Bức ảnh được xem là chụp vào năm 1910 |
Nhìn kĩ tư liệu, thấy nhiều điểm nghi vấn.
Tạm gác đấy, đọc nguyên bài bên QĐND đã.
---
Kỷ niệm 121 năm ngày sinh và 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911/5-6-2011)
Ngày Bác đến Trường Dục Thanh
QĐND - Thứ Tư, 18/05/2011, 9:1 (GMT+7)
QĐND - Nhân dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 100 năm ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, gia tộc cụ Võ Văn Trang ở Phan Thiết đã hiến tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận một số hiện vật quý. Lễ hiến tặng và đón nhận được Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Phan Thiết tổ chức vào ngày 19-5-2011.
Bút tích để lại
Cháu nội của cụ Võ Văn Trang là ông Võ Huy Quang, thay mặt gia tộc đã quyết định hiến tặng bảo tàng một tài liệu được thực hiện dưới dạng bút tích, do cụ Võ Văn Trang để lại trong gia phả của dòng họ. Nội dung tài liệu đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận đề cập trong một hội thảo khoa học và được cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an giám định chữ viết.
Trước ngày diễn ra lễ hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hồ Chí Minh, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã tìm gặp ông Quang và được ông cho xem toàn bộ tư liệu của gia phả dòng họ để lại. Ông Quang cẩn thận lật giở từng trang cuốn gia phả dày cộp, trong đó có những trang viết dạng như nhật ký, bút tích, ghi lại những kỷ niệm của cụ Võ Văn Trang với Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, được thể hiện bằng chữ Quốc ngữ. Có những tư liệu được cụ Võ Văn Trang viết từ những năm đầu của thế kỷ 20, có những tài liệu viết từ những năm 60, thế kỷ 20. Giấy viết đã ố vàng qua năm tháng nhưng màu mực vẫn còn tươi, sáng. Theo những gì có trong gia phả tộc họ và ông Võ Huy Quang nghe ông nội trực tiếp kể lại thì cụ Võ Văn Trang chính là người đã đánh xe ngựa chở Nguyễn Tất Thành từ chùa Phước An, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) về làm thầy giáo dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết, trước ngày Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước.
Trang gia phả có bút tích của cụ Võ Văn Trang. |
Sử sách ghi lại rằng, trong hành trình từ Huế vào Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước, năm 1909, Nguyễn Tất Thành đã đến Bình Khê, Bình Định thăm thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Thông qua các mối quan hệ bằng hữu, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã nhờ cụ Trương Gia Mô (Nghè Mô) đưa Nguyễn Tất Thành vào Nam. Mùa thu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến trú tại chùa Phước An, được Hòa thượng Bửu Hiền trụ trì chùa chăm sóc. Nguyễn Tất Thành được cụ Nghè Mô giới thiệu với cụ Hồ Tá Bang để vào dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Trường Dục Thanh, còn gọi là Dục Thanh Học Hiệu (chữ viết tắt của Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh khởi xướng tại Trung Kỳ. Những sáng lập viên của Trường Dục Thanh gồm: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng. Cụ Hồ Tá Bang là một trong các thành viên chủ chốt của Hội đồng quản trị Thương quán Liên Thành, nơi bảo đảm kinh phí cho Trường Dục Thanh hoạt động.
