Lại bay vào giờ khuya. Máy bay cất cánh từ Nội Bài lúc không giờ hơn một chút, và hơn 6 giờ sáng hôm sau thì có mặt ở đầu bên kia. Do lệch múi giờ, nên thời gian bay thực chỉ là hơn 4 tiếng. Ngày xưa, hồi chưa có đường bay trực tiếp, cứ phải quá cảnh qua Hồng Kông, thì thường là bay giữa trưa và tối mịt mùng mới đến nơi.
Ở Nội Bài, lần này, khu vực đường bay quốc tế, ấn tượng nhất là thấy có rất nhiều đoàn người Việt đi lao động ở nước ngoài. Đi Anh quốc, đi Nhật Bản, đi Đài Loan, tựa như cả những nước vùng Trung Đông và châu Phi. Nam có, nữ có, và đa phần là thanh niên. Nhiều tốp mặc áo dạng công nhân có in chữ Vietnam (hay tương tự như vậy) ở sau lưng. Vài ba tốp mặc com-plê với cà-vạt chỉnh tề, tay lại ôm những chiếc áo khoác mùa đông.
Ở quầy làm thủ tục, một nhân viên hàng không cứ bị một anh chàng trung tuổi trách móc, lúc đầu còn nho nhỏ, sau thì âm thanh phát ra cứ lớn dần theo nhịp vẩy vẩy cái cặp hồ sơ cầm trên tay. Ai đó trong số khách hàng đang xếp lượt ở phía sau nói với ra: "Thông cảm đi, em nó mới làm, chắc còn ít kinh nghiệm". Anh chàng liền phất cao cái cặp hồ sơ, với giọng to: "Ngày nào em chả có mặt ở đây, nhưng con này làm kém quá, người ta đã xong 3 lượt mà nó chưa xong 1".
Rồi thì mọi việc cũng qua. Anh chàng ở công ty về nhân lực hay nôm na là môi giới lao động ấy cũng đến lúc dẫn đoàn người ra phía cửa xuất phát quốc tế, có lẽ nhiệm vụ đến đấy là hoàn thành nên nhiều nụ cười tươi nở ra cùng với nhiều cái bắt tay. Anh chàng ra về, và trao lại cái cặp ấy cho một người trẻ tuổi tựa như là trưởng nhóm.
Người nhà đi tiễn người đi lao động ở nước ngoài rất đông, đứng kín mọi chỗ trống. Tựa như một người đi, thì có cả gia đình với đủ thành phần ra sân bây đưa tiễn, mà gia đình nào thì cũng cố chen bằng được lên đầu ngay từ vòng xem xếp lượt vào làm thủ tục.
Bất ngờ, sau khi đã qua gate số 8 để nhận cuống vé, thấy nhóm thanh niên com-ple và cà vạt chỉnh tề cùng lên một chuyến xe buýt để ra máy bay. Vậy là họ đi cùng chuyến với mình rồi.
Đằng sau mình, ở chỗ cùng xếp hàng vào gate 8, cũng như xuống cầu thang để ra chỗ có xe buýt, là một vị khách ngoại quốc nam giới đã luống tuổi. Chắc là đi du lịch Việt Nam, trên tay ông thấy rất nhiều nón lá và mũ lá Việt Nam. Lúc lên xe buýt, mới thấy thêm hai thanh niên đi cạnh ông lão. Có thể ba người là trong cùng một tua du lịch Việt Nam, bây giờ trên đường về bản quốc.
Nhóm thanh niên com-ple nhanh chóng ngồi hết vào các ghế trên xe buýt. Mình do lên xe buýt trước nhất, nên may còn giữ được một ghế ở gần sát với một phía thành xe (cách thành xe một ghế). Thanh niên trưởng nhóm - người đã nhận cặp hồ sơ từ anh chàng ở công ty nhân lực lúc trước - ngồi vào chiếc ghế còn lại ở sát ngay thành xe đó.
Ba vị khách với một chồng nón mũ Việt Nam lên sau mình và trước nhóm thanh niên com-ple, nhưng tựa như là thói quen, họ không ngồi ghế, mà đứng và nắm tay vào các vòng tay cầm bằng da thả xuống từ phía trần xe buýt. Cũng có thể do họ không nhanh chân bằng nhóm thanh niên com-ple.
