Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

02/04/2014

Tế bào STAP (vạn năng loại hình mới) và khoa học Nhật Bản : Phát hiện gian lận trong luận văn đăng trên Narure



Sự kiện liên quan đến cô Obokata - một nhà khoa học trẻ tuổi của Nhật Bản (sinh năm 1983) - với những nghiên cứu về tế bào STAP gần đây (bao gồm luận văn học vị đã đệ trình năm 2011 và một luận văn viết chung mới đăng trên tạp chí danh tiếng Nature).


img_392746_11161353_1.jpg

Cô Obokata từng thuộc quân số của Riken (Viện Nghiên cứu Lí Hóa) - một cơ sở nghiên cứu quốc gia danh tiếng bậc nhất của Nhật Bản. Có ít nhất một người Việt Nam hiện cũng thuộc quân số của Riken, là anh Nguyễn Đình Đăng (tôi lâu nay không đọc blog của anh nữa - kể từ sau những bài viết của anh trên blog đó về vụ thảm họa sóng thần ở vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011). 

Tuy nhiên, dù thế nào, do cùng quân số của Riken, hôm nay, tôi vừa ghé blog anh Đăng, thì thấy luôn bài mới nhất của anh lại về chính người đồng nghiệp. Xem ở tư liệu số 6 ở dưới đây. Thực tế là, sau khi dán 5 tư liệu ( từ 1 đến 5), và viết chữ "tuy nhiên" ở đây, tôi mới vào mạng tra blog Nguyễn Đình Đăng.


Bài của anh Đăng đã lên mạng từ giữa tháng 3/2014, nên chưa cập nhật thông tin mới (trong số tư liệu từ 1 - 5 ở dưới). Đại khái là, hiện nay, cô Obokata đang ra sức phản luận lại kết luận của phía Riken.




---

LƯU TƯ LIỆU

1.
http://trend-eyez.blog.so-net.ne.jp/2014-03-10

stap細胞の小保方晴子さん現在は? [科学]

薄いオレンジジュースでしたっけ?それに浸した細胞が、万能細胞のSTAP細胞に変化するという、前代未聞の大発見を発表した小保方晴子さん。

現在、どうしているのでしょうか?ここのところ、お姿を拝見することができませんね。
img_392746_11161353_1.jpg
http://blogs.yahoo.co.jp/bestofnobu/11161353.html?from=relatedCatより

実験室にこもりっきりで、実験を続けているとか、精神的なダメージが大きく、外出もできないとか、様々な憶測をよんでいますが、実際、多方面からの指摘に対応するべく、データなどの整理に多忙なのではないでしょうか。

とかく、新しい発見については、懐疑的な視線が集まるものです。

はるか昔に遡れば、地球は丸いとか、太陽の周りを地球が回っているとか、地球の自転だとか、神も恐れぬ言動だと、宗教裁判にかけられたこともあるそうですし。

論文どおりに再現しているつもりでも、何かしら記載されていないところに意外なノウハウが隠れていて、小保方さんなら簡単にできちゃったりすることもあるかもしれません。

共同で研究していた先生が、論文の取り下げを検討しているようですが、変に突っ張らないで、データを揃えて再度公表して、前回のここがまずかったとか、この部分はこうだからこう修正したなどの説明をしっかりとしてくれたらいいですね。
img_1034068_33195589_0.jpg
http://blogs.yahoo.co.jp/ezomomonga314/33195589.html?from=relatedCatより

ips細胞より時間やコストがかからず、様々な可能性を秘めた細胞がどこでも安定して作ることができれば、これからの医療に役立つことは間違いなしですし、共著者の方も、研究の根幹は揺るぎないとしていますから、雲が晴れて、明るい報告が聞けることをお待ちしましょう。 
2.
http://mainichi.jp/select/news/20140401k0000e040207000c.html
http://mainichi.jp/graph/2014/04/01/20140401k0000e040207000c/image/001.jpg

