Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/07/2014

Đường sắt trên cao : trông người mà ngẫm đến ta

Ta ở đây là tuyến Cát Linh - Hà Nội như đã đi ở một entry trước.

Bây giờ, đúng là đang trông người, để mà ngẫm đến ta. Hay là cùng một lúc, cũng là, ngẫm người mà trông lại ta. Hôm trước, trong ý tưởng trông người, thì là trông qua ảnh chụp của người khác (đó là hồi tháng 2 năm nay, xem lại ở đây).


Bây giờ, đang là trung tuần của tháng 7, tôi đang trông người trực diện. Mục kích sở thị. Lúc này, tôi đang ở trên tuyến đường sắt trên cao, loại một đường ray.

14/07/2014

Người Việt và người Mường - 2 : lời bình của Liam Christopher Kelley (tức Lê Minh Khải)

Trong một bài viết đã công bố vài năm trước trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến thơ đi sứ và quan hệ Việt - Trung thời trung đại, tôi đã có nhắc đến cuốn sách về chủ đề tương tự của Liam. Nhiều ý tưởng và kết quả của Liam trong sách đó, tôi sẽ trao đổi lại ở những dịp khác, nhưng ở riêng chi tiết liên quan đến Liam trong bài viết trên, thì tôi không nhận thấy sự cẩn trọng hơn nữa như mức tôi cần đến trong việc Liam xử lí tư liệu nghiên cứu. Ở riêng chi tiết đó, tôi chắc chắn là Liam sử dụng tư liệu qua người khác, bằng bản tiếng Việt, mà chưa hề động đến nguyên bản chữ Hán.

Dưới đây, là entry xuất hiện trên blog của Liam về cuốn sách của Tạ Đức, vốn là tiếng Anh, đã được hai bạn Hoa Quốc Văn và hehe chuyển dịch ra tiếng Việt. Sẽ đi theo thứ tự sau: bản dịch của hehe, bản dịch của Hoa Quốc Văn, nguyên văn.

Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)

Vào tháng 3 năm 1958, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập. Trước đó một thời gian, như là khâu chuẩn bị cuối cùng, ngày 8/1, Bộ Chính trị Trung Quốc mở hội nghị tại Nam Ninh, và Mao Trạch Đông đã tới. Có hai vạn người đủ các tộc người ở khu vực Quảng Tây và Quảng Đông đã tới công viên "triều kiến" Mao Chủ tịch.




Ngày 15/3, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ra đời, và ông Vi Quốc Thanh được chỉ định giữ chức Chủ tịch. 

Nhận lời mời của ông Vi Quốc Thanh, tướng quân Chu Văn Tấn đã dẫn đoàn đại biểu Việt Nam sang Nam Ninh chúc mừng. Lúc đó, Chu tướng quân đang là Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc


(Trương Chấn Thanh chủ biên, 1997, trang 1200)

Đường sắt trên cao: đến quý II năm 2015, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ khai trương ?

"Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông xây dựng 13,05km đường sắt trên cao với 12 nhà ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông); đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h; thời gian tàu chạy từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/h, tương đương với 1.020.000 người/ngày".

13/07/2014

Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 : lại vừa có từ "công điện" được khai sinh

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng.

Chúng ta đã đột nhiên thấy "công thư". Rồi "thư công". Rồi lại "bức thư" hay "thư".

Tất nhiên, mới đây phía Việt Nam cũng vẫn đã gửi "công hàm" cho phía Trung Quốc.

Và bây giờ, thêm "công điện". Chắc ít ngày nữa, sẽ lại có "điện công". Dần dần, hóa ra "bức điện" nữa, cũng có khả năng !

Chưa kịp ngỏ lời với mảnh đất nhân duyên của Phan Bội Châu trên đất Nhật, bất ngờ chạm tay vào ẤP CHIẾN LƯỢC

Một mảnh đất nhân duyên của nước Nhật gắn với cuộc đời bôn ba cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu, là thị trấn Asaba thuộc tỉnh Shizuoka.

Nguyên chúLễ tiếp nhận bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ Phong trào Đông Du sáng 3/11/2010 tại nhà lưu niệm cụ Phan

Bây giờ, với người Việt Nam nói chung, có lẽ, hai cái tên "Asaba" và "Shizuoka" đã trở nên bớt xa lạ, chứ chưa dám nói là quen quen. 

