẩn thú vị ở địa đầu Tổ quốc.
Từ Hà Nội, xe đưa chúng tôi vượt đèo Giàng, đèo Gió, đèo Mã Phục để đến với non nước Cao Bằng - vùng đất hợp cùng Lạng Sơn thành châu Quảng Nguyên dưới thời Lý - Trần. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Khánh, trong lịch sử không nơi nào trên đất nước ta có được vị thế như Cao Bằng, khi gần như liên tục mang tư cách kinh đô, một vùng đất "phát sáng", tùy theo vai trò và mức độ rộng hẹp khác nhau. Điều đó không phải không có lý. Truyền thuyết dân tộc Tày kể rằng, từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, vùng Cao Bằng là địa phận nước Nam Cương của cư dân Tây Âu, với kinh đô đặt ở Hòa An. Trong câu chuyện Chín chúa tranh ngôi vua, Thục Phán sau khi đánh bại các đối thủ đã thống nhất hai thành phần cư dân Lạc Việt và Tây Âu lập nên nước Âu Lạc, lên ngôi vua An Dương Vương, chuyển thủ đô về Cổ Loa. Nghĩa là từ thời kỳ đầu lập quốc, Cao Bằng đã từng là một trung tâm chính trị, văn hóa.
Cho tới thế kỷ XI, vùng đất này lại trở thành trung tâm của quốc gia "tự trị" Trường Sinh, có khi lấy quốc hiệu Đại Nam, thủ phủ đặt tại Nà Lư, với các thủ lĩnh đứng đầu là cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. Vương quốc này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi thì bị diệt vong. Đến cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc thất thế bỏ Thăng Long chạy lên miền ngược đã chiếm cứ Cao Bằng, thiết lập nên vương triều riêng, tách hẳn khỏi sự quản lý của chính quyền Lê - Trịnh. Gần 100 năm vừa chống chọi với nhà Lê, các vua nhà Mạc vừa xây dựng Cao Bằng trở thành một trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế. Chỉ sau khi nhà Mạc bị tiêu diệt, Cao Bằng mới đổi thành một trấn, rồi một tỉnh biên giới.
Lịch sử bao giờ cũng là dòng chảy liên tục và Cao Bằng vẫn tiếp tục giữ sứ mệnh "phát sáng" của mình. Ngày 8-2-1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, nơi đầu tiên vị lãnh tụ đặt chân đến là Cao Bằng. Cũng từ đó, vùng "địa linh" này biến thành một căn cứ địa, một thủ đô kháng chiến, hội tụ tinh hoa trí tuệ và khí phách của những người con ưu tú. Và cũng từ nơi đây, các chủ trương, đường lối và cả nhân lực đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cao Bằng cũng chính là nơi ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày 22-12-1944, do Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp thành lập và chỉ huy.
Một vùng "nhân kiệt"
Nhắc đến Cao Bằng, là nhắc đến vùng đất sản sinh nhiều nhân kiệt trong quá trình đấu tranh sinh tồn trước sự hung bạo của thiên nhiên và các thế lực ngoại xâm, thổ phỉ cướp phá. Những người quê quán Cao Bằng mà tôi có dịp quen biết hay thổ lộ rằng, khi đi xa, họ nhớ nhất là danh thắng thiên nhiên cùng những câu chuyện dã sử ly kỳ độc đáo về những vị anh hùng của quê hương. Đó là những nhân vật xa xưa trấn thủ biên cương như Nùng Trí Cao, Dương Tự Minh, Tông Đản, Nùng Trí Viễn, Hoàng Lục… từng tham gia đánh quân Tống, rồi Bế Công Lượng chống quân Minh, Mã Quốc Anh tập hợp nghĩa quân đánh Pháp xâm lược. Tiếp đến là những thủ lĩnh tiểu phỉ trừ gian bảo vệ bản làng như Bế Nguyên Luận, Thang Trường Hợp... Không chỉ các thủ lĩnh quân sự, mà Cao Bằng còn sản sinh những nhân vật văn hóa, danh y tài giỏi như Hoàng Quỳnh Vân được suy tôn là Vua Ca Đáng, Bế Văn Phùng tức Trạng Tư Thiên, Bế Hựu Cung - tác giả của sách Cao Bằng thực lục, Trần Quý - Trần Kiên có tài bốc thuốc cứu người…
