Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

14/07/2014

Người Việt và người Mường - 2 : lời bình của Liam Christopher Kelley (tức Lê Minh Khải)

Trong một bài viết đã công bố vài năm trước trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến thơ đi sứ và quan hệ Việt - Trung thời trung đại, tôi đã có nhắc đến cuốn sách về chủ đề tương tự của Liam. Nhiều ý tưởng và kết quả của Liam trong sách đó, tôi sẽ trao đổi lại ở những dịp khác, nhưng ở riêng chi tiết liên quan đến Liam trong bài viết trên, thì tôi không nhận thấy sự cẩn trọng hơn nữa như mức tôi cần đến trong việc Liam xử lí tư liệu nghiên cứu. Ở riêng chi tiết đó, tôi chắc chắn là Liam sử dụng tư liệu qua người khác, bằng bản tiếng Việt, mà chưa hề động đến nguyên bản chữ Hán.

Dưới đây, là entry xuất hiện trên blog của Liam về cuốn sách của Tạ Đức, vốn là tiếng Anh, đã được hai bạn Hoa Quốc Văn và hehe chuyển dịch ra tiếng Việt. Sẽ đi theo thứ tự sau: bản dịch của hehe, bản dịch của Hoa Quốc Văn, nguyên văn.


LƯU TƯ LIỆU


1. Bản dịch của hehe (vốn là comment ở entry sau trên blog tôi):

Đây là bài viết có liên quan của Liam Christopher Kelley (tên Việt là Lê Minh Khải), xin "dịch nhanh":

Tạ Đức với Hà Văn Thùy và Sự Thiếu Vắng Sự Thay Thế Chyên Nghiệp


Vài tuần qua là thời gian thú vị. CHNDTH ngang ngược tiến vào vùng biển ĐNA, và một cuộc tranh luận đã xảy ra quanh một cuốn sách viết về nguồn gốc của người Việt. Hai sự kiện có vẻ chẳng dính gì với nhau nhưng thực ra lại có quan hệ với nhau, và đó là vấn đề.


Gần đây, một tác giả tên Tạ Đức viết một cuốn sách về nguồn gốc của người Việt, theo đó người Việt có nguồn gốc từ người Tàu. Cuốn sách này đã bị chỉ trích bởi các học giả khác nhau như Trần Trọng Dương và Hà Văn Thùy. Một chỉ trích khác mang động cơ chính trị nhiều hơn đến từ Bùi Xuân Đính.

Tôi đồng ý với các phê bình của Tạ Đức về các ý kiến của Hà Văn Thùy, nhưng tôi cũng đồng ý với các phê bình của Trần Trọng Dương về tính học thuật của Tạ Đức.

Tạ Đức và Hà Văn Thùy là hai tác giả không có khả năng đọc tư liệu gốc (viết bằng tiến Hán), và cũng không có khả năng đọc hiểu nguồn tài liệu viết bằng các ngoại ngữ như Anh, Pháp... Tôi dùng chữ "đọc hiểu" với ý họ không có khả năng đọc và lượng định mức độ tin cậy của các tài liệu viết bằng các ngoại ngữ này (Tạ Đức đã chỉ ra hạn chế năng lực này của Hà Văn Thùy, còn tôi, tôi nghĩ tôi đã chỉ ra hạn chế như thế của Tạ Đức).

Do đó cả Tạ Đức và Hà Văn Thùy đều có vấn đề về học thuật, nhưng vấn đề thực sự là sự thiếu vắng sự thay thế nghiêm túc những hạn chế về học thhuật của hai người.

Quan điểm "chính thức" về Việt sử không thay đổi kể từ đầu thập niên 1970. Diễn giải Việt sử thời ấy diễn ra trong bối cảnh thời chiến, và các diễn giải này phải phục vụ mục tiêu đoàn kết người dân để bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tất nhiên đó là mục tiêu quan trọng, và diễn giải Việt sử lúc ấy đã làm đặc biệt tốt vì mục tiêu này.

Vấn đề lúc này là VN không còn chiến tranh và quốc gia đã được xác lập (established). Thêm nữa, hàng ngàn người Việt đã đi du học nước ngoài và tiếp xúc với các cách nhìn phức tạp hơn về thế giới và lịch sử. Vì vậy "câu chuyện cũ" không còn làm thỏa mãn giới trẻ.

Quan trọng hơn, phiên bản chính thống về quá khứ không đủ độ tinh vi để đương đầu với tính phức tạp của hiện tại.

Quá khứ phức tạp, và hiện tại phức tạp. Khi quá khứ được giới thiệu bằng các cách giản đơn (như Tạ Đức và Hà Văn Thùy đã làm và như sử chính thức đã làm), thì thật khó có được những cách hiệu quả để đương đầu với hiện tại.

