Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/12/2013

Đón giao thừa, chào năm mới 2014 bằng bát mì Soba

Đi vu vơ, bỗng nhớ đến Thanh Tịnh hồi năm 1940s

Tự nhiên nhớ đến Thanh Tịnh. Dù ông là lớp thế hệ ngang với ông của chúng tôi (Thanh Tịnh sinh đầu thập niên 1910). Và không phải Thanh Tịnh sau này trong sách giáo khoa, mà là của thời 1940s. Cảm giác lạ, nên vội ghi lại trên đường du lãng.

Kinh Thánh với lửa DỤC TÌNH và men ĐỒNG CỐT : "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu"

Lời dẫn: Chữ "rún", tức "rốn" trong câu trên, là nhã ngữ của "âm vật" hay "âm hộ". Cái ấy được Kinh Thánh ví như chiếc ly tròn, tràn đầy rượu thơm.


kinhthanhcuuuoc

30/12/2013

Blog cứ tự nhiên hỏng, kiểu rất tự nhiên

Blog cứ bị hỏng tính năng này, hay tính năng khác, không thấy được khắc phục gì cả.

Yahoo từ bỏ khách hàng. Và phải chăng, đến lúc Google đã vơ đầy túi, cũng dần dần đem khách hàng vứt vào sọt rác (một cách tự nhiên như nhiên) ?

28/12/2013

Đang COM thì bỗng nhiên đổi sang DE

Sáng nay, vào blog của mình thấy rất lạ. Là tự nhiên đường dẫn chuyển từ COM sang DE:


Chưa hiểu ra làm sao. Đợt trước, một số bác (như tranhung09donga) phải chuyển từ COM sang NO. Thì còn hiểu.

Bây giờ sang DE, thì chưa hiểu.

---

Bổ sung 1 (30/12/2013): Mấy ngày không có thời gian ngó qua mạng. Hôm nay vào, lại thấy COM thay cho DE (http://giaovn.blogspot.com/). Lại không hiểu vì sao nữa.

Đồng thời, thấy luôn các bác NO ngày trước chuyển thành COM cả rồi ! Chẳng hạn tranhung09: http://tranhung09.blogspot.com/ (hôm nay, vào bằng COM được, hệt như xưa).

Vậy là COM lại chấm COM rồi. Các thứ NO với DE chỉ là trung gian, tạm thời. Đúng không ? Hay chỉ được một chốc lát, rồi thì NO lại về NO, và DE lại về DE ?

Bổ sung 2 (30/12/2013): Chỉ ít phút sau khi tôi viết bổ sung 1 ở trên thì tranhung09 đã lại không vào được bằng COM. Tức phải chuyển sang chấm NO.

Nhưng donga thì vào được bằng COM: http://donga01.blogspot.com/

COM cứ loạn xà ngầu cả !

27/12/2013

Năm 2011 bà Nghi nhận bằng khen, năm 2013 thì Thu Uyên nhận giải thưởng vì quét những bà Nghi


Độ này đi kinh lí dài dài, nên không có điều kiện quan sát. Hôm nay, mới biết tin ekip của Thu Uyên vừa nhận giải thưởng báo chí.

1. Giải thưởng vừa rồi của nhóm Thu Uyên, chưa vội làm người ta nhớ đến Bích Hằng cùng cậu Thủy, thì đã ra ngay bà Nghi. Cũng bằng giờ này, hai năm trước, bà được Thủ tướng tặng Bằng khen.

Cũng làm chạnh nhớ đến mấy chục vị được bà tân ủy viên Bộ Chính trị kí văn bản khen thưởng hồi còn giữ chức Bộ trưởng. Nghe phong thanh đâu đó rằng, bà có bảo bà ân hận, làm nhiều người có thể tỏ ra nghi ngờ cái gọi là sự ân hận như vậy.