Giống như các vùng văn hóa khác, ký ức dân gian qua dã sử ở Cao Bằng có nhiều điểm rất khác biệt với chính sử. Có những nhân vật mà các sử gia phong kiến cho là phản nghịch thì lại được nhân dân tôn thờ, thần thánh hóa như những người có công lớn với xứ sở, cộng đồng. Một trong những nhân vật mang nhiều huyền thoại nhất là Nùng Trí Cao, được nhân dân bản địa tôn vinh là Khâu Sầm Đại Vương, có nhiều nét tương đồng với Phù Đổng Thiên Vương trong truyền thuyết người Việt. Nùng Trí Cao là một nhân vật lịch sử có thật từng được ghi chép vào sử sách Việt Nam lẫn Trung Hoa, nhưng lai lịch sinh ra ông không rõ ràng. Theo truyền thuyết, ông từng cưỡi ngựa thần và dùng cây trúc trăm đốt mà mỗi đốt nảy ra một kỵ sĩ (binh thần) để đánh quân Tống. Sau khi bị thất trận, ông đã phóng ngựa thần về núi Khâu Sầm, bay lên đỉnh núi Thống, biến vào đám mây hồng để lên trời. Từ đó đỉnh núi này được gọi là Mã Bân, tức Ngựa Bay.
Sự khác biệt giữa chính sử với truyền thuyết dân gian còn thể hiện sinh động qua hình tượng Dương Tự Minh, phò mã nhà Lý, có công lớn đánh đuổi quân Tống xâm lược năm 1145. Theo sử liệu, năm 1150, phò mã Dương Tự Minh hợp cùng Vũ Đãi, Đàm Dĩ Mộng… mưu bắt viên quan Đỗ Anh Vũ chuyên quyền. Do bọn Vũ Đãi ăn hối lộ của bà thái hậu nên Đỗ Anh Vũ chỉ bị tạm giam mà không giết. Sau đó, Đỗ Anh Vũ được triều đình tha, trở lại nắm quyền binh và tiêu diệt nhóm Vũ Đãi. Chịu chung số phận, phò mã Dương Tự Minh bị đày đi chốn rừng thiêng nước độc, mất tung tích… Tuy nhiên, vì yêu mến công đức của vị anh hùng Dương Tự Minh mà dân gian đã "bịa" ra nhiều truyền thuyết khác nhau về ông, đặc biệt là cái chết của ông rất có hậu chứ không bi thảm!
Không chỉ đối với người xưa, mà trong đồng bào các dân tộc Cao Bằng còn truyền tụng nhiều giai thoại về "Ông Ké" Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều chiến sĩ cách mạng, tướng lĩnh nổi tiếng từng gắn bó với suối Lê Nin, núi Các Mác ở cái nôi của cách mạng. Đặc biệt, người Cao Bằng rất tự hào khi nói về những người con của quê hương mình như các tướng lĩnh Vũ Đức (Hoàng Đình Giong), Nam Long, Đàm Quang Trung, Vũ Lăng, Vũ Lập… từng là những thành viên sáng lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, rồi sau đó đưa quân Nam tiến xuyên suốt chiều dài Tổ quốc để đánh Pháp.
Một địa chỉ hấp dẫn
"…Núi đi trong sương lạnh/ núi đi trong mây mù/ núi đi trong gió cuốn/ núi lặng lẽ ngắm mình thung sâu/ núi bí ẩn đàn đàn mã phục/ núi trùng trùng muôn vạn hùng binh…". Cao Bằng là tỉnh nằm trên cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, độ cao trung bình trên 200m so với mực nước biển, diện tích gần 6.691km2, địa hình phức tạp, có tới 90% diện tích là núi rừng; có hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, với đường biên giới dài tới 311km. Ngoài thị xã Cao Bằng, tỉnh này còn có 12 huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên, Hòa An, Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Trà Lĩnh. Các dân tộc bản địa như Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Lô Lô, Sán Chỉ, Sán Dìu… và cả người Kinh đều có đóng góp nhất định làm phong phú bản sắc văn hóa Cao Bằng.