Tôi là kẻ hậu học, nhờ nhân duyên, mà khoảng các năm 2004-2005, đã thực hiện bản dịch bài văn bia bằng Hán văn mà cụ Phan Bội Châu chấp bút để tưởng niệm cụ Asaba vào năm 1918 sang tiếng Việt. Hiện có thể thấy nguyên bản mang niên đại 1918 trên phiến đá tự nhiên trong khuôn viên chùa Thường Lâm ở Shizuoka, và bản dịch tiếng Việt trên phiến đá cẩm thạch trong khuôn viên khu nhà lưu niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế (niên đại 2010).

12/07/2014

Người Việt và người Mường : Công trình của nhà nghiên cứu Tạ Đức trong luồng dư luận nước Việt (1)

Đây là entry đầu tiên trong loạt liên quan đến cuốn sách mới ra lò của nhà nghiên cứu Tạ Đức - tôi đã đọc nó, dù rất vội vã, khi đang còn ở dạng bản thảo và chuẩn bị đi vào nhà in. Một cuộc trao đổi, cũng rất chớp nhoáng, trước khi tôi xách ba-lô đi du lãng vào vùng núi Bảo Lạc và Trùng Khánh ở mạn biên giới Việt - Trung, đã diễn ra, qua thư điện tử với tác giả.

Đi loạt này vì vẫn đang rất "khí thế" xung quanh cuốn sách. Một số bạn bè cho biết là họ "đang bò ra đọc" cuốn này.

Nguồn ảnh và xem thêm ở đây

Ngòi nổ cho "khí thế" trên, có lẽ, đầu tiên là những bài như dưới đây của nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính (khoảng một tháng trước). Kết thúc, ông Bùi chốt lại bằng một lời kêu gọi, rất thống thiết, nhưng theo tôi, là hoàn toàn không cần thiết: "Xét thấy mức độ nguy hiểm, tác hại khôn lường của những luận điểm của Tạ Đức trong sách“Nguồn gốc người Việt - người Mường”, tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng có ý kiến chính thức về cuốn sách này". 

Nước Nhật một thời chưa xa: niên đại 1960s - 1970s qua ảnh đen trắng

Năm 1968, hội chợ triển lãm máy nông nghiệp, ở tỉnh Akita:


Nguồn

10/07/2014

Có tập đoàn ăn trộm người Việt ở Nhật: sang năm 2014, con cháu vua Hùng lên ngôi NHÌ trong thó đồ

Viết dần từ 10/7/2014

Kết quả cuối cùng của đường dây ăn trộm xuyên quốc gia, với sự tham gia tích cực của đội ngũ tiếp viên hàng không và lưu học sinh người Việt, là những cửa hàng như sau:

Ảnh của báo Asahi (xem thêm ở đây)

09/07/2014

Mượn lời bà chúa thơ Nôm, nhắn rằng: đã ngọng, thì đừng làm dáng kiểu "ấy cái uông" nữa !

Hôm trước, giật mình với một trí thức Việt kiều ở nước ngoài trong vấn đề công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, thì hôm nay lại phát hoảng với một trí thức đang ở trong nước lảm nhảm về tiếng Việt (xem bài ở dưới).

Trí thức Việt mình, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, về căn tính gốc gác, tựa như bị lỗi ngay ở phần gen. Rất lạ. Cứ lấn sân mà gậy múa vườn hoang, hay làm nhà làm nhàm đến rờm cả tai.

Ai đời, ngọng đến thề này mà còn bàn chuyện ngôn ngữ với cả tiếng Việt. Nguyên văn: "Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". Hay lại như, vẫn nguyên văn: "Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán-Nôm để phiên âm qua tiếng Việt". Chịu, hoàn toàn chịu, không thể hiểu nổi ý tưởng siêu phàm.

Sao không kêu gọi vứt bỏ hết từ Hán Việt trong tiếng Việt đi, để chỉ còn cái "tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". 

Nếu vứt bỏ được, thì ông Lê Duẩn hẳn đã lệnh cho các nhà ngôn ngữ học đưa luôn một câu nào đó với hàm ý như vậy vào thẳng hiến pháp rồi.

Cụ thể hơn đọc ở dưới.