Trong gia phả để lại cho con cháu và những gì ông Quang được ông nội mình kể lại, thì sau khi được cụ Nghè Mô giới thiệu một thầy giáo trẻ, là con trai của cụ Nguyễn Sinh Sắc, cụ Hồ Tá Bang đã rất vui mừng. Cụ nóng lòng được đón Thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Vào ngày 19-8-1910, cụ Hồ Tá Bang và một số người trong nhóm sáng lập Trường Dục Thanh đã nhờ Võ Văn Trang (lúc bấy giờ cụ Trang là một thanh niên rất cường tráng) đánh xe ngựa từ Phan Thiết ra chùa Phước An ở xứ Duồng chở Thầy giáo Nguyễn Tất Thành về Trường Dục Thanh với quãng đường đi khoảng 80km. Thành phố Phan Thiết lúc bấy giờ chỉ có một cây cầu, gọi là cầu Quan. Khi Võ Văn Trang đưa Nguyễn Tất Thành qua cầu, một người bạn của cụ Trang đã chụp được một bức ảnh. Sau khi qua sông, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành và Võ Văn Trang xuống xe đứng bên bến sông. Hình ảnh này cũng được người bạn của cụ Trang chụp lại. Cả hai bức ảnh ấy đang được lưu giữ trong gia phả của dòng họ Võ ở Phan Thiết mà ông Quang là người đại diện cho gia tộc đang quản lý. Trong trang gia phả đề ngày viết là 19-8-1910, cụ Võ Văn Trang đã viết lại sự kiện này như sau (tác giả trích nguyên văn): “Sáng ngày 19-8-1910. Tôi được chú Nguyễn Trọng Lợi, chú Nguyễn Hiệt Chi và chú Hồ Tá Bang trong Hội đồng quản trị của Thương quán Liên Thành, những người sáng lập ra Hội giáo dục Thanh niên thể dục thể thao, gọi là Dục Thanh, cơ sở kinh tế Hội quán Liên Thành. Đưa xe ngựa đến chùa Phước An ở xứ Duồng, Gành Son gặp cụ Nghè Mô và Sư thầy tạ thủ Bùi Hữu Hiền để đưa một thầy giáo về dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết”. Bình Thuận ngày 19-8-1910. Ký tên Võ Văn Trang”.
Vào Trường Dục Thanh, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã nhận dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra, thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.
Sau khi phát hiện trong gia phả tộc họ có bút tích này cùng một số tài liệu, hiện vật khác về Bác Hồ do cụ Võ Văn Trang để lại, nhiều năm qua ông Võ Huy Quang đã bảo quản hết sức cẩn thận và coi đó như vật gia bảo truyền đời của dòng họ. Ông Quang tâm sự:
- Ban đầu tôi có ý định giữ gìn những hiện vật ấy cho riêng dòng họ, nhưng sau khi suy nghĩ, tôi quyết định hiến tặng một hiện vật cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tôi nghĩ, những gì liên quan đến Bác Hồ kính yêu đều là tài sản tinh thần vô giá, nguồn động viên to lớn của toàn Đảng, toàn dân, không nên giữ lại cho riêng mình.
Năm ngoái, ông Võ Huy Quang đã báo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh biết việc này và ngỏ ý sẽ hiến tặng cho Bảo tàng hiện vật quý. Tháng 5-2010, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh và 100 năm ngày Bác Hồ dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận đã tổ chức hội thảo khoa học về sự nghiệp của Người trong quãng thời gian dừng chân ở Dục Thanh - Phan Thiết. Cuộc hội thảo đã thu hút hàng trăm đại biểu là các nhà sử học, nhà nghiên cứu. Tham luận của các nhà chuyên môn đã nghiêng về quãng thời gian Bác đến Phan Thiết là từ cuối tháng 8, đầu tháng 9-1910 nhưng không xác định được ngày cụ thể. Sau khi được ông Võ Huy Quang cung cấp tài liệu trong gia phả, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo, sau đó chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng của Bộ Công an giám định. Kết quả giám định đã xác định trang bút tích (ảnh đăng kèm bài báo này) trong gia phả chính là chữ viết của cụ Võ Văn Trang.
Kỷ vật của gia tộc cụ Võ Văn Trang đã góp thêm bằng chứng giúp các nhà nghiên cứu lịch sử xác định chính xác thời điểm cụ thể Bác Hồ đến Phan Thiết, qua đó làm phong phú thêm tư liệu về con người, tầm nhìn, sự nghiệp của Người trong thời gian ở Phan Thiết.
Vài nét về gia tộc Võ Văn Trang
Cụ Võ Văn Trang còn có các bí danh là Võ Quang Trang, Võ Văn Miệng. Thời kỳ Bác Hồ đặt chân đến Phan Thiết, cụ Võ Văn Trang là thành viên cổ đông của Thương quán Liên Thành, một địa chỉ thương gia nổi tiếng ở Phan Thiết trong suốt thời kỳ Pháp thuộc. Cụ Trang còn là chủ của cửa hiệu Hữu Cung, chuyên kinh doanh vàng bạc. Theo ông Võ Huy Quang, cụ Trang là một thợ bạc có tiếng nhưng không truyền nghề lại cho hậu thế. Trong gia phả để lại, cụ có ghi rằng làm nghề thợ bạc, đòi hỏi cao nhất là phải có cái tâm minh bạch. Thiếu chữ tâm, nghề này sẽ thất đức. Con cháu về sau nếu ai muốn theo nghề thì phải tu tâm dưỡng tánh, tự học lấy nghề chứ cụ không truyền nghề cho bất cứ ai.
