Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-nhân-tông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-nhân-tông. Hiển thị tất cả bài đăng

31/01/2023

Trúc Lâm tư tưởng : tấm bia niên đại 1366 tạc hình tượng "vua Bụt" Trần Nhân Tông vừa được ghi danh bảo vật quốc gia

"Vua Bụt" là cách gọi của chính thời Trần để chỉ vua Trần Nhân Tông. Ngày nay, chúng ta quen gọi là "Phật Hoàng" (cũng có nghĩa nôm là "vua Bụt").

Hơn 20 trước, giới khoa học Việt Nam đã phát hiện một tấm bia chùa có niên đại 1366 (niên hiệu Đại Trị 9, thời Trần) có tạc hình tượng vua Bụt (cũng có ý kiến cho là hình tượng Ngọc Hoàng). Đó là bia chủa Giàu (Giầu/Dầu), tức Khánh Long tự, ở thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam. 

Bia này gắn với công lao phát hiện và nghiên cứu của các học giả: Dương Văn Vượng, Hồ Đức Thọ, Tống Trung Tín, Phạm Văn Thắm, Chu Quang Trứ,...

Do tính trọng yếu về phương diện tư liệu lịch sử và mĩ thuật, nhiều học giả đã đề cử tấm bia 1366 này là bảo vật quốc gia.

Vào ngày 30/1/2023, chính phủ đã ra quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia mới, trong đó có tấm bia chùa Giàu.

21/08/2020

Mùa vu lan 2020, nghĩ nhanh về di nguyện và hiện thực trong quốc tang

Di nguyện của Hồ Chủ tịch được ghi rất rõ trong Di chúc, là cụ muốn được hỏa táng, rồi tro cốt được chia thành ba phần, mỗi phần ở một miền trên một quả đồi, và sẽ do các vị bô lão về hưu trông coi. Không có đền đài lăng tẩm, không có cảnh vệ.

Đó là di nguyện của một người cộng sản nhưng rất am tường về truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh phe xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, thì ý tưởng được hỏa táng của cụ là tiên phong (cuối thập niên 1960). Tính tiên phong trên toàn thế giới, và lại mang đậm truyền thống dân tộc (cụ học các tấm gương Trần Hưng Đạo hay Trần Nhân Tông thời Trần).

Nhưng di nguyện của Hồ Chủ tịch đến tận bây giờ, mùa vu lan 2020, vẫn chưa thành hiện thực. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, suốt từ năm 1969, di nguyện mang tính tiên phong đó vẫn còn bị lãng quên.

Các đám quốc tang to lớn những năm gần đây, cứ lần lượt diễn ra và được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, khi thì chiếm cả một quả đồi lớn và một vũng biển, khi thì ôm trọn nhiều héc-ta đất nông nghiệp, khi thì cũng mấy ngàn mét vuông,... đã như cố ý làm lu mờ di nguyện của Hồ Chủ tịch.

07/06/2019

Viện Trần Nhân Tông (thuộc VNU) : nhìn nhanh tháng 6 năm 2019

Viện trưởng là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU).

Trong hội đồng khoa học của cơ quan, có các vị như Lê Mạnh Thát, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Xuân Trường,... Tinh thần hòa quang đồng trần.

07/04/2016

Về bức họa nổi tiếng Trúc Lâm đại sĩ (nghiên cứu của Nguyễn Nam)

Sự cẩn trọng trong khâu làm tư liệu của anh Nam, thì mình đã nghe người ở thư viện Nhật Bản nói. Chuyện hồi anh từ Mĩ sang Nhật chụp tư liệu liên quan đến Việt Nam.

Gần đây, trong một số tạp chí, thấy có bài của anh Nam và của mình (xem lại ở đây, và ở đây). Bài của anh về tư liệu của Đông Kinh nghĩa thục, cũng công phu như thường thấy.

Tin cũ, từ năm 2013, nhưng về một chủ đề vẫn rất mới.

27/06/2015

Luận văn tốt nghiệp của Thích Chúc Minh

Hôm trước, là luận văn của Thích Chúc Thanh (cuốn kinh mà Thích Chúc Thanh đã làm luận văn, tức Kinh Thi Ca La Việt, thì tựa như thấy trong một phòng nghỉ, xem lại ở đây). 

Hôm nay là luận văn tốt nghiệp của Thích Chúc Minh.

Đó là hai luận văn của Tăng ni sinh khóa 5, thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.