Sách mới của Trần Mai Hạnh : Tiểu thuyết hay tạp văn mang tính chính luận ?

Ít hôm trước, tại Hà Nội, chúng tôi đã ngồi quây lại bên nhau rôm rả kể chuyện cũ. Tả lại cái dáng trầm ngâm của "phụ huynh" Trần Mai Hạnh trước bàn viết nhỏ, trong căn nhà cấp bốn có gác xép nhìn ra hồ Đồng Nhân. Đã có nói về cuốn sách này.

Đầu tiên là xem video (trong đó, có hình ảnh của Trần Mai Anh - trưởng nữ của tác giả, và là một bạn đồng môn của chúng tôi):




Tiếp theo, ở dưới, là bài trên VOV - cơ quan cũ của tác giả, và hiện nay là có ông quan thần đồng "góc sân và khoảng trời" cùng họ Trần.

Sách mới về Trần Đức Thảo : Từ cái bìa sách đã đặt ra nghi vấn về sự trung thực của tư liệu

Sách mới ra, không hẳn là của Trần Đức Thảo, nhưng được xem như là Trần Đức Thảo đã nghĩ và nói như vậy. Bằng chứng là những băng ghi âm nói chuyện với Trần Đức Thảo những ngày tháng cuối đời tại Paris (đầu thập niên 1990), mà đến tận bây giờ, đã là 2014, mới lần đầu được công bố.

Tôi chưa từng đọc gì gắn với tên tác giả "Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê" cả. Chỉ có một nhà nghiên cứu mĩ thuật trùng tên, là Phan Ngọc Khuê, hiện đang ở Hà Nội, là một tác giả quen biết với bạn đọc ngành khoa học xã hội.

Bìa sách (hiện mới chỉ được chiêm ngưỡng bìa):



Ngay cái bìa, theo nhiều người, đã vướng chữ "trăng trối". Chẳng hạn ý kiến của một bạn đọc ở dưới đây.

Tôi không đặt nghi vấn về chuyện chữ nghĩa "trăng" hay "trăn" ở đây. Mà là ở cách làm ra cuốn sách này, và cái bìa này, nếu xem kĩ, đã thấy.


07/07/2014

Đêm mùng 7 tháng 7, vợ chồng ngâu gặp nhau trên sông Ngân Hà

Vốn là đêm mùng 7 tháng 7 của âm lịch. Nhưng cả trăm năm nay, nước Nhật đã mạnh tay bỏ thẳng âm lịch, không dùng, chuyên qua tây lịch, nên hóa thành mùng 7 tháng 7 của dương lịch.

Gọi là đêm thất tịch, và tiếng Nhật là tanabata. Cũng là câu chuyện và những nghi lễ gắn với sông Ngân Hà, hay là Thiên Hà, và việc bắc cầu để sang sông.

Đây là cảnh ở ngay dưới chân tháp Tokyo, trong khuôn viên ngôi chùa lớn đất kinh đô là Tăng Thượng tự. Người ta kết nến kiểu tây nhưng lại làm bằng chất liệu giấy truyền thống Nhật Bản, thành một vệt dài, tựa như mô phỏng Thiên Hà:

Đằng sau là tháp Tokyo, và trước mặt là chùa Tăng Thượng tự

06/07/2014

Cha đẻ của chú Dế Mèn và một trong ba người khác vừa qua đời (1920-2014)

Một kỉ niệm về ông, tôi đã kể một cách tản mạn, xem lại ở đây.



Có thể đọc toàn văn bản dịch tiếng Nhật của Dế mèn phiêu lưu kí (nhóm Sato thực hiện) tại đây hoặc trực tiếp tại đây 


Dưới là tin của báo Việt Nam.

Hàng xóm mới : Một gia đình Hà Bắc

Hồi đi du lãng ở vùng Chiềng Mai (Thái Lan), mấy năm về trước, tôi thấy mỗi dãy phố tựa như đều có vài điểm giặt máy và sấy máy công cộng. Một không gian nhất định được dành riêng ra, trong đó, nhiều máy giặt cho nhiều kích cỡ khác nhau của đồ giặt, kèm theo là hệ thống máy sấy. Người có nhu cầu giặt giũ ở xung quanh đó sẽ mang đồ giặt và bột giặt nước xả tới, chỉ cần đút đủ tiền xu vào các máy là chúng hoạt động.