Ông Võ Huy Quang giới thiệu các hiện vật trong gia phả tộc họ. |
Sau khi đón Thầy giáo Nguyễn Tất Thành về Trường Dục Thanh, Võ Văn Trang đã kết nghĩa huynh đệ với Nguyễn Tất Thành (cụ Võ Quang Trang cùng năm sinh với Bác Hồ) và gọi Nguyễn Tất Thành theo cách kính trọng là Thầy Thành. Võ Văn Trang lấy tên cửa hiệu là “Hữu Cung” cũng là để ghi nhớ kỷ niệm về tình huynh đệ (“Huynh tất hữu, Đệ tất cung”, nghĩa là anh đã nói thì em nhất định phải nghe).
Năm 1969, sau khi nghe tin Bác Hồ mất, cụ Võ Văn Trang và người em kết nghĩa Nguyễn Thế Truyền (là thành viên của nhóm “Ngũ Long” gồm: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, cùng ký bút hiệu Nguyễn Ái Quốc trên “Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam”) đã tiếc nhớ nên nhịn ăn cho đến lúc chết. Cụ Nguyễn Thế Truyền qua đời ngày 19-9-1969. Cụ Võ Văn Trang mất ngày 21-9-1969.
Cụ Võ Văn Trang có 10 người con (5 trai, 5 gái), trong đó có 9 người tham gia kháng chiến, có công với nước, 3 người con của cụ Trang là liệt sĩ, gồm: Võ Khánh Tuyết, Võ Khánh Tấn, Võ Khánh Liêm. Cụ bà Tống Thị Hóa (phu nhân của cụ Trang) là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông Võ Huy Quang là con trai trưởng của cụ Võ Khánh Di. Cụ Võ Khánh Di là con thứ của cụ Võ Văn Trang.
Ông Quang tham gia cách mạng từ khi còn nhỏ, từng bị chính quyền Ngô Đình Diệm kết án tử hình theo Luật 10/59 và bị đày ra Côn Đảo giam cầm 14 năm.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, ông Võ Huy Quang sống cùng anh em, họ hàng ở quê hương Phan Thiết. Ông dành tâm sức sưu tầm các hình ảnh, hiện vật về Bác Hồ và tham gia lập hồ sơ về cựu tù Côn Đảo.
Bài và ảnh PHAN TÙNG SƠN
QĐND - Thứ Bẩy, 04/06/2011, 22:27 (GMT+7)
QĐND - Cụ Võ Văn Trang (còn có tên là Võ Quang Trang, Võ Văn Miệng) là thành viên trong Hội đồng quản trị Thương quán Liên Thành, một cơ sở giao thương lớn ở Phan Thiết cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Thương quán Liên Thành là nơi cung cấp tài chính cho trường Dục Thanh hoạt động. Vào ngày 19-8-1910, Võ Văn Trang được cụ Hồ Tá Bang nhờ đánh xe ngựa ra chùa Phước An ở xứ Duồng chở thầy giáo Nguyễn Tất Thành về dạy học ở trường Dục Thanh. Những ngày gần gũi thầy giáo Nguyễn Tất Thành, Võ Văn Trang hết lòng mến mộ, cảm phục tài năng, đức độ của người thầy giáo trẻ. Võ Văn Trang đã kết nghĩa huynh đệ với Nguyễn Tất Thành. Tuy nhiên, Võ Văn Trang vẫn gọi anh Thành theo cách trân trọng, thân thiết: thầy Thành. Trong khoảng thời gian đó, Võ Văn Trang đã mở cửa hiệu kinh doanh vàng bạc, đồ trang sức, mỹ nghệ ở số 87, đường Gia Long, thành phố Phan Thiết. Ông đã đặt tên cửa hiệu là Hữu Cung Đường (nhà Hữu Cung). Hai chữ Hữu Cung được lấy từ ý trong lời dạy của người xưa “Phụ từ tử hiếu, huynh hữu đệ cung”, (nghĩa là cha ở hiền thì con có hiếu, anh nói phải thì em phải nghe). Võ Văn Trang lấy tên đó như một lời nhắc nhở bản thân để khắc ghi tình huynh đệ bền chặt.
