Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/03/2019

Lễ hội Cà phê BMT 7 : Trung Nguyên "tài trợ kim cương" và góp dàn siêu xe gái đẹp

Năm 2019 là lần thứ 7, như vậy năm đầu tiên là 2013 hay sớm hơn nữa (?).

Tra cứu thì biết là bắt đầu từ năm 2005. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Ở lần thứ 7, trong danh sách các nhà tài trợ, thấy công ty Trung Nguyên ở top đầu tiên gồm ba nhà tài trợ cấp kim cương - chắc là ba công ty tài trợ lớn nhất.

09/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mươi phút cuối tuần dưới gốc cây đa phố Hàng Trống

Gốc đa nổi tiếng ở số 71 Hàng Trống. Gắn bó với Hồ Gươm, với Hà Nội. Trong đó, có gắn bó với nhiều lớp cựu sinh viên dân Tổng hợp Hà Nội đã và đang.

Mươi phút trò chuyện.

Và nhập vào bản chính thức chỉ mươi giây. Nói về ma thuật (trong quan hệ ma thuật, khoa học, tôn giáo) và giáo dục gia đình trước sự đe dọa của ma thuật thời đại số toàn cầu.

08/03/2019

Sau một năm "cảnh cáo", là quyết định "khai trừ" (học giả Trần Đức Anh Sơn)

Tháng 2 năm 2018, cùng với 4 vị khác của Đà Nẵng, học giả Trần Đức Anh Sơn bị tổ chức "cảnh cáo" (đọc lại ở đây).

Bây giờ là quyết định khai trừ. Trước đó, còn nghe tin bác nhà văn Văn Công Hùng của Tây Nguyên cũng đã bị khai trừ (xác nhận sau). Còn trước đó nữa, vào tháng 11 năm 2018, là ông Chu Hảo.

07/03/2019

Người Hà Nội thanh lịch thế kỉ XXI : hôi hoa trước ngày 8/3 năm 2019

Cảnh hôi hoa, hôi cây cảnh đã diễn ra rất nhiều năm.

Báo chí, truyền thông đã nói nhiều. Nhưng vẫn thế. Bây giờ là trước ngày 8/3 năm 2019. Cũng là hậu thượng đỉnh Triều - Mỹ.

Nhưng mà vụ chặt cây xanh hồi 2015 vẫn chưa có tổng kết. Quan thì hắn chặt cây hàng ngàn hàng vạn. Dân thì hắn hôi hoa hôi cây cảnh mọi nơi mọi lúc.

Quan nào thì dân ấy. Dân nào thì quan ấy. Một phép biện chứng. Đừng đổ hết lên một bên nào.

06/03/2019

Nương nhờ bóng Phật : hậu sự những mảnh đời xấu số trên đất Phù Tang (tháng 3 năm 2019)

Ngay đầu tháng 3, theo thông tin của sư cô Thích Tâm Trí ở Nhật Bản, đã có liền mấy học sinh Việt Nam trẻ tuổi vừa tử nạn. Các ngôi chùa Việt Nam tại Nhật Bản đã giang tay cứu rỗi, đứng ra lo hậu sự cho các em.  

Ngày 5 tháng 3 là hậu sự của một em tên Đạt người Thái Bình. Thì lại chuẩn bị là hậu sự của một em tên Cương người Hải Phòng.

05/03/2019

Lại đạo thơ : trường hợp thi sĩ Nguyễn Linh Khiếu bị thuổng (?)

Bác Nguyễn Linh Khiếu là một nhà xã hội học làm thơ, công tác tại Tạp chí Cộng sản (có thể đọc thêm ở đây).

Hồi nhỏ, mình được thấy những trang bản thảo viết trên giấy không dòng kẻ của bác, trong một cái bàn có ngăn kéo. Đại khái, cái bàn ấy nằm trong một khuôn viên có thể thấy trong loạt ảnh cũ ở đây.

Nhớ cái tên đó trên các trang bản thảo. Vì thấy lạ. Nhưng từ đó đến giờ, mấy chục năm, cũng chưa từng có cơ hội gặp trực tiếp bao giờ, cho dù hay ngó thấy bác ở chỗ này chỗ kia (chủ yếu là trên mạng).

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nghe đâu có bọn thợ chuyên môn thuổng thơ tự ý đem nhào lộn mấy bài của bác rồi cho đăng báo Văn nghệ danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam. Gọi là sự kiện đạo thơ.

03/03/2019

Không đi Quảng Châu, chắc ông Kim không gặp ông Tập ở Bắc Kinh

Tin mới nhất của báo chí phía Trung Quốc/Đài Loan/Hương Cảng (hơn 10 h đêm 3/3/2019, giờ Hà Nội): đoàn tàu chuyên dụng của ông Kim sau khi về tới Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) thì không đi vòng sang Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), mà cứ thế đi thẳng lên Trường Sa.

Như vậy, đường về lại Triều Tiên của ông Kim sẽ đúng như đường đã tới. Dự kiến rạng sáng ngày 5/3, đoàn tàu về tới Đan Đông.

Chúc ông Kim bình yên qua cầu sông Áp Lục ở biên giới mà thẳng về nhà, đúng như câu thơ mà gần 300 năm trước sứ thần Đại Việt là Nguyễn Tông Quai đã viết tặng sứ thần Triều Tiên hồi đó: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Yên Kinh năm này (1740s)". Có thể tạm chỉnh cho hợp thời hợp thế thành: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Thăng Long năm này (2019)".

