Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

06/07/2014

Cha đẻ của chú Dế Mèn và một trong ba người khác vừa qua đời (1920-2014)

Một kỉ niệm về ông, tôi đã kể một cách tản mạn, xem lại ở đây.



Có thể đọc toàn văn bản dịch tiếng Nhật của Dế mèn phiêu lưu kí (nhóm Sato thực hiện) tại đây hoặc trực tiếp tại đây 


Dưới là tin của báo Việt Nam.



17:33 ngày 06 tháng 07 năm 2014


Nhà văn Tô Hoài qua đời ở tuổi 95



TPO - Tác giả của tập truyện 'gối đầu giường' với biết bao nhiêu thế hệ độc giả 'Dế mèn phiêu lưu ký' đã qua đời sáng nay, 6/7/2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nhà văn Tô Hoài.Nhà văn Tô Hoài.
Sinh ngày 27/9/1920, Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ra tại quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Hà Nội trong gia đình thợ thủ công. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi. Tác phẩm gần đây nhất của nhà văn là tập truyện Ba người khác.

4 nhận xét:

  1. Hồi còn bé tôi thích đọc "Dế mèn phiêu lưu ký" lắm, "Vợ chồng A Phủ" thì sau này được học trong môn văn. Nhưng khi đọc "Ba người khác" thì không nhận ra tác giả mà mình từng yêu thích nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình thì đọc Ba Người Khác của cụ với một cách tiếp cận khác với Cu Nỡm, nên trân trọng sự cố gắng cuối cùng (gần như là tác phẩm cuối cùng) của Tô Hoài. Hình ảnh chú Dế Mèn đi phiêu lưu, khám phá thế giới, chiêm nghiệm về lẽ đời, vẫn thấy trong Ba Người Khác. Trong ba người đó, có một người chính là bản thân nhà văn.

      Đặt cuốn Ba Người Khác trong loạt tiểu thuyết/tác phẩm văn học về thời kì của Ba Người Khác, như cuốn của Võ Văn Trực, thì vẫn thấy phong cách hóm hỉnh thường thấy của Tô Hoài.

      Hiện chưa có tác phẩm non-fiction về thời kì đó. Thì những thứ fiction như Ba Người Khác là tạm thời khỏa lấp chỗ trống, với sự cố gắng của bản thân cá nhân nhà văn, và nếu không phải Tô Hoài thì hẳn không thể có được sách đến tay bạn đọc.

      Xóa
  2. Tôi là một "fan" của cụ Tô Hoài, bất kể những gì cụ viết ra đều đáng đọc, và đọc nhiều lần. (Riêng Dế mèn, tôi chỉ đọc một lần, hồi bé). Chuyện Ba người khác hồi ức về thời kỳ Tô Hoài xuống "Đội", tôi nghĩ nó nằm trong mạch (kiểu, dạng) của Cát bụi chân ai hơn là Dế mèn, tức là kể chuyện mình mà ra chuyện người, và kể chuyện người mà ra mình, trộn lẫn một cách duyên dáng và phóng túng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác Lý là trong Ba Người Khác ta cũng thấy văn mạch của Cát bụi chân ai. Tôi thì thấy ở ngay Dế Mèn đã thấy cái phong cách được tiếp nối về mãi sau này rồi: hóm hỉnh, duyên dáng nhưng không kém thực tế, phóng túng nhưng kém phần cổ điển.

      Dế Mèn hay mấy anh em của chú ấy có khi ngâm thơ của bà chúa Liễu, mà là bản dịch của cụ Phan Kế Bính. Đó là hồi thập niên 1940. Rồi chú ấy lại mải ngắm theo những ả bướm mĩ miều, rồi thì lại nhớ đến mẹ, nhớ đến quê hương của chú,... cứ thế, miên man.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.