小保方晴子 研究ユニットリーダー=神戸市中央区で2014年1月29日、根本毅撮影


STAP細胞:小保方さん姿なく 実験ノート3年で2冊

毎日新聞 2014年04月01日 11時38分(最終更新 04月01日 23時47分)
「ノーベル賞級」とも言われた画期的発見から一転、わずか2カ月余りで日本の科学研究への信頼を揺るがせる事態に発展した。STAP細胞を巡る疑惑で、理化学研究所の調査委員会は1日、東京都内で記者会見し、STAP細胞の研究での小保方晴子・研究ユニットリーダー(30)による不正を認めた。しかし、調査委の会見だったため、渦中の小保方さん自身が疑問に答えることはなかった。
 「科学的考察と手順を踏まえていない。改ざんに当たる研究不正行為を行ったと判断した」。午前10時半から始まった会見で、調査委員会の石井俊輔委員長は記者約200人を前に、大型モニターで説明した。
 実験データの画像について、小保方さんが学位論文に関連する画像から流用したと指摘し、「データの信頼性を根本から壊す」と指摘。小保方さんの3年間の実験ノートはわずか2冊だけだったといい、「画像データの由来を科学的に追跡できない」とした。
 一方、STAP細胞の存在自体について、石井委員長は「不正があったかどうかが調査委員会の目的であり、委員会のミッションを超える」と回答。さらに同様の質問をされても「同じ事しか答えられず、押し問答になる」と明言を避けた。
 STAP細胞の発見が報じられ、一時は「リケジョ(理系女子)の星」と称賛された小保方さん。理研は3月14日の会見で、小保方さん自身が経緯を説明するタイミングについて「調査結果の公表時が適切」と説明し、小保方さんも共著者との連名で「改めて説明する機会を設け、誠意を持って対応する」とコメントしていた。【一條優太、神保圭作】
3.
http://www.nikkei.com/article/DGXNASGG01035_R00C14A4MM8000/

小保方氏「承服できず」 不正認定、不服申し立てへ 

2014/4/2 1:20




理化学研究所は1日、小保方晴子研究ユニットリーダーらが発表した「STAP(スタップ)細胞」の論文に疑問が相次いだ問題に関する最終報告を発表した。論文に使った画像の使い回しや切り貼りで研究不正行為があったと認定。これに対して小保方氏は「承服できない」として、近く理研に不服申し立てする考えを明らかにした。理研はSTAP細胞自体が存在するかどうか確認する再現実験には今後1年かけて取り組むとした。
 最終報告を受けて、理研の野依良治理事長は記者会見で「誠に遺憾」と謝罪。不正に至った動機などを調べる第三者委員会を新たに設置する方針も明らかにした。
 小保方氏は代理人の弁護士を通じてコメントを発表。「(理研の)規程で研究不正の対象外となる悪意のない間違いであるにもかかわらず、改ざん、捏造(ねつぞう)と決めつけられたことはとても承服できない」とした。弁護士によると、9日までに不服を申し立てるほか、小保方氏自身が記者会見を開く考えもあるという。
 理研は規程に沿って小保方氏の不服申し立てを聞いたうえで、論文に不正があったかどうか最終的な結論を出す。問題があると判断されれば、論文の取り下げを著者らに勧告するほか、懲戒委員会を開いて関係者の処分を決める。野依理事長は「場合によっては理事長を含めた役員の責任を明確にする」とも語った。
 最終報告は理研の調査委員会(石井俊輔委員長)が発表した。英科学誌ネイチャーのSTAP論文で使った画像が小保方氏の2011年に書いた博士論文と酷似していた点は、STAP細胞が様々な細胞に育つ万能性を示す論文の根幹にかかわり単純な間違いはありえないとして「捏造」と判断した。遺伝子分析の実験画像が切り貼りされていた問題は「改ざん」と認めた。

