Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/03/2015

Thảm họa nhãn tiền, nếu một mai Hà Nội biến thành rừng cây mỡ

Vùng miền núi phía bắc, tôi hay du lãng, thì quế hay trồng gần với mỡ. Nên nhiều khi cứ nói tắt là "quế mỡ".

Thấy bảo là đã có tới mấy trăm cây vàng tâm vừa được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh. Mà thực chất, các chuyên gia soi, thì hóa ra không phải vàng tâm. Đó là mấy trăm cây mỡ (xem lại ở đây hoặc ở đây).

Có nằm lại lâu ở những bản làng trồng "quế mỡ", có lên rừng chặt cành tỉa lá cùng dân, mới biết thế nào là thảm họa nhãn tiền.


Cả họ nhà mình khôn : để đỡ vướng, ông cháu thằng Bờm phá tan hoang giàn mướp 28 năm trước

Trích đoạn từ phim thằng Bờm đã làm ngay sau Đổi Mới. 

"Thôi, cái đó bàn sau, ăn mừng cái đã". Ông Bờm đã chốt lại như vậy, sau khi cùng nhau phá tan giàn mướp.

Không thấy "vàng tâm", cũng chẳng thấy "mỡ" hay "bút chì" (văn bản của UBND thành phố Hà Nội)

Lời nguyền của cây chắc sẽ báo ứng trong thời gian tới (hôm nay là 22/3/2015, thì nội trong nửa tháng nữa, sẽ thấy). Báo ứng sẽ xảy ra, một khi chưa có bất cứ hành động thành khẩn nào. 

Bây giờ xem lại vài đoạn tư liệu gốc và chính thức (các tư liệu lưu sẵn tại đây, và đây, và đây).

21/03/2015

Văn nghệ thứ Bảy : Mùa xuân đâu còn là Tết trồng cây

Bây giờ đang là mùa xuân.

Đi một ít ảnh, để thấy mùa xuân bây giờ không còn là Tết trồng cây nữa. Tư liệu đã để sẵn, ở đâyở đây.

Sở dĩ phải đi lại ít ảnh này, vì các báo đã bắt đầu xóa ảnh (nhất là báo của ngành công an Hà Nội).

20/03/2015

19/03/2015

Không nói nhiều : mỗi cây là một mạng người đó, các ông các bà ạ

Chuyện cây báo ứng có thể thấy ở tất cả các nền văn hóa, từ đông sang tây. Làm rầm rầm, rầm rầm, như đang thấy, thì việc báo ứng là nhãn tiền.

Hoa anh đào ở Hàn Quốc

Chúng ta thường nghĩ anh đào là gắn liền với Nhật Bản. Từa tựa như là quốc hoa của nước này. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Hàn Quốc cũng là xứ sở của anh đào.

Cụ thủ từ đền Đô hiện nay

Hôm trước, lùi về thời điểm những năm đầu và giữa thập niên 1990, tôi đã kể chuyện về anh hùng Nguyễn Đức Thìn (ở đây). 

Đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đang suy giảm

Bài của Thời báo Ngân hàng (đăng lại trên Dân trí).

18/03/2015

Vua thì đâm đầu xuống giếng, tráng sĩ thì tìm rừng cây âm u, để mà cùng chết

Vấn đề không nằm ở chỗ rửa chân hay bơi lội dưới Hồ Tây, thậm chí là Hồ Trúc Bạch, hay thậm chí là ao cá các cụ. Mà là ở cách chết của tráng sĩ. Và liên đới, là cả ông vua của tráng sĩ.

Về chuyện vua Hùng đời thứ 18 lao đầu xuống giếng chết, của một bản kể tiếng Việt được in cuối thập niên 1860 (tức cách nay tới cả 150 năm trước), thì tôi đã đề cập từ năm ngoái (đọc lại ở đây). Tóm tắt thì là như sau:

Gióng mới kịp tắm, chứ chưa kịp ăn bún ốc và bánh tôm Hồ Tây

Chính ra mình muốn viết là Dóng.

Nhưng bây giờ, nhất loạt viết thành Gióng hết rồi.

Đến lúc nào đó, sẽ nói chuyện Dóng xơi món bún ốc và bánh tôm Hồ Tây.

Bây giờ, theo dòng thời sự, là chuyện Dóng nhảy xuống tắm ở đó thôi. Một thời được gọi là hồ Dâm Đàm.

“cộng tác viên dư luận” và nhiệm vụ "ngồi nghe nắm bắt dư luận"

Thông tin chính thống, đăng trên báo chính thống.