Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/09/2017

Giỗ Bác Hồ năm 2017 : tổ chức sớm một ngày tại Đỉnh Vua ở Bà Vì

"Núi Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì gồm có ba đỉnh nổi lên giữa đồng bằng Bắc bộ, bao gồm Đỉnh Vua cao 1.296m. Đỉnh Tản Viên cao 1.227m. Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131mĐền thờ Bác Hồ được xây dựng trên đỉnh Vua nơi cao nhất của dãy núi Ba Vì"

12/09/2017

Tiếng Việt khắp nơi trong bệnh viện ở Sing (ghi chép của một người nhà bệnh nhân)

Một ghi chép thực tế, có kèm thêm cả mấy cái ảnh.

Thực trạng y tế của Việt Nam đang "thủng lưới" như vậy, quả đúng, như Viện Tim mạch trong 10 năm qua thì đợt trước có ghi chép của Nguyễn Chí Công (ở đây).

Hướng đến kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt - Nhật (1973-2018): vẫn chưa xuôi nỗi buồn phim hợp tác hồi kỉ niệm 40 năm

5 năm trôi qua thật nhanh. Đấy mới đấy, mà đã sắp tới kỉ niệm tròn 45 năm quan hệ Việt - Nhật. Lần trước, năm 2013, là kỉ niệm tròn 40 năm (1973-2013).

Lúc ấy, có một bộ phim hợp tác hai bên là Người cộng sự (đã đi ở đây, tháng 8/2013).

11/09/2017

Ngày giỗ Bác Hồ : 21 tháng 7 âm lịch

Phong tục từ xa xưa, người Việt giỗ tổ tiên theo lịch âm. Nhiều năm nay, ngày giỗ Bác Hồ theo lịch âm được tổ chức ở khắp nơi. Song hành vẫn có nơi thì việc giỗ vào đúng ngày 2 tháng 9 dương lịch.

Phiến đá hình sản phụ “lâm bồn” ở ngôi đền cầu tự nổi tiếng

Đền ở khu vực Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương).

Sắp tới, trên đường du lãng mạn bắc, chúng tôi dự tính sẽ viếng thăm ngôi đền. Lần này sẽ khảo sát kĩ hơn so với lần ghé thăm chớp nhoáng trước đây.

09/09/2017

Lần khai giảng thứ 2 ở Đại học Việt Nhật : ngày 9 tháng 9

Thầy Hiệu trưởng Furuta có màn gióng trống nhiều xúc cảm. Lúc đầu, ông có một chút bỡ ngỡ vì có lẽ chưa quen, rồi chỉ mấy giây sau thì khá điêu luyện.

Khi chào cờ thì thời gian gấp đôi, vì quốc ca Việt Nam cử lên trước, rồi sau đó là quốc ca Nhật Bản.

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Hàng Trống, qua cận cảnh góc chụp Lê Bích

Mình mê cả hai ông. Một ông là nghệ nhân tranh Hàng Trống, là Lê Đình Nghiên, có một số kỉ niệm cá nhân đáng nhớ. Một ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích - người với góc chụp cận cảnh tuyệt mĩ và sự tỉ mỉ trong ghi chép như một nhà dân tộc học. Giao Blog thi thoảng có sử dụng ảnh của Lê Bích.

Bây giờ, xem Lê Bích chụp và ghi chép về Lê Đình Nghiên.

08/09/2017

Gặp nhau trên phố Tăng Bạt Hổ, bàn về Đông Du và nhân vật Lý Tuệ

Người ở quê cụ Lý Tuệ từ Hải Phòng lên. Đó là làng Cấm, tên chữ là Gia Viên (tức vườn dừa), nay thuộc quận Ngô Quyền thành phố cảng.

Không hẹn mà gặp, là cuộc gặp đầu tiên để họp bàn về Đông Du trong gắn bó với cụ Lý Tuệ, của chúng tôi, lại chính là trên phố Tăng Bạt Hổ.

07/09/2017

Phạm Thị Hoài hồi ở Viện Sử, và kinh nghiệm học chữ Hán cuối 1980s

Hôm nay, ngày 7/9/2017, có việc, tôi có mặt ở Viện Sử học (đường Hàng Chuối, Hà Nội) trước 2 giờ chiều.

Xong việc thì khoảng 3 rưỡi. 

Bà chị kính yêu kéo và bảo vào phòng chị chút đã. Chị còn cẩn thận nói: phòng cũ của chị. Chúng tôi đi từ tầng ba xuống tầng hai. Mấy khi được gặp gỡ như vậy, nên chuyện giữa các thế hệ nối nhau, hết chuyện nay thì lại sang chuyện xưa.

Tiếc thương nhà báo Nguyễn Đình Quân (1962-2017) : anh Cóc xung kích, và hết sức nghiêm túc

Từ hôm qua, trên mạng xã hội Fb, xuất hiện thông tin anh đã đột ngột tử nạn trên đường tác nghiệp, do tai nạn giao thông. Lúc đầu, sau bất ngờ cực độ, tôi nghĩ có thể là tin chưa chính xác.

Nhưng sau đó, các báo chính thức đã đăng tin nhà báo Nguyễn Đình Quân vừa tử nạn.

05/09/2017

Toàn văn cuốn "Sưu thần kí" (của Can Bảo, thế kỉ III-IV)

Sưu thần kí là một tác phẩm hết sức thú vị, được viết bởi văn nhân Can Bảo (người thời Đông Tấn, sinh năm 286 - mất năm 336). Sưu thần kí có ảnh hưởng lớn tới các nước vùng văn hóa chữ Hán (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), được xem là thủy tổ của loại truyện thần tiên chí quái.

Hồi đầu thập niên 1990, tìm được bản in nguyên bản cuốn này ở Hà Nội là không dễ dàng.

04/09/2017

Cháu ngoại người Nhật của Trần Đông Phong từ Tokyo về thăm quê Thanh Chương !

Một người bạn, vì biết tôi đang đi loạt bài về chí sĩ Trần Đông Phong (1884-1908) của phong trào Đông Du, vừa mới gửi cho trong dịp nghỉ lễ một tài liệu dạng PDF. Tài liệu mang niên đại 2016, tức là rất mới.

Trong đó, có một chỗ nói về việc cụ Trần Đông Phong. Hóa ra cụ đã kịp có vợ và có con ở Nhật ! Khi cụ quyên sinh vào ngày cuối tháng 5 năm 1908 tại Tokyo, người bạn gái Nhật Bản đã mang thai (cụ không hề hay biết).