Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

11/02/2014

Quảng Châu loan thuộc nước Đông Pháp (1898 - 1945)

Lẽ ra vùng Quảng Châu loan (vũng Quảng Châu, vịnh Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) vẫn thuộc vào nước Pháp cho tới năm 2000, nếu không có sự kiện trục phát-xít thất bại năm 1945. Cuối cùng Quảng Châu loan được người Pháp trả cho Trung Quốc sớm hơn thời hạn tới hơn 50 năm.

Tôi thì quan tâm đến hai nhóm người đã sống trong tô giới Quảng Châu loan, là: nhóm Việt kiều và nhóm Nhật kiều. Còn đang tìm nhưng chưa ra con cháu của những Việt kiều, thì may mắn có được manh mối với một gia đình Nhật kiều. Viết mấy dòng nhắn này để mong có được hồi âm của những gia đình Việt kiều.

Dưới đây là một ít tư liệu cơ bản về Quảng Châu loan.

1. Đầu tiên, thầy giáo ở các trường Pháp Việt, đại khái như thầy Văn ở trường Thăng Long (sau này là Võ Đại tướng), sẽ giảng dạy cho các trò về bản đồ một đất nước nghe cái tên khá hay là "Đông Pháp". Trong bản đồ Đông Pháp thì có một mảnh dành cho Quảng Châu loan:

Bàn đồ in năm 1924
2. Rồi thầy sẽ cung cấp thông tin cơ bản về xứ Quảng Châu loan như sau:

3. Hình ảnh về Quảng Châu loan thì đại khái chọn cái này làm ví dụ:


111
Tòa Công sứ Pháp ở thủ phủ Fort Bayard

Còn lại thì xem cả ở dưới (lấy về từ blog tranthanhnhan).










Nguồn ảnh: Internet

Không hướng dẫn viên, nhưng với những cuốn sách lịch sử về địa danh Fort Bayard xưa, vẫn có thể thấy dấu vết sự hiện diện của Pháp tại thành phố Trạm Giang. Sự phát triển hài hòa của thành phố ngày nay liệu có chịu ảnh hưởng từ những gì thuộc về quá khứ? Có một điều chắc chắn, đối với những người Pháp, Trạm Giang có không khí quê nhà nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác của Trung Quốc.

Năm 1898, khi Pháp chiếm đóng Quảng Châu Loan, thủ phủ Fort Bayard (nay là Trạm Giang) chưa hề có. Khi đó nó chỉ là một cảng cá nhỏ ở vùng biển Nam Trung Hoa, cô lập trong dải đất rộng chừng chục kilomet, dọc theo bờ vịnh rộng lớn kéo dài đến tận cửa sông Matche nơi có nhiều đảo nhỏ. Diện tích dải đất này và các đảo là 850 km2 thuộc lãnh thổ Quảng Châu Loan, nơi cảng cá là thị trấn duy nhất có giá trị. Nó đã trở thành trung tâm hành chính của vùng và được đặt tên là Fort Bayard.



Cảng Fort Bayard với kè chắn sóng



Dấu vết nước Pháp trên bên cảng

Một khu vực chiến lược

Nằm trên bờ biển phía nam của Quảng Đông (nay là Quảng Tây, do sự dịch chuyển của địa giới hành chính), đối diện với đảo Hải Nam, Quảng Châu Loan thu hút sự quan tâm đặc biệt của Pháp, vì sát gần Việt Nam, là tiền đồn phòng thủ tuyệt vời cho Bắc Kỳ, khu vực mà Trung Hoa bao đời thèm muốn. Nó cho phép kiểm soát các hoạt động buôn bán bất hợp pháp bằng đường biển giữa Trung Hoa và Việt Nam.

Không mấy khó khăn, Đế quốc Thiên triều cho Pháp thuê trong thời hạn 99 năm, tô giới chịu sự điều hành của Toàn quyền Đông Dương và cảng cá được chuyển đổi thành căn cứ hải quân. Năm 1911, lúc René Vanlande (tác giả một số cuốn sách viết về Đông Dương – ND) còn là một anh lính trơn thuộc đơn vị lính bộ binh đóng quân nơi biên giới Tân Cương, người Pháp còn chưa xây dựng được gì nhiều ở vùng này. Vậy mà, 14 năm sau, vào năm 1925, khi ông trở lại biên cương Bắc Bộ, với lon sĩ quan trên mũ kepi, ngực áo gắn đầy huân chương giành được trong thế chiến thứ nhất, thì Fort Bayard đã trở thành một quân cảng với đèn pha, cột tín hiệu hàng hải và một hạm đội tầu chiến hùng mạnh neo đậu. Hướng ống nhòm từ đài chỉ huy trên mmọt cao điểm ở Bắc Bộ, Vanlande không thể nhận ra thành phố ông từng biết thời trai trẻ. Các quận mới được hình thành. Ngân hàng Đông Dương được thiết lập, một nhà thờ, một bệnh viện, vài trường học, một rạp chiếu phim đã xuất hiện, và một trạm điện tín kết nối với Croix d’Hins, gần Bordeaux, cho phép nhận tin tức và âm nhạc từ khắp nơi trên thế giới. Công việc cải tạo đất được thực hiện: các dòng kênh được khơi thông, tháo nước cho các đầm lầy, những con đường lầy lội một thời được thay thế bằng những con phố trải nhựa, đèn thắp sáng ban đêm, với dòng xe ô tô xuôi ngược. Chỉ còn lại một số đảo nhỏ với bờ cát dài, rải rác trong vùng vịnh là không thay đổi. Đời sống ở Fort Bayard giống ở Hà Nội hay Sài Gòn, một cuộc sống không vướng bận, một chương trình bất biến: quần vợt, bơi lội, món khai vị nóng buổi tối, bữa tối dưới giàn cây, khiêu vũ ở tòa công sứ, xem phim hay đến nhà hát nhà hát khi có kịch mục mới.

