Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

22/08/2013

Thời kì nhà Mạc trong cuốn thơ thần của bà Nguyễn Thị Huệ


Tất cả ảnh đều chụp bằng điện thoại di động

Đọc phần nhà Mạc trong cuốn thơ thần của bà Nguyễn Thị Huệ, tôi đã hiểu ra rằng: thực chất, chỉ là diễn nôm một cuốn dạng văn xuôi là Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam (do nhóm Hà Văn Thu và Trần Hồng Đức biên soạn, đã in rất nhiều lần, bản tôi có là in năm 2007 mà đã là tái bản lần thứ 12). Hoặc là từ một cuốn tương tự như vậy.

Không thể có chuyện giáng linh, hay hồn thiêng sông núi mượn bút bà đồng. Cũng không thể có chuyện như cả tác giả và ông Nguyễn Phúc Giác Hải (trong lời nói đầu) đã nói một cách vô căn cứ là: khi viết tập thơ này, bà Huệ không có bất cứ tài liệu tham khảo gì trong tay. Có thể nói rằng, ông Nguyễn Phúc Giác Hải hoặc là đã quá tin vào nhà ngoại cảm, hoặc là đã cùng với nhà ngoại cảm hợp tác thêu dệt nên câu chuyện mang tính linh dị đó.

Lời giới thiệu của ông Nguyễn Phúc Giác Hải

Đã thêu dệt, bằng bất cứ cách nào, cũng là phản lại tinh thần khoa học. Đây có thể xem là một bằng cứ sáng rõ nhất cho viêc nhóm nghiên cứu tâm linh của ông Giác Hải đã sử dụng bừa bãi tư liệu như thế nào. 

Bản thân cuốn thơ của bà Nguyễn Thị Huệ, thì vẫn có giá trị sử dụng nhất định (sau khi định rõ nó là diễn nôm lịch sử, dựa theo một cuốn sách sử nào đó).

Dưới đây là đoạn ghi về Mạc Thái tổ (Mạc Đăng Dung) trong cuốn thơ:





---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Thời kì nhà Mạc trong cuốn thơ thần của bà Nguyễn Thị Huệ
Một cuốn thơ nhập đồng có khả năng chữa bệnh : Nguyễn Thị Huệ và "Việt Nam bốn ngàn năm"

- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)

3 nhận xét:

  1. ý bạn nói là tác giả cuốn bốn ngàn năm chỉ chuyển thể từ văn xuôi ra văn vần? thế các phần khác thì sao bạn không nói mà phần nhả Mạc bạn lại nói, có phải bạn là con cháu nhà Mạc không nhỉ?
    hai cuốn lịch sử giống nhau về nội dung thì bạn nói là sao chép hoặc ăn cắp, thế sao bạn không đi điều tra về cuốn lịch sử 4000 năm đi mà bạn chỉ đi bới lông tìm vết nhỉ?, hay chăng là bạn đang ghen ghét và bêu xấu tác giả.
    Bây giờ bạn muốn biết về cuốn sách sao không lên chỗ viết ra cuốn sách mà tìm hiểu lại đi nói là người ta chép lại nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn chắc lần đầu lạc vào blog của mình, nên mình châm chước.

      Tuy nhiên, cần đọc cẩn thận trước khi phát ngôn nhé ! Ví dụ, bạn dám viết bừa thế này:

      "hai cuốn lịch sử giống nhau về nội dung thì bạn nói là sao chép hoặc ăn cắp, thế sao bạn không đi điều tra về cuốn lịch sử 4000 năm đi mà bạn chỉ đi bới lông tìm vết nhỉ?, hay chăng là bạn đang ghen ghét và bêu xấu tác giả."


      Mình không hề nói đó là "sao chép" hay "ăn cắp". Mà đó chính là từ được phát ngôn bởi duc nguyen. duc nguyen chịu trách nhiệm về phát ngôn này.

      Mình có ghi rõ về qui tắc viết bình luận cho blog của mình. Bạn cần đọc trước khi viết bình luận.

      Xóa
  2. bạn nói :"Không thể có chuyện giáng linh, hay hồn thiêng sông núi mượn bút bà đồng. Cũng không thể có chuyện như cả tác giả và ông Nguyễn Phúc Giác Hải (trong lời nói đầu) đã nói một cách vô căn cứ là: khi viết tập thơ này, bà Huệ không có bất cứ tài liệu tham khảo gì trong tay. Có thể nói rằng, ông Nguyễn Phúc Giác Hải hoặc là đã quá tin vào nhà ngoại cảm, hoặc là đã cùng với nhà ngoại cảm hợp tác thêu dệt nên câu chuyện mang tính linh dị đó.
    Đã thêu dệt, bằng bất cứ cách nào, cũng là phản lại tinh thần khoa học. Đây có thể xem là một bằng cứ sáng rõ nhất cho viêc nhóm nghiên cứu tâm linh của ông Giác Hải đã sử dụng bừa bãi tư liệu như thế nào.

    Bản thân cuốn thơ của bà Nguyễn Thị Huệ, thì vẫn có giá trị sử dụng nhất định (sau khi định rõ nó là diễn nôm lịch sử, dựa theo một cuốn sách sử nào đó)." bạn ơi bạn có hiểu thế nào là tâm linh không? mình chỉ hỏi một câu linh hồn có ăn không? ban đã bao giờ đi tìm hiểu về linh chữa? hay là chỉ là người ngoài lề theo kiểu thầy người ta tốt thì bắt đầu nói xấu người ta, bạn đã bao giờ đi tìm hiểu về tác giả cuốn sách chưa? à bạn nói cuốn sách 4000 năm là diễn nôm lịch sử thì cuốn sách nào nói như vậy nhỉ hay là cuốn sách :"Trường Ca Tiền Sử Việt Nam"
    bạn đã đọc nó chưa?


    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.