Theo chị Hoàng Thị Huệ, một hướng dẫn viên du lịch, thì du khách trong và ngoài nước khi đến đây luôn quan tâm các di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng nằm sát đường biên giới Việt - Trung, nơi có hang Cốc Bó bên núi Các Mác và suối Lê Nin mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm nơi ở khi mới về nước hoạt động bí mật. Cách hang Cốc Bó khoảng 1km là lán Khuổi Nậm, nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941, ra quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh và các căn cứ địa cách mạng. Ngoài ra, Cao Bằng còn có một số địa chỉ về nguồn đáng chú ý như rừng Trần Hưng Đạo, Đồn Phai Khắt, di tích Đông Khê, đền vua Lê, đền Xuân Lĩnh… Và tất nhiên không thể quên khu di tích Kim Đồng dưới chân một rặng núi đá đồ sộ, gồm phần mộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo dân tộc Nùng trong hình dáng thanh thoát, tay nâng cao chim bồ câu đưa thư, cùng 14 cây lát, trong đó có một cây rất cao trồng chính nơi anh Kim Đồng đã hy sinh. Vào dịp hè, thiếu niên, nhi đồng khắp cả nước thường về đây viếng mộ anh Kim Đồng và cắm trại, vui chơi ở khoảng sân rộng trong khu dí tích.
Ngoài sự hấp dẫn về di tích lịch sử - văn hóa, nơi đây còn có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, với nhiều danh thắng mà nổi bật nhất là thác Bản Giốc, kế đến là hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao... Là thác nước đẹp hàng đầu nước ta, thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn đổ những khối nước từ độ cao 30m xuống qua nhiều tầng đá vôi, thành các luồng nước như các dải lụa trắng phau, ầm vang ngày đêm giữa núi rừng hùng vĩ của biên giới Việt - Trung. Còn hồ Thang Hen ở độ cao hàng ngàn mét so với mực nước biển là một trong những hồ đẹp nhất trong 36 hồ nằm ở trên núi nước ta, có hình thoi, phía đầu nguồn là cái hang rộng với nguồn nước chảy ra triền miên. Động Ngườm Ngao là thế giới của nhũ đá thiên nhiên với hàng ngàn hình khối sinh động khác nhau: Rồng, hổ, voi, các loài chim, đụn vàng, đụn gạo…
Bên cạnh đó, Cao Bằng còn khá phong phú về văn hóa ẩm thực, mà chủ yếu là những món ăn, thức uống của người Tày bản địa. Các món rau rừng ở đây thật đa dạng, ngoài giá trị ẩm thực còn chữa được bệnh, thường được dùng trong các bữa ăn như: Măng đắng, rau chuối rừng, rau ngót, hoa ban, cỏ mần trầu, rêu đá, rau bò khoai, rau dớn, rau dạ hiến… Đối với người Tày, rượu là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc lâu đời, được chế biến từ gạo, sắn, khoai, ngô, mật mía, trái chuối… đem ủ men làm bằng các loại lá rừng.
Do nằm ở vị trí xa xôi, hạ tầng cơ sở mới vừa được đầu tư, nên Cao Bằng vẫn chưa phải là nơi thu hút đông đảo du khách. Tuy nhiên, với những lợi thế về thiên nhiên và bề dày lịch sử - văn hoá hiếm có, vùng non nước Cao Bằng là địa chỉ về nguồn, là điểm đến lý tưởng cho những ai ham hiểu biết, nghiên cứu và khám phá về một vùng đất còn hoang sơ, chất chứa nhiều bí ẩn thú vị ở địa đầu Tổ quốc.
Phan Phú Yên
http://bienphong.com.vn/baobienphong/news/de-anh-di-tray-nuoc-non-cao-bang/23374.bbp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.