Xe dừng ít phút để hành khách lên. Rồi đến lúc chuyển bánh về phía máy bay, bấy giờ nó mới lắc, và mới thấy là ngồi ở ghế vừa chắc vừa nhàn hơn rất nhiều so với đứng. Hai thanh niên đi cùng thì có vẻ vô tư theo đúng kiểu thanh niên, nhưng ông lão cầm chồng nón mũ thì có chao đảo. Ông vẫn vui vẻ nói chuyện với hai thanh niên, nhưng sự bất tiện ở thế đứng thì thấy rõ.
Mình đứng dậy, và mời ông lão ngồi xuống. Ông lưỡng lự, rồi sau một cú lắc mạnh hơn nữa, thì vui vẻ ngồi vào đó. Không quên cúi đầu thấp xuống và miệng nói lời cảm ơn. Hai thanh niên nhìn thấy ông ngồi yên vị rồi thì cũng vui mừng nói vọng sang mấy câu vui vui. Ông lão bảo: "Trên đường du lãng của tớ, khắp đó đây, từ ngày về hưu lần thứ nhất đến giờ, đây là lần thứ hai được nhường ghế như thế này đấy". Hai thanh niên nói sang: "Lần đầu tiên ở đâu vậy ?". Trả lời: "Ở Malayxia". Rồi họ vui chuyện tán thêm. Họ nói với nhau bằng tiếng Nhật, và giả tưởng như những người Việt Nam ngồi và đứng ở xung quanh không hiểu tiếng của họ.
Một lát sau, tất cả thanh niên com-ple ngồi cạnh ông lão đều đứng dậy, để nhường chỗ cho hai thanh niên đi cùng ông lão. Vì vẫn thừa ghế, nên bấy giờ, mới thấy một vài bà có tuổi ngồi vào những chỗ trống. Chỉ còn lại duy nhất một thanh niên com-ple trưởng nhóm tay vẫn cầm cặp hồ sơ, và dựa lưng vào thành xe.
Lúc xuống máy bay, làm thủ tục nhập cảnh, rồi đi lấy hành lí, mình vội ra bến xe buýt đường dài để về thành phố, với đống hành lí lớn, nên không kịp để mắt đến tốp thanh niên com-ple. Chỉ lúc lên xe buýt rồi, nhìn xuống đường thì thấy ông lão cầm chồng nón với hai thanh niên đi ra. Một chiếc xe 12 chỗ ngồi ra đón họ. Tựa như đó là xe của công ty ra đón.
Đến bấy giờ, mới vỡ lẽ: ông lão là giám đốc, còn hai tay trẻ là nhân viên công ty. Chưa kịp hỏi tên (vì sau khi lên máy bay thì mỗi người ngồi một nơi), nhưng nếu có duyên, sẽ gặp lại ông lão trong ít ngày tới. Chúng ta đang ở trong cùng một thành phố mà.
Nếu có nhân duyên, chắc cũng sẽ gặp được các thanh niên com-ple bay cùng chuyến (lúc lên máy bay cũng mỗi người một ngả nên chưa kịp hỏi thăm gì).
Ở quầy làm thủ tục, một nhân viên hàng không cứ bị một anh chàng trung tuổi trách móc, lúc đầu còn nho nhỏ, sau thì âm thanh phát ra cứ lớn dần theo nhịp vẩy vẩy cái cặp hồ sơ cầm trên tay. Ai đó trong số khách hàng đang xếp lượt ở phía sau nói với ra: "Thông cảm đi, em nó mới làm, chắc còn ít kinh nghiệm". Anh chàng liền phất cao cái cặp hồ sơ, với giọng to: "Ngày nào em chả có mặt ở đây, nhưng con này làm kém quá, người ta đã xong 3 lượt mà nó chưa xong 1".
Rồi thì mọi việc cũng qua. Anh chàng ở công ty về nhân lực hay nôm na là môi giới lao động ấy cũng đến lúc dẫn đoàn người ra phía cửa xuất phát quốc tế, có lẽ nhiệm vụ đến đấy là hoàn thành nên nhiều nụ cười tươi nở ra cùng với nhiều cái bắt tay. Anh chàng ra về, và trao lại cái cặp ấy cho một người trẻ tuổi tựa như là trưởng nhóm.
Người nhà đi tiễn người đi lao động ở nước ngoài rất đông, đứng kín mọi chỗ trống. Tựa như một người đi, thì có cả gia đình với đủ thành phần ra sân bây đưa tiễn, mà gia đình nào thì cũng cố chen bằng được lên đầu ngay từ vòng xem xếp lượt vào làm thủ tục.
Bất ngờ, sau khi đã qua gate số 8 để nhận cuống vé, thấy nhóm thanh niên com-ple và cà vạt chỉnh tề cùng lên một chuyến xe buýt để ra máy bay. Vậy là họ đi cùng chuyến với mình rồi.