Không may cho VN, không ai nỗ lực tiếp nhận quá khứ theo những cách phức tạp. Các nhà sử học không chính thức như Tạ Đức và Hà Văn Thùy giới thiệu quan điểm của mình ra trước công chúng, nhưng các nhà sử học chuyên nghiệp vẫn im lặng (như Nguyễn Hòa đã đề cập), hay chỉ đơn giản lập lại những quan điểm đã có từ những năm đầu thập niên 1970.

Đây là vấn đề: đã là 2014, và thế giới ngày nay phức tạp hơn so với thế giới thời 1970s rất nhiều.

http://leminhkhai.wordpress.com/2014/06/13/ta-duc-vs-ha-van-thuy-and-the-lack-of-a-professional-alternative/




2. Bản dịch của Hoa Quốc Văn:


Tạ Đức với Hà Văn Thuỳ và sự thiếu vắng một triển vọng chuyên nghiệp

Tác giả: Lê Minh Khải
Người dịch: Hoa Quốc Văn

Giờ đã là hè. Đã đến lúc tôi phải nghỉ post bài lên blog này. Vì vậy tôi sẽ viết entry cuối này sau đó nghỉ cho đến tháng Tám.
Mấy tuần vừa rồi rất thú vị. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã di chuyển vào “Địa Trung Hải Đông Nam Á” một cách hùng hổ, và một cuộc tranh cãi đã nổ ra xung quanh một cuốn sách về nguồn gốc người Việt. Hai sự kiện này không nên bị gắn cho nhau, nhưng trên thực tế chúng đã bị như vậy, và đó là một vấn đề.
Gần đây một tác giả có tên là Tạ Đức đã viết một cuốn sách về nguồn gốc người Việt trong định vị nguồn gốc người Việt ở Trung Hoa và sách của ông đã được các học giả rất khác nhau là Trần Trọng Dương và Hà Văn Thuỳ, và nhận được một bài phê bình mang động cơ chính trị của Bùi Xuân Đính.
Rốt cuộc, Tạ Đức và Hà Văn Thuỳ là 2 tác giả: 1) không có khả năng đọc các nguồn tư liệu nguyên cấp (Hán cổ), và 2) cũng không có khả năng hiểu các nguồn tư liệu tiếng nước ngoài – Pháp, Anh,v.v… Và khi dùng từ “hiểu”, tôi muốn nói rằng họ không thể đọc các nguồn tư liệu bằng tiếng nước ngoài và thẩm định được mức độ khả tín của các nguồn tư liệu đó (Tạ Đức đã chỉ ra điều này cho Hà Văn Thuỳ và tôi nghĩ tôi đã chỉ ra điều này cho Tạ Đức).
Vì vậy cũng có những vấn đề với học thuật của cả Tạ Đức lẫn Hà Văn Thuỳ, nhưng vấn đề thực sự là ở chỗ không có triển vọng nghiêm túc cho học thuật của họ.
Cái nhìn “chính thức” về quá khứ của người Việt đã không thay đổi gì kể từ đầu thập niên 1970s. Sự diễn giải lịch sử Việt Nam được tiến hành lúc bấy giờ được tạo ra trong thời gian chiến tranh và có mục đích đưa người dân đến sự đoàn kết với nhau để bảo vệ và xây dựng quốc gia/dân tộc.
Đó là một nhiệm vụ rất quan trọng, và những sự diễn giải lịch sử trong thời gian đó phục vụ mục đích ấy tốt một cách khác thường.
Vấn đề hiện nay là Việt Nam không còn chiến tranh, và quốc gia/dân tộc đã được thiết lập. Hơn nữa, hàng nghìn công dân của nó giờ đây đang học tập ở nước ngoài và đã được nhìn thầy nhiều cách nhìn thế giới và quá khứ phức tạp hơn. Kết quả là, “câu chuyện cũ mèm” không thoả mãn được thế hệ trẻ.
Quan trọng hơn, phiên bản chính thống về quá khứ không đủ tinh vi để đối mặt với những sự phức tạp của hiện tại.
Quá khứ phức tạp và hiện tại cũng phức tạp. Khi quá khứ được trình bày bằng những cách thức quá đơn giản (như Tạ Đức và Hà Văn Thuỳ đã làm cũng như sử học chính thống đã có) thì nó dẫn đến tình trạng rất khó cho người ta có thể dựa vào các phương pháp luận hiệu quả để ứng xử với hiện tại.
Không may cho Việt Nam, không có ai đang cố gắng để hình dung quá khứ theo những cách thức phức tạp. Các nhà sử học không chính thức như Tạ Đức và Hà Văn Thuỳ đã phổ biến những quan niệm quá giản đơn, mà các nhà sử học chuyên nghiệp vẫn im lặng (như Nguyễn Hòa đã lưu ý), hoặc đơn giản chỉ lặp lại những ý tưởng tương tự từng tồn tại từ thập niên 1970s.
Vấn đề là bây giờ đã là năm 2014, và thế giới giờ đây đã phức tạp hơn nhiều trước đó.
Vậy là sau khi đã nói như vậy, bây giờ tôi sẽ đánh dấu năm 2014 bằng việc đến Borneo và xăm mình để “thoát Tàu” (thoát Trung) và trải nghiệm nền văn hoá Đông Nam Á “đích thực”.
Cảm ơn mọi người đã đọc và bình luận (hoặc ở đây hoặc ở facebook). Tôi hi vọng các bạn đã học được nhiều từ tôi như tôi đã học được từ các bạn. Và tôi mong sẽ tiếp tục cuộc đàm luận vào tháng Tám.