Gia đình cụ Võ Văn Trang sau này là cơ sở của cách mạng, có nhiều công lao đóng góp cho đất nước. Phu nhân của cụ - bà Tống Thị Hóa - là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, có 3 con là liệt sĩ.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, cháu nội cụ Võ Văn Trang là ông Võ Huy Quang, thay mặt gia tộc đã hiến tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận một số hiện vật quý liên quan đến giai đoạn Bác Hồ ở Phan Thiết, trong đó có con dấu của cửa hiệu Hữu Cung Đường.
Bài và ảnh: MINH ĐỨC
Con dấu của cửa hiệu Hữu Cung Đường.
|
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, cháu nội cụ Võ Văn Trang là ông Võ Huy Quang, thay mặt gia tộc đã hiến tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận một số hiện vật quý liên quan đến giai đoạn Bác Hồ ở Phan Thiết, trong đó có con dấu của cửa hiệu Hữu Cung Đường.
Bài và ảnh: MINH ĐỨC
XEM THÊM
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đối với người dân Bình Thuận
(18/05/2012)
Hình ảnh và kỷ niệm về thầy giáo Nguyễn Tất Thành trong những ngày Người lưu lại dạy học tại trường Dục Thanh mãi mãi là niềm tự hào của người dân Bình Thuận. Điều này lại càng thiêng liêng hơn đối với các cá nhân trong một gia đình ở xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc. Bởi vì, thế hệ đi trước ở đây đã từng là bạn thân của thầy giáo Thành.
Bức ảnh chụp hai người bên bến sông luôn được gia đình ông Võ Huy Quang ở xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc gìn giữ và trân trọng đặc biệt. Từ lâu, bức ảnh được cả gia đình xem như một kỷ vật vô cùng quý báu. Ông Quang cho biết, 2 người bên bến sông trong bức ảnh chính là thầy giáo Nguyễn Tất Thành và ông nội của ông- cụ Võ Văn Trang. Khi thầy giáo Thành vào Phan Thiết dạy học, chính cụ Võ Văn Trang là người đã được tổ chức cử đưa thầy giáo Thành về đến trường Dục Thanh. Sau đó, hai người trở thành đôi bạn thân trong những ngày thầy giáo Thành lưu lại dạy học tại trường Dục Thanh- Phan Thiết.
Bức ảnh chụp thầy giáo Nguyễn Tất Thành và cụ Võ Văn Trang
được gia đình ông Võ Huy Quang lưu giữ cẩn thận.
Ngoài bức ảnh, trong cuốn gia phả của gia đình ông Quang còn có nhiều trang viết dạng như nhật ký, bút tích, ghi lại những kỷ niệm của cụ Võ Văn Trang với thầy giáo Nguyễn Tất Thành, tất cả được thể hiện bằng chữ Quốc ngữ. Những kỷ vật này, giờ đây được các thế hệ con cháu lưu giữ cẩn thận trong niềm tự hào đặc biệt.
(Ảnh: Hữu Tường)
Để tưởng nhớ thầy giáo Nguyễn Tất Thành, sau ngày giải phóng đất nước, trường Dục Thanh đã được phục chế nguyên mẫu với những kỷ vật còn khá nguyên vẹn gắn liền với thầy giáo Thành trong thời gian Người lưu lại dạy học tại đây. Cây khế Bác trồng và chăm sóc đã gần trăm tuổi nhưng vẫn xanh tốt như ngày nào. Ngọa Du Sào vẫn phảng phất hình bóng Bác ngồi soạn bài, đọc sách... Tất cả đã trở thành những kỷ vật thiêng liêng. Và trong ngôi nhà của ông Võ Huy Quang, những kỷ vật, hình ảnh và kỷ niệm về thầy Thành luôn được trân trọng, trở thành bảo vật của gia đình.
(Ảnh: Hữu Tường)
Bích Phượng – Hữu Tường
BT- Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thầy giáo Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách THẦY GIÁO NGUYỄN TẤT THÀNH VỚI MÁI TRƯỜNG DỤC THANH. Đây là cuốn sách được sự phối hợp và giúp đỡ tận tình của Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) cùng với nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh, đã dày công sưu tầm và lý giải một cách thuyết phục về quãng thời gian mà thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống và dạy học ở Phan Thiết từ cuối năm 1910 đến đầu năm 1911.