Người xưa khởi nghiệp : không có Cô Tư Hồng thì chắc không có Bạch Thái Bưởi

Bản thân tôi mới chỉ viết loáng thoáng về một nữ doanh nhân độc đáo của Việt Nam thời đầu thế kỉ XX, là Cô Tư Hồng, ví dụ ở bài liên quan tới vị quan danh tiếng một thời Trần Tán Bình, và cũng là có liên quan đến thầy học của họ Trần chính là danh sĩ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đọc ở đâyở đây.

Bây giờ là đi nhanh về quá trình khởi nghiệp của Cô Tư Hồng (nếu viết bình thường thì là "cô Tư Hồng", đây tạm viết thành tên riêng cho rõ ràng).

Rõ ràng, không có Cô Tư Hồng thì không có đàn em Bạch Thái Bưởi. Lúc Cô Tư Hồng khởi nghiệp và thành công, thì đàn em họ Bạch còn đang là lính của bà.

02/03/2019

Đôi giày của Vũ chủ tịch : thời giày da đen bóng, và thời giày vải trắng muốt

Mình hầu như không uống cà-phê. Còn về giày dép, thì mình đi cả giày da và giày vải. Hàng Việt Nam thì như sau: giày da thì một thời là fan của Vina-giầy (một cửa hàng trên phố Hàng Đào), còn giày vải thì mấy chục năm nay đều là Thượng Đình (đôi mới nhất là mua tại Thượng Đình, nhân một lần ghé qua khu Hạ Đình).

Với Vũ chủ tịch của cà-phê Trung Nguyên, mình tạm phân định thành hai thời kì như vậy, theo giày.

Tính nấu cháo hai con vịt bắt lên từ dòng sông Ê-đô ở Tokyo

Edo (đọc là Ê-đô) cùng với Kanda (đọc là Kan-đa) là những con sông chính yếu của thủ đô Tokyo.

Edo chính là tên gọi cũ của Tokyo. Có dòng sông Edo với nhiều nhánh, và cũng có riêng một quận mang tên Edo (gọi đúng là "quận Sông Edo", tức "Edo-gawa ku").

Đọc nhanh về dòng sông Kanda ở đây (tháng 8/2014) hay ở đây.

01/03/2019

vẫn thấy sông Áp Lục ở Triều Tiên đang mịt mờ sương khói

Trước giờ G của hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên - Mĩ tại Hà Nội, đã đọc lại bài thơ viết gần 300 trước của sứ thần Đại Việt gửi sứ thần Triều Tiên. Thấy sương khói vẫn bùng lên trên sông Áp Lục.

Bởi vậy, lúc đó đã viết:"Khói sóng trên sông Áp Lục đã bùng lên. Bốn bề mờ mịt. Nhìn ra là mung lung. Khói và khói." (xem cụ thể ở đây). Ngay từ khi đoàn tàu vượt qua sông Áp Lục để vào đất Trung Hoa, đã cảm khái được rồi (đọc ở đây).

Vận thế hôm nay được ứng báo từ gần 300 năm trước. Không phải chuyện một sớm một chiều. Bài học hòa đàm Việt - Mĩ kéo dài nhiều năm ở thủ đô nước Pháp vẫn còn nguyên giá trị.

27/02/2019

sông Áp Lục ở Triều Tiên đã bùng lên từ thập niên 1740, với thầy của Lê Quý Đôn

Mấy hôm trước, mình đã viết nhanh về sông Áp Lục và sông Hồng (sông Nhị), trong cặp danh xuyên danh sơn của Triều Tiên và Đại Việt. Nhắc đến trong liên quan đến sứ thần Đại Việt lừng danh Lê Quí Đôn tặng thơ cho sứ thần Triều Tiên hồi cuối thế kỉ 18. Đọc ở đây.

Hôm nay, có bạn đánh tiếng hỏi thêm về sông Áp Lục.

Thế thì liền mách cho bạn ấy về cái "sông Áp Lục bùng lên" được viết bởi người thầy của Lê Quý Đôn. Mà những cái đó, mình viết và công bố từ hồi năm 1995 rồi, tức gần 25 năm trước.

26/02/2019

Đồng chí Kim Nhật Thành - người được lãnh tụ Stalin lựa chọn

Có một số nhân vật (sau trở thành lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống) vốn không được Stalin lựa chọn.

Có một số lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống thì vốn được Stalin lựa chọn từ đầu. Trong số đó, có đồng chí Kim Nhật Thành của Triều Tiên.

Về từ "đồng chí" thì có thể đọc ở đây (năm 2017).

Tư liệu do bác Phan Việt Hùng vừa đưa lên, ngày hôm nay - 26/2/2019, cháu nội của đồng chí Kim Nhật Thành vừa đặt chân lần đầu tiên tới Việt Nam.

Đầu năm 2019 nói chuyện về phủ Tây Hồ : ông Tiến đọc ông Giao

Sử dụng cách nói dân dã "ông Tiến" và "ông Giao", là để nói về nhà văn đàn anh Nguyễn Ngọc Tiến, và Giao Blog - chủ trang Giao Blog.

Anh Tiến là một nhà văn gắn bó với Hà Nội, có thể nói là chuyên viết về đấtngười Hà Nội. Ví dụ anh viết về doanh nhân nữ lừng danh đầu thế kỉ XX (ở đây), tức là Cô Tư Hồng đáng là hàng cô giáo về kinh thương của Bạch Thái Bưởi. Hay là anh viết về ông đốc học Đồ Mười người Pháp (ở đây).