Mọi thứ xoay quanh thuốc phiện

Nhưng chuyện này không kéo dài, Trung Hoa sau đó bị đảo lộn, rơi vào tình trạng rối loạn nghiêm trọng. Năm 1925, khi tô giới khá yên tĩnh thì các vùng xung quanh bao trùm tình trạng hỗn loạn. Tầu thuyền trên biển đương đầu với nạn cướp biển, tình trạng này tràn lan đến mức Quảng Châu Loan được mệnh danh là Vịnh hải tặc. Ở nông thôn, các lãnh chúa thực hiện những cuộc khủng bố nông dân lan tràn. Cạnh tranh với nhau, đám cướp biển và lãnh chúa lao vào một cuộc chiến nhằm kiểm soát thị trường thuốc phiện béo bở. Nhiều thập kỉ sau, tại Bắc Hải, một tô giới quốc tế, trước có tên là Pakhoi, gần Fort Bayard, tôi có dịp gặp một phụ nữ hồi trẻ tham gia buôn thuốc phiện giữa Hải Phòng và Vịnh Quảng Chây Loan. Mặc dù tuổi đã cao, bà ta vẫn chưa quên các mánh khoé lẩn tránh khỏi pháo hạm. "Khi bị rơi vào tầm ngắm, chúng tôi gương buồm và chạy thuyền về hướng vịnh Hạ Long, xào huyệt của cướp biển trong khu vực , và các thùng thuốc phiện được cất giấu trong các khe đá không thể tiếp cận", bà kể, miệng nhai trầu, răng đỏ mầu cốt trầu.


Nhà thờ được xây dựng năm 1902, cách không xa khu doanh trại lính Pháp




Mối quan tâm chính là bảo vệ việc truyền đạo Cơ đốc giáo hơn là việc xúc tiến thương mại


Ngày nay nơi này vẫn tổ chức lễ các buổi sáng Chủ nhật


Tòa Công sứ Pháp ở thủ phủ Fort Bayard


Mặc dù đã xuống cấp đổ nát, tòa nhà này vẫn là văn phòng của cảnh sát





Những ngôi nhà chính phủ sử dụng được bảo quản khá tốt


Chú gà trống Gaulois



Trong kiến trúc Pháp các tòa nhà công cộng thường có tháp đồng hồ


Hàng con tiện đặc trưng


Hình ảnh phố Alger những năm đầu thế kỉ 20


Những năm 30

Tình trạng hiện tại


Phố Alger ngày nay


Một tòa nhà pha lẫn nét kiến trúc Pháp và Trung Hoa

Một con phố Fort Bayard


Đường lát đá




Dấu vết thời gian




Sự ra đi vội vàng

Nhưng mọi thứ đều có kết thúc. Không có biên giới tự nhiên bảo vệ Quảng Châu Loan, nên khắp Fort Bayard bao trùm tình trạng hỗn loạn. Pháp đã phải thừa nhận các dự án đầy tham vọng dành cho Fort Bayard đã thất bại vì hàng loạt vấn đề có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Hơn nữa các tầu tuần dương từ năm 1900 có kích thước tăng gấp đôi đã không thể vào cảng do độ nông của vịnh. Cuối cùng, cuộc tranh cãi với Bắc Kinh về Bắc Bộ đã không được khôi phục, và do đó Fort Bayard bị coi là vô dụng. Tuy vậy, Pháp tiếp tục quản lý tô giới này đến năm 1943, trước khi quyết định trả lại cho Trung Quốc. Fort Bayard trở thành Trạm Giang, sau sự chiếm đóng của Nhật Bản tiếp đến thời kỳ chủ nghĩa Mao. Thời gian này, vùng lãnh thổ vẫn như lúc người Pháp để lại. Nơi đây bắt đầu thay đổi khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước, và Trạm Giang bắt đầu con đường hiện đại hóa.