4.
http://www.tokyo-np.co.jp/article/national/news/CK2014040202000123.html

STAP論文 理研不正認定 小保方氏 真っ向反論

2014年4月2日 朝刊
 理化学研究所の小保方(おぼかた)晴子ユニットリーダーらが発表した「STAP細胞」の論文について理研の調査委員会は一日、小保方氏が単独で画像データを捏造(ねつぞう)や改ざんしたと認定し、他の共著者に不正行為はなかったと結論づけた。しかしSTAP細胞そのものの存在の有無には触れず、解明されない疑惑が残った。小保方氏は、調査結果に「驚きと憤りの気持ちでいっぱい。到底容認できない」などと強く反発し、不服申し立てをする考えを示した。理研は今後、不正の再発防止策を検討する。
 捏造と判断されたのは、STAP細胞がさまざまな組織に分かれる能力(多能性)を持つことを示す画像。同様の画像が二〇一一年に小保方氏が提出した博士論文にも使われ、骨髄の細胞からできた組織と説明されていた。
 両画像が酷似していることから調査委は、今回の論文と異なる実験の写真を故意に使ったと判断。STAP細胞の性質を示す重要な写真で、信頼性を根本から壊す捏造とした。小保方氏は「理研の規定で研究不正の対象外とされる悪意のない間違いだった」と主張しているが、調査委は納得できる説明ではないと判断した。
 STAP細胞の遺伝子解析の画像が切り貼りされていた問題では、結果をきれいに見せようと手を加えており、改ざんと判断した。小保方氏は画像を加工してはいけないと知らなかったと話しているという。
 理研に関係する共著者の笹井芳樹副センター長、若山照彦元チームリーダー(現山梨大教授)については、不正行為はなかったがデータをチェックしなかった責任は重大だとした。
 理研によると、理研に関係する論文の著者はいったん論文撤回に同意したが、現時点で小保方氏が撤回の意思を持っているかどうかは分からないという。
 STAP細胞が実際に存在するかどうかについて調査委委員長の石井俊輔・理研上席研究員は「科学的な調査が必要で調査委の目的を超える」と明言を避けた。
 理研の野依良治理事長は同日会見し、論文取り下げを著者らに勧告する方針を示し、処分については「懲戒委員会の議を経て厳正に行う」と述べた。勧告や処分は、調査結果への不服申し立てがないか待ち、再調査の必要性などを検討した後だという。
 また、不正の再発防止策を図るため、野依理事長を本部長とした改革推進本部を置くことを決めた。若手への倫理教育の方法や、複数の研究者の間の責任をどう明らかにするかなどを、外部の識者を交えて検討する。
<STAP細胞> 小保方晴子氏らの研究によると、マウスのリンパ球などを弱酸性の溶液につけると、さまざまな組織に変化できる万能細胞になり、これをSTAP細胞(刺激惹起=じゃっき=性多能性獲得細胞、Stimulus-Triggered Acquisition of Pluripotency cellの略)と名付けた。

5.
http://www.47news.jp/CN/201404/CN2014040201000789.html

STAP共著の米教授、撤回反対 理研最終報告「結果に影響ない」


 チャールズ・バカンティ教授(米紙ボストン・グローブ提供・ゲッティ=共同)
 【ワシントン共同】STAP細胞論文に不正があったとする理化学研究所の調査委員会の最終報告を受け、共著者のチャールズ・バカンティ米ハーバード大教授は1日、「論文の誤りは研究結果に影響しないと信じる。論文は撤回されるべきではない」とする声明を発表した。
 主著者の小保方晴子研究ユニットリーダーも理研に不服申し立てをする意向を示している。理研は論文の取り下げを勧告する方針だが先が見えない状況だ。
 バカンティ氏は「誤りは訂正しなければいけないが、研究結果が間違っているという説得力ある証拠にはならない」と強調。自らの研究結果の正当性を訴えた。
2014/04/02 09:38   【共同通信】



6.
http://nguyendinhdang.wordpress.com/2014/03/13/xi-cang-dan-lon-trong-khoa-hoc-nhat-ban/

Xì-căng-đan lớn trong khoa học Nhật Bản

13/03/2014
Nguyễn Đình Đăng

Tháng 1. 2014 vừa qua truyền thông Nhật Bản tưng bừng loan tin một nhóm nhà khoa học Nhật Bản tại Trung tâm Sinh học Phát triển của viện RIKEN (RIKEN Center for Developmental Biology, viết tắt CDB, đóng tại Kobe – thành phố nằm trên bờ vịnh Osaka, phía nam đảo Honshu) vừa thành công trong việc biến tế bào gốc (stem cells) thành các tế bào gốc đa năng (pluripotent stem cells).