25/12/2013

Chị Liễu rất muốn được yêu

Dân gian Việt vốn kiêng cái tên Liễu. Không may đặt nhầm tên con như vậy, sau này, người ta phải cải đi, hay đọc chệch. Sợ để nguyên thì nhất định sẽ bị phạt, không sớm thì muộn, giữa lúc cực thịnh mới chứng, hoặc khi cực bĩ mới tỏ.

Đại-gia-Hà-Tĩnh, Nguyễn-Thị-liễu, Đàm-Vĩnh-Hưng, Lý-Nhã-Kỳ, đại-gia-phố-núi, 137-tỷ, siêu-xe, đám-cưới
Bà Liễu đọ dáng kiêu sa với Lý Nhã Kỳ tại một bữa tiệc

19/12/2013

Hãy để anh Quân thử sức vụ Cát Tường, dù đã chậm tới 2 tháng !

Gần đây, mới biết đến trang web của anh Quân. Biết thêm về hoạt động của anh đối với cộng đồng. 

Từ tháng 12 năm 2013, ngoại cảm chính thức ra rìa (40 năm, rồi 40 năm, lại 40 năm nữa, vị chi mất tới 120 năm)


Sự kiện của tháng 12 năm 2011, bằng chứng rõ nhất về suy nghĩ ở thượng tầng lúc đó. Nguyên chú"Ngày 4.12, nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi (xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều công sức đóng góp cho việc tôn tạo di tích lịch sử văn hóa và tìm mộ liệt sĩ"


Sự kiện của tháng 12 năm 2013: trích trang 11 của văn bản vừa ra lò 
(xem ở dưới)




17/12/2013

Phố Hàng Mụn hiện nay nằm ở đâu ?

Đã rất lâu, có khi cả mấy năm trước, hồi còn bên blog thuộc Yahoo, tôi đưa câu hỏi: phố Hàng Nghiên hiện nằm ở chỗ nào trên bản đồ Hà Nội (chỉ cụ thể đến tên ngõ, tên đường) ? Không bạn nào tìm được.

Tính đi một bài riêng khảo về cái Hàng Nghiên, nhưng chưa có dịp. Nay đành ngồi gõ máy. Bởi vậy, hôm trước, đã phải đi Sầm Công để ngắm lại cảnh các quan ta chạy lụt từ quê dạt về đây thổn thức cùng các cô đầu.

Bây giờ mới biết đến anh Quân thôi miên

Nhân bác Lý vừa đi entry mới, tôi mới có dịp liếc qua trang web của anh Quân. Trước thấy, nhưng không bao giờ đọc, nhưng đại khái biết có một chàng là Nguyễn Mạnh Quân chuyên nói về thôi miên các thứ.

Bác Lý có viết về khóa học khủng của anh Quân như sau:

"Tôi xin quảng cáo giúp thầy: Khóa học dạy thôi miên của Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân đang tuyển sinh tại Trung tâm nghiên cứu phát triển Tâm- Thể- Trí với giá học phí là 299 triệu đồng/ khóa học 16 ngày (tin thật đấy, tôi không bịa, tôi chỉ thắc mắc sao thầy không lấy chẵn 300 triệu cho tôi ké một triệu)"

thac-si-nguyen-manh-quan

16/12/2013

Công tác tôn giáo và quản lí di tích ở quận Tây Hồ - Hà Nội (thử đọc nhanh các báo cáo năm)

Tôi có quan sát hội nghị này vài lần (mỗi năm có một lần thôi). Năm nào còn bận đi du lãng nơi khác, hay đang la cà ở các quận khác, thì không có điều kiện ghé qua.

Địa điểm tổ chức ở đâu thì các bản tin không cho biết. Tôi cũng tạm không nói, nhưng theo dõi kĩ một chút sẽ tự đoán ra được.

Hình thức hội nghị này bắt đầu có từ năm 2005. Bây giờ, thử xem qua lại một lượt, như là hình thức lưu tư liệu.

