Sự bất thường ấy đã được báo chí nước ngoài chú ý, và điểm ngay. Chẳng hạn tờ Sankei của Nhật Bản vừa đưa bài "Biểu tình chống Trung Quốc ở Nam Bộ Việt Nam, báo chí quốc doanh bất ngờ đưa tin" (xem toàn văn ở dưới).
Dĩ nhiên, báo chí chính thống tựa như chỉ dùng là "xuống đường" hay "diễu hành". Từ "biểu tình" hẳn vẫn được xem là kiêng cấm. Từ "biểu tình" ở đây là dùng theo nguyên văn trong tin của tờ Sankei.
Xem tư liệu ở dưới.
---
LƯU TƯ LIỆU
1. Bài báo vừa lên của tờ Sankei
ベトナム南部で反中国デモ 国営紙も異例の報道
2014.5.10 19:20
http://sankei.jp.msn.com/world/news/140510/chn14051019200009-n1.htm
ベトナム南部ホーチミンの中国領事館前で10日、南シナ海での中国による石油掘削作業などに抗議する数百人規模のデモがあった。有力国営紙トイチェ(電子版)などが伝えた。国営メディアが反中国デモを報道するのは極めて異例。
共産党一党支配のベトナムでは政治的デモは通常厳しく規制されている。現場には多くの警察要員が配備されたもようだが、強制排除などはなかった。
ベトナム共産党筋によると、両国艦船の衝突が続く今回の事態の深刻度などを考慮して、中央宣伝教育委員会は一部国営メディアにデモの報道も認める方針だという。
デモ参加者らは、中国は南シナ海から石油掘削設備を撤収せよなどと書かれた横断幕を掲げ「侵略者中国打倒」などと気勢を上げた。(共同)
2. Ví dụ một bài báo của Việt Nam (cũng vừa lên)
Người TP HCM xuống đường phản đối Trung Quốc
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-tp-hcm-xuong-duong-phan-doi-trung-quoc-2988952.html
Thứ bảy, 10/5/2014 | 15:24 GMT+7
Sáng 10/5, nhiều người dân TP HCM đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối việc nước này đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam.
Gần 9h, đoàn người bắt đầu tập trung trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) với những lá cờ tổ quốc đỏ thắm. Các biểu ngữ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam"... bằng tiếng Việt Nam, Trung Quốc và tiếng Anh cũng được giương cao.
Tại giao lộ các con đường xung Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, khu vực trung tâm của TP HCM, lực lượng cảnh sát giao thông, các đơn vị chức năng nhiều hơn ngày thường nhưng không có sự ngăn cản mà chủ yếu là đảm bảo trật tự giao thông.
Hơn 100 người có mặt đã đồng thanh hát những bài hát truyền thống như Quốc ca, Việt Nam - Hồ Chí Minh, Nối vòng tay lớn... và hô vang: "Đả đảo Trung Quốc xâm lược".
"Hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng. Chúng tôi xuống đường phản đối để cho cả thế giới, cả nhân dân Trung Quốc biết rằng hành động đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là vi phạm luật quốc tế", anh Nguyên, nhân viên công ty điện tử ở quận 1, nói.
Đoàn người sau đó đi dọc theo tuyến đường Hai Bà Trưng, trong cái nắng gay gắt của Sài Gòn. Đến 9h40, cuộc diễu hành kết thúc sau khi mọi người nắm tay nhau hô vang: "Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền".
Đây là cuộc xuống đường đầu tiên của người dân Sài Gòn kể từ sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đang làm tình hình Biển Đông leo thang căng thẳng. Nhiều nước đã đồng loạt bày tỏ sự lo ngại về sự khiêu khích của Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, chiều nay, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN nhóm họp tại Myanmar đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông và kêu gọi không dùng vũ lực.
Nhóm phóng viên
Chủ nghĩa trung hữu đang cố gắng thay thế cực hữu chăng?
Trả lờiXóaCần đợi thêm dữ liệu mới luận được Cu Nỡm à.
Xóa