Tế bào gốc đa năng có thể biệt hóa thành hầu hết các loại tế bào tạo nên các mô và các bộ phận trong cơ thể sống. Nếu chế ra được các tế bào gốc đa năng bằng phương pháp nhân tạo, các nhà khoa học có thể tạo nên các bộ phận của cơ thể người, thay thế các cơ quan bị hỏng do bệnh tật. Các phương pháp đang được nghiên cứu trên thế giới hiện nay đều khá phức tạp và mất nhiều thời gian, vì thế tiến bộ rất chậm. Năm 2012 GS Shinya Yamanaka (Nhật Bản) và GS John Gurdon (Hoa Kỳ) đã đoạt giải Nobel y học vì đã phát hiện ra rằng có thể chuyển hóa các tế bào trưởng thành sang các tế bào gốc đa năng, được gọi là iPS cells (induced pluripotent stem cells). Tuy nhiên cái khó trong phát minh của Yamanaka là hiệu suất sản xuất ra các iPS cells không cao và cả 4 yếu tố phiên mã (transcriptional factor) đều gây khối u.

Nhóm nghiên cứu tại RIKEN CDB đã lấy các tiểu thể bạch huyết (lymph corpuscle) của chuột 7 ngày tuổi ngâm vào dung dịch acid loãng (độ pHthấp) trong vòng 30 phút, sau đó cấy chúng vào chuột. Nhóm này nói họ thấy các tế bào này phát triển thành các mô thần kinh và mô cơ. Họ gọi các tế bào được tạo ra bằng cách này là STAP cells (Stimulus-triggered acquisition of pluripotency cells) tức các tế bào đa năng được tạo bởi kích hoạt kích thích. Phát minh này được đăng trong 2 bài báo ngày 30.01.2014 trên tạp chí Nature nổi tiếng [1]. 

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu này là Haruko Obokata (sinh năm 1983), người mới bảo vệ luận án tiến sĩ cách đây 3 năm tại Đại học Waseda, sau khi tu nghiệp 2 năm tại trường y của Đại học Harvard. Với tư cách một nữ khoa học gia trẻ được đào tại Đại học Waseda lại từng nghiên cứu tại các trung tâm danh giá như Đại học Harvard và viện RIKEN, Haruko Obokata trong phút chốc bỗng trở thành nổi tiếng toàn cầu nhờ phát minh này. Truyền thông Nhật Bản “lăng-xê” Obokata như một ngôi sao nhạc pop. Đây là một phát minh cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ gây ra cuộc cách mạng trong sinh học  nếu Obokata và các cộng sự đúng.
p1-w1-stap-a-20140312-870x575
GS Teruhiko Wakayama (phải, 46 tuổi), một trong 14 tác giả của công trình tế bào STAP đăng tại Nature, nay cho biết cần gỡ bỏ công trình đã đăng. TS Haruko Obokata (cầm microphone), người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, hiện không trả lời các chất vấn của báo chí.
(Hình của The Japan Times).
Vâng, nếu kết quả này là đúng, bởi ngay sau đó, nghi ngờ đã xuất hiện trong cộng đồng khoa học quốc tế. Trong khoa học thực nghiệm một phát minh được cộng đồng khoa học công nhận chỉ khi nào các trung tâm nghiên cứu độc lập có thể lặp lại thí nghiệm và thu được kết quả giống như vậy. Rủi thay, các nhà khoa học tại 5 viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã ra sức làm theo quy trình của nhóm Obokata nhưng hoài công: cho tới giờ chưa ai thu được STAP cells như được mô tả trong 2 bài báo.