Như lời giới thiệu đã khẳng định đây là tập sách: “Được xem như món quà tinh thần dâng lên Bác Hồ kính yêu, vị anh hùng giải phóng dân tộc – nhà văn hóa kiệt xuất, góp phần phong phú tiểu sử sự nghiệp giai đoạn thời thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây cũng là một công trình khoa học được tập hợp từ nhiều bài viết của nhiều tác giả trong dịp Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, xác minh giá trị di tích và tư liệu về sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành sống và dạy học ở Phan Thiết, Bình Thuận từ cuối 1910 đến đầu 1911” mà tỉnh ta vừa tổ chức vào tháng 4 năm 2010. Qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau, với cách làm cẩn trọng khoa học, nghiêm túc và có trách nhiệm cao, các tác giả đã cho ta biết, chính cụ Phan Châu Trinh khi đến Phan Thiết năm 1905, đã gợi ý khuyến khích nên mở trường dạy học cho con em nhân dân trong vùng và từ gợi ý đó, mà các cụ Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lội đã tán thành và đã vận động xây dựng Trường Dục Thanh vào năm 1907, như ta thấy ngày nay. Kinh phí để Trường Dục Thanh ngày ấy hoạt động được là nhờ vào thu nhập hoa lợi từ 10 mẫu ruộng của ông Huỳnh Văn Đẩu (thông gia với ông Nguyễn Trọng Lội) hiến cho trường. Giáo viên của trường lúc đông nhất là 7 người, do ông Nguyễn Quý Anh làm hiệu trưởng và Thầy giáo Nguyễn Tất Thành là người trẻ nhất (lúc đó mới 20 tuổi). Số học sinh đông nhất là khoảng 60 em, có 4 học sinh nữ, chia làm 4 lớp, là lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Đa số học sinh là con em của các gia đình khá giả, có học sinh ở các huyện và tỉnh khác cũng theo học. Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Đây là một trường tư thục vào loại tiến bộ nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ. Chỉ tiếc rằng đến tháng 6/1911 thì Trường Dục Thanh không còn người quản lý, nên đã tự giải tán, như vậy trường đã tồn tại được hơn 4 năm. Cũng qua cuốn sách này cho ta biết cụ Nghè Trương Gia Mô đã giới thiệu Bác vào Trường Dục Thanh và cũng chính cụ Nghè Mô đã đưa Bác vào Sài Gòn. Dù Bác chỉ dạy học 5 tháng ở Phan Thiết (từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911) nhưng với sự giúp đỡ của nhiều nhân sĩ trí thức và nhân dân Phan Thiết, đã góp phần nuôi dưỡng hoài bão lớn lao cho cuộc trường chinh ra đi tìm đường cứu nước của Người.
Thời gian đã lùi xa, nhiều nhân chứng, di tích đã không còn, nhưng với lòng kính yêu Bác vô hạn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và nhiều tập thể, cá nhân đã không quản ngại khó khăn gian khổ để sưu tầm, biên soạn và lý giải nhiều tư liệu quý một cách thuyết phục, góp phần làm sáng tỏ ý chí nghị lực phi thường của thầy giáo Nguyễn Tất Thành trên con đường đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
PHAN CAO THÔNG
BT- Nhân kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận (BTHCM - CNBT), tổ chức lễ trao hiện vật “Bức thư” có nội dung liên quan đến sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học tại Trường Dục Thanh – Phan Thiết. Hiện vật do ông Võ Huy Quang– người đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu, lưu giữ và trao tặng cho Bảo tàng HCM – CNBT.
Ông Võ Huy Quang trao hiện vật cho Bảo tàng HCM - CNBT
“Bức thư” được ông Võ Huy Quang – người con của quê hương Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận (nay sống tại thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) phát hiện vào năm 2001. Nhân ngày giỗ ông nội là ông Võ Quang Miệng (tức Võ Văn Trang, sinh 2/1890, mất 21/9/1969), cha là ông Võ Khánh Di trao lại gia phả cho ông Võ Huy Quang. Khi xem quyển gia phả ông phát hiện ở bìa trước và sau có những dấu mũi tên chỉ vào giữa trang. Ông lấy dao lam rạch 1 đường ở bìa trước quyển gia phả, phát hiện bên trong có tờ giấy đã ố vàng và dính chặt. Ông cẩn thận bóc tách ra và phát hiện đây là bức thư viết tay về việc đưa một thầy giáo trẻ từ Duồng vào dạy học tạiTrường Dục Thanh, do ông nội viết và ký tên. Năm 2006, kỷ niệm 100 năm thành lập Liên Thành quán, Quận ủy Quận 4 – Tp. HCM phối hợp với Công ty Liên Thành tổ chức hội thảo khoa học về quá trình hình thành và phát triển của công ty, ông Quang đã viết bài tham luận và công bố nội dung bức thư này. Đến tháng 4/2010, Sở VHTT&DL Bình Thuận cùng Bảo tàng Tp.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, xác minh giá trị di tích và lưu niệm sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) sống và dạy học tạiTrường Dục Thanh – Phan Thiết giai đoạn 1910 – 1911). Tại hội thảo, ông Chu Đức Tính – Giám đốc Bảo tàng Tp.HCM, mời ông Quang mang toàn bộ gia phả và bức thư ra Hà Nội để xác minh. Ngày 22/3/2011, “Bức thư” được Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Viện Khoa học hình sự đã giám định.
