Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/05/2015

Bố già George Soros : "Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc"

Tin của VNN.

Nói lại mà nghe (1) : Đó là của báo tư sản Pháp (bài C.B, 1954)

Hôm nay mở một mục mới, là Nói lại mà nghe

Tên mục là được gợi ý từ mục "Nói mà nghe" trên báo Nhân Dân.

Kì đầu tiên của mục này, là một bài của tác giả C.B trên báo Nhân Dân (cụ thể là Nhân Dân, số 215, 18/8/1954).

Ông Hun Sen nói tiếng Việt

Tư liệu của năm 2013. 

Hunsen: Xây sân vận động tốn bao nhiêu tiền Trung Quốc cũng chi

Bài của GDVN.

Số liệu tới năm 2015 : 40 triệu dùng mạng và 20 triệu có Fb

Hôm trước, ở entry nói về Fb Việt Nam từ 2015, mình mới đưa cái nhìn chung, đại khái là: "từ sau năm 2010, nhất là sau 2012, thì lượng người dùng Fb ở Việt Nam tăng vọt. Đến năm 2015, với hai sự kiện nói trên, "học giả đã chết" vào tháng 2 và "học giả đã nói thế" vào tháng 5, một đợt bùng phát mới đã nổ ra. Fb lan vào mọi ngõ ngách cùng với làn sóng điện thoại thông minh và internet không dây".

Hôm nay VNN đã đưa ra con số cụ thể như sau:

"Theo số liệu do Công ty We Are Social (trụ sở ở Anh quốc) công bố vào tháng 1/2015, Việt Nam hiện có dân số khoảng 90,7 triệu người, trong đó có 39,8 triệu người sử dụng Internet, (chiếm gần 44% dân số cả nước); có 28 triệu người thiết lập tài khoản MXH. Được biết, trung bình người Việt Nam tiêu tốn 3 giờ 4 phút mỗi ngày trên MXH. Còn theo công bố của Facebook, hiện có 19,6 triệu tài khoản Facebook ở Việt Nam".

Không rõ số liệu của Bộ 4T thì như thế nào. Vì số liệu của VNN có khác với số liệu mà Thanh niên đã đăng tải.

21/05/2015

Các chính trị gia vừa nói thế : "Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại"

Có liên quan đến sự kiện "học giả đã nói".

Câu trích trên là của ông Vũ Đức Đam.


Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì nói:“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy".

Vì sao nước Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn nước Đức (bài Jeff Kingston, 2013)

Quan điểm của mình thì hơi khác với Kingston. Không phải "ít hối lỗi", mà là cách hối lỗi khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện tính cách dân tộc.

Riêng với Việt Nam, thì có thể nói ngược, nhưng lại rất thật: độc lập năm 1945 của Việt Nam có được là lấy chính quyền từ tay người Nhật, mà không phải  người Pháp. Đúng như lời tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm đó của Hồ Chủ tịch.

Trận chiến quan trọng ở Thái Nguyên (giữa lực lượng Việt Minh có sự giúp đỡ của lính Mĩ với tàn quân Nhật Bản vào hạ tuần tháng 8 năm 1945) đã được bàn ở đây. Đó là trận chiến quyết định mang tới ngày 2 tháng 9. Chỉ cần chậm 1 tuần hay thậm chí vài ngày thì nhóm khác sẽ lên đọc tuyên ngôn.

20/05/2015

Ý nghĩa mới của ngày 19 tháng 5 : ngày "khuyến thiện trừng ác"

Rõ ràng ngày 19 tháng 5 là ngày do chính Hồ Chủ tịch tự đặt ra một cách tình thế. Bởi vậy, sau này, hầu như cứ đến khoảng ngày 19 tháng 5 thì Chủ tịch đi đâu đó (hay sang Trung Quốc). Cốt để trốn bị chúc mừng sinh nhật hay chúc thọ.

Chuyện cũ có thể kết lại như vậy.

Nhưng đến năm 2015, ý nghĩa của ngày 19 tháng 5, theo tôi, chính là một ngày "khuyến thiện trừng ác". Có những cái do điều kiện khách quan, có cái do chủ quan (người ta cố nén để đến ngày 19 tháng 5 mới tung ra).

Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về một bài viết của cha mình (in sau khi đã mất 3 năm)

Bài trên Fb của nhà văn Vũ Thư Hiên.

Sau 5 giờ là uống bia (hôm nay, mình nói về Đổi Mới)

Đại khái là thời gian uống bia hình như ngang bằng thời gian trình bày và thảo luận khoa học.

Trình bày từ lúc 3h30 đến 4h30, tròn một tiếng. Tiếp theo là 30 phút thảo luận - đây là thời gian quan trọng nhất.

Kết thúc lúc 5 h đúng. Và sau đó là uống bia. Gọi là hội bia. Bây giờ là 6 h 52 phút, thì đã về đến phòng nghiên cứu của mình, mở máy tính. Tức đã uống trong khoảng gần 2 tiếng. Mà khoa học chỉ có 1 tiếng rưỡi thôi.

Bài ca Hồ Chí Minh bản tiếng Nhật (Takaishi, năm 1968 và 1969)

Bản tiếng Nhật của Takaishi Tomoya (sinh năm 1941), biểu diễn lần đầu tiên năm 1968. Bài hát ra đời sau khi đài NTD của Nhật Bản cho phát phỏng vấn Hồ Chủ tịch năm 1966.

Lời tiếng Nhật chắc gọn, nêu bật ý: Việt Minh nỗ lực chiến đấu vì sự tự do của người Việt Nam, cả nam cả nữ, cả ngày và đêm, cả đồng bằng cả rừng rậm. Tất cả là vì hòa bình và tự do.

Nhật Bản hiện lưu giữ nhiều tài liệu băng hình quí hiếm về Việt Nam trước năm 1975 (ví dụ ở đây).

Tài liệu tham khảo : 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP

Tư liệu có ý nghĩa giúp hình dung về TPP. Độ tin cậy ở mức 5 trên 10, tức mức trung bình.

Bí mật nhà nước bị báo Người Cao tuổi tiết lộ như thế nào ?

Bài trên VNN.

19/05/2015

Những lần sinh nhật Hồ Chủ tịch, qua lời kể của đầu bếp Trung Quốc

Về thực đơn của Hồ Chủ tịch trong những lần tới thăm nước Trung Hoa, có thể xem lại các entry cũ (ở đây, ở đây, và ở đây).

Dưới đây là một tư liệu mới của TTXVN. Nhưng tư liệu là tờ thực đơn thì có vẻ không thật (chắc phía Trung Quốc mới soạn lại gần đây). Và cái tên "Âu Mộng Giác" thì rõ là sai.