Hơn nữa, GS Teruhiko Wakayama, một trong 14 tác giả của công trình trên, sau khi rời nhóm của Obokata tại RIKEN, chuyển sang Đại học Yamanashi, cũng không thể nào lặp lại kết quả mà chính ông đã từng thu được duy nhất 1 lần tại RIKEN khi dùng tế bào do Obokata cung cấp. Thứ Hai vừa rồi Wakayama đã lên tiếng kêu gọi các đồng tác giả của 2 bài báo này rút bài xuống bởi ông không còn tin vào các kết quả này nữa [2], cho dù Obokata và 2 tác giả khác đã đăng một bản hướng dẫn các bước kỹ thuật để các nhà nghiên cứu có thể lắp lại kết quả của nhóm Obokata [3].

Trong khi đó, cộng đồng mạng tại Nhật Bản và trên thế giới liên tiếp tìm ra các điều bất thường trong các bài báo này, ví dụ một hình chụp kết quả thực nghiệm đã được “xử lý” để gắn một hình con vào giữa, có những hình được lấy từ công trình cũ với nội dung hoàn toàn khác. (Xem hình bên dưới trích từ http://stapcell.blogspot.jp).
2
Hình 1i trong bài báo tại Nature của nhóm nghiên cứu do Haruko Obokata dẫn đầu: Hai đường song song được đánh dấu bằng mũi tên cho thấy ô giữa là hình được cắt dán vào.
3fd0cbcde0c122eb28d4783638a9ca68
Hình 2 trong một công trình đăng năm 2011 của Haruko Obokata giống hình 3 trong bài báo của cô và cộng sự đăng tại Nature tháng Giêng 2014 nhưng minh hoạ cho nội dung khác.
Nhiều đoạn trong hai bài báo tại Nature là bản chép nguyên xi từ công trình của các tác giả khác [4]. Hôm qua, đài NHK còn cho biết người ta đã phát hiện ra 3 hình chụp các tế bào đa năng được cho là của chuột trong công trình đăng tại Nature giống gần như y chang 3 hình từ luận án tiến sĩ năm 2011 của Obokata, chụp các tế bào đa năng của phôi người trong một thí nghiệm hoàn toàn khác.
Screen Shot 2014-03-18 at 11.49.17 PM
Hình từ luận án TS của Obokata (dưới) đã được tái xử dụng trog bài báo tại Nature (trên).
(Ảnh từ NHK)
Trong tuyên bố hôm thứ Ba vừa qua, hội Sinh học Phân tử Nhật Bản nhận định: “Các số liệu trong 2 bài báo trên có nhiều sai lầm khiến khó nói rằng các kết luận của nhóm tác giả này dựa trên sự thực khoa học và được đảm bảo đúng mứcSố trường hợp giả mạo nhiều tới mức vượt ra ngoài cơ may để có thể xem chúng như các sai sót tầm thường.” Bộ trưởng khoa học Nhật Hakubun Shimomura cũng cho rằng hai bài báo này cần được gỡ bỏ [5].

Chưa hết, ngạn ngữ có câu “Việc đã hỏng là hỏng hoàn toàn.” (When things go wrong, they go completely wrong). Một công dân mạng tại Nhậtcòn phát hiện ra rằng toàn bộ chương mở đầu luận án tiến sĩ (hơn 20 trang trong tổng số 108 trang), được Obokata bảo vệ tại Đại học Waseda năm 2011, là kết quả Obokata đạo văn từ trang web của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (US National Institut of Health, hay NIH) [6 - 8]. Tại chương 3 của luận án này, trang tài liệu trích dẫn có 38 công trình theo thứ tự chữ cái từ A tới P giống nguyên xi trang tài liệu trích dẫn trong công trình của một nhóm tác giả Hàn Quốc, nhưng nội dung luận án lại không có liên hệ gì với các tài liệu trích dẫn đó cả! Điều tồi tệ và đáng ngạc nhiên hơn nữa là giáo sư hướng dẫn luận án cho cô tiến sĩ này cùng toàn thể hội đồng chấm luận án của cơ sở có tên “Đại học Waseda” không hề nhận ra, nên đã thản nhiên cho qua.