15/12/2013

Phong cách truyền thông VTV thời đầu thế kỉ XXI

Chỉ nhìn cái hình có ghi số điện thoại rất đẹp sau, là hiểu được rằng phong cách truyền thông VTV hiện nay là vậy.

Chỉ riêng chi tiết này, mà chưa cần tính những chuyện lớn hơn, cũng đã đủ để chương trình "Trở về từ ký ức" nên sắp xếp lại nhân sự và phong cách làm việc:



Bởi đó là chương trình truyền hình mang danh nhân đạo, nhận chỉ thị trực tiếp của chính phủ.

Nguyên chú: "Nhà báo Thu Uyên gửi lời xin lỗi đến khán giả trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly"

14/12/2013

Đã trót xem sự kiện trước, thì nên liếc xéo vụ Triển hộ vệ bào chữa cho tử tù họ Dương

Sự kiện trước liên quan đến việc tìm mộ của liệt sĩ Phùng Chí Kiên và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. 

Còn bây giờ là sự kiện đấu lí tại tòa án xử tập đoàn tham nhũng ụ nổi. Triển hộ vệ là một trong 3 luật sư nhận công việc thầy cãi giúp họ Dương.

Nguyên chú: "Luật sư Trần Đình Triển tại phiên xử"

Hà Nội và Việt Nam thời 1910s qua ống kính của Leon Busy




Khen hai cháu Doremon và Nobita đã sử dụng NGOẠI CẢM thành thạo

Ở một entry trước, tôi đã viết đại khái: ngoại cảm là một từ tiếng Việt mới, được làm ra và sử dụng khoảng 20 năm nay. Thật ra, đó là một từ dịch không chuẩn. Nhưng trót dùng mất rồi, nên bây giờ, ngẫu nhiên thành đúng. Trở thành phổ biến. 


13/12/2013

L’Annam Nouveau (tuần báo "Nước Nam mới" từ 1931) : Hãy đọc Nguyễn Văn Vĩnh

Hồi đầu thập niên 1930, ở Hà Nội, cụ Phan Khôi từng đánh cược với hai cụ khác - cùng là đại trí thức Tây học thời đó, là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh - rằng (viết lại ý cụ cho vui): nước Nam mình từ hồi có báo chí, chưa có tờ bằng tiếng Pháp nào cho ra hồn, bây giờ hai bác rao rằng chúng tớ sắp ra, mỗi tớ một tờ, nhưng Phan Khôi tôi chửa dám tin.
  





Cụ Nguyễn Văn Vĩnh ra tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) đúng như đã rao.

12/12/2013

Đã xác định được danh tính hài cốt cụ bà mai táng 300 năm trước, khỏi cần ngoại cảm

Lại thấy đang rộ lên sự kiện tìm được xác ướp ở địa bàn Hà Nội (có thể xem bên bác tranhung09, xem video clip khai quật ).

Xác ướp cụ bà đang được nhóm bác Nguyễn Lân Cường nghiên cứu. Ở hướng khác, từ tư liệu Hán Nôm (đã dịch), người ta tựa như xác định được cả danh tính của cụ bà rồi:


mo8-2781-1386818775.jpg
Cụ bà Nguyễn Thị Rạ


Vậy là khỏi cần đến ngoại cảm. 

Gần đây, có những trường hợp, người ta phải nhờ những nhà ngoại cảm xác định danh tính, không phải cho hài cốt, mà cho cả một số ngôi tượng nữa. Tượng theo nhóm đặt trong chùa. Người đi nhờ là một chuyện, nhưng nhà ngoại cảm thì quá siêu, đọc luôn được cả tên họ của các vị tượng. Sự kì diệu và không tốn sức đó, phải nói, tôi không thể không ngả mũ kính phục (và cũng là "kính lạy chạy xa" luôn). Lúc khác tôi sẽ kể.

Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) : Trăm năm nhìn lại

Entry này không có lời dẫn, không có lời bình, chỉ có tư liệu (đúng 10 tư liệu).



11/12/2013

Sách của Nohira (Nhật Bản) về tư tưởng gia lưu vong Phạm Công Thiện (Việt Nam) sắp có bản dịch tiếng Việt

Lời dẫn: Ở Tokyo, hồi đầu những năm 2000s, có một số tiệm sách bày bán những cuốn sách cũ của Phạm Công Thiện. Cũng có một số là sách in lại của các nhà xuất bản tư nhân ở Mĩ hay nơi khác gửi đến. Tất cả đều là sách tiếng Việt. 

Có tiệm của Việt kiều thì bày sách của Phạm Công Thiện lẫn với phở gói và nước mắm đóng chai mang hiệu Phú Quốc. 

Dưới xóm tàu bay (1939) : Các quan và cô đầu chui gậm giường trốn

Bây giờ, tôi đang du lãng ở khu vực ngõ Sầm Công ngày trước. Nên post nhanh.

Xóm tàu bay ở Hà Nội hồi thập niên 1930 là để chỉ những chỗ sau (xem tư liệu dán lại ở phía dưới): Hàng Giấy, Bạch Mai, Khâm Thiên, Thái Hà, Sầm Công.

Hà Nội 1939

10/12/2013

Tư liệu liên quan đến một thầy giáo về trường Dục Thanh năm 1910 : Tựa như được làm ra vào năm 1969


Thông tin ở entry trước là thuộc vào tháng 5 năm 2011. Loan tin chủ yếu là báo chí địa phương và tờ Quân đội Nhân dân.

Muộn lại một chút, sang tháng 6 năm đó, tờ Văn hóa đã tạm chỉ ra: đó không phải là văn bản được viết vào năm 1910 (tức hơn 100 năm trước), mà tựa như là năm 1969 (xem bài ở dưới).

09/12/2013

Tư liệu liên quan đến một thầy giáo về trường Dục Thanh năm 1910 : Thật hay giả ?

Bức ảnh được xem là chụp vào năm 1910

Liên quan đến trường Dục Thanh ở miền trung, thời đầu thế kỉ XX, nơi mà Nguyễn Tất Thành đã tới dạy học trong một thời gian ngắn, gần đây, có một tư liệu như sau được hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh (nguồn của QĐND):

08/12/2013

Câu đố chưa giải được, suốt từ 1939 đến 2013

Quả thực câu đố chưa được giải, trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.

Câu hỏi thế này (bằng hình), trên báo năm 1939:



Bạn nào có thể trả lời chính xác đây ?

Mua bán dâm trước năm 1945, nhìn qua một vài tờ báo

Hôm trước, qua nghiên cứu của bà Lê Thị Nhâm Tuyết, chúng ta đại khái biết rằng những năm 1930s - 1940s, cứ khoảng 10 người Hà Nội thì có 1 phụ nữ theo nghề bán hoa.



Hôm nay, thử đọc một bài phân tích khác, qua một vài tờ báo của thời đó.

Về chức Đốc lý và Phó Đốc lý ở Hà Nội (1885-1954) : Tạm hiểu như Thị trưởng và Phó Thị trưởng

Cụ Trần Văn Lai (bên trái) - Đốc lý người Việt đầu tiên tại Hà Nội

07/12/2013

Võ Nguyên Giáp (Tú tài văn chương) : Danh sách giáo viên trường Thăng Long năm 1936

Nhà trường đăng quảng cáo trên nhiều tờ báo lớn của thời đó. Đại khái như sau:



Như vậy, có thể thấy các vị sau trong danh sách giáo viên của trường: Bùi Kỷ, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Vũ Đình Hòe, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Liên, Nguyễn Cao Luyện,...

