Phở hiện là một trong những món Việt Nam đi vào được thế giới. Có lần sau cả hai ngày mê mẩn lần mò trong Bảo tàng Đại Anh ở Luân Đôn, làm chuyến cuốc bộ dọc theo bờ sông Thêm, chẳng hiểu thế nào, bỗng nhiên, trong cái lạnh hiu hiu ở xứ sương mù, mình lại thèm... có được một bát phở, mà phải là phở Bắc ! Đi một lúc, bỗng, lại ngẫu nhiên, thấy có hai người dáng Á châu, một người cầm cái chậu nhựa màu đỏ, và họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.
Đại khái là cứ thấy có tiếng Việt, là sẽ tìm ra được mùi phở, dù ở bất cứ nơi đâu, trên trái đất này.
Lưu ở dưới đây, một bài về quán phở đắt khách hàng số một ở Hà Nội hiện nay.
Xếp hàng ăn phở bưng vỉa hè: Chuyện lạ trăm năm Hà Nội
Chẳng ngại nóng, chẳng ngại mỏi, những vị khách của phở Hàng Trống có thể xếp hàng hoặc chấp nhận chờ lâu chỉ để được ăn một bát phở bưng tại đây.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/180204/xep-hang-an-pho-bung-via-he--chuyen-la-tram-nam-ha-noi.html
Hàng ngày, cứ đến khoảng 4-5 chiều là đầu phố Hàng Trống đoạn giao với Hàng Bông lại nhộn nhịp hẳn lên. Đi chầm chậm lại và nhìn kỹ, bạn sẽ phát hiện ra nguồn cơn của sự nhộn nhịp đó. Tất cả đều từ một hàng phở nhỏ, chẳng có biển hiệu, chẳng có bàn, chẳng có cửa hàng, chỉ có độc một vài người bán bên nồi nước dùng, rổ phở rổ thịt và hơn chục cái ghế để khách ngồi ăn. Ấy thế mà, hàng phở ấy chẳng bao giờ ngơi khách từ lúc mở cửa cho tới tận lúc đi về.
Phở ở đây được nhiều người biết đến là bởi hương vị ngon, đậm đà, nước dùng ngọt thanh, thơm phức, bánh phở dẻo dẻo còn thịt thì mềm. Chưa kể đến món quẩy "trứ danh" lúc nào cũng giòn, dùng chấm ăn với nước phở thì chỉ có một từ "hết ý" mới đủ để diễn tả được cảm giác của chúng ta khi ấy. Có lẽ vì cái sự "hết ý" ấy, thế nên người ta mới chẳng quản ngại khó, ngại khổ chỉ để ngồi ở đây xì xụp cho kỳ được bát phở rồi mới yên tâm làm gì thì làm.
Điều đặc biệt của quán là dù chẳng có cửa hàng hay bàn ghế to đẹp, không điều hòa cũng không quạt cây chiếu thẳng vào người cho đỡ nóng trong tiết trời mùa hè thế nhưng thực khách ở đây rất chịu khó, chịu khổ khi chấp nhận ngồi ghế thấp, tự tay bưng bát phở nóng rẫy và say sưa ăn trong một niềm thoả mãn khó tả thành lời.
Cũng chính vì bởi cái lạ khi quán từ chối việc "nâng cấp" lên thành cửa hàng, thế nên quán phở này lại ngày một đông khách vì kiểu bán hàng "đi ngược thời đại" của mình. Người Hà Nội vốn thích cái lạ và cũng thích hoài cổ nữa, thế nên khi biết về một hàng phở vừa ngon lại vừa có kiểu ăn đúng chất Hà Nội xưa, ai cũng cố gắng đến thử một lần cho kỳ được. Thử một lại muốn ăn hai, thế rồi thành nghiện lúc nào chẳng hay. Cứ đúng 4-5h chiều là những hàng dài các tín đồ ăn phở lại xếp hàng, ngồi gọn gàng trên vỉa hè phố Hàng Trống để được say sưa bên bát phở giản dị mà ngon lành đó, chẳng một lời than phiền, chẳng một lời cáu gắt, ai cũng tập trung vào việc thưởng thức sao cho trọn vẹn cái hương vị của phở và cái phong vị nhộn nhịp của phố phường giờ tan tầm.