Một giáo sư Nhật Bản, đã nghỉ hưu nhưng hàng tuần vẫn tới RIKEN làm việc, nói với tôi: “Điều đó có nghĩa Đại học Waseda không xứng đáng được gọi là ‘đại học’ nữa. Vụ đạo văn này sẽ và phải làm ‘đại học’ Waseda tổn thương nghiêm trọng.” Ông còn nói: “Thật kinh ngạc khi cộng đồng khoa học Nhật Bản và quốc tế đã vạch ra các công trình khoa học sai một cách nhanh chóng như vậy. Trong khi đó ‘Beethoven Nhật bản’ đã lừa dối công chúng Nhật và cả đài NHK suốt 18 năm trời thì chẳng ai biết.” [9]

Trước sức ép của cộng đồng khoa học và công luận, ngày 13.02.2014 viện RIKEN đã mở cuộc điều tra. Chiều mai RIKEN sẽ ra thông cáo về vụ này. Chúng ta hãy chờ xem RIKEN phán quyết như thế nào.
13.03.2014
*
Chủ tịch viện RIKEN xin lỗi công chúng về vụ 2 bài báo tế bào gốc
Theo NHK World [10] và the Wall Street Journal [11], tại cuộc họp báo kéo dài tới 4 tiếng đồng hổ chiều 14.03.2014, trước gần 200 nhà báo, khoảng 30 video camera, và hàng chục máy ảnh, lãnh đạo viện RIKEN  đã cúi rạp đầu xin lỗi công chúng.
BN-BX396_panel_G_20140314025714
Từ trái: TS. Masatoshi Takeichi – giám đốc Trung tâm Sinh học Phát triển (CDB) của RIKEN, TS. Maki Wakai – giám đốc điều hành của RIKEN, TS. R. Noyori – chủ tịch RIKEN, TS M. Yonekura, giám đốc điều hành của RIKEN, tại cuộc họp báo chiều 14.03.2014 ở Tokyo (Ảnh của The Wall Street Journal)
Chủ tịch RIKEN Ryoji Noyori – người đoạt giải Nobel hoá học năm 2001 – xin lỗi vì đã gây ra tình huống có thể gây phương hại độ tin cậy của cộng đồng khoa học. Ông nói việc để xảy ra những lỗi nghiêm trọng trong hai công trình nói trên là cực kỳ đáng tiếc. RIKEN sẽ tiếp tục điều tra vụ này và, nếu khẳng định được đúng là có những hành vi bất chính trong nghiên cứu, viện sẽ xử phạt nghiêm khắc.

Giám đốc Trung tâm Sinh học Phát triển (CDB) Masatoshi Takeichi cũng khẳng định hai bài báo có nhiều lỗi  làm suy giảm nghiêm trọng độ tin cậy của các kết quả. Ông cho rằng cần nhanh chóng gỡ bỏ hai bài báo bày, tiến hành nghiên cứu lại, và ông đề nghị các tác giả làm như vậy.

Giám đốc điều hành RIKEN Maki Kawai nói trên cơ sở các sự thực được khẳng định cho đến giờ có thể thấy đã xảy ra nhiều vi phạm đạo đức khoa học. Bà nói thêm là không thể bỏ qua sự thiếu đạo đức và RIKEN sẽ phải làm tốt hơn điều này.