Bộ ảnh Cụ Hồ hút thuốc

Sưu tập này sẽ thực hiện dần dần (bắt đầu từ 5/12/2013), bổ sung khi có tư liệu xác thực được tìm thấy. Bạn nào biết nguồn đích xác của những tấm mới, mà sưu tập chưa có, thì hãy chỉ dẫn giùm ở comment hay qua e-mail.




Ho Chi Minh before his death in 1969

Mê muội vốn luôn thắng văn minh (tranh dạng cổ động năm 1935, Hà Nội muốn diệt trừ đồng bóng)

Có một bìa tạp chí xuất bản năm 1935, vẽ tấm hình lớn (choán toàn bộ trang bìa). Đừng đổ mọi tội lỗi cho vô thần sau năm 1945. Trước Cách mạng Tháng Tám, đồng bóng cũng từng bị các ngài đốc lí xua đuổi. Hệt đuổi lũ ăn mày.

Bấm con trỏ để xem hình lớn hơn


Cánh nhà báo thời 1930s cũng mất lương tâm. Chúng bịa chuyện, dựng chuyện, có một thì xít ra khoảng một trăm hay một ngàn, như bây giờ (2010s) ! Cốt làm sao đề ngài đốc lí vui, và bọn đồng cốt thì hết đường sinh sống.

Mà đồng cốt đến giờ thì vẫn sống khỏe ! 

05/12/2013

Sử Việt thời thổ tả (Tạ Chí Đại Trường, tiếp)

Một bản được biên tập của bài đã đăng trên Xưa và Nay. Ở đây, hẳn là bản gốc. 

Cụ Tạ phê Bùi Minh Đức là cần thiết. Đức là tác giả của sách Lịch sử nhìn lại dưới góc độ y khoa (Nxb. Văn hoá Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh 2012). Tuy nhiên, cụ hơi quá tay, vì Đức vốn không được trang bị kiến thức và kĩ năng của ngành sử. Hoặc là cụ đành để Đức chịu thay.

04/12/2013

Đã đến lúc cần nói: Viện Pháp y Quân đội cũng là một mối bung xung, tiền hậu bất nhất

Vì bận, nên phải viết entry này tranh thủ những lúc rảnh, bắt đầu từ 1/12/2013

Từ góc nhìn của người quan sát, không thể không nói rõ như vậy, ở thời điểm này. Mặc dù trước đó, đã định viết rồi, nhưng chưa đủ tư liệu như bây giờ.

 - 1
Tái sử dụng ảnh từ entry trước

Và nói luôn: chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra nghi vấn về a). Trình độ giám định hay trình độ học thuật (kĩ thuật, kĩ năng), và b). Tinh thần khoa học, thái độ khoa học của Viện Pháp y Quân đội, mà tiêu biểu là những người đứng đầu như ông Nguyễn Trọng Toàn (tiền nhiệm) và ông Nguyễn Văn Hòa (nay). 



sau Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, đến thời 1920s, người Nam ta còn rất kém hiểu biết về Nhật

Hôm trước, đã giới thiệu một mẩu Nguyễn Ái Quốc viết về Nhật Bản. Đó là năm 1923, và cụ quan tâm đến giai cấp hạ tiện ở Nhật lúc đó, là Eta. Để viết về Eta lúc đó, cụ rõ ràng dựa vào tài liệu tiếng Pháp. Và là tài liệu rất cập nhật. Một ý cụ muốn nói trong bài đó, là: muốn chủ nghĩa cộng sản bén mầm ở Nhật thì phải khai thác đám dân Eta.

Giương ngọn cờ lấy dân Eta ấy làm lực lượng nòng cốt của cách mạng xã hội, thì chủ nghĩa cộng sản thất bại ở Nhật Bản, là phải. Điều đó quá dễ hiểu trong bối cảnh văn hóa lịch sử Nhật Bản. Nếu Eta mà lên cầm quyền thì chắc không có nước Nhật ngày nay.