Đằng sau mình, ở chỗ cùng xếp hàng vào gate 8, cũng như xuống cầu thang để ra chỗ có xe buýt, là một vị khách ngoại quốc nam giới đã luống tuổi. Chắc là đi du lịch Việt Nam, trên tay ông thấy rất nhiều nón lá và mũ lá Việt Nam. Lúc lên xe buýt, mới thấy thêm hai thanh niên đi cạnh ông lão. Có thể ba người là trong cùng một tua du lịch Việt Nam, bây giờ trên đường về bản quốc.
Nhóm thanh niên com-ple nhanh chóng ngồi hết vào các ghế trên xe buýt. Mình do lên xe buýt trước nhất, nên may còn giữ được một ghế ở gần sát với một phía thành xe (cách thành xe một ghế). Thanh niên trưởng nhóm - người đã nhận cặp hồ sơ từ anh chàng ở công ty nhân lực lúc trước - ngồi vào chiếc ghế còn lại ở sát ngay thành xe đó.
Ba vị khách với một chồng nón mũ Việt Nam lên sau mình và trước nhóm thanh niên com-ple, nhưng tựa như là thói quen, họ không ngồi ghế, mà đứng và nắm tay vào các vòng tay cầm bằng da thả xuống từ phía trần xe buýt. Cũng có thể do họ không nhanh chân bằng nhóm thanh niên com-ple.
Xe dừng ít phút để hành khách lên. Rồi đến lúc chuyển bánh về phía máy bay, bấy giờ nó mới lắc, và mới thấy là ngồi ở ghế vừa chắc vừa nhàn hơn rất nhiều so với đứng. Hai thanh niên đi cùng thì có vẻ vô tư theo đúng kiểu thanh niên, nhưng ông lão cầm chồng nón mũ thì có chao đảo. Ông vẫn vui vẻ nói chuyện với hai thanh niên, nhưng sự bất tiện ở thế đứng thì thấy rõ.
Mình đứng dậy, và mời ông lão ngồi xuống. Ông lưỡng lự, rồi sau một cú lắc mạnh hơn nữa, thì vui vẻ ngồi vào đó. Không quên cúi đầu thấp xuống và miệng nói lời cảm ơn. Hai thanh niên nhìn thấy ông ngồi yên vị rồi thì cũng vui mừng nói vọng sang mấy câu vui vui. Ông lão bảo: "Trên đường du lãng của tớ, khắp đó đây, từ ngày về hưu lần thứ nhất đến giờ, đây là lần thứ hai được nhường ghế như thế này đấy". Hai thanh niên nói sang: "Lần đầu tiên ở đâu vậy ?". Trả lời: "Ở Malayxia". Rồi họ vui chuyện tán thêm. Họ nói với nhau bằng tiếng Nhật, và giả tưởng như những người Việt Nam ngồi và đứng ở xung quanh không hiểu tiếng của họ.
Một lát sau, tất cả thanh niên com-ple ngồi cạnh ông lão đều đứng dậy, để nhường chỗ cho hai thanh niên đi cùng ông lão. Vì vẫn thừa ghế, nên bấy giờ, mới thấy một vài bà có tuổi ngồi vào những chỗ trống. Chỉ còn lại duy nhất một thanh niên com-ple trưởng nhóm tay vẫn cầm cặp hồ sơ, và dựa lưng vào thành xe.
Lúc xuống máy bay, làm thủ tục nhập cảnh, rồi đi lấy hành lí, mình vội ra bến xe buýt đường dài để về thành phố, với đống hành lí lớn, nên không kịp để mắt đến tốp thanh niên com-ple. Chỉ lúc lên xe buýt rồi, nhìn xuống đường thì thấy ông lão cầm chồng nón với hai thanh niên đi ra. Một chiếc xe 12 chỗ ngồi ra đón họ. Tựa như đó là xe của công ty ra đón.
Đến bấy giờ, mới vỡ lẽ: ông lão là giám đốc, còn hai tay trẻ là nhân viên công ty. Chưa kịp hỏi tên (vì sau khi lên máy bay thì mỗi người ngồi một nơi), nhưng nếu có duyên, sẽ gặp lại ông lão trong ít ngày tới. Chúng ta đang ở trong cùng một thành phố mà.
Nếu có nhân duyên, chắc cũng sẽ gặp được các thanh niên com-ple bay cùng chuyến (lúc lên máy bay cũng mỗi người một ngả nên chưa kịp hỏi thăm gì).
Tháng 7 năm 2014,
Giao Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.