TS. Shunsuke Ishii – trưởng ban điều tra các sai phạm nghiên cứu trong vụ này cho biết, theo báo cáo sơ bộ [12], có một số dữ liệu đã được xử dụng không thích đáng, trong khi Haruko Obokata vẫn khẳng định rằng đó chỉ là sai sót chứ không phải hành vi cố tình vi phạm đạo đức nghiên cứu. Báo cáo sơ bộ tiếp tục điều tra cáo buộc rằng một hình vẽ quan trọng trong một bài báo rõ ràng đã bị sửa đổi bằng cắt dán. Khi bị chất vấn, Obokata trả lời cô không biết rằng không được phép sửa đổi hình theo cách như vậy! Đại diện của RIKEN cũng cho biết 3 hình được đưa ra trong một bài báo như bằng chứng rằng STAP cells có thể biệt hóa thành bất kỳ loại mô nào cũng là sai nốt, vì 3 hình đó được lấy từ luận án TS của Obokata từ 3 năm trước, nhưng nhóm nghiên cứu đã không báo cáo cho ban điều tra về việc này. Obokata còn bị cáo buộc là đã sao chép cách giải thích phương pháp thí nghiệm từ công trình của một tác giả khác. Khi bị chất vấn, cô trả lời không nhớ nguồn từ đâu! Ban điều tra sẽ tiếp tục thẩm định để đưa ra kết luận cuối cùng.
Screen Shot 2014-03-14 at 10.53.08 PM
Các đại diện của RIKEN cúi đầu xin lỗi công chúng tại cuộc họp báo chiều 14.03.2014
(Ảnh của Asahi Shimbun)
Các đại diện của RIKEN tại buổi họp báo đều tránh nói đến hành vi của Obokata. TS Ryoji Noyori chỉ nói  cô Obokata còn “chưa chín chắn” và “luộm thuộm“, trong khi TS Masatoshi Takaichi thì nói hai bài báo ở Nature “chưa ra dáng hai bài báo“. Khi được hỏi cô Obokata hiện ở đâu, TS. Ishii cho biết cô đang ở Kobe, việc nghiên cứu của cô tạm thời bị đình chỉ, và “trạng thái tâm lý” của cô hiện nay không tốt.

Obokata và các đồng tác giả tại RIKEN đã viết một bản thành tâm xin lỗi vì các sai sót trong hai bài báo nói trên. Họ nói họ đang  xem xét nghiêm túc vụ này và đang liên lạc với các đồng tác giả ngoài RIKEN để rút hai bài báo này xuống. (Theo quy định, tạp chí Nature chỉ rút bài nếu có sự đồng thuận của tất cả các đồng tác giả. Nhưng người phát ngôn của Nature cũng cho biết tạp chí có thể vẫn quyết định rút kể cả trong trường hợp có đồng tác giả không đồng ý. Khi đó Nature sẽ ghi chú quan điểm bất đồng trong tuyên bố rút bài.)

