Như thấy ở hai entry trước (hiệp 1 và hiệp 2), cuộc tranh luận diễn ra cách nay đã 8 năm, nhưng tựa như vẫn chưa vẫn còn chưa kết thúc. Sau lên tiếng lần thứ hai của chủ nhân nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh (với sự trợ giúp tra cứu của Đông A), thì không thấy nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo trả lời. Cuộc tranh luận ngưng lại ở đó. Chưa có một cái tạm gọi là lời kết. Sau đó, sang năm 2007, ông Cao Xuân Hạo đã từ trần. Nên có thể xem đây như những trao đổi học thuật cuối cùng của ông.
Trong vai một người đã quan sát lúc đó, nay cùng với một số vị nhìn kĩ thêm một lần nữa, và quan trọng hơn cả là một người học tiếng Việt, tôi thử đề xuất một cái kết như dưới đây.
Trong vai một người đã quan sát lúc đó, nay cùng với một số vị nhìn kĩ thêm một lần nữa, và quan trọng hơn cả là một người học tiếng Việt, tôi thử đề xuất một cái kết như dưới đây.
1. Đầu tiên, vẫn cần nói trước hết: phương án dịch Utopia từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt thành Utopia hay Xứ Utopia của Cao Xuân Hạo là tối ưu. Tôi hoàn toàn đồng quan điểm với ông ngay từ lúc đầu.
2. Cách dịch là Địa đàng trần gian của Nguyễn Nhật Anh, hay Nhân gian ảo mộng của Trịnh Lữ đều là dụng công không cần thiết. Có những thứ nung nấu suy nghĩ, tìm kiếm, sáng tạo, nhưng thật ra là vô ích. Mà vô ích nhất, không lợi ích nhất, chính là cho vốn tiếng Việt.
3. Nhưng cuộc tranh luận xoay quanh cái "dụng công không cần thiết" ấy lại cho những nhận thức hữu ích. Rất ích lợi cho việc nhìn nhận về động thái của tiếng Việt.
4. Cao Xuân Hạo đưa ra cách dịch theo tôi là hay, nhưng lại vướng vào việc phê phán rất dở về chữ địa đàng. Ông vừa bất cẩn, vừa cực đoan. Nên mắc kẹt ở đó. Ở chiều ngược lại, chủ nhân nhà Nhã Nam dù vẻ như nói rất khúc chiết về chữ địa đàng, nhưng lại vướng vào quá tự mê tự hoặc với cái sáng tạo chữ nghĩa của mình, nên rút cục, không đi đến chỗ là cần phải xem là nên dịch lại như thế nào.
5. Đầu tiên, gợi ý có sẵn trong vốn tiếng Việt là địa ngục trần gian (rất quen, và hay được sử dụng), có thể đã đưa đến cái dịch địa đàng trần gian của Nhã Nam. Chỉ cần thay mỗi "địa đàng" vào "địa ngục". Mà thật ra, chỉ là thay "đàng" vào "ngục".
Cần nói thẳng luôn rằng, ban đầu, hồi các cha như Đắc Lộ vào giảng đạo cho bà con ở Cửa Bạng hay Cửa Cờn, thì từ địa đàng cũng chính là thiên đàng. Cùng một nghĩa. Địa đàng chính là thiên đường ở trên mặt đất.
Giải thích cái này, phải trở lại với Đắc Lộ và Lợi Mã Đậu, rất rích rắc, nên thôi. Chỉ chốt lại như vậy.
Cho nên, địa đàng trần gian vốn là cách đảo chữ chút xíu của Nhật Anh, và bản thân ông bạn cũng không ngờ đến, rằng: nó cũng chính là thiên đàng trần gian. Nói không ngờ, vì ông bạn, mãi đến lúc "lục lọi" từ điển trong nhà ra trả lời, vẫn còn chưa định được rõ và nêu nổi bật. Bởi vậy, phải đi vào vòng luẩn quẩn là lí luận về "vỏ ngữ âm".
Nếu dùng thiên đàng trần gian ngay từ đầu thì chắc cụ Cao Xuân Hạo cũng không thắc mắc. Tức là không có cớ gì để "bức xúc" đến mức kêu lên trên báo, và cũng là không tranh với luận gì nữa.
