Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/11/2018

Bóng đá AFF Cup 2018 (8/11 - 15/12) : lịch thi đấu, và chuẩn bị


Sư ông Làng Mai trở lại chốn tổ, tĩnh dưỡng những ngày tháng còn lại

Mãi đến khoảng năm 2000, mình mới bắt đầu đọc sách của sư ông Làng Mai một cách có hệ thống. Hồi thập niên 1990, trong kí túc xá Mễ Trì, thì chủ yếu đọc chơi chơi, không mấy để tâm, quanh đi quẩn lại với "đường mây" hay Nguyễn Lang.

Mà quyển đọc chăm chú đầu tiên, lại là một cuốn sách dịch. Sư ông viết bằng tiếng Anh, và bản dịch ấy là tiếng Nhật.

28/10/2018

Vừa đi vừa đọc lại : 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ (từ thời là cán bộ Đoàn, chuyên xe đạp)

Đó là hồi tháng 3 năm 1993.

Vậy là đã 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ và làng Tây Hồ (bao gồm cả các làng xung quanh Hồ Tây như Nghi Tàm, Yên Phụ, Quảng Bá,...). 25 năm là tính cho tròn (1993-2018), chứ thực ra là hơn thế. 25 năm, rất nhanh qua đi, ấy là 1/4 của thế kỉ !

Ngày ấy, phương tiện chính để đi lại là xe đạp. Ăn cơm máng nhà bếp có chị Thường hay cho thêm miếng cháy (xem lại video ở đây), đọc sách thư viện Mễ Trì có bác Vần thủ thư tốt bụng (thường giữ cho một số tíc-kê để có chỗ ngồi), và đi thì là xe đạp mà về cơ bản thì không phanh và rất hay tuột xích ! Loại xe căng hải cũng là phương tiện phổ cập.

Cuốn sách viết ở thế kỉ II của người Việt đi vào học thuật Trung Quốc (các phát hiện của Lê Mạnh Thát)

Các tìm tòi của học giả Lê Mạnh Thát về cổ sử Việt Nam, qua bản giới thiệu từ góc nhìn báo chí của cây bút Hoàng Hải Vân. Bài đã lên mạng từ 10 năm về trước (tức năm 2008).

Chép về Giao Blog, vì nhân hôm qua (27/10), có nói nhanh về Lý hoặc luận của Mâu Bác (tức Mâu Tử). Hôm qua, chủ đề chính là Đạo giáo thời kì sơ khởi (tức thời Đông Hán) ở Trung Quốc, và mình đưa Lý hoặc luận ra như một chỉ dấu quan trọng của sự lan tỏa xuống phía Nam của Đạo giáo ngay từ thời đó.

Có nhiều chỉ dấu quan trọng, nhưng tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử mang tính thuyết phục hơn cả. Tuy vậy, mình chỉ dừng lại ở chỗ "Mâu Tử là người Giao Châu". Không diễn giải xa thêm.

Sách của Nxb Tri thức : "Đường về nô lệ" (bản dịch)

Bản dịch được in lần đầu, từ Nxb Tri thức, vào năm 2009. Đã được tái bản.

Thuộc Tủ sách Tinh hoa của Nxb.

26/10/2018

Triệu Đà là người Việt chính cống, có vợ quê Thái Bình (phụ họa thêm cho thuyết cũ của cụ Bùi Văn Nguyên)

Đây là phụ họa mới, vừa công bố, của bác Bách Việt trùng cửu. Thái Bình hóa ra là đất Bái của Lưu Bang ! Rồi, cái đầm cửa sông Trà Lý bây giờ, gọi là khu làng Đồng Xâm (Đồng Sâm) chạm bạc ấy, hóa ra, là kinh đô của Triệu Đà !

Nhiều năm về trước, cụ Bùi Văn Nguyên đã đưa ra thuyết Triệu Đà chính là con cháu của các vua Hùng bên ta, rồi lấy vợ Thái Bình và sinh ra chàng Trọng Thủy si tình ở đó. Đọc lại ở đây (tháng 6 năm 2015) cho tường. 

Theo thuyết của cụ Bùi Văn Nguyên (và một số vị khác) thì kinh đô của các vua Hùng nghe đâu là nằm trong xứ Nghệ ngày nay. Không phải Phong Châu gì đâu. Đọc lại ở đây.

Năm 2018 : các chỉ dấu mang tính cột mốc cho một ngã rẽ, sau 30 năm Đổi Mới

Chuỗi quốc tang với phong cách phong kiến mới, làm giật mình tất cả những người đang chiêm nghiệm Đại Việt hiện đại từ góc nhìn văn hóa sử, tạm gọi là quốc tang nhưng gia táng (làm ma thì cấp quốc gia, chôn thì vào mộ nhà), là một chỉ dấu mang tính cột mốc rõ ràng.

Các chỉ dấu khác cũng dần lộ ra. Một ngã rẽ đang lộ ra.

25/10/2018

Sáng tạo sau Đổi Mới - luân chuyển cán bộ (trường hợp ông Đặng Xuân Thanh)

Một sáng tạo sau Đổi Mới. Luân chuyển giữa trung ương với địa phương (từ trung ương cử đi địa phương một vài năm, rồi lại rút về trung ương, và đôn chức lên cao hơn). Trên thực tế trước đây, hồi năm 2009, thì đã kể về trường hợp ông Trần Bình Minh của VTV (lúc đó trên đường du lãng chúng tôi ngẫu nhiên gặp tại Nghệ An - nơi ông được cử tới từ VTV).

Hiện chưa rõ luân chuyên cán bộ có phải học tập và làm theo phía Trung Quốc hay không (sẽ tìm hiểu sau). Việc học tập và làm theo, thì đã đi nhanh về việc tập huấn phòng chống tham nhũng (ví dụ ở đây).

24/10/2018

Từ cậu bé nông dân đến "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản" (ông nội của người gieo hạt Shibusawa)

Về nhà dân tộc học, đồng thời là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cụ Shibusawa (1896-1963), và quĩ Phát triển Dân tộc học Nhật Bản mang tên cụ, thì đã giới thiệu nhanh ở đây.

Cụ là một nhà tài chính lừng danh của Nhật Bản sau đại chiến thế giới 2. Đồng thời cũng là nhà dân tộc học đam mê, mà đam mê nhất là bảo tàng và nghiên cứu về các loài cá dưới góc nhìn dân tộc học. Và đặc biệt nổi bật, cụ là một Mạnh Thường Quân lớn (cho đến ngày hôm nay) của ngành dân tộc học - dân tục học (văn hóa dân gian) Nhật Bản.

23/10/2018

Cậu học trò của cụ Đinh Gia Khánh : từ sinh viên Khoa Ngữ Văn đến Bí thư Thành uỷ Hà Nội

Thầy Đinh Gia Khánh (1924-2003) vốn ở một tổ bộ môn trực thuộc Khoa Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, mà tổ này có tên gọi dân dã là Tổ Cổ cận dân. Tức là tổ về các môn "Văn học cổ Việt Nam", "Văn học Cận đại Việt Nam", và "Văn học Dân gian Việt Nam".