3. Nguyên bản của Liam:


13jun14
Summer is here. It is time for me to take a break from posting to this blog. So I will write this one last blog entry and then will take a break until August.
The past few weeks have been interesting. The PRC has aggressively moved into the “Southeast Asian Mediterranean,” and a debate has taken place over a book about Vietnamese origins. These two events should not be related, but in actuality they are, and that is a problem.
Recently an author by the name of Tạ Đức has written a book about Vietnamese origins that places the origins of the Vietnamese in China, and his book has been criticized by scholars as diverse as Trần Trọng Dương and Hà Văn Thùy, and has received a more politically motivated critique from Bùi Xuân Đính.
book
Ultimately, Tạ Đức and Hà Văn Thùy are two authors who 1) do not have the ability to read primary sources (in classical Chinese = Hán) and 2) also do not have the ability to understand sources in foreign languages – French, English, etc. And by “understand,” I mean that they cannot read sources in foreign languages and evaluate the degree to which those sources are reliable (Tạ Đức has pointed this out for Hà Văn Thùy and I think I have pointed this out for Tạ Đức).
lsvn
There are therefore problems with the scholarship of both Tạ Đức and Hà Văn Thùy, but the real problem is that there is no serious alternative to their scholarship.
The “official” view of the Vietnamese past has not changed since the early 1970s. The interpretation of Vietnamese history that was produced at that time was produced during wartime and had the purpose of mobilizing people to unite together to defend and build the nation.
That was a very important task, and the historical interpretations from that time served that purpose exceptionally well.
The problem now is that Vietnam is no longer at war, and the nation has already been established. What is more, thousands of its citizens have now studied abroad and have been exposed to more complex ways of viewing the world and the past. As a result, the “same old story” doesn’t satisfy the younger generation.
More importantly, the orthodox version of the past is not sophisticated enough to deal with the complexities of the present.
china
The past is complex and the present is complex. When the past is presented in simplistic ways (as Tạ Đức and Hà Văn Thùy have done and as the official history does) then it makes it very difficult for people to be able to conceptualize effective ways to deal with the present.
Unfortunately for Vietnam, no one is attempting to conceptualize the past in complex ways. Unofficial historians like Tạ Đức and Hà Văn Thùy make their ideas known, but professional historians remain silent (as Nguyễn Hòa has noted), or simply repeat the same ideas that have existed since the early 1970s.
The problem is that it’s 2014 already, and the world is a lot more complex now than it was back then.
tattoo
So having said that, I’m now going to celebrate 2014 by going to Borneo and getting a tattoo in order to “thoát Tàu” (escape China) and experience “real” Southeast Asian culture.
Thank you everyone for reading and commenting (either here or on fb). I hope you have learned as much from me as I have learned from you. And I look forward to continuing the conversation in August.



Những entry liên quan đã đi trên blog này:

2 nhận xét:

  1. Bản dịch của Hoa Quốc Văn tốt hơn, nhưng tôi không biết dựa vào đâu Hoa Quốc Văn dịch alternativetriển vọng.

    Alternative trong ngữ cảnh đang xét chỉ có một nghĩa là một cái khác, một lựa chọn khác thay cho cái đang hoặc vẫn được dùng.

    Đây là chữ quan trọng nhất trong bài viết của tác giả Lê Minh Khải.

    LMK đã chỉ ra những hạn chế về học thuật của Tạ Đức và Hà Văn Thùy, và nhấn mạnh í, VN đang thiếu những nghiên cứu học thuật nghiêm túc thay cho những hạn chế kiểu như của Tạ Đức và Hà Văn Thùy.

    Đây cũng là í của anh Giao trong một comment trong loạt bài liên quan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. There is no alternative - Không có cái thay thế (không có lựa chọn khác/chỉ có thế này thôi/chỉ có độc cái này thôi, không có cái khác để thay thế nó đâu).

      Mình đồng ý là nghĩa ở hướng "cái thay thế", "cái khác", "lựa chọn khác".

      Cho nên có thể hiểu cả câu là: "thiếu một lựa chọn khác mang tính chuyên nghiệp". Và nghĩa thực muốn nói là: chỉ có thế thôi, đang thiếu cái chuyên nghiệp cần phải có của nó.

      Chung qui lại: hai đội bóng sinh viên gặp nhau, đá bóng ngoài giờ.

      Thế mà, gần đây, đội tuyển u19 chuyên nghiệp của Việt Nam lại bị bại trận trước mấy đội bóng sinh viên của Nhật Bản đấy.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.