Giá một bát chỉ khoảng 20-30k, chẳng quá đắt so với các hàng phở bây giờ và là khá rẻ để bạn trải nghiệm cảm giác thích thú khi ăn phở, ngồi vỉa hè.
Một vài hình ảnh của phở bưng Hàng Trống.
|
Dù phải bưng bằng tay nhưng chẳng ai tỏ ý khó chịu hay than phiền về việc này.
Vội vàng dừng xe chỉ để ghé vào ăn nhanh một bát phở.
Hàng phở lúc nào cũng trong tình trạng đông nghịt khách từ lúc mở cửa cho tới khi hết sạch hàng.
Khách ngồi la liệt khắp vỉa hè Hàng Trống để chờ đến lượt mình được phục vụ món phở trứ danh này.
Các em bé có thể được đặc cách dùng ghế cao.
Các bạn trẻ nổi tiếng khó tính cũng rất yêu thích phở bưng.
Giá thành không đắt, chỉ khoảng 20-30k/ bát cũng là lý do khiến phở bưng được nhiều người yêu thích.
Phở bưng cũng thu hút được các khách nước ngoài, trong hình là hai bạn trẻ đến từ Anh...
... và hai bạn trẻ Alex - Tây Ban Nha và Marco - Argentina. Cả Alex và Marco đều từng ăn phở ở Cát Bà nhưng cả hai đều đồng ý rằng hương vị phở ở đây hoàn toàn khác biệt
|
(Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ)
---
Các bình luận
(chép lên đây vào ngày 23/4/2019)
"
6 nhận xét:
"
- sử dụng loại thìa dài là vứt đi, phải là thìa cán ngắn và chỗ múc phải xòe rộng;
- sử dụng tương ớt cũng là vứt, là giết phở Hà Nội, mà phải là dùng ớt tươi cắt lát nhỏ để vào đĩa con.
Ông khách đó có thể cáu không đúng chỗ, hàng phở bình dân bán cho người ta ăn no cái bụng thì hay dùng dấm với tương ớt cho rẻ mà đỡ mất thời gian chuẩn bị, thìa cán dài cho dễ rửa, bán phở như vậy giá mới bình dân được. Vào chỗ đó ăn cho xong rồi đi, chê làm chi cho mất công cho bực mình.
Nhưng như cái bài báo trên đem một hàng phở vỉa hè đông khách tâng bốc thành món ngon, thành đúng chất Hà Nội xưa thì quả thật là tệ hại. Người Hà Nội ăn phở nhiều, người sành ăn cũng nhiều, người nấu phở giỏi cũng nhiều, không dễ gì đánh lừa họ đâu.
Sau bát phở hàn huyên với ông ấy về nấu ăn một hồi thì được nghe ông ấy đúc kết một câu rằng: "Nghề nấu ăn giỏi là ở chỗ với bất kỳ cái gì sẵn trong tay cũng nấu thành món ăn ngon được, chứ đầy đủ thực phẩm với gia vị mới nấu được món ngon thì chưa thể gọi là giỏi." Ngày ấy tôi còn trẻ lắm, chưa hiểu đời mấy. Sau này ngẫm ra không phải chỉ có nghề nấu ăn vậy đâu, mà có lẽ đó là triết lý sống của một đời người vậy.
Làng Ngọc Hà vốn có sẵn câu ca tả cái cảnh ấy như sau:
"Con gái ở trại hàng hoa, ăn cơm nửa bữa ngủ nhà nửa đêm" (chỉ ăn cơm có nửa bữa với chồng con, và ngủ ở nhà mình có một nửa đêm đã phải dậy gánh hoa đi bán khắp các ngõ phố trong khu phố Tây, phố cổ rồi).