Lời dẫn: Trên blog này, hồi trung tuần tháng 4 năm nay, đã đi entry về Triển lãm Đại Việt Nam (hay Triển lãm lớn về Việt Nam) ở Nhật Bản nhân kỉ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt - Nhật.
Trong triển lãm được chuẩn bị vô cùng công phu này, có rất nhiều hiện vật của Việt Nam hay liên quan đến Việt Nam được công bố lần đầu tiên. Một trong số đó là chiếc gương của công chúa xứ Đàng Trong.Công chúa này có thể là con đẻ, mà cũng có thể chỉ là con nuôi của chúa Nguyễn, được chúa đem gả cho một thương gia ở Nagasaki.
Chiếc gương được công chúa mang tới Nagasaki vào năm 1620, khi cô theo chồng tới làm dâu Nhật Bản.
Chiếc gương được công chúa mang tới Nagasaki vào năm 1620, khi cô theo chồng tới làm dâu Nhật Bản.
Giới thiệu gắn ngọn của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu như sau (xem lại entry cũ):
安南国王女の鏡
ヨーロッパ(箱は日本製)17世紀 長崎歴史文化博物館所蔵
荒木宗太郎(あらきそうたろう)はみずから交趾(コウチ)へでかけて貿易に従事していた。交趾を実質支配していた阮氏の信頼を得て阮姓を授かり阮太良と名乗り、阮氏の王女王加久戸売(わかくとめ)を妻とした。彼女は長崎に移住してアニオーさんと呼ばれ、娘を一人もうけた。本鏡は、王加久戸売の持ち来たったものとして荒木家に伝えられた。
|
Đại khái chiếc gương là đồ Tây. Vẻ như chúa Nguyễn đã tặng lại con gái một món quà mà ông nhận từ khách phương Tây đến Đàng Trong thời đó. Qua mấy thế kỉ, lòng gương đã hư hại nhiều. Khung gương làm bằng gỗ, là đồ Nhật.
Trong khi chờ đợi những công bố từ giới chuyên môn, tạm thời, có thể đọc lời giới thiệu trên website Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Toàn bộ dưới đây là trích về từ đó.
---
Trong khi chờ đợi những công bố từ giới chuyên môn, tạm thời, có thể đọc lời giới thiệu trên website Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Toàn bộ dưới đây là trích về từ đó.
---
"Cập nhật: 3:46 PM GMT+7, Thứ năm, 18/04/2013
Về phía Đông, Việt Nam và Nhật Bản đã có truyền thống giao lưu văn hóa, thương mại từ rất sớm. Tại một số di tích khảo cổ học ở Nhật bản, người ta đã thấy sự hiện diện của gốm sứ Đại Việt có niên đại từ thế kỷ XIV về sau. Trong các thế kỷ XVI - XVII, quan hệ giao lưu văn hóa, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ thông qua mậu dịch Châu ấn thuyền. Các hào thương Nhật Bản có công lớn trong việc thiết lập quan hệ giữa hai nước thời kỳ này là Suminokura Ryôi và con trai Suminokura Soan với chính quyền Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; Chaya Shinroku, Araki Sotaro… với chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Araki Sotaro còn được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa và ban quốc tính nên có tên Việt là Nguyễn Thái Lang. Năm 1620, công chúa theo chồng về sống tại Nagasaki, với tên Nhật là Wakaku. Tại quê chồng, bà là một người nổi tiếng và được người dân Nagasaki mến mộ. Họ luôn gọi bà bằng cái tên thân mật là Anio-san. Ngày công nương Wakaku cập bến Nagasaki, một buổi lễ long trọng được tổ chức để đón cô dâu thuộc dòng dõi quí tộc của nước Giao Chỉ (cách gọi lãnh thổ Đàng Trong của người Nhật đương thời). Từ đó cho tới nay, buổi lễ đón tiếp này đã trở thành một phần quan trọng trong lễ hội Okunchi tại Nagasaki, một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất Nhật Bản để tôn vinh các thương nhân, được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 hàng năm, với nghi lễ rước tàu Châu ấn thuyền, đứng trên mũi tàu là hai em bé đóng vai Araki Sotaro và công chúa Wakaku. Ngoài ra, một số thương gia Nhật khác cũng đã lấy vợ người Việt, sinh con, lập nghiệp lâu dài tại Hội An.
Chiếc gương trang điểm của công chúa Wakuka.
Hiện vật Bảo tàng Lịch sử văn hóa Nagasaki "
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.