Ông Quang quyết định trao tặng “Bức thư” cho Bảo tàng HCM – CNBT để có thêm cơ sở sử liệu tiếp tục nghiên cứu chính xác và đầy đủ một cách khoa học về sự kiện thầy Nguyễn Tất Thành dạy học tạiTrường Dục Thanh - Phan Thiết.
THANH DUYÊN
được gia đình ông Võ Huy Quang lưu giữ cẩn thận.
BT- Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thầy giáo Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách THẦY GIÁO NGUYỄN TẤT THÀNH VỚI MÁI TRƯỜNG DỤC THANH. Đây là cuốn sách được sự phối hợp và giúp đỡ tận tình của Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) cùng với nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh, đã dày công sưu tầm và lý giải một cách thuyết phục về quãng thời gian mà thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống và dạy học ở Phan Thiết từ cuối năm 1910 đến đầu năm 1911.
Như lời giới thiệu đã khẳng định đây là tập sách: “Được xem như món quà tinh thần dâng lên Bác Hồ kính yêu, vị anh hùng giải phóng dân tộc – nhà văn hóa kiệt xuất, góp phần phong phú tiểu sử sự nghiệp giai đoạn thời thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây cũng là một công trình khoa học được tập hợp từ nhiều bài viết của nhiều tác giả trong dịp Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, xác minh giá trị di tích và tư liệu về sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành sống và dạy học ở Phan Thiết, Bình Thuận từ cuối 1910 đến đầu 1911” mà tỉnh ta vừa tổ chức vào tháng 4 năm 2010. Qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau, với cách làm cẩn trọng khoa học, nghiêm túc và có trách nhiệm cao, các tác giả đã cho ta biết, chính cụ Phan Châu Trinh khi đến Phan Thiết năm 1905, đã gợi ý khuyến khích nên mở trường dạy học cho con em nhân dân trong vùng và từ gợi ý đó, mà các cụ Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lội đã tán thành và đã vận động xây dựng Trường Dục Thanh vào năm 1907, như ta thấy ngày nay. Kinh phí để Trường Dục Thanh ngày ấy hoạt động được là nhờ vào thu nhập hoa lợi từ 10 mẫu ruộng của ông Huỳnh Văn Đẩu (thông gia với ông Nguyễn Trọng Lội) hiến cho trường. Giáo viên của trường lúc đông nhất là 7 người, do ông Nguyễn Quý Anh làm hiệu trưởng và Thầy giáo Nguyễn Tất Thành là người trẻ nhất (lúc đó mới 20 tuổi). Số học sinh đông nhất là khoảng 60 em, có 4 học sinh nữ, chia làm 4 lớp, là lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Đa số học sinh là con em của các gia đình khá giả, có học sinh ở các huyện và tỉnh khác cũng theo học. Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Đây là một trường tư thục vào loại tiến bộ nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ. Chỉ tiếc rằng đến tháng 6/1911 thì Trường Dục Thanh không còn người quản lý, nên đã tự giải tán, như vậy trường đã tồn tại được hơn 4 năm. Cũng qua cuốn sách này cho ta biết cụ Nghè Trương Gia Mô đã giới thiệu Bác vào Trường Dục Thanh và cũng chính cụ Nghè Mô đã đưa Bác vào Sài Gòn. Dù Bác chỉ dạy học 5 tháng ở Phan Thiết (từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911) nhưng với sự giúp đỡ của nhiều nhân sĩ trí thức và nhân dân Phan Thiết, đã góp phần nuôi dưỡng hoài bão lớn lao cho cuộc trường chinh ra đi tìm đường cứu nước của Người.