Về cáo buộc đạo văn trong luận án TS, trong một email gửi tạp chí The Wall Street Journal, Obokata nói rằng phần luận văn TS của cô mà một blogger đã nêu ra trên internet, có nội dung được sao chép nguyên văn từ trang web của viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ là bản nháp, không phải là bản chính mà hội đồng chấm luận văn TS của Đại học Waseda đã thông qua. Cô nói cô đã yêu cầu ĐH Waseda gỡ bỏ bản mà cô gọi là nháp này khỏi trang web nhà trường. Tuy nhiên người phát ngôn của ĐH Waseda lại nói trường không hề nhận được yêu cầu nào như vậy và không hề biết một bản luận văn nào khác của cô Obokata ngoài bản hiện có. Người phát ngôn này còn nói nhà trường hiện vẫn đang tiếp tục điều tra các nghi vấn liên quan tới luận văn TS này [13].
14.03.2014
*
Haruko Obokata đề nghị rút luận án tiến sĩ
Theo tin từ Asahi Shimbunn ngày 15.03.2014, Haruko Obokata – tác giả đứng đầu hai công trình về STAP cells hiện đang bị điều tra do có nhiều nghi ngờ về nội dung sai lầm và gian lận – vừa đề nghị Đại học Waseda cho rút luận án tiến sĩ đã bảo vệ năm 2011 sau khi bị cáo buộc đã đạo văn từ trang web của viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ. Người phát ngôn của ĐH Waseda cho biết chỉ đại học này mới có quyền rút luận án tiến sĩ và một khi luận án bị rút thì học vị tiến sĩ cũng bị tước luôn. Đại học vẫn đang điều tra vụ đạo văn này.
15.03.2014
7185904-japan-science-health-stemcell
Haruko Obokata
_____________
[1] H. Obokata, T. Wakayama, Y. Sasai, K. Kojima, M.P. Vacanti, H. Niwa, M. Yamato, and C.A. Vacanti, Nature 505, 641–647 (2014);
H. Obokata, Y. Sasai, H. Niwa, M. Kadota, M. Andrabi, N. Takata, M. Tokoro, Y. Terashita, S. Yonemura, C.A. Vacanti, and T. Wakayama, Nature 505, 676–680 (2014).
[2] K. Kaplan, Scientist who created STAP stem cells says studies should be withdrawnLos Ageles Times, 11.03.2014.
[4] Paul Knoepfler, STAP stem cell new allegations: situation turns darker27.02. 2014.
[7] Fumikazu Asai, Doubts raised about STAP cell scientist’s doctoral dissertation, The Asahi Shimbun, 12.03.2014.
[8] Alexander Martin, Five Allegations Against Riken Stem-Cell Researcher in JapanThe Wall Street Journal, 12.03.2014.
[9] Nguyễn Đình Đăng, Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá,9.02.2014.
[11] Alexander Martin, Head of Japan’s Riken Institute Apologizes Over Stem-Cell Papers, The Wall Street Journal, 14.03.2014.
[13] Alexander Martin, Japan Stem-Cell Researcher Offers Defense Over Plagiarism AllegationThe Wall Street Journal, 14.03.2014.

1 nhận xét:

  1. Giáo sư Lí của Đại học Trung Văn (Hồng Kong) lên tiếng: STAP không hề tồn tại, đừng thực nghiệm nữa, chúng tôi đã cố gắng, nhưng chỉ là vô ích !
    http://www.bengo4.com/topics/1374/
    香港中文大学の李教授「STAP細胞は存在しない。これ以上の実験は無駄」

    香港中文大学の李嘉豪教授のコメント(日本語訳と英語原文)

    みなさん、データの改善について、すばらしいご意見をいただき、ありがとうございました。個人的には、STAP細胞は存在しないと考えています。この実験をこれ以上継続することは、人手と研究資金の無駄でしょう。

    ブログでの実験ライブレポートには、よい面と悪い面があるように思います。

    よい面は、科学コミュニティの興味を引き立て、幹細胞の分野に、若手研究者を引き込むことです。

    悪い面は、データについて注意深く考え、評価するための時間がない、ということです。何せ結果が得られたらすぐに投稿することが期待されていますからね。

    たとえば、私のケースで見られた、Oct4とNanogの発現が10倍になったということは全く不十分で、過去の投稿(iPS細胞で得られたFigure3の図)を見ても分かる通り、最低100倍はないといけないわけです。Sox2に至っては最悪で、2倍増に過ぎません。

    もうこのページに書き込むことはやめ、私は自分自身の研究に戻ろうと思います。

    Thank you all for your excellent suggestions on improving the data. Personally, I don’t think STAP cells exist and it will be a waste of manpower and research funding to carry on with this experiment any further.

    I think this live-blogging is a good and bad idea:

    Good in the sense that it will stimulate interest in the scientific community, so helping to draw younger scientists into the stem cell field.

    Bad in the sense that you don’t have the time to think and carefully assess the data properly - as everyone expect you to post the results as soon as it is generated. E.g. In my case a 10 folds increase in Oct4 and Nanog expression is definitely not sufficient and we need to see at least 100 folds as in my previous post (see above Figure3 for iPSCs). And for Sox2 it is only at 2 fold increase - which is even worst.

    I will no longer blog on this page any more. I want to get back to doing my own science interest.

    (注:和訳は編集部による)

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.