Hôm nay, xem một mẩu khác, cũng ở ngang ngang thời điểm cụ Nguyễn Ái Quốc viết tại Pháp. Đó là năm 1924, trên tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản ở trong nước.

Trích một mẩu từ một bài dài giới thiệu về nước Nhật trên tạp chí ấy:


Trang 192 trong một cuốn tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản, năm 1924

Văn bản trên giấy được xem là cổ nhất Việt Nam còn giữ được (Hồng Đức 19, tức 1488)

Một bạn hỏi qua nhắn tin, đại khái câu hỏi như sau : Văn bản giấy nào cổ nhất của Việt Nam hiện còn giữ được ?

Trả lời: theo quản kiến của tôi, thì là văn bản mang niên đại Hồng Đức 19 (1488) đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

03/12/2013

Hãy kể bằng trải nghiệm của chính mình : Có kí ức của đời trước, kiếp trước, hay trước khi sinh ra, hay không ?

Gần đây, có một nhóm nhà khoa học ở Mĩ đang đặt giả thiết là: gen của chúng ta có cả chức năng truyền tải kí ức đời trước. Tức là: ADN (DNA) có chứa cả thông tin của tiền kiếp.

Tổ tiên của loài người là con lai giữa LỢN và LINH TRƯỞNG (Eugene McCarthy)

Chú ý xem video ở phần tư liệu

Nhà di truyền học Eugene McCarthy đang thuyết minh một thuyết động trời, do ông và các cộng sự đưa ra, rằng: người là giống được lai tạp từ LỢN (pig) và LINH TRƯỞNG (chimpanzee). Cụ thể hơn thì xem tư liệu tạm thời ở dưới.


flickr_smerikal
Lợn được xem là bố/nam (male)

30/11/2013

Ngân hàng Quân đội MB và báo Đất Việt đồng hành cùng Thu Uyên (từ tháng 1/2012)


Chỉ thuần túy là lưu tư liệu. Lấy về từ Đất Việt (cơ quan của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam) và từ website Trovetukyuc (của công ty tư nhân SGBS).

Xác nhận, thì là ADN, hay là DNA ?

Ket qua giam dinh ADN 29-11-2013 _ Long An - up web

Ket qua giam dinh ADN 29-11-2013 _ Long An- Phan Thi Bich Hang

Không tường về lĩnh vực này (vì là dân khoa học xã hội), nên vừa thấy có sự cần thắc mắc, thì viết lên đây, nhờ các bác có chuyên môn sâu giải đáp giùm. Học thầy không tầy học blog-bạn là thế mà.

Đại ý như sau.

28/11/2013

Thêm một tâm thư của người cháu tướng Phùng Chí Kiên (18/11/2013): "người ta phơi xương ông cháu tới 5 năm"

"73 năm trước kẻ thù đã bêu đầu Ông cháu 5 ngày, thì ngày nay người ta phơi xương Ông cháu tới 5 năm"



Vẫn là thư của Nguyễn Văn Nam - một người thuộc thế hệ cháu gọi bằng ông của tướng quân. 

Lời văn do người cháu viết, nhưng vẫn như thư trước đề ngày 08/11/2013, trang web của Phan Thị Bích Hằng lại đem chèn thêm một vài bức ảnh vào. Làm thế, thật ra, không làm tăng, mà làm yếu giá trị của bức tâm thư đi một chút.

27/11/2013

Việt sử thời thổ tả (Tạ Chí Đại Trường, 2013)

Lấy về từ Damau

Lại là truyện Cười của cụ Trần Thanh Mại (1938), nhưng bác Lại Nguyên Ân đã tin luôn (2013)

Ảnh trong bài
Á tế á ca (còn có tên Đề tỉnh quốc dân ca - Bài ca thức tỉnh quốc dân)
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ, việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Giữ các việc chẳng qua người nước
Kẻ chức bồi, người tước culi