Thời gian đã lùi xa, nhiều nhân chứng, di tích đã không còn, nhưng với lòng kính yêu Bác vô hạn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và nhiều tập thể, cá nhân đã không quản ngại khó khăn gian khổ để sưu tầm, biên soạn và lý giải nhiều tư liệu quý một cách thuyết phục, góp phần làm sáng tỏ ý chí nghị lực phi thường của thầy giáo Nguyễn Tất Thành trên con đường đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
PHAN CAO THÔNG
BT- Nhân kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận (BTHCM - CNBT), tổ chức lễ trao hiện vật “Bức thư” có nội dung liên quan đến sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học tại Trường Dục Thanh – Phan Thiết. Hiện vật do ông Võ Huy Quang– người đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu, lưu giữ và trao tặng cho Bảo tàng HCM – CNBT.
Ông Võ Huy Quang trao hiện vật cho Bảo tàng HCM - CNBT |
“Bức thư” được ông Võ Huy Quang – người con của quê hương Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận (nay sống tại thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) phát hiện vào năm 2001. Nhân ngày giỗ ông nội là ông Võ Quang Miệng (tức Võ Văn Trang, sinh 2/1890, mất 21/9/1969), cha là ông Võ Khánh Di trao lại gia phả cho ông Võ Huy Quang. Khi xem quyển gia phả ông phát hiện ở bìa trước và sau có những dấu mũi tên chỉ vào giữa trang. Ông lấy dao lam rạch 1 đường ở bìa trước quyển gia phả, phát hiện bên trong có tờ giấy đã ố vàng và dính chặt. Ông cẩn thận bóc tách ra và phát hiện đây là bức thư viết tay về việc đưa một thầy giáo trẻ từ Duồng vào dạy học tạiTrường Dục Thanh, do ông nội viết và ký tên. Năm 2006, kỷ niệm 100 năm thành lập Liên Thành quán, Quận ủy Quận 4 – Tp. HCM phối hợp với Công ty Liên Thành tổ chức hội thảo khoa học về quá trình hình thành và phát triển của công ty, ông Quang đã viết bài tham luận và công bố nội dung bức thư này. Đến tháng 4/2010, Sở VHTT&DL Bình Thuận cùng Bảo tàng Tp.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, xác minh giá trị di tích và lưu niệm sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) sống và dạy học tạiTrường Dục Thanh – Phan Thiết giai đoạn 1910 – 1911). Tại hội thảo, ông Chu Đức Tính – Giám đốc Bảo tàng Tp.HCM, mời ông Quang mang toàn bộ gia phả và bức thư ra Hà Nội để xác minh. Ngày 22/3/2011, “Bức thư” được Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Viện Khoa học hình sự đã giám định.
Ông Quang quyết định trao tặng “Bức thư” cho Bảo tàng HCM – CNBT để có thêm cơ sở sử liệu tiếp tục nghiên cứu chính xác và đầy đủ một cách khoa học về sự kiện thầy Nguyễn Tất Thành dạy học tạiTrường Dục Thanh - Phan Thiết.
THANH DUYÊN
1. "là thành viên của nhóm “Ngũ Long” gồm: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, cùng ký bút hiệu Nguyễn Ái Quốc trên “Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam” ???
Trả lờiXóaLàm cách nào để cả 5 ông lại cùng ký được một bút hiệu nhỉ??? Nếu nói các ông ấy cùng tham gia soạn thì còn khả dĩ.
2. Có vẻ như chép lại sự kiện, chứ không phải dạng nhật ký. Giọng văn không quá cổ.
Mà tôi nghĩ, hồi năm 1910, người ta không viết "Bình Thuận, ngày 19 tháng 8 -1910" đâu, thường viết Binh Thuan, 19 Aou^t 1910 hoặc (le, de, du) Binhthuan, 19 Aou^t 1910 theo cách viết của Tây học. Bác soi lại các thư từ của các nhà văn nhà báo ngày ấy xem.
Nét mực và phong cách hành văn, chẳng giống đầu thế kỷ 20. Giữa các từ không có 1 dấu ngang nào.
Trả lờiXóaHình như đây là mực bút bi chứ không phải bút mực. Câu từ thì rất hiện đại, một số từ không giống từ quốc ngữ thời đó. Như em biết thời đấy, các cụ biên cho nhau toàn bằng tiếng Pháp chứ không ai viết tiếng Việt Như thế.