Một thực tế đáng được đề cập là không nghi ngờ gì việc các tòa nhà kiến trúc Pháp mang đến cho Trạm Giang một một sắc thái. Ngôi nhà thờ phong cách Gothic hoàn thành năm 1902 với hai tháp chuông đem đến cho một thành phố hiện đại không khí thời Trung cổ. Nhà thờ vẫn mở cửa làm lễ vài buổi trong tuần; tòa nhà hành chính Fort Bayard chuyển thành trụ sở cảnh sát và ngay sát bên toà nhà Dinh công sứ với chiếc đồng hồ bên dưới tháp chuông giờ là một tòa nhà hành chính. Đằng sau hàng rào sắt bao quanh có một con gà trống bằng đồng. Nó đang ưỡn ngực cất tiếng gáy, một tiếng gáy ảo trong kí ức. Bắt một chiếc xe xích lô, tôi tìm đường đến Tchékam, quận hành chính đầu tiên của Fort Bayard xưa, ở đây tôi tìm được toà nhà phòng thương mại, ngày nay nó là học viện mỹ thuật. Tôi thả bộ trên con phố, ngắm dãy cửa hàng cổ của khu vực một thời từng sầm uất. Phần lớn những tòa nhà Pháp được duy tư tốt. Nhưng những ngôi nhà khu vực cảng nơi hải quân từng đóng quân không được như vậy, chúng đã bị hư hại cần phải được phục hồi. Cuối cùng, sau khi đi qua vịnh, tôi đặt chân lên đảo Diệc (Aigrettes), nơi có ngọn ngọn hải đăng trắng chỉ báo luồng lạch trong vụng biển. Sau đó đến đảo Nao Tcheuo với ngọn hải đăng tọa lạc trong một đồn điền chuối nơi ngày xưa René Vanlande đã trải qua một đêm Giáng sinh kinh hoàng giữa sự săn lùng của bọn cướp biển. Điều cuối cùng để khép lại bài viết, Fort Bayard sẽ không Pháp nếu nó không để lại đến ngày nay một món ăn: hàu nướng nhẹ với tiêu và một vài giọt nước cốt chanh, ăn kèm khoai tây chiên.


Phòng thương mại ở Tche Kam


Hiện là một viện mỹ thuật


Không khí châu Âu trên con phố



Ngày xưa nơi đây từng rất sầm uất

Ngọn hải đăng được xây dựng vào năm 1898 trên đảo Naozhou


Đó là một trong hai ngọn hải đăng gương hình ngọc trai trên thế giới

---

Quảng Châu Loan thời thuộc Liên Bang Đông Dương



Bản đồ Bắc Kì thuộc Pháp bao gồm tô giới Quảng Châu Loan

Kouang Tcheou Wan (7)

Gian triển lãm Quảng Châu Loan tại triển lãm thuộc địa Marseille 1906
Kouang Tcheou Wan (69)

Quy mô khá nhỏ so với các gian triển lãm khác của Liên Bang Đông Dương

Kouang Tcheou Wan (82)

Chuyến thăm của toàn quyền Đông Dương François Marius Baudoin (ngồi chính giữ) đến Quảng Châu Loan năm 1921. Số người Pháp sinh sống tại đây không nhiều, đến năm 1930 mới đạt đến con số 250 người.
Kouang Tcheou Wan (81)

1921. Hội hữu ái người Việt ở Quảng Châu Loan

Kouang Tcheou Wan (79)

Dãy hàng quán ở Quảng Châu Loan

Kouang Tcheou Wan (29)

Hai chàng hàng xén

Kouang Tcheou Wan (68)

Thợ rèn

Kouang Tcheou Wan 2 (4)

Thợ rèn

Kouang Tcheou Wan (31)

Dệt vải

Kouang Tcheou Wan (43)

Những người thợ dệt

Kouang Tcheou Wan (2)

Thợ cắt tóc

Kouang Tcheou Wan (65)

Một người phụ nữ nông thôn bó chân địu con

Kouang Tcheou Wan (13)

Diễn viên

Kouang Tcheou Wan (71)

Nữ diễn viên

111-223

Phu kiệu

Kouang Tcheou Wan (30)

Hút thuốc phiện

Kouang Tcheou Wan (34)

Chơi Domino

Kouang Tcheou Wan (47)

Xe cút kít

Kouang Tcheou Wan (15)

Xe trâu

Kouang Tcheou Wan (76)

Rất nhiều xe trâu tập trung trước một khu chợ

Kouang Tcheou Wan (39)

Một nhóm nông dân

Kouang Tcheou Wan (63)

 Đập lúa trên đồng
Kouang Tcheou Wan (48)

Bữa trưa

Kouang Tcheou Wan (66)

 * * *

Copy of Religieux francais et chinois à FORT BAYARD 1940 194

Thời gian trôi. Bức ảnh thầy tu người Pháp và những người Hoa chụp khoảng năm 1940 -1941.

Copy of francais et chinois à FORT BAYARD 4 avril 1942

Fort Bayard, 4 tháng tư năm 1942. Qua trang phục có thể nhận ra khá nhiều người Việt trong tấm hình này.

Copy of 282_002

Ai trong số họ biết được rằng bộ máy hành chính của Pháp sẽ chấm dứt hoạt động ở đây một năm sau đó, và sau Thế chiến thứ hai, Quảng Châu Loan được trả lại cho Trung Quốc sớm hơn thời hạn 53 năm.

Kouang Tcheou Wan (33)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.