Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

20/11/2013

Ngày nhà giáo Việt Nam, đọc lại CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ và phát hiện mới

a8-7087-1384844031.jpg
Các cậu bé thời chiến quàng khăn đỏ chơi đàn (nguồn)


anh14-1118-1384844029.jpg
Và những cô bé (giờ chắc lên bà cả rồi)




Bài của báo Giáo dục và đúng ngày 20/11. Tôi chỉ chép về.



---

Cập nhật lúc 20/11/2013, 09:06 (GMT+7)



Theo các nhà khoa học Anh, câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" có cùng gốc rễ với "Đàn dê con và chó sói".
Chắc hẳn câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" với hình ảnh em gái nhỏ vượt rừng mang bánh tới cho bà ngoại đều đã quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, nghiên cứu mới về văn học dân gian của ĐH Durham (Anh) đã chỉ ra, nguồn gốc của câu chuyện này có thể xuất hiện từ trước đó rất lâu.

Nhà nhân chủng học Jamie Tehrani - phụ trách nghiên cứu cho biết, câu chuyện dân gian gốc Pháp này có khá nhiều điểm tương đồng với một tích truyện cổ ở châu Âu và vùng Trung Đông mang tên “Đàn dê con và chó sói”.

Tương tự như việc con người và các loài linh trưởng đều có chung tổ tiên, hai câu chuyện trên rất có thể xuất phát từ cùng một nguồn gốc và đã tiến hóa theo thời gian, không gian.

Để chứng minh cho việc "Cô bé quàng khăn đỏ" có cùng gốc rễ với "Đàn dê con và chó sói", ông Tehrani đã sử dụng phương pháp phân tích phát sinh chủng loại trong sinh học với những câu chuyện mang nội dung tương đồng. Theo ông, truyện dân gian là căn cứ lý tưởng để nghiên cứu phát sinh chủng loại vì chúng được tạo ra bởi cộng đồng và truyền miệng từ đời này sang đời khác nên nội dung được cải tiến, thay đổi theo thời gian.

Ông Tehrani tập trung vào 72 yếu tố biến đổi trong các cốt truyện, chẳng hạn như tính cách của nhân vật chính và phản diện, thủ thuật nhân vật phản diện sử dụng để đánh lừa nạn nhân và nạn nhân cuối cùng trốn thoát hay bị ăn thịt. Điều này giúp ông nhận ra cách câu chuyện được lưu truyền tới nay hình thành như thế nào sau nhiều thế kỉ truyền miệng.

Theo đó, "Đàn dê con và chó sói" có nguồn gốc từ một tích truyện cổ của nhà văn Hi Lạp - Aesop vào khoảng năm 400. Truyện kể rằng, dê mẹ trước khi rời khỏi nhà đã dặn dò kĩ lưỡng đàn con của mình không được mở cửa cho người lạ. Tuy nhiên, một con sói nham hiểm đã đóng giả dê mẹ để lừa ăn thịt đàn con. 

Trong khi đó, "Cô bé quàng khăn đỏ" lại xuất phát từ một bài thơ tiếng Latin vào thế kỉ XI, do một tu sĩ ở Liege (Bỉ) sáng tác. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tehrani cho biết, cả 2 câu chuyện này đều có chung nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và đã được phân nhánh thay đổi dần tùy theo mỗi nền văn hóa khác nhau.

Ví dụ, ở Trung Quốc, người ta pha trộn "Cô bé quàng khăn đỏ", "Đàn dê con và chó sói" cùng các mẩu chuyện địa phương để tạo nên một phiên bản hoàn toàn mới. Điều thú vị là, phiên bản Trung Quốc được sáng tác bởi nhà thơ Huang Zhing, cùng thời với tác giả người Pháp - Charles Perrault - người sáng tác phiên bản "Cô bé quàng khăn đỏ" vào thế kỉ XVII.

Việc các biến thể khác nhau của cùng một câu chuyện xuất hiện ở nhiều nền văn hóa, quốc gia cho thấy, đây chính là những giá trị thông tin mà con người cảm thấy đáng nhớ nên được lưu truyền rộng rãi và không bị mất đi qua nhiều thế kỉ.

Trong các câu chuyện liên quan trên, điểm đáng nhớ là cách sinh tồn được thể hiện theo ngôn ngữ và cách hiểu phù hợp với trẻ em. Ví dụ: việc nghe theo hướng dẫn của cha mẹ, sự đe dọa từ kẻ săn mồi (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng), yếu tố động vật biết nói…
Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.