Trả lờiXóaBác Giao cho ý kiến đi nào?
Đồng ý với các phân tích của mọi người. Từ nét bút đến chất liệu, đến văn phong, tất cả, đều cho thấy tư liệu rất mới ! Mẫu thư từ thời đó, thì cũng không hiếm, để lần sau, tôi post vài bức cho tiện so sánh.
Trả lờiXóaTuy nhiên, có hai vấn đề cần chú ý:
- Văn bản giám định chính thức của cơ quan chức năng. Cái này, không biết có thuộc hàng BÍ MẬT QUỐC GIA không đây (suy luận theo cách của Triển hộ vệ).
- Thật ra, phía Bảo tàng cũng rất khó xử. Không nhận thì là không tôn trọng tấm lòng của đồng bào, mà nhận thì rõ là phải cẩn thận rồi.
Trước hết, cần xác nhận điểm đầu đã (văn bản giám định).
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTôi không thể không nghĩ đây là một trò nhố nhăng.
Xóa1. Mục đích của tờ giấy có "thủ bút" này là gì ? Hẳn ngày đó thầy giáo NTT chưa có dấu hiệu gì để trở thành HCM sau này!
2, Thể thức của bài viết này là loại nào? Nhưng rất rõ xác định đó không phải là trang viết nhật ký vì không ai ký tên sau mỗi nhật ký cả; không phải là thư báo tin (giấy nhắn tin) vì không có người nhận; không phải là tờ khai báo với ai(mật thám chẳng hạn) vì được viết trên một tờ giấy bất quy cách.
3. Toàn văn chỉ có mỗi mấy cái tên người có lien quan tới NSS và NTT (nhưng ở tài lieu khác), thế thì điều gì chứng minh "...một thày giáo..." chung chung này là NTT?
4. Ngoải cách so chiếu cách thức hành văn mang đặc thù của từng thời, giai đoạn văn hóa Viêt, thì giám định tuổi của vật lieu (giấy , mực) cũng là điều dễ nhận chân.
Trả lờiXóa
Đọc nhóm tư liệu do bác Cạo đưa ra (ở comment phía dưới), sẽ rõ được mục đích của tờ giấy mang "thủ bút" đó bác Chu à.
XóaTôi khẳng định rằng văn phong và kiểu chữ không phải là đầu thế kỷ XX
Trả lờiXóaTừ góc nhìn toán học, bác cũng tính ra được mấy chỗ không hợp lí của văn bản mà.
XóaBạn Giao mềnh cứ túc tắc soi nhiều bí mật cuốc da hay quá!
Trả lờiXóaThêm một nhà ngoại cổm có tên Huy Quang thuộc bộ môn Lịch sử, ngành Ma học.
"- Đây rồi! Đây rồi!
Trước mắt họ, bản gốc Di chúc của Bác Hồ mà đất liền gửi ra từ cuối năm 1969...bản viết tay Di chúc của Bác Hồ ở Côn Đảo ông đang trưng bày tại Bảo tàng Côn Đảo."
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/87851/print/Default.aspx
Bản di chúc là tài liệu tuyệt đối bí mật của Hồ Chí Minh, chỉ Bộ Chính trị biết. Ngày 09/9/1969 công bố cho dân chúng bản đánh máy, mãi đến đến sau 1975 mới thấy một phần bản photo bút tích. Vậy móc đâu ra bản viết tay? - xạo ke thế mà báo đăng được.
Từ kỷ vật gia phả họ Võ nói trên và Bản di chúc viết tay, hoài nghi luôn ảnh HCM được trong tù của “Pho từ điển sống” về Bác:
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-vn/75/72/10/52/52/148393/Default.aspx
http://www.baomoi.com/Ve-anh-Bac-tu-trai-tim/121/11945819.epi
Cảm ơn bác Cạo ! Tư liệu bác đưa thêm, giúp nhìn rõ hơn sự kiện. Đặt tư liệu trong một chuỗi sự kiện do cùng một người đưa ra, sẽ hiểu rõ cái "bí mật cuốc da" này.
XóaMình đoán tấm ảnh được chụp lại từ báo nên góc trên bên trái có chữ: Chiếc Le... và phía dưới ảnh vạch trắng là do tẩy xoá, nên chưa hẳn là cầu Quan, Phan thiết.
Trả lờiXóa