Và nếu đã tranh luận rồi, mà ngay từ đầu thuyết phục cụ Cao rằng địa đàng trần gian cũng chính là thiên đàng trần gian, thì chắc cụ cũng tạm mà "à hiểu rồi" (tuy hẳn là không bị thuyết phục hoàn toàn).
6. Không biết là có ai sẽ "à hiểu rồi" vào thời điểm bây giờ hay không. Cũng có lẽ sẽ có người còn chưa, hoặc là vẫn không, vì suy cho cùng, để hiểu, là phải có một quá trình, dù chỉ có mấy "cái con chữ ranh ranh".
4. Cao Xuân Hạo đưa ra cách dịch theo tôi là hay, nhưng lại vướng vào việc phê phán rất dở về chữ địa đàng. Ông vừa bất cẩn, vừa cực đoan. Nên mắc kẹt ở đó. Ở chiều ngược lại, chủ nhân nhà Nhã Nam dù vẻ như nói rất khúc chiết về chữ địa đàng, nhưng lại vướng vào quá tự mê tự hoặc với cái sáng tạo chữ nghĩa của mình, nên rút cục, không đi đến chỗ là cần phải xem là nên dịch lại như thế nào.
5. Đầu tiên, gợi ý có sẵn trong vốn tiếng Việt là địa ngục trần gian (rất quen, và hay được sử dụng), có thể đã đưa đến cái dịch địa đàng trần gian của Nhã Nam. Chỉ cần thay mỗi "địa đàng" vào "địa ngục". Mà thật ra, chỉ là thay "đàng" vào "ngục".
Cần nói thẳng luôn rằng, ban đầu, hồi các cha như Đắc Lộ vào giảng đạo cho bà con ở Cửa Bạng hay Cửa Cờn, thì từ địa đàng cũng chính là thiên đàng. Cùng một nghĩa. Địa đàng chính là thiên đường ở trên mặt đất.
Giải thích cái này, phải trở lại với Đắc Lộ và Lợi Mã Đậu, rất rích rắc, nên thôi. Chỉ chốt lại như vậy.
Cho nên, địa đàng trần gian vốn là cách đảo chữ chút xíu của Nhật Anh, và bản thân ông bạn cũng không ngờ đến, rằng: nó cũng chính là thiên đàng trần gian. Nói không ngờ, vì ông bạn, mãi đến lúc "lục lọi" từ điển trong nhà ra trả lời, vẫn còn chưa định được rõ và nêu nổi bật. Bởi vậy, phải đi vào vòng luẩn quẩn là lí luận về "vỏ ngữ âm".
Nếu dùng thiên đàng trần gian ngay từ đầu thì chắc cụ Cao Xuân Hạo cũng không thắc mắc. Tức là không có cớ gì để "bức xúc" đến mức kêu lên trên báo, và cũng là không tranh với luận gì nữa.
Và nếu đã tranh luận rồi, mà ngay từ đầu thuyết phục cụ Cao rằng địa đàng trần gian cũng chính là thiên đàng trần gian, thì chắc cụ cũng tạm mà "à hiểu rồi" (tuy hẳn là không bị thuyết phục hoàn toàn).
6. Không biết là có ai sẽ "à hiểu rồi" vào thời điểm bây giờ hay không. Cũng có lẽ sẽ có người còn chưa, hoặc là vẫn không, vì suy cho cùng, để hiểu, là phải có một quá trình, dù chỉ có mấy "cái con chữ ranh ranh".
Tháng 8 năm 2014,
Giao Blog
hehe hồi đó đã bảo đừng có dùng cụm từ "conscience ordinaire" rồi mà phải "sens commun", thế là ông CXH túm ngay được cụm đó, sửa lưng ngay ^^ dẫu sao ông Hạo cũng là một người cực tinh ý, và cuộc tranh luận hồi đó đúng là ông nói gà bà nói vịt haha
Trả lờiXóahá hà, tưởng hồi đó Nhị Linh cũng đi "lục lọi" từ điển trợ giúp chủ nhân Nhã Nam ! Cũng không phải là ông gà bà vịt đâu, mà cuối cùng, bàn tản sang bên cạnh, thì lại chạy đúng vào chỗ cần tìm ở trung tâm !
Xóa